Tiềm năng sử dụng của một số loại thức ăn địa phương cho trâu bò tại Thừa Thiên Huế

Nguồn thức ăn cho trâu bò tại miền Trung Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên do sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng và thành phần hoá học của nguồn thức ăn địa phương còn hạn chế, nên việc thiếu hụt thức ăn cho đàn trâu bò trong các mùa bất lợi về thời tiết vẫn thường xuyên xảy ra. Người chăn nuôi cần tìm những biện pháp tích cực khắc phục những khó khăn này để phát triển đàn trâu bò một cách bền vững trong khu vực. Một trong những chiến lược được khuyến khích là tận dụng nguồn thức ăn địa phương, nhằm tăng đầu ra bằng cách giảm đầu vào trong việc đầu tư chăn nuôi trâu bò, bởi vì nguồn thức ăn sẵn có cho trâu bò ngay tại địa phương vẫn chưa được sử dụng hết. Để góp phần vào việc nghiên cứu giá trị của nguồn thức ăn địa phương nhằm giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức về nguồn thức ăn tại chỗ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số loại phụ phế phẩm nông nghiệp và cây tự nhiên trâu bò thường ăn trong các vùng chăn thả tại khu vực Thừa Thiên Huế.

doc8 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng sử dụng của một số loại thức ăn địa phương cho trâu bò tại Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008 TIỀM NĂNG SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG CHO TRÂU BÒ TẠI THỪA THIÊN HUẾ Võ Thị Kim Thanh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Trong bài báo này, chúng tôi mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu giá trị của nguồn thức ăn địa phương nhằm giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức về nguồn thức ăn tại chỗ thông qua việc tiến hành nghiên cứu một số loại phụ phế phẩm nông nghiệp và cây tự nhiên trâu bò thường ăn trong các vùng chăn thả tại khu vực Thừa Thiên Huế. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn thức ăn cho trâu bò tại miền Trung Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên do sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng và thành phần hoá học của nguồn thức ăn địa phương còn hạn chế, nên việc thiếu hụt thức ăn cho đàn trâu bò trong các mùa bất lợi về thời tiết vẫn thường xuyên xảy ra. Người chăn nuôi cần tìm những biện pháp tích cực khắc phục những khó khăn này để phát triển đàn trâu bò một cách bền vững trong khu vực. Một trong những chiến lược được khuyến khích là tận dụng nguồn thức ăn địa phương, nhằm tăng đầu ra bằng cách giảm đầu vào trong việc đầu tư chăn nuôi trâu bò, bởi vì nguồn thức ăn sẵn có cho trâu bò ngay tại địa phương vẫn chưa được sử dụng hết. Để góp phần vào việc nghiên cứu giá trị của nguồn thức ăn địa phương nhằm giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức về nguồn thức ăn tại chỗ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số loại phụ phế phẩm nông nghiệp và cây tự nhiên trâu bò thường ăn trong các vùng chăn thả tại khu vực Thừa Thiên Huế. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu Các loại thức ăn tại địa phương mà các hộ gia đình chăn nuôi sử dụng cho trâu bò ăn và trâu bò tự tìm kiếm trong quá trình chăn thả. Phương pháp Mẫu được thu thập sơ cấp (từ các hộ và các vùng chăn thả khác nhau), sau đó lấy mẫu thứ cấp, chặt nhỏ 2-3 cm, sấy khô ở nhiệt độ 60oC. Các mẫu được phân tích các chỉ tiêu như: vật chất khô (DM), protein thô (CP), khoáng tổng số (Ash), xơ trung tính (NDF), khả năng sinh khí (gas production) và năng lượng trao đổi (ME) qua tính toán từ khả năng sinh khí ở thời điểm 48h. Các chỉ tiêu vật chất khô được phân tích ở điều kiện nhiệt độ tủ sấy 105oC trong 16 h, protein thô được phân tích bằng phương pháp Kjeldahl, NDF được phân tích bằng phương pháp của Van Soest (1991) và khoáng tổng số được phân tích bằng phương pháp đốt cháy 3h ở nhiệt độ 550oC [1]. Việc phân tích được thực hiện tại phòng phân tích thức ăn, Viện Chăn nuôi Quốc gia. Phân tích khả năng sinh khí của thức ăn do quá trình lên men bởi vi sinh vật dạ cỏ, phương pháp này dựa trên lượng khí hình thành khi ủ 200mg chất hữu cơ mẫu thức ăn với dịch dạ cỏ trong thời gian từ 3 đến 96 giờ theo phương pháp đã được phát triển bởi Menker và Steingass (1988) [2]. Năng lượng trao đổi (ME) được tính toán từ phương trình của Orskov (1993)[3]: Y = 0.117x  + 5.07 x là giá trị khí hình thành ở thời điểm 48h Việc phân tích được thực hiện tại Bộ môn chăn nuôi bò, Viện chăn nuôi quốc gia. Việc xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel, minitab và Neway excel của Chen. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn (Thời điểm lấy mẫu: tháng 3-4) Stt Tên cây thức ăn Vật chất khô Tro NDF Protein thô 1 Cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides) 13,0 12,1 38,1 15,9 2 Cỏ rau trai (Commelina communis) 7,7 19,1 44,8 25,2 3 Cỏ tự nhiên (-) 20,3 9,4 59,2 14,7 4 Cây dâm bụt - lá (Hibicusrosa-sinensis L.) 20,6 12,9 26,5 18,7 5 Cây lạc - thân lá (Arachis hypogaea L.) 29,2 9,7 30,6 14,4 6 Cây rau lang - dây lá (Ipomoea batata) 20,2 11,1 39,4 23,0 7 Cây chuối - lá (Musa sp) 22,3 7,5 58,4 14,4 8 Cây đa (tra)- lá (Kleinhofra hospifa L.) 29,5 9,9 41,8 20,4 9 Cây đậu cô-ve - lá (Phaseolus vulgaris L.) 13,1 15,6 18,9 21,9 10 Cây chuẩn chuẩn (thồm lồm đuôi tôm) - lá dây (Polygonum chinense L.) 12,7 14,6 37,7 18,3 11 Cây hóp (tre nhỏ)- lá (Bambusa multiplex(Lour.) Raeusch) 38,9 12,9 62,4 13,8 12 Cây lấu - lá (Psychotria montana Blume) 25,8 7,3 32,2 9,6 13 Cây mâm xôi - lá (Rubus alceacefolius Poir) 24,2 7,3 43,9 13,5 14 Cây mía - lá (Saccharum officinarum L.) 22,1 6,7 68,2 7,2 15 Cây mít - lá (Artocarpus heterophyllus) 30,4 9,3 37 15,3 16 Cây mơ dại - lá (Paederia foetida) 11,5 10,0 40,0 16,2 17 Cây ngái - lá (Ficus glomeratas) 19,2 16,5 35,5 17,6 18 Cây sắn - lá (Manihot esculenta) 26,4 8,2 26,8 22,6 19 Cây tràm (keo hoa vàng) - lá (Acacia auriculaeformis ) 38,6 5,0 51,8 11,1 20 Cây vông - lá (Erythrina variegata L.) 23,9 14,5 30,4 19,7 21 Cây lúa - rơm khô (Oryza stativa L.) 90,3 12,5 67,9 6,6 22 Cây chuối - thân (Musa paradisiaca L.) 6,2 5,1 39,3 2,0 23 Cây chuối hoa (mỏ két) - thân lá (Heliconia psittacorum Sesse&Moc) 19,8 10,7 59,4 6,9 24 Cây ngô - thân lá sau thu hoạch (Zea mays L.) 59,5 9,8 49,0 15,2 So sánh với kết quả phân tích loại thức ăn lý tưởng nhất của trâu bò là cỏ tự nhiên, thành phần NDF chỉ có của lá hóp, lá mía và rơm khô là cao hơn, còn lại thì tương đương hoặc thấp hơn, điều này cho thấy khả năng được tiêu hóa thuận lợi của các loại thức ăn trong dạ cỏ động vật nhai lại. Hàm lượng protein thô của thân cây chuối, cây mỏ két, lá mía, rơm khô và lá lấu thấp dưới 10% vật chất khô, như vậy còn lại hơn 70% trong số các thức ăn được đem phân tích có hàm lượng protein thô tương đương với cỏ. Bảng 2: Động thái sinh khí và kết quả ước tính năng lượng trao đổi theo phương pháp sinh khí của một số loại thức ăn (Thời điểm lấy mẫu: tháng 3-4) Stt Tên cây thức ăn Tiềm năng sinh khí (a+b) Tốc độ sinh khí (%/h) Thời gian VSV công phá mẫu (h) Năng lượng trao đổi(ME) 1 Cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides) 40,5 4,4 3,3 9,4 2 Cỏ rau trai (Commelina communis) 38,9 3,1 4,5 8,7 3 Cỏ tự nhiên (-) 56,1 3,7 3,6 11 4 Cây dâm bụt - lá (Hibicusrosa-sinensis L.) 48,2 7,3 3,6 10 5 Cây lạc - thân lá (Arachis hypogaea L.) 51,3 5,7 2,6 11 6 Cây rau lang - dây lá (Ipomoea batata) 47,7 5,2 4,0 10 7 Cây chuối - lá (Musa sp) 37,7 3,7 4,0 8,8 8 Cây đa (tra)- lá (Kleinhofra hospifa L.) 41,1 3,5 4,2 9,1 9 Cây đậu cô-ve - lá (Phaseolus vulgaris L.) 39,7 5,8 3,7 9 10 Cây chuẩn chuẩn (thồm lồm đuôi tôm) - lá dây (Polygonum chinense L.) 34,7 5,4 4,0 8,8 11 Cây hóp (tre nhỏ)- lá (Bambusa multiplex(Lour.) Raeusch) 39,7 1,1 4,5 7,3 12 Cây lấu - lá (Psychotria montana Blume) 14,3 5,1 3,9 6,6 13 Cây mâm xôi - lá (Rubus alceacefolius Poir) 32,8 2,3 4,9 7,9 14 Cây mía - lá (Saccharum officinarum L.) 46,7 2,0 4,3 8,7 15 Cây mít - lá (Artocarpus heterophyllus) 41,1 16,3 4,2 9,4 16 Cây mơ dại - lá (Paederia foetida) 43,9 6,0 3,0 9,8 17 Cây ngái - lá (Ficus glomeratas) 48,4 16,8 4,1 9,9 18 Cây sắn - lá (Manihot esculenta) 44,8 6,1 3,3 9,9 19 Cây tràm (keo hoa vàng) - lá (Acacia auriculaeformis ) 12,7 2,9 3,4 6,4 20 Cây vông - lá (Erythrina variegata L.) 36,5 4,9 4,0 8,9 21 Cây lúa - rơm khô (Oryza stativa L.) 55,95 1,2 5,4 8 22 Cây chuối - thân (Musa paradisiaca L.) 63,9 4,1 3,6 12 23 Cây chuối hoa (mỏ két) - thân lá (Heliconia psittacorum Sesse&Moc) 24,3 2,0 4,4 7,1 24 Cây ngô - thân lá sau thu hoạch (Zea mays L.) 47,91 4,3 3,3 10 Tiềm năng sản xuất khí chỉ trừ lá lấu và lá tràm là thấp, còn hầu như ở mức độ tương đương với cỏ, tốc độ sinh khí khá thấp ở lá hóp, lá mía, rơm khô và cây mỏ két, nhưng đặc biệt cao ở lá ngái và lá mít là những loại lá cây có mủ (>16%/h). Điều đáng chú ý là thời gian vi sinh vật công phá mẫu ở các loại đều tương đương ở mức độ 3-4h. Tính toán năng lượng trao đổi từ lượng khí sinh ra ở thời gian ủ thức ăn với dịch dạ cỏ tương đương thời gian lưu lại của thức ăn trong dạ cỏ là 48h, kết quả cho thấy chỉ có lá lấu và lá tràm là cho năng lượng <7MJ/kg DM, còn các loại còn lại đều ở mức có ý nghĩa làm thức ăn cho gia súc và có hơn 10 loại trong số 24 loại có giá trị năng lượng trao đổi không kém thức ăn tinh (10 MJ/kg DM) [4]. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Việc sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, các phụ phế phẩm nông nghiệp là một giải pháp tốt trong việc thâm canh chăn nuôi trâu bò. Kết quả phân tích 24 loại thức ăn trên cho thấy nguồn thức ăn địa phương có giá trị dinh dưỡng tốt. Người chăn nuôi cần tận dụng nguồn thức ăn này tối đa trong chiến lược tăng nguồn thu nhập cho người chăn nuôi, vì ngoài giá trị dinh dưỡng cao, đây còn là nguồn thức ăn tại chỗ, thuận tiện và rẻ tiền. Đặc biệt là khi ứng dụng các thành tựu kỹ thuật đã được nghiên cứu nhằm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn và tăng khả năng cất trữ như xử lý urê hoặc ủ xanh thì hiệu quả trong quá trình chăn nuôi sẽ cao hơn. Thí nghiệm này còn hạn chế nguồn thông tin vì mẫu thức ăn chỉ mới thu thập trong khu vực Thừa Thiên Huế, các loại thức ăn được đưa vào danh mục nghiên cứu chủ yếu dựa vào ý kiến người chăn nuôi tại các hộ điều tra, các mẫu chỉ được thu thập trong thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hạ.... Do vậy cần thiết có những nghiên cứu tiếp tục để cung cấp được những thông tin nhiều hơn nữa về nguồn thức ăn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Undersander D., Mertens, D.R, Thiex, N. Forage analyses procedures. National Forage Testing Association. P.O. Box 37115, Omaha, NE 68137 (402) (1993) 333-7485 Menke, K.H. & Steingass, H. Estimation of the energetic feed value obtained from chemical analysis and in vitro gas production using rumen fluid. Animal Research and Development. Vol. 28 (1988) 7-55 Blummel M. and Ørskov, E. R. Comparison of in vitro gas production and nylon bag degradability or roughages in predicting feed intake in cattle Anim Feed Sci Tech 40 (1993) 109-118 Ørskov, E.R. and Ryle, M. Energy nutrition in ruminants. Elsevier science publishers LTD (1990) 127-129 POTENTIAL USE OF LOCAL FORAGES FOR BUFFALOES AND CATTLE PRODUCTION IN THUA THIEN HUE PROVINCE Vo Thi Kim Thanh College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY In Thua Thien Hue province, the forages for buffaloes and cattle are available in spring, autumn and after crop harvesting. But in the constrain seasons (May to July) or rainy season (September to December), there are long periods of hot weather or flooding during which there is a lack of feed. For the purpose of studying the values of some local feed resources and providing the farmers with pracyical knowledge, this experiment was carried out, analysing the nutritive value of the forages by normal in vitro techniques and gas production methodology. The forage samples were chopped and dried at 60oC and analysed for DM, Ash, CP, NDF content and in vitro gas production. Compared to the most ideal feed for buffaloes and cattle such as natural grass, NDF of bamboo and sugarcane top was higher, CP of banana stems, strelitzia leaves, sugarcane top, rice straw and “lau” leaves (Psychotria ) were low (16%/h). There were not many differences in lag time (3-4 h). Calculating ME from the gas product volume at the incubation time of 48 h (equivalent to the average retention time in the rumen ), the results show that only Psychotria and Acacia leaves give less than 7MJ/kg DM, but for most feeds at the significant levels for feeding to buffaloes and cattle, and 10 types of them, ME is higher than the concentrate (10 MJ/kg DM)(Ørskov, E.R. et al 1990) . The results show that the forage resources from the local feed is high in nutritive value. The use of available forage is a method and strategy for improving the animal herds for the farmers. It would be a good solution for improving the animal production in central Vietnam.