Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày một phát triển, toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của cả thế giới. Các chính sách thương mại, chính sách phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình này. Đặc biệt là những chính sách về xuất nhập khẩu với mục đích bảo vệ người tiêu dùng của thị trường mình và góp phần đem lại sự phát triển cho nền kinh tế. Khi thị trường trong nước đang dần bão hòa và thương mại quốc tế ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn tham gia thương mại quốc tế.
Qua môn học Chính sách thương mại quốc tế, chúng em đã có được cái nhìn rõ hơn về cách làm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức về cách xử lý vấn đề trong thương mại quốc tế và các công cụ bảo vệ thị trường. Nhận được đề tài là “Các công cụ điều chỉnh xuất nhập khẩu của EU giai đoạn 1995 - 1997” , nhóm chúng em sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về Liên minh Châu Âu EU, trình bày và phân tích các chính sách nhập khẩu của Liên minh này để làm cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để có thể đưa hàng hóa thâm nhập và xa hơn là tạo uy tín lâu dài với thị trường Liên minh Châu Âu rộng lớn này.
Bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I. Tổng quan về liên minh Châu Âu
Chương II. Các chính sách, công cụ điều chỉnh nhập khẩu của Liên minh Châu Âu
Chương III. Đề xuất hướng đi cho xuất khẩu Việt Nam
37 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các công cụ điều chỉnh xuất nhập khẩu của EU giai đoạn 1995 - 1997, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày một phát triển, toàn cầu hóa đang là xu hướng chung của cả thế giới. Các chính sách thương mại, chính sách phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình này. Đặc biệt là những chính sách về xuất nhập khẩu với mục đích bảo vệ người tiêu dùng của thị trường mình và góp phần đem lại sự phát triển cho nền kinh tế. Khi thị trường trong nước đang dần bão hòa và thương mại quốc tế ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn tham gia thương mại quốc tế.
Qua môn học Chính sách thương mại quốc tế, chúng em đã có được cái nhìn rõ hơn về cách làm của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức về cách xử lý vấn đề trong thương mại quốc tế và các công cụ bảo vệ thị trường. Nhận được đề tài là “Các công cụ điều chỉnh xuất nhập khẩu của EU giai đoạn 1995 - 1997” , nhóm chúng em sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về Liên minh Châu Âu EU, trình bày và phân tích các chính sách nhập khẩu của Liên minh này để làm cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để có thể đưa hàng hóa thâm nhập và xa hơn là tạo uy tín lâu dài với thị trường Liên minh Châu Âu rộng lớn này.
Bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I. Tổng quan về liên minh Châu Âu
Chương II. Các chính sách, công cụ điều chỉnh nhập khẩu của Liên minh Châu Âu
Chương III. Đề xuất hướng đi cho xuất khẩu Việt Nam
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
1. Quá trình hình thành và phát triển của EU
Liên minh châu Âu (EU)là một liên minh chính phủ của các nước châu Âu và có mối liên kết khu vực lớn nhất thế giới, EU hiện có 25 quốc gia thành viên châu Âu độc lập về chính trị. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về liên minh châu Âu kí ngày 7/2/1992 tại Masstricht (Hà Lan), thường gọi là Hiệp ước Masstricht. Trụ sở của liên minh châu Âu (EU) đóng tại Brussels – Bỉ, trước ngày 1/11/1993 tổ chức này gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Liên minh Châu Âu được thành lập với mục đích nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và tang cường hợp tác giữa các nước thành viên.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập.
1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
1981: Hy Lạp
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, BaLan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary
2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của EU
Nhằm thực hiện những mục tiêu chung đề ra trong các hiệp ước, EU đã xây dựng cho mình một hệ thống thể chế “Siêu quốc gia” để điều hành, giám sát quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này bao gồm các cơ quan chính như Nghị viện Châu Âu, Hội đồng liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Tòa án Châu Âu, Tòa kiểm toán Châu Âu.
Hội đồng Châu Âu: bao gồm những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên và Chủ tịch ủy ban châu Âu.
Hội đồng Bộ trưởng: bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các nước thành viên.Đây là cơ quan lãnh đạo tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn , đưa ra quy chế, chỉ thị mang tính bắt buộc đối với các thành viên.
Ủy ban Châu Âu : trụ sở đặt tại Brucsel (Bỉ), là cơ quan điều hành của EU.
Nghị viện Châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU, có chức năng thong qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định một số lĩnh vực, giám sát thực hiện chính sách.
Tòa án Châu Âu: có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quyết định của Ủy ban Châu Âu.
Tòa kiểm toán Châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính thu chi của EU để đảm bảo tính hợp pháp đồng thời phối hợp với các cơ quan thể chế khác của EU.
3. Một số đặc điểm nổi bật của thị trường chung Châu Âu
EU là một thị trường rộng lớn, có nền thương mại đứng thứ hai thế giới, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên.
Với GDP đạt 9.600 tỷ Euro, chiếm 28% tổng của cải thế giới. EU chiếm gần 20% thương mại thế giới. Châu Âu là một thị trường tiêu thụ khổng lồ xuất khẩu hiện nay là 903 tỷ Euro và nhập khẩu là 943 tỷ Euro.Trong đó thị trường Đức,Pháp, Italia và Anh là những thị trường lớn nhất, chiếm 72% GDP của toàn EU.
3.1 Quy mô dân số
Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.
3.2 Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
Mức sống cao nên người tiêu dùng EU quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý họ. Xu hướng tiêu dùng của EU đang thay đổi từ hàng lâu bền sang hàng sử dụng ngắn ngày, chất liệu tự nhiên, giá cả phải chăng.
EU là một thị trường khó tính, chọn lọc kỹ lưỡng. Các nhà nhập khẩu EU luôn có xu hướng đòi hỏi cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và họ thường tỏ ra thận trọng,bảo thủ hơn so với người Mỹ. Người tiêu dùng châu Âu rất khắt khe trong việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từ quan điểm đạo đức.Việc hàng hóa có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng lao động trẻ em đang là mối quan tâm lớn của thị trường.
EU là thị trường bảo vệ người tiêu dùng. Do là một thị trường phát triển vào bậc nhất trên thế giới nên những yếu tố liên quan đến sự an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên khi có hiện tượng độc hại, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra sản phẩm ở biên giới. EU đưa ra các quy định chuẩn trong việc cấm buôn bán các sản phẩm được sản xuất ra ở các nước mà điều kiện chưa đạt mức an toàn như theo các tiêu chuẩn của EU.
Đặc biệt người Châu Âu có sở thích tiêu dùng và có thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Họ cho rằng những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên, khi sử dụng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tầm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy trong nhiều trường hợp sản phẩm có giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều.
3.3 Chính sách thương mại
EU ngày nay được xem như một đại quốc gia ở châu Âu, bởi vậy chính sách thương mại chung của EU cũng giống chính sách thương mại của một quốc gia. Chính sách thương mại của EU bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương.
3.3.1 Chính sách thương mại nội khối
EU tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và vốn, điều hòa các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên.
Lưu thông tự do hàng hóa:
Để hàng hóa được tự do lưu thông trên thị trường chung ,các nước thành viên đều nhất trí áp dụng các biện pháp:
Xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hóa xuất khẩu giữa các nước thành viên
Xóa bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối
Xóa bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng
Xóa bỏ tất cả rào cản về thuế giữa các thành viên
Tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ liên minh:
Để đảm bảo việc tự do đi lại và cư trú ,các nước thành viên đều đảm bảo nguyên tắc:
Tự do đi lại về mặt địa lý
Tự do di chuyển vì nghề nghiệp
Nhất thể hóa về xã hội
Tự do cư trú
Lưu chuyển tự do vốn:
Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hàng hóa và dịch vụ sẽ không thể duy trì nếu vốn không được lưu chuyển tự do và chuyển tới nơi vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, EU đã áp dụng các chính sách:
Tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối
Thống nhất luật pháp và các nguyên tắc quản lý thị trường vốn của các nước thành viên
Thanh toán tự do
Tất cả các biện pháp để xây dựng một thị trường chung châu Âu nói trên nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh thương mại bình đẳng cho các nước thành viên trong khối. Thị trường chung không thể vận hành suôn sẻ nếu không có sự thống nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục đích này,các nước EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảo hộ cạnh tranh tự do trên thị trường.
3.3.2 Chính sách ngoại thương của EU
Đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách thương mại Châu Âu là tất cả các nước thành viên cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối.Ủy ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.Trong sự phát triển kinh tế của EU, ngoại thương đóng một vai trò hết sức quan trọng, đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho các ngành sản xuất,nghiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng và rất nhiều ngành khác. Do vậy chính sách ngoại thương EU có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động thương mại quốc tế của EU với các quốc gia ngoài EU đi đúng mục tiêu chiến lược kinh tế EU đề ra.
Tất cả các thành viên của EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương đối với các nước ngoài khối. Ủy ban châu Âu là người đại diện duy nhất cho liên hiệp trong đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp các tranh chấp trong lĩnh vực này. Buôn bán trong nội bộ khối EU được miễn hoàn toàn thuế hải quan và các thủ tục xuất nhập khẩu khác.Liên minh châu Âu thực sự là một không gian kinh tế thống nhất và mô hình “Nhà nước Châu Âu” đang trở thành hiện thực.
Chính sách ngoại thương của EU bao gồm Chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách ngoại thương của EU là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
CHƯƠNG II
CÁC CHÍNH SÁCH, CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH NHẬP KHẨU CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay bao gồm những dạng chủ yếu sau: chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình tăng cường liên kết châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ các sản phẩm của Liên minh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, EU còn có Quy chế nhập khẩu chung.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế, EU đã thực hiện các biện pháp: chống bán phá giá (Anti - dumping), chống chợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế "chống xuất khẩu bán phá giá" để đấu tranh với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và bất bình đẳng trong buôn bán với các nước ngoài liên minh. Thí dụ, đánh thuế 30% đới với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga, xe hơi của Nhật Bản, giầy dép của Trung Quốc, mức thế 50 - 100% đối với các sản phẩm camera truyền hình của Nhật Bản. Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không nhập khẩu những hàng hoá được sản xuất do sao chép, đánh cắp bản quyền.
Chính sách ngoại thương của EU biểu hiện trong việc áp dụng một số chính sách và công cụ đặc biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung và chính sách chống bán phá giá.
1. Chính sách thuế quan
1.1 Chính sách thuế quan cho các quốc gia đang phát triển
Chế độ GSP là một biện pháp đẩy mạnh thương mại của EU đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) với mục đích giúp cho hàng hoá của các nước này tăng khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông qua một số những ưu đãi thuế quan nhất định, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước này phát triển. Chế độ GSP được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, không đòi hỏi có đi có lại, đơn phương quyết định. Chương trình này đã được Hội đồng châu Âu thông qua quy chế áp dụng cho từng thời kỳ: 1971 -1980, 1981-1990, 1991-1994, 1994-2005. Trong 8 năm trở lại đây, chương trình ưu đãi thuế quan 4 năm (1995-1998) đối với các sản phẩm công nghiệp nhất định có nguồn gốc từ các nước đang phát triển; (2) Quy định số 1256/96 ngày 20/6/1996 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan trong 4 năm (1996-1999) đối với một số sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển: (3) Quy định số 2820 ngày 21/12/1998 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan trọng 3 năm (1999-2001) đối với tất cả các sản phẩm có xuất xứ các nước đang phát triển.
Hiện nay, EU vẫn đang áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập cho thời kỳ từ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Theo chương trình này, EU chia ra các sản phẩm được hưởng GS thành 4 nhóm với mức thuế khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU là:
1) Nhóm 1: Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phảm công nghiệp tiêu dùng như: chuối tươi, chuối khô, dứa tưới, dứa hộp, (lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tằm,.. được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế xuất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
2) Nhóm 2: Sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất, nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và đồ sứ), gày dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em...được hưởng mức thế GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mạt hàmg mà EU không khuyến khích nhập khẩu.
3) Nhóm 3: Sản phẩm án nhạy cảm: bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh (tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh) một số nguyên liệu và hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh)..được hưởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.
4)Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống, (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su..), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều)..được hưởng mức thuế GSP bằng 0% đến 10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiều mặt hàng chịu các mức thuế suất khác nhau trong phạm vi giới hạn của GSP giai đoạn 1/7/1999 đến 31/12/2001. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn của chương trình GSP và xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của các nước là thành viên WTO còn đối với những nước không phải là thành viên của WTO (trong đó có Việt Nam) thì chưa có chính sách cụ thể. Cho đến nay, EU vẫn chưa đưa ra chương trình thực hiện GSP cho thời kỳ từ 2005 trở đi, nhưng họ đang tiến từng bước giảm thuế quan và giảm ưu đãi GSP.
Trong tương lai, tới một thời điểm nhất định, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển khi xâm nhập vào thị trường EU sẽ không được hưởng GSP nữa và phải cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước phát triển, chịu cùng một mức thuế như hàng của những nước này và không được hưởng các ưu đãi khác.
Như vậy, đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ 2005 -2010 sẽ xảy ra hai khả năng: thứ nhất, có thể hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU không phải chịu hạn ngạch hoặc phải chịu hạn ngạch nhưng vẫn được hưởng GSP. Cho dù xảy ra trường hợp nào thì giai đoạn 2001-2010 có khả năng sẽ rất khó khăn và nhiều thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà cá nước và khu vực khác dành chó các nước đang phát triển vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%o Cho 35% đối với hàng nông sản và 15% 25% 35% đối với hàng nông sản và của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:
-Bảo vệ quyền của người lao động: nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về các tiêu chuẩn áp dụng các nguyên tắc về tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.
-Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải có các quy định cụ thể áp các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.
1.2. Chính sách thuế quan cho các quốc gia trong Liên minh Châu Âu
EU áp dụng biểu thuế quan chung (CCT) chủ yếu đối với các mặt hàng công nghiệp. Đây là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của Liên minh. Các thành phần của CCT bao gồm danh mục các mặt hàng tính thuế, các quy định về cách tính thuế, miễn hoặc giảm thuế, xuất xứ hàng hoá. Các mức thuế quan được xây dựng trên cơ sở lấy bình quân các mức thuế áp dụng với từng mặt hàng kể từ ngày 1/1/1957 ở 6 nước của EEC khi mới thành lập là Pháp, Tây Đức, Italy, và Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Theo cách tính này thì phần lớn các mức thuế của Pháp và Italy phải giảm đi, còn các mức thuế ở Đức và Luxembourg được tăng lên. Trong quá trình xây dựng, CCT được chia thành ba giai đoạn và kết thúc vào năm 1968, sớm hơn so với thời hạn dự kiến 2 năm.
Hiệp ước Roma có quy định điều khoản theo đó các thành viên EC luôn sẵn sàng đàm phán nhằm cắt giảm các mức thuế quan chung. Những thoả thuận về những cắt giảm như vậy đã đạt được trong khuôn khổ một loạt các vòng đàm phán Dillon (1961-1962), mức CCT bình quân được giảm từ 25% vào năm 1958 xuống còn 11,7% vào năm 1963. Còn kết quả đạt được sau vòng đàm phán Kennedy là các mức thuế quan được cắt giảm trung bình đối với Hoa Kỳ là 32% và với Anh là 35%. Do có những thoả thuận cắt giảm như vậy cho nên đến tháng 1/1972, mức trung bình của CCT chỉ còn là 8,1% giảm đi 35% so với mức ban đầu, 12% và 11,5%. Một khi đã xây dựng được các mức CCT thì các nước thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thức thống nhất. Điều này liên quan đến danh mục các mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hoá kết hợp với việc thực hiện GSP.
Đặc biệt khi làm rõ đặc điểm trong chính sách ngoại thương EU, cần phải nghiên cứu biểu thuế quan có liên quan đến xuất xứ của hàng hoá theo quy định của liên minh. Xuất xứ hàng hoá của EU được quy định cụ thể như sau:
-Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.
- Đối với các sản phẩm sản xuất tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%: đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế, ở dạng rời sản xuất trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu;..)
EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 29% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu của Indonesia, 10% của Thái lan, 15% của Singapone. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ là: 20%+15%+10% = 60%. Mặt hàng này sẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP. Đây là đặc điểm về xuất xứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và vận dụng.
2 Chính sách phi thuế quan
2.1 Hạn ngạch
Là một công cụ được EU sử dụng để hạn chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu