Tiểu luận Bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới tại Việt Nam – rùa Hoàn Kiếm

Rùa đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Rùa nước là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng thường là các loài cá nhỏ, cỏ cho đến tôm tép, giun, ốc, dế Chúng tạo thành chuỗi thức ăn dưới nước. Sự tăng, giảm hay biến mất của một mắt xích cũng sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhiều loài sinh vật và con người. Ngoài ra, rùa cũng là loài bò sát có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng là loại thực phẩm giàu protein, mai và yếm rùa được sủ dụng làm đồ trang trí, sản xuất đồ gia dụng. Với tầm quan trọng đó, chúng không ngừng bị khai thác. Trên thế giới có rất ít quần thể rùa không bị ảnh hưởng bởi tình trạng khai thác có chủ ý hoặc đánh bắt không chú ý. Hơn nữa nơi sinh sống bị thu hẹp, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác đang đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của rùa. Nhiều nơi đã nghiêm cấm săn bắt rùa, thay vào đó là xây dựng các khu bảo tồn nhằm phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững. Trong danh sách 10 loài rùa nguy cấp nhất thế giới được tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố, loài rùa ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ở mức báo động cao nhất. Thông tin này được chuyên gia bảo tồn rùa Peter Paul Van Dijk, giám đốc tổ chức bảo tồn Quốc tế tiến hành nghiên cứu và đưa ra hôm 10/9/2010. Tiến sĩ cho hay: “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ để bảo vệ môi trường sống của rùa và áp dụng các biên pháp mạnh mẽ hơn trong việc ngăn chặn mua bán rùa làm vật nuôi và thức ăn thì chúng ta sẽ phải đứng trước một viễn cảnh thực tế là không còn nhìn thấy rùa vĩnh viễn” [1].

doc37 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới tại Việt Nam – rùa Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA SINH HỌC ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ BÀI TIỂU LUẬN BẢO TỒN LOÀI RÙA QUÝ HIẾM NHẤT TRÊN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM – RÙA HOÀN KIẾM Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn Sinh viên thực hiện: Cao Thị Dung Lớp: Sinh CH-K24 Hà Nội, năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Rùa đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Rùa nước là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng thường là các loài cá nhỏ, cỏ cho đến tôm tép, giun, ốc, dế Chúng tạo thành chuỗi thức ăn dưới nước. Sự tăng, giảm hay biến mất của một mắt xích cũng sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhiều loài sinh vật và con người. Ngoài ra, rùa cũng là loài bò sát có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng là loại thực phẩm giàu protein, mai và yếm rùa được sủ dụng làm đồ trang trí, sản xuất đồ gia dụng. Với tầm quan trọng đó, chúng không ngừng bị khai thác. Trên thế giới có rất ít quần thể rùa không bị ảnh hưởng bởi tình trạng khai thác có chủ ý hoặc đánh bắt không chú ý. Hơn nữa nơi sinh sống bị thu hẹp, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác đang đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của rùa. Nhiều nơi đã nghiêm cấm săn bắt rùa, thay vào đó là xây dựng các khu bảo tồn nhằm phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững. Trong danh sách 10 loài rùa nguy cấp nhất thế giới được tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố, loài rùa ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ở mức báo động cao nhất. Thông tin này được chuyên gia bảo tồn rùa Peter Paul Van Dijk, giám đốc tổ chức bảo tồn Quốc tế tiến hành nghiên cứu và đưa ra hôm 10/9/2010. Tiến sĩ cho hay: “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ để bảo vệ môi trường sống của rùa và áp dụng các biên pháp mạnh mẽ hơn trong việc ngăn chặn mua bán rùa làm vật nuôi và thức ăn thì chúng ta sẽ phải đứng trước một viễn cảnh thực tế là không còn nhìn thấy rùa vĩnh viễn” [1]. Chính vì vậy tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới tại Việt Nam – Rùa Hoàn Kiếm”. Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao tính cấp thiết của việc bảo tồn rùa Hoàn Kiếm, từ đó có những biện pháp cụ thể thiết thực cho việc bảo tồn. Để đạt được điều đó, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa thông tin Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bài tiểu luận bao gồm những nội dung sau: 1. Rùa Hoàn Kiếm với tự nhiên và xã hội. 2. Bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới tại Việt Nam – Rùa Hoàn Kiếm . 1. RÙA HOÀN KIẾM VỚI TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1.1. Các nghị quyết của Chính phủ về bảo vệ động vật quý hiếm Ngày 12/11/2013, Nghị định 160/2013/NĐ-CP được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm quy định tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Đặc biệt, 10 loài rùa có tên trong danh mục các loài được bảo vệ hoàn toàn. Trong số đó, 7 loài đã được bảo vệ theo các văn bản hiện hành, rua Hoàn Kiếm được đưa vào phụ lục I [4]. Nghị định 32/2006/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Ba loài quan trọng được bổ sung là rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons), rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) (hai loài cực kỳ nguy cấp -CR) và loài Giải (Pelochelys cantorii) (loài nguy cấp – EN). Lần đầu tiên ba loài quý hiếm trên được đưa vào bảo vệ ở cấp quốc gia. Trong đó, rùa Hoàn Kiếm đã trở thành loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới vì cả loài chỉ còn bốn cá thể. Vì vậy, công tác bảo tồn loài này cần được ưu tiên hàng đầu [4]. UBND thành phố Hà Nội giao trách nhiệm cho sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch quản lý tài nguyên thủy sản trong khu vực hồ, định kỳ phân tích mẫu nước, xử lý môi trường, đánh giá bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, lãnh đạo thành phố yêu cầu cần “đảm bảo nguồn thức ăn cho Rùa hồ Hoàn Kiếm”. Cũng theo quyết định của Thành phố, sở này có trách nhiệm đánh giá, nghiên cứu, phân tích tác hại của các loài thủy sản có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái của hồ Hoàn Kiếm.; tổ chức các hoạt động bảo tồn các loài thủy sản, giống loài thủy sinh vật bản địa, nguồn gien và một số hệ sinh thái tại khu vực hồ để đảm bảo sự phát triển hệ sinh thái trong hồ Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) và Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) - Vườn Quốc gia Cúc Phương đã gửi ý kiến đóng góp và kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện cho dự thảo nghị định mới này. Với hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, những nỗ lực bảo tồn các loài rùa cạn và nước ngọt của ATP và TCC đã được chính phủ ghi nhận và mối quan hệ hợp tác giữa các bên đang ngày càng được củng cố và tăng cường. Như vậy, 15 trong tổng số 30 loài rùa của Việt Nam đã được bảo vệ bởi các Nghị định 160/2013/NĐ-CP, nghị định 32/2006/NĐ-CP và Nghị định 159/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật theo các nghị định này vẫn tồn tại nhiều thách thức do công tác định dạng loài trong các vụ bắt giữ đường dây và trường hợp buôn bán động vật hoang dã trái phép còn gặp nhiều trở ngại. ATP sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý và các tổ chức phi chính phủ cùng nỗ lực giải quyết các vấn đề buôn bán trái phép và tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam. 1.2. Tập tính và môi trường sống của rùa Hoàn Kiếm Rùa Hoàn Kiếm (còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Nó có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010. Đứng đầu trong danh sách các loài rùa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, rùa Hoàn Kiếm còn bốn cá thể tồn tại được biết đến, hai cá thể được ghép đôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở hồ Hoàn Kiếm và cá thể cuối cùng được phát hiện tại hồ Đồng Mô, Hà Nội (Chương trình bảo tồn rùa châu Á - ATP, 2007) [4]. Không chỉ vậy, cá thể ở hồ Gươm có ý nghĩa tâm linh rất lớn trong văn hóa người Việt, được tôn kính như một vị thần thánh từ truyền thuyết hồ Gươm nổi tiếng thế kỷ XV (Heinselman, 2000). Rafetus swinhoei đáng chú ý vì đầu dài với phần miệng giống như mõm lợn. Kích thước của nó có thể dài trên 100 cm, rộng trên 70 cm và cân nặng khoảng 120–140 kg. Mai của chúng có thể dài và rộng trên 50 cm. Đầu dài trên 20 cm và rộng trên 10 cm. Con đực nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi to và dài hơn [3]. Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những  đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường. Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960 hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài 2,1 m và chiều rộng 1,8 m. Cá thể mà thành phố Hà Nội bắt để chữa trị vết thương trên thân rùa hồi tháng 4 năm 2011, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm [4]. Cũng theo giả thuyết của PGS Hà Đình Đức, Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long. Theo GS Lê Trần Bình, so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống rùa Quảng Phú - Thanh Hóa. Rùa Hoàn Kiếm, Việt Nam Một cá thể rùa bị bắt và thoát chết năm 2008 tại Đồng Mô, Hà Tây cũ, cũng được xem là đồng chủng với Rùa Hồ Gươm, có chiều dài 90 cm, ngang 70 cm, cân nặng chừng 80–90 kg, mép màu vàng, đầu đốm rằn ri và mai màu xanh xám. Ông Douglas Hendri, giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã từng dựng lều trại tại bờ hồ, rồi đêm ngủ tại lều, ngày theo ngư dân đánh cá để tìm kiếm rùa. Ông Douglas khẳng định đã làm xét nghiệm ADN rùa Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật và kết quả xét nghiệm cho thấy rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm, cùng loài Rafetus swinhoei với cả 2 con giải hiện đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (CI) cũng xác định con rùa mai mềm lớn ở Đồng Mô thuộc loài Rùa Hoàn Kiếm. Rùa Đồng Mô, Việt Nam Mỗi cá thể Rafetus swinhoei cái có thể đẻ từ 60 tới trên 100 trứng. Chúng làm tổ về đêm hay về buổi sáng [3]. Về phân bố, Rafetus swinhoei có thể đã từng sinh sống tại khu vực sông Dương Tử và Thái Hồ, tại khu vực ranh giới các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc; Cá Cựu tại tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc; và sông Hồng ở miền bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, một cá thể của Rafetus swinhoei đã được các ngư dân bắt được tại tỉnh Hòa Bình trên sông Đà. Mẫu vật cuối cùng đã biết đánh bắt được trong tự nhiên ở Trung Quốc là vào năm 1972 tại Cá Cựu; con rùa này sau đó đã được chuyển tới vườn thú Thượng Hải. Con rùa tại hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ở trung tâm Hà Nội, Việt Nam, đã được nhìn thấy và chụp ảnh lại trong những năm gần đây. Gần đây, một số ý kiến, như của nhà sinh học Hà Đình Đức cho rằng con rùa tại hồ Hoàn Kiếm có thể là một loài riêng, với tên gọi khoa học là Rafetus leloii, tức rùa Hồ Gươm. Tuy nhiên, các tác giả Farkas B. và Webb R.G. vào năm 2003 cho rằng danh pháp R. leloii là một đơn vị phân loại không hợp lệ và chỉ là từ đồng nghĩa muộn của R. swinhoei. Nếu tính cả rùa Hồ Gươm thì hiện nay chỉ còn 4 con còn sống; trong đó 2 tại Trung Quốc, đều ở Tây Viên tự, Tô Châu. Con thứ 3 là tại hồ Hoàn Kiếm, con thứ 4 ở hồ Đồng Mô (Hà Tây cũ). Con thứ 5 ở vườn thú Thượng Hải đã chết cuối năm 2006, còn con thứ sáu tại vườn thú Bắc Kinh đã chết năm 2005 [3]. Môi trường sống của chúng thường là các hệ thống sông lớn cùng các hồ hay vùng đất ẩm cận kề. Thức ăn bao gồm cá, cua, ốc, bèo lục bình, ếch nhái và lá cây. Hồ Gươm, Hà Nội, Việt Nam Về tập tính, rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng. Người dân đi xem rùa Hoàn Kiếm nổi lên (4/12/2014) Khi thời tiết ấm áp của mùa xuân bắt đầu thay thế cho mùa đông lạnh ở miền Bắc, cả hai cá thể rùa ở Hoàn Kiếm và Đồng Mô hoạt động nhiều hơn và thường xuyên xuất hiện. Trong tháng 4 và tháng 5/2014, các cán bộ của chương trình bảo tồn rùa châu Á nhiều lần ghi lại thành công hình ảnh rùa nổi trên hồ Đồng Mô. So sánh đặc điểm đầu và hoa văn trong mỗi bức hình chụp tại bốn thời điểm khác nhau với bức hình rùa được giải cứu vào năm 2008, ATP khẳng định tất cả các hình ảnh trên đều là của một cá thể. Trong khu vực rộng 1400ha của Đồng Mô, có thể còn cá thể khác tồn tại nhưng theo thời gian, khả năng này ngày càng mong manh. Rùa nổi trên hồ Đồng Mô (3/4/2014) Ngày 27/4/2011, một bài báo được xuất bản bởi Lê Trần Bình và cộng sự (2010) mô tả các loài Rafetus ở Việt Nam như là một loài mới và khác biệt so với ở Trung Quốc và Đồng Mô, dựa trên DNA và hình thái. So sánh hộp sọ trong giấy, hình ảnh từ Lê Trần Bình và cộng sự năm 2010, tên khoa học mới cho rùa Hoàn Kiếm là Rafetus vietnamensis được đề xuất. TS Bình tin rằng Rafetus từ Hoàn Kiếm có lẽ họ hàng xa với các Rafetus từ sông Hồng nhưng đã được tách ra trong hàng triệu năm. Điều này có vẻ không như hồ Hoàn Kiếm đã được kết nối với sông Hồng như trong lịch sử ghi chép lại. Trước đây, rùa Hoàn Kiếm đã được mô tả như là một loài mới, Rafetus leloii của Giáo sư Hà Đình Đức vào năm 2004. Bài báo cũng nói rằng một mẫu DNA đã được gửi cho Ngân hàng Thế giới Gene ở Thụy Sĩ để kiểm tra [4]. Đến ngày 3/5/2011, kết quả ADN tại Hà Nội xác nhận Rùa Hoàn Kiếm là một loài mới và đặt tên là Rafetus vietnamensis. Các nhà khoa học tại Viện Sinh học trên Hà Nội công bố kết quả của họ và tuyên bố các loài phân bố rộng khắp miền Bắc Việt Nam là khác biệt với Rafetus swinhoei. Tuy nhiên, các kết quả trên là không hoàn toàn rõ ràng và chưa đc thế giới công nhận, cần làm rõ thêm và xem xét. 1.3. Truyền thuyết và vai trò văn hóa Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Tương truyền vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng: Vào đầu thời nhà Hậu Lê, khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Thanh kếm huyền diệu đó được sử dụng để đánh bại một đội quân xâm lược của Trung Quốc. Kể từ đó, rùa Hoàn Kiếm là biểu thị cho sự quan trọng và thiêng liêng của nhân dân Việt Nam. Vua Lê Lợi tả gươm cho rùa thần Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Truyền thuyết thần Kim Quy còn đi ngược dòng lịch sử của người Việt xa hơn nữa với chuyện thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và tặng nhà vua cái móng để làm lẫy nỏ chống quân của Triệu Đà. Khu vực Sơn Tây, Ba Vì  nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội không chỉ nổi tiếng về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với Núi Tản, Sông Đà mà còn nổi tiếng là nơi sinh sống của loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) truyền thuyết ở hồ Đồng Mô, thị xã Sơn Tây. Các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân đã được thực hiện trong cộng đồng địa phương thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các trường học, Đoàn thanh niên hay Ủy ban nhân dân xã nhằm nâng cao hiểu biết và sự ủng hộ cho rùa nói chung và cá thể rùa hồ Đồng Mô nói riêng, đồng thời nhấn mạnh mối liên hệ với cá thể rùa linh thiêng tại hồ Hoàn Kiếm. Vào thế kỷ 20, một số tác phẩm văn học Việt Nam lấy rùa của Hồ Gươm Hà Nội làm đề tài. Trong đó có truyện Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Khoan và Rùa Hồ Gươm của Nguyễn Dậu (Trương Mẫn Song). Người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở Hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính, đây cũng là biểu tượng gắn liền với truyền thuyết Gươm thần và lịch sử giữ nước, là phần tâm linh đáng trân trọng. 2. BẢO TỒN LOÀI RÙA QUÝ HIẾM NHẤT TRÊN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM – RÙA HOÀN KIẾM 2.1. Các mối đe dọa đối với rùa Hoàn Kiếm Loài giải khổng lồ Rafetus swinhoei được biết đến với cái tên nổi tiếng ở Việt Nam – rùa Hoàn Kiếm và câu chuyện truyền thuyết từ thế kỷ 15 gắn với cá thể khổng lồ còn sống trong hồ Gươm, thủ đô Hà Nội. Nhưng ít ai biết rằng, chính loài rùa mang nét văn hóa lịch sử của dân tộc lại bị săn bắt và tiêu thụ mạnh mẽ tại các vùng phân bố của chúng trong thập niên 70 đến 90 của thế kỷ trước. Tất cả các quần thể ngoài tự nhiên đã gần như hoàn toàn biến mất. Trong danh sách 10 loài rùa cạn và nước ngọt đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, có hai loài rùa của Việt Nam: rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) đứng ở vị trí số 1; và rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis), là loài đặc hữu ở Việt Nam, xếp thứ 9 [1]. Đối với rùa Hoàn Kiếm, ba cá thể đã chết: Một cá thể chết ngày 2 tháng 7 1967, xác được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn; một cá thể có xác được lưu trong chùa Hưng Ký (Hoàng Mai, Hà Nội), hiện chuyển về Bảo tàng Hà Nội; một cá thể bị giết thịt năm 1962-1963, khi bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ) sau một cơn mưa lớn [3]. Trên thế giới chỉ còn có 4 cá thể, trong đó có một con sống ở hồ Hoàn Kiếm và một con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Hai con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc. Rafetus swinhoei đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp, gần như đã sắp tuyệt chủng do việc săn bắt vì kinh kế và việc tiêu thụ mang tính địa phương cũng như do việc sử dụng mai và xương trong y học. Đầu rùa cũng thường bị lưu giữ lại làm kỷ niệm. Tại Việt Nam, các loài rùa nói chung đã bị khai thác (làm thức ăn, đồ trang sức) tràn lan, các loại tàu thuyền đánh bắt bằng lưới kéo, lưới rê, lưới vây khiến ngư trường cạn kiệt, môi trường sinh thái biển bị ô nhiễm, hủy hoại nơi cư trú của rùa. Ngoài ra còn con người (chất thải, tiếng ồn, ánh sáng) cũng góp phần khiến các quần thể rùa bị suy kiệt. Các tác nhân khách quan khác có thể kể đến là xói mò, sạt lở bãi đẻ do sự tàn phá thiên tai như bão lũ, dòng chảy, quá trình đô thị hóa Rùa bị bắt trái phép để làm vật trang trí Ngày 1/11/2008, một trận lũ ập tới khiến con đập của hồ Đồng Mô bị vỡ tạo cơ hội cho cá thể rùa thoát ra khỏi hồ. Ngay sau đó, một tấm lưới chắn đã được giăng ngang khu vực ngập úng dài khoảng 4km kể từ đầu đập để ngăn cá thể này thoát ra sông Hồng. Sáng ngày 26/11/2008, một ngư dân đã bắt được rùa trong khu vực chắn lưới. Cùng ngày hôm đó, một ngư dân ở phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bắt được một cá thể rùa mai mềm có kích thước lớn, nặng 69 kg, dài khoảng 90cm. Cá thể rùa này đã được giám định thuộc loài giải Swinhoe ( Rafetus swinhoei ), là một trong bốn cá thể còn tồn tại trên thế giới. Sau khi biết tin cá thể rùa quý bị bắt, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội (FPD) đã nhanh chóng cử cán bộ tới hiện trường nhằm bảo vệ, thuyết phục người dân chuyển giao rùa. Sau hơn 6 tiếng thương lượng với sự có mặt của cán bộ kiểm lâm, cảnh sát và chính quyền địa phương, người dân đã đồng ý chuyển giao cá thể rùa cho chính quyền. Các cán bộ ATP, EVN và Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) thuộc vườn quốc gia Cúc Phương đã thả cá thể rùa về hồ Đồng Mô, nơi mà rùa đã thoát ra. Hiện nay nhiều người đang quan tâm và lo ngại cho tính mạng cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm khi "cụ" đang phải sống với một lưỡi câu chùm mắc ở lưng cùng nhiều vết thương khác. Theo ông Tim McCormack, Giám đốc Chương trình bảo tồn rùa châu Á, nếu để tình trạng Rùa Hồ Gươm với lưỡi câu thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cụ rùa. Tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Đình Đức, việc lưỡi câu dính trên mai cụ Rùa không ảnh hưởng đến tính mạng cụ. Câu trộm rùa trong đêm tại hồ Hoàn Kiếm Vừa qua, ngày 12/04/2014 trên mạng xã hội Facebook xuất hiện những bức ảnh chụp một cá thể rùa mai mềm có kích thước khổng lồ bị xẻ thịt. Điều này làm dấy lên những lo ngại ban đầu rằng đây có thể là loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei). Rùa ở Đồng Mô nghi là đã bị xẻ thịt Cá thể rùa khổng lồ được xác định có nguồn gốc tại hồ Yang Reh, xã Yang Reh, huyện Krông Brông, tỉnh Đắk Lắk. Sau khi tìm hiểu và kiểm tra kỹ các bức ảnh, ông Timothy McCormack và các đồng nghiệp của Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) khẳng định đây là loài ba ba Nam Bộ (Amyda catrtilaginea). Với trọng lượng lớn đến 87kg, cá thể rùa này có thể đã rất nhiều tuổi. Thật không may, ba ba Nam Bộ không được bảo vệ theo luật pháp quốc gia mặc dù là loài sắp nguy cấp trong danh lục đỏ thế giới (IUCN) và ngày càng bị đe dọa bởi hoạt động săn bắt, buôn bán do nhu cầu làm thực phẩm đã có truyền thống từ lâu đời tại Việt Nam và những nước khác trong khu vực châu Á. Vấn đề đáng quan tâm hơn khi đây dường như là số phận chung của hầu hết các loài rùa mai mềm khổng lồ ở Việt Nam. Chúng bị đánh bắt làm thực phẩm cho cả thị trường trong nước và các nước láng giềng như Trung Quốc, không giống như các loài mai cứng chủ yếu bị xuất khẩu sang các nước khác và chỉ một phần tiêu thụ trong lãnh thổ Việt Nam. Tình cảnh tương tự có thể xảy ra với loài rùa Hoàn Kiếm bởi loài này có thể còn tồn tại đâu đó ở miền bắc Việt Nam và phía nam Trung Quốc. 2.2. Tình hình bảo vệ rùa Hoàn Kiếm hiện nay Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á được thành lập năm 1998 và sáp nhập vào Vườn thú Cleveland Metroparks/Hiệp hội Vườn thú Cleveland khu vực châu Á năm 2003. Từ khi ATP hình thành cùng với những thành công và sự phát triển của Trung tâm Bảo tồn Rùa (TCC) tại Vườn quốc gia Cúc Phương, họ đã tiếp tục duy trì hoạt động bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt (TFT) tại khu vực Đông Nam Á với trọng tâ
Tài liệu liên quan