Tiểu luận Bàn về chính sách thắt chặt tiền tệ

Nền kinh tế Việt Nam tính từ năm 1990 đến nay chưa bao giờ lại bấy ổn như hiện nay. Thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản; thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng bất ổn; thị trường bất động sản đóng băng và ngày càng có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lạm phát các mặt hàng hóa chủ yếu của nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan. Vấn đề nghiêm trọng hơn mà nền kinh tế phải đối mặt là các DN trong nền kinh tế bao gồm DN nhà nước, DN tư nhân đang đứng trước muôn vàn khó khăn mà chưa có lối ra. Nguyên nhân nào đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến nguy cơ khủng hoảng như hiện nay? Xét một cách khách quan thì các nguyên nhân tác động tới thực trạng nền kinh tế của Việt Nam nói trên trước hết là do khủng hoảng kinh tế của quốc tế, trong đó đặc biệt là giá dầu tăng cao. Thứ đến là những thiên tai, bệnh dịch xảy ra triền miên đối với nền kinh tế của Việt Nam trong hơn một năm qua như rét đậm, rét hại; cúm gia cầm H5N1; bệnh lợn tai xanh; bệnh lở mồm long móng ở động vật bốn chân Tuy nhiên, một nhân tố có tác động không nhỏ tới tình hình trên phải xét đến là các chính sách điều hành tiền tệ tín dụng, các giải pháp chống lạm phát của chúng ta chưa thích hợp. Sau đây, chúng tôi xin phân tích theo quan điểm cá nhân một số khía cạnh có liên quan đến chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Việt Nam.

pdf16 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bàn về chính sách thắt chặt tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về chính sách thắt chặt tiền tệ ) Nền kinh tế Việt Nam tính từ năm 1990 đến nay chưa bao giờ lại bấy ổn như hiện nay. Thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản; thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng bất ổn; thị trường bất động sản đóng băng và ngày càng có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lạm phát các mặt hàng hóa chủ yếu của nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan. Vấn đề nghiêm trọng hơn mà nền kinh tế phải đối mặt là các DN trong nền kinh tế bao gồm DN nhà nước, DN tư nhân đang đứng trước muôn vàn khó khăn mà chưa có lối ra. Nguyên nhân nào đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đến nguy cơ khủng hoảng như hiện nay? Xét một cách khách quan thì các nguyên nhân tác động tới thực trạng nền kinh tế của Việt Nam nói trên trước hết là do khủng hoảng kinh tế của quốc tế, trong đó đặc biệt là giá dầu tăng cao. Thứ đến là những thiên tai, bệnh dịch xảy ra triền miên đối với nền kinh tế của Việt Nam trong hơn một năm qua như rét đậm, rét hại; cúm gia cầm H5N1; bệnh lợn tai xanh; bệnh lở mồm long móng ở động vật bốn chân… Tuy nhiên, một nhân tố có tác động không nhỏ tới tình hình trên phải xét đến là các chính sách điều hành tiền tệ tín dụng, các giải pháp chống lạm phát của chúng ta chưa thích hợp. Sau đây, chúng tôi xin phân tích theo quan điểm cá nhân một số khía cạnh có liên quan đến chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Việt Nam. Các giải pháp chống lạm phát dựa trên chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam bao gồm các vấn đề cơ bản như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, rút bớt tiền khỏi lưu thông, rút bớt tiền trong thanh toán các ngân hàng thương mại để chống lạm phát. Sau hơn một năm, các giải pháp thắt chặt tiền tệ của chúng ta đã phát huy kết quả như thế nào? Chúng tôi xin trình bày và phân tích ở một số khía cạnh sau: Thứ nhất, việc tăng lãi suất cơ bản, từ 8% lên 14% như hiện tại đã buộc các ngân hàng thương mại lao vào một cuộc hạy đua tanưg lãi suất tiền gửi, hiện lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng huy động đang tiến đến lãi suất trần 19%, nhưng vẫn khó huy động. Các DN vay vốn ngân hàng với lãi suất gồm 21% + phí có thể lên trên 25%. Với lãi suất này thì có đến 90% các DN hiện nay không thể vay vốn ngân hàng để kinh doanh được vì tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROI) chỉ trên dưới 12%/năm. Kết hợp với giá xăng dầu, vật liệu đầu vào tăng trong khi giá đầu ra bị khống chế để chống lạm phát, thì các DN chỉ còn một lối thoát duy nhất là kinh doanh để ít lỗ hơn, càng kinh doanh các DN sẽ càng rơi vào tình trạng thua lỗ. Nếu tình trạng này cứ kéo dài đến cuối năm 2008 thì các DN sẽ có nguy cơ bị phá sản hàng loạt, vì trên thực tế rất hiếm các DN nào sn điều kiện lãi suất trên 20%/năm. Hiện có một số người cho rằng, phải bảo đảm lãi suất dương cho những người gửi tiền TK, nên tăng lãi suất huy động tín dụng phải cao hơn tỉ lệ lạm phát (khoảng 25%) và chính sách tín dụng của chúng ta đang đi theo hướng này. Đây thực sự là một cách nhìn nhận sai lầm, một mặt các DN sẽ không chịu được chi phí lãi vay quá cao, làm cho khả năng giảm giá bán khó khăn, tình hình sản xuất của các DN sẽ đình đốn, sức cung hàng hóa cho thị trường sẽ giảm sút hơn. Điều này dẫn đến lạm phát không những không giảm được còn gây lạm phát tăng cao hơn. Các DN giảm sức cung hàng hóa hoặc thua lỗ dẫn đến các khoản thuế của nhà nước sẽ giảm sút, sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách. Bên cạnh đó, tình trạng cấp bù giá, trợ giá tràn lan các mặt hàng để chống lạm phát sẽ làm cho các khoản thu ngân sách vốn đã giảm do các DN bị thua lỗ hoặc phá sản lại trở nên thất thu nhiều hơn. Để bảo đảm chi phí cho bộ máy hành chính vốn nặng nề và cấp bù lỗ cho các mặt hàng nhà nước khống chế giá đầu ra, Nhà nước có lẽ không có cách nào khác là phải phát hành tiền hoặc đi vay để bù đắp. Tình trạng này sẽ dẫn đến tình hình lạm phát vốn đã trầm trọng sẽ trầm trọng hơn. Bài học về lạm phát năm 1982 đến 1986 vẫn còn nóng hổi đối với Việt Nam. Thứ hai, việc thắt chặt tiền tệ, tín dụng bằng cách bắt buộc các ngân hàng thương mại tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các ngân hàng thương mại mua trái phiéu với lãi suất thấp…làm cho số vốn khả dụng để cho vay của các ngân hàng giảm đi, dẫn đến họ phải đầu tư số vốn còn lại sau khi trừ phần dự trữ cất kho vào những lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay chứng khoán; cho vay kinh doanh bất động sản…với lãi suất cao nhằm bù đắp cho số vốn huy động lãi suất cao đang phải để dự trữ trong kho hoặc mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp. Kết quả là, nguy cơ các ngân hàng thương mại bị mất vốn, thua lỗ đang ngày càng hiện hữu; tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng lún sâu với khó khăn chồng chất. Chính sách tín dụng can thiệp bằng biện pháp hành chính như trên, không những đã làm khó cho ngân hàng thương mại mà còn đẩy các DN vào khó khăn về chi phí lãi suất tăng cao và khó khăn trong việc vay vốn. Tác động của các biện pháp này có ảnh hưởng lan rộng và sâu sắc đến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Kết quả làm cho hai thị trường này lao dốc không phanh như đã đề cập ở trên. Chúng tôi cho rằng, nếu như tình trạng hiện nay kéo dài thì trong thời gian tới các ngân hàng thương mại số vốn huy động được chủ yếu để trả lãi suất cho tiền gửi, các ngân hàng thương mại đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khó lường. Theo chúng tôi để chống lạm phát dựa trên công cụ tiền tệ, tín dụng, nên chăng Việt Nam theo cách của Cục dự trữ liên quốc gia của Mỹ (FED) sẽ hợp lý hơn. Sau đây, chúng tôi xin khái quát các giải pháp của FED đã thực hiện để tham khảo. Để chống lạm phát, chống khủng hoảng kinh tế, ổn định và phát triển nền kinh tế của Mỹ trong thời gian vừa qua, FED- Cục dự trữ quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện 3 giải pháp cơ bản: Thứ nhất, cắt giảm lãi suất. Đây được xem là giải pháp cơ bản nhất của FED trong việc chống lạm phát và chống khủng hoảng kinh tế của Mỹ. Mục đích của giải pháp này là nhàm bảo đảm cho các DN của Mỹ huy động được vốn với lãi suất thấp để giảm chi phí, giảm giá thành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong trường hợp giá đầu ra chưa thể tanưg tương ứng với đầu vào đối với các hàng hóa mà DN bán ra, thì việc cắt giảm lãi suất từ 5,6% xuống còn 2% của FED là hết sức quan trọng giúp các DN của Mỹ tồn tại và hoạt động kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó, với lãi suất thấp, các ngân hàng cho vay tiêu dùng lãi suất sẽ thấp, điều này giúp cho các con Nợ của ngân hàng giảm bớt căng thẳng về vốn vay và thúc đẩy sức tiêu dùng của nền kinh tế. Thứ hai, bơm tiền vào lưu thông trên hai kênh: cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để ngân hàng cho các DN vay lãi suất thấp nhằm tay tính thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, đồng thời hòan thuế cho người dân nhằm kích cầu tiêu dùng đối với nền kinh tế. Thứ ba, không khống chế bất kỳ giá đầu ra của hàng hóa nào, kể cả xăng dầu. FED có quan điểm rất rõ ràng không dùng giải pháp hành chính để can thiệp vào giá cả thị trường, mà dùng các biện pháp kinh tế như chính sách thuế, chính sách tín dụng lãi suất thấp và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Những giải pháp này của FED hoàn toàn ngược với chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế nền kinh tế Mỹ nhờ có các giải pháp của FED đến nay cơ bản đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng, mặc dù lãi suất thấp song đồng Đô la Mỹ vẫn tăng giá so với các đồng tiền tệ khác. Kiến nghị giải pháp ổn định, phát triển nền kinh tế và chống lạm phát trong giai đoạn hiện nay đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và chống lạm phát được tập trung ở một điểm chung nhất đó là: bằng cách nào đó để phát triển được sn, tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa để tăng sức cung cho nền kinh tế với chi phí thấp, đồng thời có được các giải pháp kích thích tiêu dùng hợp lí và bảo đảm tính cạnh tranh cao sẽ là điểm chốt cho các giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam. Vấn đề bảo vệ các DN, tạo mọi điều kiện để các DN tăng tính tự chủ, phát triển sản xuất, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh là giải pháp cơ bản nhất, chung nhất, lâu dài và quan trọng nhất để đưa nền kinh tế Việt Nam đi vào ổn định và thoát khỏi tình trạng lạm phát. Những giải pháp hành chính của chúng ta trong thời gian qua gần như đi ngược lại giải pháp này. Để giúp các DN phát triển, theo chúng tôi, chúng ta cần thực hiện ngay các giải pháp cụ thể sau: Thứ nhất, các giải pháp về giá: Các mặt hàng quốc kế dân sinh trên thị trường nên chia làm 03 nhóm. Nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm hiện nay nên có giải pháp chống giảm giá sắp tới để bảo vệ lợi ích của bà con nông dân, vì tình hình lương thực thế giới đang có chiều hướng giảm xuống. Nhà nước nên có ngay phương án tăng cường xuất khẩu gạo từ nay đến tháng 8 năm 2008 và chuẩn bị mua thóc dự trữ quốc gia ngay khi mùa thu hoạch của bà con nông dân đang đến để tránh các tổ chức đầu cơ ép giá của nông dân; Nhóm các mặt hàng có sức cạnh tranh cao do nhiều DN tham gia sản xuất nên thả nổi giá cả, để hình thành một giá hợp lí duy nhất theo quan hệ của thị trường, nhằm chống đầu cơ, giải tỏa khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất phát triển; Nhóm mặt hàng hiện nay do các Tổng công ty hay Tập đoàn nhà nước đang độc quyền như điện, than…nên cho tanưg giá ở mức hợp lí (tăng nhưng khống chế trần) nhằm đảm bảo các DN này kinh doanh có lãi và Nhà nước không trợ cấp bù giá, nhưng đồng thời bảo đảm ổn định nền kinh tế; kích thích tăng đầu tư và phát triển sản xuất cho các lĩnh vực này; Riêng nhóm mặt hàng xăng dầu nên cho tăng giảm theo giá xăng dầu thế giới và theo quan hệ thị trường. Trước mắt nên khống chế giá trần để ổn định thị trường nhưng phải bảo đảm các DN kinh doanh xăng dầu có lãi, Nhà nước không trợ cấp bù giá. Nhà nước không can thiệp vào giá cả banừg các biện pháp hành chính sẽ có tác dụng: làm giá cả luôn phù hợp với thị trường, luôn vận động theo đúng quan hệ thị trường, chống đầu cơ về giá cả. Bên cạnh đó, khi giá cả tăng sẽ hạn chế tiêu dùng (hạn chế sức mua) đồng thời sẽ kích tích sản xuất (giá tăng là động lực lớn nhất để kích thích sản xuất) làm cho giao điểm gặp nhau giữa cung và cầu diễn ra nhanh hơn. Tức là giúp cho nền kinh tế ổn định và chống lạm phát nhanh hơn. Một khi các DN được tự do hóa đầu ra thì vấn đề đầu vào tăng giá của giá xăng dầu quốc tế sẽ được chế ước, nhà nước sẽ tăng thu ngân sách; công chúng sẽ tăng được việc làm và thu nhập. Với giải pháp này, trước mắt có thể gây khó khăn về đời sống cho đại đa số công chúng vì thực chất của giải pháp này là san sẻ khó khăn cho tất cả xã hội để bảo vệ và phát triển các DN. Nhà nước nên sử dụng các khoản thu ngân sách tăng thêm do tăng giá trước mắt để thành lập quỹ hỗ trợ cho những người nghèo, những gia đình khó khăn. Thứ hai, đối với chính sách tiền tệ tín dụng. Nhà nước cần ổn định ngay tình trạng bất ổn của hệ thống ngân hàng như hiện nay. Giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 12%, sau đó có lộ trình công khai giảm lãi suất cơ bản xuống 8% (bảo đảm lãi suất cho vay đối với các DN và tiêu dùng luôn không vượt quá 12%/năm). Đây là điều kiện tối quan trọng để phát triển sản xuất và chống lạm phát. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần có các cơ chế cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để bảo đảm vốn, bảo đảm tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng (bơm vốn cho các ngân hàng thương mại). Số tiền mà nhà nước cấp bù giá cho các DN mà chúng tôi đã đề cập ở trên nên sử dụng vào chỗ này. Những giải pháp mà FED- Cục dự trữ quốc gia của Mỹ áp dụng để ổn định nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua và những phân tích trên đây có phần ngịch lý so với những giải pháp chống lạm phát của chúng ta hiện nay, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các vấn đề này rất đáng được xem xét để các cơ quan nhà nước trong điều hành vĩ mô giai đoạn tới đạt hiệu quả cao hơn.
Tài liệu liên quan