Với bốn trăm năm chờ đợi cùng với bao nhiêu tình huống khó khăn khốn quẫn Nho giáo đã triển khai trong thực tế với hai mẫu Nhà Nho hành đạo và ẩn dật. Cùng với sự vận động của lịch sử đến thế kỷ XVIII một loại hình văn học thứ ba ra đời: Nhà nho tài tử sự xuất hiện và phát triển của đội ngũ nhà nho tài tử chịu sự quy định của chính những khuynh hướng đối lập nhau trong xã hội. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là điển hình cho các nhà nho tài tử. Mỗi nhà nho biểu hiện tài năng của mình trên một phương diện. Nguyễn Công Trứ quả là một nhà nho tài năng có cá tính độc đáo với cái tôi ngông nghênh ngạo nghễ khác người.
Nhà nho tài tử là những nhà nho trải qua một quá trình học tập tu dưỡng dưới “cửa khổng sân đình” như bất cứ một tri thức nào của thời đại mình. Ra đời trong một xã hội Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống, quan niệm về người “đại trượng phu”. Đại trượng phu hay người “hào kiệt” là loại nhân vật xuất chúng vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ của trí tuệ, tài năng, lẫn những hoài bão, ước vọng to lớn. Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc, đại trượng phu là người tính toán những sự nghiệp lớn.
Nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Phan Ngọc Cũng cho rằng, vào giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, “Tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay thế các quân tử, các trượng phu, là những người độc chiếm văn đàn trước đây. Các tài tử ấy học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều tự xưng là tài tử. Con người tài tử là điển hình mới của thời đại. Con người quân tử bị chế giễu, đạo đức sống khắc kỷ phục lễ bị mạt sát. Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng trai tài giỏi nhất của thời đại”.
9 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cái “Ngông “ trong sáng tác văn chương Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: LOẠI HÌNH HỌC TÁC GIẢ VĂN HỌC NHÀ NHO
CÁI “NGÔNG” TRONG SÁNG TÁC
VĂN CHƯƠNG NGUYỄN CÔNG TRỨ
Cái “Ngông “ trong sáng tác văn chương Nguyễn Công Trứ
Giảng viên : Trần Ngọc Vương
Học viên thực hiện : Khổng Thị Huyền
Lớp : Cao học K51
Hà Nội -2007
Với bốn trăm năm chờ đợi cùng với bao nhiêu tình huống khó khăn khốn quẫn Nho giáo đã triển khai trong thực tế với hai mẫu Nhà Nho hành đạo và ẩn dật. Cùng với sự vận động của lịch sử đến thế kỷ XVIII một loại hình văn học thứ ba ra đời: Nhà nho tài tử sự xuất hiện và phát triển của đội ngũ nhà nho tài tử chịu sự quy định của chính những khuynh hướng đối lập nhau trong xã hội. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là điển hình cho các nhà nho tài tử. Mỗi nhà nho biểu hiện tài năng của mình trên một phương diện. Nguyễn Công Trứ quả là một nhà nho tài năng có cá tính độc đáo với cái tôi ngông nghênh ngạo nghễ khác người.
Nhà nho tài tử là những nhà nho trải qua một quá trình học tập tu dưỡng dưới “cửa khổng sân đình” như bất cứ một tri thức nào của thời đại mình. Ra đời trong một xã hội Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống, quan niệm về người “đại trượng phu”. Đại trượng phu hay người “hào kiệt” là loại nhân vật xuất chúng vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ của trí tuệ, tài năng, lẫn những hoài bão, ước vọng to lớn. Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc, đại trượng phu là người tính toán những sự nghiệp lớn.
Nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Phan Ngọc Cũng cho rằng, vào giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, “Tư tưởng thị dân đòi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo xuất hiện, và trở thành xu thế chính. Các tài tử ra đời để thay thế các quân tử, các trượng phu, là những người độc chiếm văn đàn trước đây. Các tài tử ấy học đạo thánh hiền, nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều tự xưng là tài tử. Con người tài tử là điển hình mới của thời đại. Con người quân tử bị chế giễu, đạo đức sống khắc kỷ phục lễ bị mạt sát. Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng trai tài giỏi nhất của thời đại”.
Điểm khác biệt cơ bản giữa những người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người. “Đó không chỉ là điểm để phân biệt với người thánh hiền mà cao hơn, là điều khiến họ tự hào”. Người tài tử quan niệm “tài” theo nhiều cách. Có thể đó là tài trị nước, cầm quân (kinh luân), có thể là tài trong học vấn. Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn nhất thiết phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc, phun châu”, rộng hơn nữa là “Cầm kỳ thi họa” – những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải gắn với “tình” nữa mới thành người tài tử.
Người tài tử cậy tài, mơ ước không phải chỉ là công danh phú quý, mà còn lập nên những sự nghiệp phi thường. “Võng trời đất dọc ngang ngang dọc”, “Chí làm trai Nam bắc Đông Tây, cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ) “thay con tạo xoay cơn khí số” (Cao Bá Quát). Họ không trăn trở, băn khoăn nhiều về “Lẽ xuất xử”, không chủ trương tránh đời “Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ” trước các vấn đề xã hội. Ở họ. Xuất hiện hàng loạt vấn đề mới trong mối quan hệ với các bậc đế vương.
Trong điều kiện của chế độ chuyên chế, muốn có sự nghiệp tất yếu phải qua con đường công danh, làm theo mệnh vua. “Dù kiêu ngạo, thị tài đến đâu, người tài tử cũng không thể qua mắt đấng chí tôn mà có sự nghiệp phi thường được”. Nhưng “trí quân trạch dân” đối với họ là để trổ tài, thử tài, chứ họ không quan tâm nhiều đến nghĩa vụ, không coi đó là mục đích cuộc đời như nhà nho hành đạo. Nếu người ẩn dật đã từng có tham vọng tự đặt mình ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền chuyên chế, tự coi mình là pháp quan trước lịch sử, thì người tài tử ở mức cao nhất, lại muốn coi các nhà cầm quyền như những quân cờ trong cuộc cờ thế sự của họ. Tuy nhiên, đại đa số trong họ thỏa mãn với điều kiện được các bậc vua chúa trọng dụng, đánh giá đúng tài năng và sử dụng họ có hiệu quả. Sự trung thành của người tài tử đối với người cầm quyền là có điều kiện, hình thành nên những giao ước, công khai hay ngấm ngầm giữa người làm chúa và kẻ làm bề tôi. Ở người tài tử không quan sát thấy một sự trung thành vô điều kiện, trung thành đến hy sinh tính mạng như ở người hành đạo trung nghĩa. Mối quan tâm hàng đầu của họ trong cuộc đời chính là việc làm thỏa mãn hoài bão cá nhân.
“Đã mang tiếng ở trong trời đất.
Phải có danh gì với núi sống”
Người tài tử thường cậy tài, trổ tài, thường bất mãn với cái có sẵn, muốn xáo trộn, muốn hành động, phá phách trật tự. Họ cũng thường tự cao tự phụ, ngông nghênh, vòi vĩnh, không chịu yên mệnh. Cho nên chế độ chuyên chế thường sợ tài, nghi kỵ người có tài, tìm cách ức chế họ”. Cũng nhằm mục đích củng cố địa vị thống trị, chế độ chuyên chế đề cao đức hạnh: đích củng cố địa vị thống trị, chế độ chuyên chế đề cao đức hạnh: trung hiếu, lễ nghĩa, phục tùng, yên mệnh và thường công kích, lên án kẻ Hữu tài vô hạnh”.
Thật vậy, Nguyễn Công Trứ là nhà nho có cá tính độc đáo với cái tôi ngông nghênh khác người.
Nghiên cứu Nguyễn Công Trứ mà không đề cập đến cá tính của ông vẫn còn là một khiếm khuyết. Được rèn giũa theo khuôn khổ đạo Nho, lại hoạt động dôi nổi trên nhiều lĩnh vực, lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục; khi làm quan ngoài, lúc làm quan trong, khi về hưu được Nhà vua phong vinh hàm Thượng thư trí sĩ (thường gọi là cụ Thương Trứ), Nguyễn Công Trứ lúc nào cũng giữ lối sống riêng của mình. Có lẽ ông không ưa lối sống bình lặng trầm mặc. Qua thơ văn còn lại là qua những giai thoại truyền miệng, chúng ta biết: lúc vui cũng như lúc buồn, lúc thành công cũng như lúc thất bại, Nguyễn Công Trứ đều sống hết mình. Ông có chí lớn, chí kinh bang tế thế, chí tung hoành ngang dọc “Chí làm trai nam bắc đông tây, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bề” (Chí khí anh hùng), ông nuôi khí to: “Khí hạo nhiên chí đại chí cương. So chính khí đã đầy trong trời đất” (Luận kẻ sĩ), lúc thành đạt cũng như lúc chưa thành đạt, ông luôn giữ chí khí ấy. Có người cho Nguyễn Công Trứ sống quá cỡ: lúc nghĩ đến công danh là lúc dường như ông quên hết tất cả để lập cho được công danh: “Không công danh thà nát với cỏ cây”; nhưng lúc đã lao vào ăn chơi hưởng lạc lại là lúc ông vất bỏ mọi thứ kể cả chí bình sinh để tận hưởng mọi lạc thú trần gian kể cả thú “hường hường yến yến”; “Nhân sinh bất hành lạc, Thiên tuế diệc vi thương”! Lúc đang làm quan cũng như lúc đã về hưu ông không ưa khuôn khổ, thích cuộc sống ngông nghênh mà ông gọi là “ngất ngưởng” như muốn trêu chọc người đời vậy. v.v…. Cá tính ông khó thích hợp với đời thường, tất yếu đã gây xung đột với khuôn phép của triều Nguyễn hẹp hòi bảo thủ. Nó dẫn đến phiền hà cho mọi người mà trước hết cho chính bản thân Nguyễn Công Trứ. Nhưng đã là cá tính. Nó chịu tác động của mọi mối quan hệ xã hội vì “Con người là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội” nhưng nó vẫn là của một cá nhân cụ thể: ông đồ Trứ, người con trai xứ Nghệ, sống vào thời Lê Mạc - Nguyễn sơ đầy “dâu bể”.
Con người và cuộc đời Nguyễn Công Trứ phong phú, sinh động, quả có nhiều nét độc đáo, ít gặp trong hàng tao nhân mặc khách hàng hay trong hàng ngũ quan liêu đương thời. Ông là người lịch lãm, nuôi hoài bão muốn làm nhiều biệc lớn để cứu nước yên dân, lại là một nghệ sĩ có tài năng. Có người coi ông là một khối mâu thuẫn, vì có ảo tưởng quá lớn nên bị vỡ mông hoàn toàn, vừa bảo hoàng hơn nhà vua lại vừa ăn chơi khét tiếng v.v… Đó là một cách đánh giá.
Chúng ta hãy dựa vào Thơ Nguyễn Công Trứ để tìm hiểu và lí giải con người và cuộc đời của ông.
Nguyễn Công Trứ xuất chính khi từ lâu triều Nguyễn đã củng cố khá vững chắc thể chế chuyên chế tập quyền, đẩy đến mức cực đoan trong lịch sử Việt Nam với lệ “Tứ bất”. Không còn một đối thủ chính trị nào đủ trọng lượng để đối đầu trong thực tế, triều đình đặt ra nhiều chính sách, nhiều chủ trương biện pháp để phòng ngừa sự xuất hiện của những đối thủ tiềm tàng. Và những đối thủ đó chính là những kẻ mang trong mình những phẩm chất của “người anh hùng thời loạn”, ấy vậy mà, chính Nguyễn Công Trứ, ngay từ thuở hàn vi, đã nhiều lần bày tỏ cái khát vọng, cái lý tưởng sống “bất bình thường” của mình. Trong cả một thứ trò chơi tầm thường, ông cũng nhìn ra
“Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang
Cơ điều đạc quân ăn quân đánh
Gọi một tiếng, người đều khởi kính
Dậy ba quan, ai dám chẳng nhường
Cất nếp lên bốn mặt không đương
Hạ bài xuống, tam khôi chiếm cả”
(Thơ Tố Tâm)
Ông rắp ranh:
“Đã từng tắm gội ơn mưa móc
Cũng phải xênh xang hội gió mây”
“Dở đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Đi thi tự vịnh)
Ông luôn luôn láy đi láy lại, như một lời tự nhủ, một lời hứa hẹn, cao hơn, như một lời nguyền, rằng “tang bồng là cái nợ - Làm tài trai chỉ sợ áng công danh”. Có lẽ trong văn học Việt Nam, trước Nguyễn Công Trứ, không ai nói nhiều đến “tài trai”, “chí tang bồng”, “chí nam nhi”, “chí trượng phu”, đến khát vọng làm người anh hùng đến vậy. Ông phát biểu thẳng thắn rằng “thùy năng thế thượng vong danh lợi. Tiện thị nhân gian nhất hóa công!” (Trên đời ai quên được danh lợi, hẳn chỉ có mình ông trời). Nhưng cũng không ai đã đắm tin một cách chắc chắn đến như ông, rằng tất cả những món “nợ công danh”, “nợ trần hoàn”, “nợ nam nhi” ấy, nhất đán sẽ được hoàn toàn “trang trắng”. Không ai lớn tiếng đến thế đã đành, cũng không dễ có một người thứ hai làm được tất cả mọi điều tự hứa, nào có ít ỏi, dễ dàng gì cho cam: không chỉ là “miếng khoa giáp ăn xanh phường sĩ tử”, “nợ tang bồng trang trắng mặt năm nhi”, mà còn kiêu căng hơn, ngang ngược hơn.
“Thiên phú ngô, địa tải ngô
Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý
Dã thị giang sơn chung tử khí
Quả nhiên đài các xuất danh công”
(trời che ta, đất chở ta
Vốn trời đất sinh ra ta là có ý
Ấy bài giang sơn hun tú khí (cho nên đài các nảy
danh công)
Ông báo trước, rằng ông sẽ làm được cái điều
“Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng
Cờ báo tiệp giữa trời bay bướm nhẹ
Tài bộ thế mà công danh lại thế
Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong”
Khi ông coi “vũ trụ giai ngô phận sự”, “Thông minh nhất nam tử, yếu vi thiên hạ kỳ”, thì “đố kỵ sá chi con Tạo”, “quyết tang bồng chi phỉ chí trượng phu”:
“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
(Chi khí anh hùng)
Như vậy, Nguyễn Công Trứ tin ở tài, đức và chí của mình:
- Tài bộ thế ai trời kia chẳng phụ.
- Hữu kì đức ắt trời kia chẳng phụ
- Hữu chí sự cánh thành.
Nhất là ông tin ở sự rèn tâm luyện chí của mình kinh qua con đường đời gập gềnh: “Có từng gian hiểm mình càng trí”; Ông không hề khoa trương ảo tưởng về mình, chính ngay bản thân cuộc đời chìm nổi của ông là một mẫu hình sinh động.
Cái điều mà không ít người đang cho là cộm lên, khi đánh giá chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ: đó là sự gắn liền chí làm trai với công danh của Nguyễn Uy Viễn.
Ông nêu lên mục tiêu phấn đấu:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông?
(Nợ tang bồng)
Và cứ như thế dường như lúc nào ông cũng lo lập công danh để thực hiện hoài bão của mình.
Vũ trụ giai ngộ phận sự
Chẳng công danh chỉ đứng giữa trần hoàn
(Nợ tang bồng)
- Tang bồng là cái nợ
Làm tài trai chỉ sợ áng công danh
(Quân tử cố cùng)
Ông lại dứt khoát khẳng định:
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thời nát với cỏ cây!
(Gánh trung hiếu)
Phải nói ngay rằng thơ ca Nguyễn Công Trứ quả có sức sống mạnh. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng ta đã biết gạn đục khơi trong, trân trọng cái phần tích cực toát ra từ những tứ thơ, vần thơ, hình tượng thơ hào hùng của ông. Thời Nguyễn Công Trứ, nhà thơ chỉ nói được như thế, khó có đòi hỏi khác. Cái đáng quý nhất đã hấp dẫn tuổi trẻ của nhiều thế hệ, ấy là vấn đề Nguyễn Công Trứ đặt ra với tất cả nhiệt tâm: vấn đề vai trò tích cực của con người đối với cuộc đời, tức là con người sống phài có chí, có hoài bão, phải tự rèn luyện để cuối cùng làm được nhiều việc có ích cho đời.
Chí nam nhi, nợ công danh của Nguyễn Công Trứ gần với trung hiếu, với quân thần khăng khít như ông đã từng nhấn mạnh: “Có trung hiếu nên đứng trong trời đất”, “Không quân thần phu tử đếch ra người”. Đây cũng là hoài bão của ông: ông muốn có một triều đình ổn định để “Đem tất cả sở tồn làm sở dụng”. Hơn nữa, buổi đầu của triều Nguyễn , nhất là vương triều Minh Mệnh, đã làm được một số việc. Là bề tôi của triều đại này, Nguyễn Công Trứ không thể nói khác. Đó là một sự hạn chế lịch sử ngặt nghèo, là đồ đệ của Nho gia, chịu ảnh hưởng của Tống Nho, bị cô lập với thế giới bên ngoài, ông không thể nghĩ khác.
Có thể nói trên văn đàn văn học Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 có rất nhiều nhà nho tài tử (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…) nhưng Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ cá tính độc đáo của một cái tôi cá nhân không chịu thu mình trong khuôn khổ chật hẹp một cái tôi ngông muốn xáo trộn, phá phách trật tự. Đó là người anh hùng, người đại trượng phu có trí tuệ, tài năng, với những ước vọng hoài bão lớn lao.