Năm 1996, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch để tạo ra một vũ trụ, tất cả các hệ thống thanh toán điện tử-để giảm gần 70 tỷ đồng người Mỹ viết giấy kiểm tra mỗi nămNhững nỗ lực đã được instigated của Dịch vụ tài chính công nghệ tiêu (FSTC), mà đã được các thành viên của các ngân hàng và các ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Trong năm 1998, Cục ngân khố Hoa Kỳ tài trợ một chương trình thí điểm để kiểm tra workability thanh toán của nhà thầu tham gia liên bang với E-test. Hơn $ 2,5 triệu đã được trả tiền ra trong khi giai đoạn thử nghiệm. Bởi năm 2000, chương trình đã được chuyển giao cho CommerceNet, một của 500 công ty thương mại điện tử phát triển và người dùng, mà dùng để khởi chạy nó trên toàn thế giới.
Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoảng $ 18,3 tỷ đồng mỗi năm, hoặc khoảng 72 phần trăm chi phí liên quan, bằng cách phát triển hiệu quả và an toàn thanh toán trực tuyến và thanh toán chiến lược.Nhưng nhiều người trong số các phiên bản đầu tiên của e-money(bao gồm cả CyberCoins và CyberCash), mà xuất hiện từ đầu những năm 1990.Họ thường xuyên làm việc trực tuyến như cấp giấy chứng nhận quà tặng, mà người tiêu dùng mua một số lượng tiền mặt kỹ thuật số và sau đó tham gia trực tuyến tại nhà cung cấp. Những phiên bản không thành công để giành chiến thắng người tiêu dùng chấp nhận vì lý do nghi ngờ về sự hiệu lực, giới hạn các địa điểm mà ở đó tiền mặt có thể được chi tiêu, và cần phải cài đặt phần mềm đặc biệt chỉ để sử dụng các sản phẩm.
Thế hệ thứ hai, e-TM xuất hiện vào cuối những năm 1990. Liên quan đến công nghệ như: kiểm tra điện tử (e-test) và nhúng vào-chip thẻ thông minh, kỹ thuật số của các hệ thống chuyển tiền tệ tiền mặt số tiền qua Internet trên mạng lưới mở và sử dụng công cộng để bảo vệ nội dung của các bài viết được chuyển qua hệ thống. Sau đó phát triển trong kỹ thuật số cho phép người sử dụng tiền mặt để chuyển tiền qua e-mail sau khi thiết lập một tài khoản trực tuyến với một nhà cung cấp dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến tại nhà cung cấp các trang web. Do vậy, các khách hàng tránh sử dụng lệ phí và các thương gia tránh một-hai-phần trăm chi phí giao dịch liên quan đến thẻ tín dụng-giao dịch.
Từ sau những năm 1990, sự mở rộng và phổ biến của Internet đã tạo ra phương thức mua hàng và bán hàng qua mạng (thương mại điện tử). Hầu hết mọi người đều mong đợi một ngày nào đó tiền giấy sẽ không còn là phương thức thanh toán trong những phiên giao dịch nữa.
Khi Internet thực sự bùng nổ vào năm 2000, một số chuyên gia tin rằng đây là mốc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu của tiền điện tử (e-money). Những dịch vụ thanh toán trực tuyến rất thành công nhất như PayPal, cũng như sự phổ biến của tiền điện tử ở Nhật Bản với 15 triệu người sử dụng. đã đưa tiền điện tử lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, vào thời kì suy thoái năm 2000, rất nhiều công ty "dot-com" được thành lập, nhưng đã nhanh chóng bị đổ vỡ và trở thành công ty "dot- bom". Do đó, tiền điện tử còn là vấn đề cần phải cân nhắc và xem xét lại một cách kĩ lưỡng, cẩn thận hơn
Tiền điện tử được bắt đầu sử dụng từ những năm cuối của thập kỉ 90, dựa vào những dự đoán về lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng. Chuyển đổi tiền giấy sang tiền điện tử (e-money) dường như là một giải pháp hấp dẫn. Trong thời gian này, những hoạt động đầu tiên của tiền điện tử đã bắt đầu xâm chiếm Web. Nhưng loại tiền này vẫn còn quá ít so với việc sử dụng thẻ tín dụng. Được sử dụng với mục đích chính là giao dịch trực tuyến, các loại tiền này được phát hành bởi các công ty như Beenz.com, Flooz.com và một số các công ty khác.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày chúng em không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế, chúng em rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
38 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các hình thức thanh toán tiền điện tử hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần mở đầu 2
Phần nội dung 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm về tiền điện tử 4
1.2. Các hình thức giao dịch tiền điện tử ngày nay 5
1.2.1. Một số loại thẻ thanh toán…………………………………………………5
1.2.2. Tiền mặt điện tử…………………………………………………………....7
1.2.3. SEC điện tử………………………………………………………………...7
1.3. Ví điện tử 11
CHƯƠNG II:CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Ở VN
2.1. Một số loại thẻ thông dụng 18
2.1.1. Thẻ ATM………………………………………………………………….18
2.1.2. Thẻ tính dụng……………………………………………………………..22
2.1.3. Thẻ ghi nợ………………………………………………………………….23
2.2. Những tiện ích khi sử dụng tiền điện tử ở VN 25
2.3. Những khó khăn khi sử dụng tiền điện tử ở VN 28
CHƯƠNG III:
NHỮNG ĐIỀU CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NGÀY NAY Ở VN CẦN CẢI THIỆN
Phần kết luận 37
Phần mở đầu
Năm 1996, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch để tạo ra một vũ trụ, tất cả các hệ thống thanh toán điện tử-để giảm gần 70 tỷ đồng người Mỹ viết giấy kiểm tra mỗi nămNhững nỗ lực đã được instigated của Dịch vụ tài chính công nghệ tiêu (FSTC), mà đã được các thành viên của các ngân hàng và các ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Trong năm 1998, Cục ngân khố Hoa Kỳ tài trợ một chương trình thí điểm để kiểm tra workability thanh toán của nhà thầu tham gia liên bang với E-test. Hơn $ 2,5 triệu đã được trả tiền ra trong khi giai đoạn thử nghiệm. Bởi năm 2000, chương trình đã được chuyển giao cho CommerceNet, một của 500 công ty thương mại điện tử phát triển và người dùng, mà dùng để khởi chạy nó trên toàn thế giới.
Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoảng $ 18,3 tỷ đồng mỗi năm, hoặc khoảng 72 phần trăm chi phí liên quan, bằng cách phát triển hiệu quả và an toàn thanh toán trực tuyến và thanh toán chiến lược.Nhưng nhiều người trong số các phiên bản đầu tiên của e-money(bao gồm cả CyberCoins và CyberCash), mà xuất hiện từ đầu những năm 1990.Họ thường xuyên làm việc trực tuyến như cấp giấy chứng nhận quà tặng, mà người tiêu dùng mua một số lượng tiền mặt kỹ thuật số và sau đó tham gia trực tuyến tại nhà cung cấp. Những phiên bản không thành công để giành chiến thắng người tiêu dùng chấp nhận vì lý do nghi ngờ về sự hiệu lực, giới hạn các địa điểm mà ở đó tiền mặt có thể được chi tiêu, và cần phải cài đặt phần mềm đặc biệt chỉ để sử dụng các sản phẩm.
Thế hệ thứ hai, e-TM xuất hiện vào cuối những năm 1990. Liên quan đến công nghệ như: kiểm tra điện tử (e-test) và nhúng vào-chip thẻ thông minh, kỹ thuật số của các hệ thống chuyển tiền tệ tiền mặt số tiền qua Internet trên mạng lưới mở và sử dụng công cộng để bảo vệ nội dung của các bài viết được chuyển qua hệ thống. Sau đó phát triển trong kỹ thuật số cho phép người sử dụng tiền mặt để chuyển tiền qua e-mail sau khi thiết lập một tài khoản trực tuyến với một nhà cung cấp dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến tại nhà cung cấp các trang web. Do vậy, các khách hàng tránh sử dụng lệ phí và các thương gia tránh một-hai-phần trăm chi phí giao dịch liên quan đến thẻ tín dụng-giao dịch.
Từ sau những năm 1990, sự mở rộng và phổ biến của Internet đã tạo ra phương thức mua hàng và bán hàng qua mạng (thương mại điện tử). Hầu hết mọi người đều mong đợi một ngày nào đó tiền giấy sẽ không còn là phương thức thanh toán trong những phiên giao dịch nữa.
Khi Internet thực sự bùng nổ vào năm 2000, một số chuyên gia tin rằng đây là mốc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu của tiền điện tử (e-money). Những dịch vụ thanh toán trực tuyến rất thành công nhất như PayPal, cũng như sự phổ biến của tiền điện tử ở Nhật Bản với 15 triệu người sử dụng... đã đưa tiền điện tử lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, vào thời kì suy thoái năm 2000, rất nhiều công ty "dot-com" được thành lập, nhưng đã nhanh chóng bị đổ vỡ và trở thành công ty "dot- bom". Do đó, tiền điện tử còn là vấn đề cần phải cân nhắc và xem xét lại một cách kĩ lưỡng, cẩn thận hơn
Tiền điện tử được bắt đầu sử dụng từ những năm cuối của thập kỉ 90, dựa vào những dự đoán về lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng. Chuyển đổi tiền giấy sang tiền điện tử (e-money) dường như là một giải pháp hấp dẫn. Trong thời gian này, những hoạt động đầu tiên của tiền điện tử đã bắt đầu xâm chiếm Web. Nhưng loại tiền này vẫn còn quá ít so với việc sử dụng thẻ tín dụng. Được sử dụng với mục đích chính là giao dịch trực tuyến, các loại tiền này được phát hành bởi các công ty như Beenz.com, Flooz.com và một số các công ty khác.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày chúng em không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế, chúng em rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Phần nội dung
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TIỀN ĐIỆN TỬ
Khái niệm về tiền điện tử:
Tiền điện tử (e – money hay còn gọi là digital - cash) là một hệ thống cho phép người sử dụng có thể thanh toán khi mua hàng, hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này đến máy tính khác.
Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi tờ tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được đại diện cho một lượng tiền nào đó. Tính đặt trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, tức là người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng, và sẽ không có bất cứ phương thức nào để lấy thông tin về người mau hàng. Đó cũng là một điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng.
Các hình thức giao dịch điện tử ngày nay
1.2.1. Một số loại thẻ thanh toán:
Thẻ tín dụng (Credit Card):
Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất. Chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay... chấp nhận loại thẻ này.
Nó được gọi là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
Ở Việt Nam có các loại thẻ tín dụng do các tổ chức quốc tế phát hành, phổ biến nhất là Master card và Visa card, và thẻ tín dụng do các ngân hàng trong nước phát hành: thẻ của ngân hàng Đông Á, Navibank, ACB, Agribank, Sacombank.
Thẻ ghi nợ (Debit card):
là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn... đồng thời chuyển ngân lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn. Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Thẻ rút tiền mặt (Cash card):
là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Xét theo phạm vi lãnh thổ, thẻ được phân chia thành:
Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Các loại thẻ này đều được chấp nhận thanh toán ở các website thương mại điện tử có kết nối với cổng thanh toán OnePAY của Vietcombank.
Thẻ trong nước, thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do các ngân hàng, tổ chức trong nước phát hành, đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Hiện nay một số thẻ thanh toán nội địa đã có chức năng thanh toán trực tuyến: thẻ đa năng Đông Á, thẻ Connect 24 của Vietcombank.
Theo công nghệ sản xuất, thẻ được phân chia thành:
Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin.
Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc như một máy vi tính.
Phân loại theo chủ thể phát hành:
Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner"s Club, Amex.
Tiền mặt điện tử:
1.2.2.1. Khái niệm: tiền điện tử (e-money hay còn gọi là digital-cash) là một hệ thống cho phép người sử dụng có thể thanh toán khi mua hàng hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này đến máy tính khác.
Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi tờ tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được đại diện cho một lượng tiền thật nào đó.
1.2.2.2. Chức năng: tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.
1.2.3. SEC điện tử:
1.2.3.1. Khái niệm: Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu.
1.2.3.2. Phân loại:
Theo cách xác định người thụ hưởng:
Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.
Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.
Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:
Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.
Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có:
Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.
1.2.3.3. Các bên liên quan đến séc:
Bên ký phát, (bên phát hành): là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
Bên thanh toán: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.
Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.
1.2.3.4. Thanh toán séc:
Xuất trình séc: người nắm giữ xuất trình séc tại:
Ngân hàng được chỉ định ghi trên séc.
Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu). Phương thức này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng.
Thanh toán séc: trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau:
Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc. Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ séc và nếu séc hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị ngân hàng ghi nợ. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc.
Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau:
Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc.
Tài khoản của người ký phát không đủ tiền.
Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng.
Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán...
Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc.
1.2.3.5. Tình hình sử dụng séc ở việt nam:
Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM (ngân hàng thương mại) phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN (ngân hàng nhà nước) nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Ví điện tử:
Được sự khuyến khích của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang trên đà phát triển, thay thế dần thanh toán theo cách truyền thống, tạo điều kiện cho thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử phát triển theo.
Hiện nay, số người dùng ví điện tử tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Có 2 lọai ví điện tử đang đươc sử dụng: thẻ ATM và tài khoản điện tử. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi sẽ không nói về thẻ ATM, mà chỉ chú trọng vào loại ví điện tử thứ 2.
Loại ví điện tử này đang được nhắc nhiều là một tài khoản điện tử, có chức năng như "ví tiền trong thế giới số”, dùng trên internet và các mạng di động,... cho phép người dùng có thể giao dịch, mua bán, trao đổi tại các website TMĐT, tiến hành thanh toán trực tuyến mà không cần phải có tài khoản ngân hàng cũng như các loại thẻ tín dụng quốc tế, trong điều kiện thẻ ghi nợ nội địa còn ít được chấp nhận tại các website bán hàng. Khá nhiều dịch vụ ví điện tử phục vụ các hoạt động thanh toán nhanh gọn đã xuất hiện tại VN. Tuy nhiên, người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn mà với loại ví công nghệ này. Vậy cụ thể,ví điện tử là gì???
Khái niệm về ví điện tử:
Ví điện tử là một dịch vụ về thanh toán trực tuyến cho phép người dùng sử dụng số tiền có trong Ví để mua hàng hoặc trả phí tại các website thương mại điện tử đồng thời cho phép các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền, rút tiền, theo dõi lịch sử giao dịch… Bên cạnh đó, Ví điện tử Doanh nghiệp với các chức năng dành cho “người bán” sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng hóa như quản lý đơn hàng, tích hợp website bán hàng, quản trị các phương thức vận chuyển…
Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật. Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước...
Sau đó có thể dùng ví điện tử để thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức thanh toán này. Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm đảm bảo qu yền lợi cân bằng giữa các bên. Chẳng hạn khi mua hàng, người dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận được tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho người dùng.
Người dùng nhận hàng nhưng nếu không vừa ý, không đúng như thỏa thuận khi mua có thể thông báo lại với “người giữ tiền trung gian” và “người” này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng hay đòi lại tiền nếu đã thanh toán. Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn so với tài khoản ngân hàng khi dùng để thanh toán.
Cách sử dụng:
Cách thức sử dụng các ví điện tử nhìn chung là tương tự nhau. Để sở hữu một chiếc ví điện tử, người tiêu dùng chỉ cần vào website của nơi cung cấp dịch vụ và khai báo thông tin chính xác, sau đó tiến hành nạp tiền vào ví. Có nhiều phương thức giúp người dùng nạp tiền vào ví, như: chuyển khoản qua ngân hàng, nạp từ tài khoản thẻ ATM, nạp bằng thẻ trả trước,… Hầu hết các ví điện tử được gắn kết với tài khoản tiền gởi, hoặc tài khoản thẻ của người dùng, để có thể dễ dàng chuyển tiền giữa ví điện tử và tài khoản tiền gửi.
Ví điện tử cũng cho phép chủ sở hữu nạp tiền từ tài khoản ngân hàng, rút tiền ra tài khoản ngân hàng một cách rất dễ dàng trên internet. Người dùng ví điện tử có thể giao dịch thanh toán với người dùng khác, hay các doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ có ví điện tử, ở bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống. Ngoài ra, người sử dụng có thể thực hiện truy vấn, quản lý các giao dịch phát sinh trên ví điện tử, theo dõi số dư của ví, kiểm soát việc chi tiêu, in sao kê, hay thực hiện thanh toán các đơn hàng của những giao dịch chưa được thanh toán thành công trước đó,…Tất cả các hoạt động trên đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet.
1.3.3. Những lợi ích của ví điện tử:
Độ an toàn cao:
Tài khoản giao dịch của khách hàng đăng ký trên cổng thanh toán trực tuyến đều phải qua một quy trình xác thực thông tin về thể nhân, pháp nhân,… thông qua bên thứ ba, sau đó mới được kích hoạt sử dụng. Tất cả các giao dịch liên quan đến khách hàng đều sẽ được thông báo qua đường email hoặc điện thoại di động để họ tiện theo dõi, tránh bị lợi dụng. Người dùng dịch vụ ví điện tử trực tuyến cũng có thể thực hiện các giao dịch tương tự như ví điện tử ATM, như: kích hoạt các tài khoản trả trước, thanh toán hoá đơn cho các nhà cung cấp dịch vụ, hay chuyển tiền cho bạn bè, người thân, đối tác,..
Ví an toàn hơn t