Các khoản tiền tiết kiệm không bao giờ là vô tận và nó sẽ hết vào một ngày nào đó. Giá trị của chúng là sẽ đem lại cho gia đình chúng ta sự thoải mái và đảm bảo về mặt tài chính. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy tự do về tài chính nếu không từ bỏ thói quen sa sỉ và thành lập cho mình thói quen tiết kiệm. Với một doanh nghiệp thì việc tiết kiệm các khoản chi tiêu càng khó khăn hơn nữa và càng cần thiết hơn nữa vì mỗi quyết định đều liên quan đến cả một tổ chức lớn gồm rất nhiều những con người lao động gắn cuộc sống của mình với doanh nghiệp. Kể từ năm 1986, khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường và có sự thông thoáng về các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ sau 1990 đến nay ngành Du lịch Việt Nam đã và đang khởi sắc. Thị trường du lịch cạnh tranh vô cùng sôi động và gay gắt, các doanh nghiệp KS – DL luôn luôn phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh KS – DL và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp KS – DL ở nước ta hiện nay.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh khách sạn- Du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp khách sạn du lịch ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Các khoản tiền tiết kiệm không bao giờ là vô tận và nó sẽ hết vào một ngày nào đó. Giá trị của chúng là sẽ đem lại cho gia đình chúng ta sự thoải mái và đảm bảo về mặt tài chính. Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy tự do về tài chính nếu không từ bỏ thói quen sa sỉ và thành lập cho mình thói quen tiết kiệm. Với một doanh nghiệp thì việc tiết kiệm các khoản chi tiêu càng khó khăn hơn nữa và càng cần thiết hơn nữa vì mỗi quyết định đều liên quan đến cả một tổ chức lớn gồm rất nhiều những con người lao động gắn cuộc sống của mình với doanh nghiệp. Kể từ năm 1986, khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường và có sự thông thoáng về các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ sau 1990 đến nay ngành Du lịch Việt Nam đã và đang khởi sắc. Thị trường du lịch cạnh tranh vô cùng sôi động và gay gắt, các doanh nghiệp KS – DL luôn luôn phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh KS – DL và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp KS – DL ở nước ta hiện nay.
PHẦN 1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHÍ PHÍ KINH DOANH KS – DL
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ KINH DOANH KS – DL:
1.1.1. Khái niệm:
- Khái niệm chung: chi phí là giá trị của những gì phải từ bỏ để có thể đạt được hoặc có được một thứ gì đó thông qua sản xuất, trao đổi và các hoạt động của con người.
- Khái niệm riêng: chi phí kinh doanh KS – DL là giá trị toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết (gồm lao động sống và lao động vật hoá) để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm KS – DL.
Chi phí trong kinh doanh KS – DL đều được biểu hiện ra bằng tiền, khoản chi phí được biểu hiện ra bằng tiền như: chi phí tiền lương, điện, nước, vận chuyển…. Có những hao phí về hiện vật được quy ra tiền như: hao phí về tài sản cố định, vật rẻ tiền mau hỏng, nhiên liệu, hao hụt nguyên liệu, hàng hoá….
1.1.2. Đặc điểm chi phí kinh doanh KS – DL:
Chi phí kinh doanh KS – DL luôn luôn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ:
- Dùng tiền tệ để biểu hiện cho chi phí vì trong kinh doanh đòi hỏi nhiều chi phí khác nhau nên cần phải thống nhất một đại lượng để xác định được toàn bộ chi phí, các chi phí phát sinh khác nhau….
Chi phí kinh doanh KS – DL biểu hiện dưới nhiều hình thức, trong đó:
+ Biểu hiện trực tiếp là chi phí hiện vật là sự hao mòn của các tài sản cố định, công cụ lao động, nhiên liệu, hao hụt bằng hiện vật đó cũng được chuyên thành tiền.
+ Biểu hiện trực tiếp bằng tiền đó là tiền lương, tiền trả cho các công dịch vụ như vận chuyển, điện thoại….
Chi phí kinh doanh KS – DL đa dạng thể hiện ở nhiều loại chi phí khác nhau, mức độ chi phí khác nhau và các chi phí này cũng mang các tính chất khác nhau:
Tính chất chi phí sản xuất: là chi phí tạo ra sản phẩm và giá trị mới hay giá trị gia tăng của sản phẩm.
Tính chất chi phí lưu thông: liên quan đến việc lam thay đổi hình thái của sản phẩm hàng thành tiền hoặc tiền thành hàng.
Tính chất chi phí dịch vụ: liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng ví dụ chi phí trang trí phòng ăn, đào tạo nhân viên….
Tính chất chi phí quản lý hành chính không liên quan trực tiếp đến quá trình cung ứng và tạo ra sản phẩm nhưng nó cũng rất cần thiết vì nó giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra trôi chảy.
Chi phí là sự chuyển hoá của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Chi phí là sự tiêu hao, mất mát trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên sản phẩm có ích cho con người và chi phí sẽ được bù đắp lại sau khi quá trình kinh doanh kết thúc.
Vốn biểu thị dưới dạng nguồn lực cần thiết để bắt đầu quá trình kinh doanh, vốn sẽ được chuyển hoá từ tiền thành hàng, thành chi phí….Vốn phải được bảo toàn và phải được thu hồi lại.
Vấn đề giá trị nguyên liệu, hàng hoá trong kinh doanh ăn uống:
Giá trị nguyên liệu hàng hoá trong kinh doanh ăn uống mang tính chất chi phí tuy nhiên bộ phận nay thường được quản lý riêng biệt.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ KINH DOANH KS – DL:
1.2.1. Tầm quan trọng của chi phí kinh doanh KS – DL.
Về góc độ kinh tế, tiết kiệm chi phí là một trong những biện pháp cơ bản để doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đó là điều kiện cơ bản để tái sản xuất mở rộng tái sản cuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên.
Ngoài ra tiết kiệm chi phí còn cho phép doanh nghiệp hạ thấp được giá thành các sản phẩm dịch vụ, hạ giá bán sản phẩm để thu hút khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn luôn coi trọng công tác thực hành tiết kiệm chi phí.
1.2.2.Phân loại chi phí kinh doanh KS – DL:
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức sản xuất, lưu thông và tổ chưc tiêu dùng các sản phẩm ăn uống.
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết để phục vụ khách nghỉ trọ tại các cơ sở kinh doanh lưu trú như: khách sạn, môtel, nhà nghỉ… Đó là những khoản chi về tiền lương cho cán bộ, nhân viên phục vụ ở bộ phận kinh doanh lưu trú, về nhiên liệu, điện, nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa nhà cửa, trang bị máy móc, bảo trì, bảo dưỡng tài sản và chi phí liên quan đến khách nghỉ trọ.
Chi phí của nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình phục vụ khách du lịch. Đó là những chi phí trả lương cho hướng dẫn viên, chi phí xây dựng chương trình và những chi phí phát sinh khác để tổ chức các hoạt động:
+ Tổ chức đón tiếp, vận chuyển khách du lịch.
+ Tổ chức bố trí nơi ăn chốn ở cho khách đi du lịch.
+ Tổ chức cho khách tham quan và tham gia chương trình vui chơi giải trí.
+ Tổ chức các buổi nói chuyện hoặc thuyết minh về các di tích lịch sử, các ngày lễ hội cho khách đi tham quan được biết. Giới thiệu cho khách những thông tin về giá cả, thị trường, địa danh du lịch, những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.
+ Tổ chức tiễn khách…
Chi phí của các dịch vụ khác:
+ Dịch vụ dancing (khiêu vũ)
+ Dịch vụ karaoke
+ Dịch vụ massages
+ Dịch vụ đổi tiền, điện thoại, mua vé máy bay, tổ chức vui chơi…
Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí:
Chi trả tiền lương cho cán nhân viên trong doanh nghiệp.
Chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác như: tiền điện, nước, chi phí vận chuyển, thuê tài sản cố định…
Hao phí về vật tư trong kinh doanh như: tiêu hao nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định…
Hao hụt hàng hoá, nguyên liệu trong quá trình vân chuyển bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
Các khoản chi phí khác như: trả lãi tiền vay ngân hàng, bảo hiểm xã hội…
Căn cứ vào tính chất biến động của chi phí.
Trong trường hợp này chi phí được chia làm hai loại: Chi phí bất biến và chi phí khả biến:
Chi phí bất biến: là những khoản chi phí không thay đổi hoặc ít thay đổi khi mức doanh thu thay đổi. Đó là những khoản chi phí như: khấu hao tài sản cố định, bảo trì, bảo dưỡng nhà cửa trang thiết bị, chi phí quản lý hành chính…
Chi phí khả biến: là những khoản chi luôn biến động theo sự biến động của mức doanh thu đạt được như: chi phí tiền lương khoán, chi phí để may giặt đồ vải, một phần chi phí nhiên liệu, điện năng…
Căn cứ vào công tác quản lý:
Chi phí vận chuyển, bốc vác: gồm cước phí vận chuyển thuê ngoài, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện vân chuyển của các phương tiện vận chuyển thuộc doanh nghiệp, tiền bốc dỡ, khuân vác.
Chi phí bảo quản, chọn lọc, đóng gói, bao bì... là những khoản chi phí nhằm giữ gìn số lượng và chất lượng hàng hoá, nguyên liệu như tiền làm sàn, mua hoá chất phòng trừ chuột bọ…
Khấu hao tài sản cố định.
Trừ dần công cụ lao động nhỏ: là giá trị phân bổ công cụ lao động nhỏ dùng trong mua, bán, bảo quản nguyên liệu, hàng hoá trong chế biến, phục vụ khách.
Lãi phải trả ngân hàng và các đối tượng khác.
Hao hụt nguyên liệu, hàng hoá định mức.
Bảo hiểm xã hội.
Các khoản chi phí trực tiếp khác cần thiết cho quá trình phục vụ khách.
Tiền lương của cán bộ và nhân viên.
Chi phí quản lý hành chính: là những khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho quá trình kinh doanh như văn phòng phẩm, y tế, hội nghị…
1.3.TỶ SUẤT CHI PHÍ:
1.3.1.Khái niệm:
Tỷ suất chi phí là tỷ số hoặc tỷ lệ phần trăm so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh KS – DL và doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định (có thể là một năm, một quý, một tháng) của doanh nghiệp.
Biểu hiện – công thức: F’ = F / D . 100
F’ : tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F : tổng chi phí kinh doanh
D : tổng doanh thu
1.3.2. Ý nghĩa của tỷ suất chi phí:
- Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ với nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp KS – DL trong cùng một thời kỳ với nhau.
Mức tăng (giảm) chi phí: chỉ tiêu này đánh giá đơn vị có quản lý tốt chi phí hay không qua việc so sánh tỷ suất phí giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch và chỉ tiêu biểu hiện dưới dạng số tương đối:
D F’ = F1’ – F0’
trong đó: D F : mức độ tăng hoặc giảm chi phí
F1’ : tỷ suất chi phí của kỳ này (thực hiện)
F0’ : tỷ suất chi phí của kỳ trước (kế hoạch)
Đồng thời với chỉ tiêu trên chúng ta sử dụng thêm chỉ tiêu tốc độ tăng (giảm) phí. Theo công thức sau:
Tốc độ tăng (giảm) phí = D F’ / F0’ . 100
Qua hai chỉ tiêu trên cho thấy, mục tiêu của doanh nghiệp là phải luôn luôn hướng tới việc giảm tỷ suất chi phí, tăng nhanh tốc độ giảm phí, đó là cơ sở cho việc tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu số tiền tiết kiệm (bội chi) của doanh nghiệp:
± F = D F’ . D1 / 100
trong đó: ± F : số tiền bội chi hoặc tiết kiệm của doanh nghiệp trong kỳ
D1 : doanh thu đạt được năm nay (thực hiện)
Qua các chỉ tiêu trên chúng ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí nói chung và của từng nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ KINH DOANH KS – DL:
1.4.1. Sự ảnh hưởng của doanh thu và cấu thành doanh thu:
Trong chi phí KS – DL có 2 loại chi phí là: chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí khả biến thay đổi khi mức doanh thu thay đổi, số tiền tuyệt đối của loại chi phí này tăng lên theo sự tăng lên của doanh thu, song có thể tốc độ chậm hơn vì doanh thu tăng thì sẽ tạo điều kiện tổ chức kinh doanh hợp lý hơn, năng suất lao đọng có điều kiện tăng nhanh hơn. Mặt khác những chi phí bất biến thường ít tăng hoặc không tăng lên khi doanh thu của doanh nghiệp tăng.
Như vậy khi doanh thu tăng lên thì số tiền tuyệt đối của chi phí có thể tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm dẫn đến tỷ suất chi phí có thể hạ thấp.
Đối với cấu thành doanh thu, do tính chất kinh doanh của mỗi nghiệp vụ khác nhau, do vậy mà cấu thành doanh thu thay đổi sẽ làm cho tỷ suất chi phí của doanh nghiệp thay đổi.
1.4.2. Ảnh hưởng của năng suất lao động:
Nếu năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lao động sống, hay tiết kiệm được chi phí tiên lương. Đồng thời tăng năng suất lao động sẽ có điều kiện tăng được thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, nhân viên, tuy nhiên chi phí về tiền lương sẽ phải có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, như vậy mới hợp lý và tiết kiệm được chi phí.
1.4.3. Ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:
Việc đầu tư xây dựng khách sạn, các cơ sở kinh doanh, mua sắm phương tiện, trang bị các trang thiết bị dụng cụ… trang một giai đoạn nhất định sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư hợp lý có vai trò nâng cao chất lượng phục vụ sẽ thu hút được nhanh chóng khách hàng và vì vậy sẽ phát huy được tác dụng của việc đầu tư.
1.4.4. Ảnh hưởng của trình độ tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp.
Nhân tố này có vai trò trong toàn bộ quá trình kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Nếu kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất - kinh doanh một cách hợp lý, doanh nghiệp sẽ phát triển được sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm được chi phí hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả vật tư, lao động và tiền vốn daonh nghiêp bỏ ra.
Ngoài các nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp, nhưng mang tính chất khách quan như: sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh trong thị trườngkinh doanh KS – DL, lưu lượng khách tham quan Việt Nam, nhu cầu du lịch của nhân dân, giá cước phí…
PHẦN 2
CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP KS – DL Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nền kinh tế thị trường đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, phát huy được hết các tiềm năng của mình. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp làm ăn không thua lỗ đó là điều khó song để đứng vững được trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả lại càng khó hơn. Để kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế này, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó phát huy những điểm mạnh và tìm giải pháp hạn chế những điểm yếu của mình.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp ta có thể đưa ra các biện pháp khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí. Song qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của chi phí đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, như sau:
2.1. XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH CHI PHÍ:
Xây dựng các kế hoạch phải dựa trên cơ sở các định mức chi phí. Doanh nghiệp nên lập ra các kế hoạch chi phí cho cả một thời kỳ hoạt động kinh doanh của mình. Các kế hoạch này phải được xác định mức chi phí hợp lý, tuỳ theo từng loại chi phí mà xác định các mức chi tiêu cho từng bộ phận, từng nghiệp vụ kinh doanh, thường xuyên kiểm tra và chấp hành mọi định mức đó.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó có kế hoạch chi phí, các doanh nghiệp cần lập các dự toán chi phí hàng tháng. Dự toán này được lập từ các nghiệp vụ, các bộ phận kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Do vậy doanh nghiệp có khả năng năm bắt được tình hình chi tiêu một cách sát sao và cụ thể hơn so với kế hoạch quý hoặc năm, có thể khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm chi phí một cách tích cực và liên tục.
2.2. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG:
Như chúng ta đã biết kinh doanh là một nghề khó, kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào tài năng, trí tuệ, sự nhạy bén, năng động, táo bạo của nhà kinh doanh trước những diễn biến của nhu cầu thị trường.
Trong khi đó nhu cầu và thị hiếu của con người luôn luôn biến đổi không ngừng. Nếu doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ không phù hợp với sở thích của người tiêu dùng thì sẽ không bán được,hoặc bán với giá rẻ dẫn đến kinh doanh trì trệ thua lỗ.
Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Nó vừa là điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, nó vừa loại bỏ đào thải những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Một doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển thì sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bán chạy và có lãi.
Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư thường xuyên cho việc nghiên cứu thị trường, phân tích những biến động của thị trường về giá cả, về cung cầu và những công nghệ mới để xem người tiêu dùng thích sản phẩm gì với những yêu cầu về chất lượng như thế nào, giá cả ra sao, hơn thế có thể nghiên cứu để tạo ra cũng như là kích thích nhu cầu mới đối với những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp. Khả năng sẽ tiêu thụ là bao nhiêu… và phải tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên liên tục. Muốn vậy mỗi doanh nghiệp phải tổ chức một bộ phận riêng chuyên môn nghiên cứu thị trường, nhằm phản ánh lại những sản phẩm của doanh nghiệp, để đưa ra thị trường những sản phẩm thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng hơn. Đây cũng là một trong nhiều phương pháp nâng cao lợi nhuận giảm chi phí cho doanh nghiệp.
2.3. PHẢI TIẾT KIỆM CHI PHÍ MỘT CÁCH HỢP LÝ:
Trước hết doanh nghiệp phải mở rộng được quy mô kinh doanh đồng thời dựa vào các dự toán định mức và dự toán chi phí được xây dựng để thực hành tiết kiệm. Việc tiết kiệm phải được thực hiện ở mọi khâu, mọi bộ phận kinh doanh trên tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động vật tư, tiền vốn…
Tổ chức lao động một cách khoa học và hợp lý vì đây là điều kiện quan trọng nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp KS – DL .
Áp dụng phương thức phục vụ thích hợp, cải thiện phương tiện và điều kiện làm việc, cho phép giảm lượng lao động dư thừa và giảm nhẹ hao phí sức lao động cho người lao động, giảm lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp. Trên cơ sở đó là điều kiện cho việc giảm tổng quỹ lương vì thế vì thế sẽ làm tổng mức chi phí chung giảm xuống. Nhưng giảm tổng quỹ lương không có nghĩa là giảm tiền lương của cán bộ công nhân viên, mà phải làm cho tiền lương của cán bộ công nhân viên tăng lên nhưng tốc độ tăng này phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động mà họ đạt được.
Nhưng điều quan trọng và có ý nghĩa to lớn hơn trong việc tổ chức quản lý lao động của một doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động là ở chỗ biết sử dụng yếu tố con người, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người làm cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp. Vì vậy daonh nghiệp phải thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật bằng cách mở các lớp đào tạo, cử đi học, đi thực tế ở các công ty khác… Bên cạnh đó doanh nghiệp cần có cơ chế tuyển dụng lao động phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn: vốn là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đặc biệt là doanh nghiệp KS – DL vì trong kinh doanh KS – DL đòi hỏi số lượng vốn đầu tư ban đầu vào cơ sở vật chất rất lớn. Và hơn nữa trong điều kiện hiện nay yếu tố vốn càng trở nên quan trọng hơn, nó là nhân tố đầu tiên. Vì nếu doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào thì có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều ưu thế trên thị trường.
Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thì quy mô kinh doanh luôn cần phải mở rộng và để chiếm được thị phần lớn doanh nghiệp dù lớn đến đâu cũng không thể tránh khỏi việc huy động vốn từ bên ngoài. Để giảm bớt chi phí do huy động vốn, doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác huy động tập trung vốn bằng cách huy động tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định doanh nghiệp KS – DL tiến hành một số biện pháp sau:
- Bố trí lại một cách hợp lý cơ cấu tài sản cố định trong doanh nghiệp, thực hiện đầu tư theo chiều sâu trên cơ sở kiểm kê và phân loại TSCĐ theo từng loại, từng nguồn hình thành… nắm vững thực trạng của chúng và xác định khả năng sử dụng thích hợp với nhu cầu kinh doanh.
- Xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao, có trình độ để co thể ứng dụng và vận hành các công nghệ hiện đại, các máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Đánh giá lại TSCĐ theo sự biến động của giá cả trên thị trường nhằm bảo toàn vốn cố định.
- Có các phương pháp tính toán khấu hao TSCĐ một cách hợp lý và đảm bảo các yêu cầu:
+ Nhằm tích luỹ nhanh chóng toàn bộ vôn khấu hao để đổi mới hay tái sản xuất TSCĐ.
+ Đảm bảo chi phí về khấu hao TSCĐ trong giá trị san phẩm hợp lý, tạo ra giá sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.
- Cần xử lý các tài sản thừa và tài tài sản hết thời hạn sử dụng để tránh tình trạng sử dụng vốn cố định không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cần xác định một cơ cấu về nguồn vốn đầu tư để giúp cho việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả nhất, phương án đó phải đảm bảo hoàn trả được vốn, trả lãi tiền vay và tạo ra lợi nhuận.
Đối vớ