Trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kỳ phát triển. Việc hình thành các phương pháp luận, các chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Trong những năm gần đây, Việt Nam mở rộng quan hệ với rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đó chính là lý do tại sao nhóm chúng tôi chọn đề tài cho bài tiểu luận này: “Chính sách kinh tế đồi ngoại giữa Việt Nam và ASEAN trước và sau Đổi mới”. Đề tài này trả lời cho ba câu hỏi: Tại sao cần mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại? Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước và sau Đổi mới như thế nào? Những thành tựu đạt được và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực tương lai?
Do mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại là một vấn đề hết sức rộng lớn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3745 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam – Asean trước và sau đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam II
CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
VIỆT NAM – ASEAN TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phú Tân Hương
Nhóm thực hiện: Vũ Thị Vân Anh - CT36H
Lô Thị Trúc Đào - CT36H
Đặng Danh Đạt - CT36H
Nông Thị Mỹ Hạnh - CT36H
Lê Thị Phương Hoa - CT36H (nhóm trưởng)
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. MỞ RỘNG QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN VÀ XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI 3
1. Nền tảng của việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới 3
1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại 3
1.2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc 4
2. Những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại 5
2.1. Vai trò trụ cột của kinh tế đối với một quốc gia 5
2.2. Sự phát triển của xu thế hợp tác kinh tế đối ngoại trên thế giới 5
II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN………………………………………………………………………. 5
1. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước Đổi mới 5
2. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN sau Đổi mới 6
3. Đánh giá chung về chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam – ASEAN 9
III. THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG MỞ RỘNG HỢP TÁC KINH TẾ VỚI ASEAN – XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TÊ KHU VỰC TRONG TƯƠNG LAI 11
1. Thành tựu của Việt Nam 11
2. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực trong tương lai 12
TỔNG KẾT 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kỳ phát triển. Việc hình thành các phương pháp luận, các chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Trong những năm gần đây, Việt Nam mở rộng quan hệ với rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đó chính là lý do tại sao nhóm chúng tôi chọn đề tài cho bài tiểu luận này: “Chính sách kinh tế đồi ngoại giữa Việt Nam và ASEAN trước và sau Đổi mới”. Đề tài này trả lời cho ba câu hỏi: Tại sao cần mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại? Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước và sau Đổi mới như thế nào? Những thành tựu đạt được và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực tương lai?
Do mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại là một vấn đề hết sức rộng lớn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phú Tân Hương đã hướng dẫn để hoàn thành bài tiểu luận này.
NỘI DUNG
MỞ RỘNG QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LÀ ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN VÀ XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI
Nền tảng của việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đối ngoại là hệ thống các quan điểm, nhận thức, luận cứ được thể hiện trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn lịch sử. Theo hệ thống các quan điểm này, chính sách đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối với một quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ đất nước, chính sách đối ngoại là một bộ phận hợp thành chiến lược cách mạng. Khi có đường lối quốc tế rõ ràng, chính sách đối ngoại phù hợp, cách mạng sẽ đi đến hình thành một hệ thống chủ trương chiến lược và biện pháp sách lược xử lý những vấn đề tác động đến lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Là một nước nhỏ nhưng chúng ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đối ngoại. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, khi một nước nhỏ đối đầu với một nước hùng mạnh hơn thì phái có chiến lược, phải biến đường lối ngoại giao trở thành vũ khí để góp phần thay đổi tương quan lực lượng, cục diện chiến đấu. Như vậy, ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đề xuất phương hướng chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo để đánh thằng kẻ thù chính trong từng thời kỳ cách mạng.
Nhận thức về vai trò của vũ khí đối ngoại, kể cả trong những xu hướng mới của thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Ngày nay ngoại giao ai thuận hơn thì thắng”. Trong tình hình quốc tế mới, mỗi quốc gia đều có “linh hồn riêng”, có vận mệnh riêng, và đòi hỏi phải có bản lĩnh, có chính sách đối ngoại của riêng mình. Đây chính là cách ứng xử của một quốc gia đối với thế giới. Thành công sẽ đến với quốc gia nào có cách ứng xử thông minh. Từ đó có thể thấy chính sách đối ngoại có một vị trí rất lớn đối với chiến lược phát triển của một quốc gia, và chú trọng tới các chính sách đối ngoại là một yêu cầu tối cần thiết.
Truyền thống ngoại giao của dân tộc
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn phải đối đầu với rất nhiều thiên tai địch họa. Qua những thăng trầm ấy, ngoại giao Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại để tạo nên một bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam.
Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường cho độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi…và nhiều bài học sâu sắc, bổ ích về quan hệ với lân bang, ứng xử trong đối ngoại. Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu cao, bản chất hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Ngoại giao Việt Nam hiện đại bắt đầu từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn dắt. Trải qua những giai đoạn khác nhau, trong thời chiến cũng như trong thời bình, ngoại giao Việt Nam hiện đại đã kế thừa xứng đáng truyền thống cha ông, góp phần không nhỏ vào bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính sách đối ngoại, Việt Nam đã coi các quốc gia trong khu vực ASEAN là đối tác quan trọng, láng giềng hữu nghị, cùng nhau hợp tác để phát triển. Đến nay, khu vực ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại
Vai trò trụ cột của kinh tế đối với một quốc gia
Cùng với chính trị, văn hóa, kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng trong việc phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Sự tăng trưởng của kinh tế giúp nâng cao vị thế của quốc gia. Một đất nước mạnh về kinh tế cũng là một nước mạnh về chính trị, phát triển về văn hóa. Một nền kinh tế phát triển không chỉ thúc đẩy giáo dục, văn hóa, xã hội mà còn củng cố an ninh quốc gia, chính trị ổn định. Kinh tế tăng trưởng tạo điều kiện cho đời sống nhân dân nâng cao, các lĩnh vực văn hóa – xã hội được quan tâm phát triển. Vì vậy, phát triển kinh tế không chỉ là mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.
Sự phát triển của xu thế hợp tác kinh tế đối ngoại trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phướng, đa chiều, đa lĩnh vực. Gần đây, nhiều quốc gia đã chú trọng vào xây dựng các liên kết thương mại tự do song phương và khu vực, trong đó có không ít quốc gia trước đây vốn chỉ dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho cơ chế đa phương của WTO như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… Cũng không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các liên kết thương mại trên thế giới và khu vực, trong đó nổi bật nhất là sự tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và sự hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây là một bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới.
II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN
1. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước Đổi mới
Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của năm thành viên. Trong thời kỳ này, giữa các quốc gia trong khu vực chưa hợp tác nhiều về mặt kinh tế. ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN; lập Ủy ban ASEAN tại Geneve năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế; đồng thời tham gia nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế.
Giai đoạn này, Việt Nam chưa phải là một thành viên chính thức của ASEAN. Phải đến những năm 1975 – 1976, chúng ta mới bắt đầu khôi phục ngoại giao và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây chính là tiền đề cho sự hợp tác về kinh tế đối ngoại sau này của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.
2. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN sau Đổi mới
Sau Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986), khi Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 13 ngày 20/5/1988 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới thì ngoại giao mới đã có bước chuyển biến quan trọng. Với chủ đề “giữ vững hòa bình phát triển kinh tế”, Nghị quyết khẳng định: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, vì với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”. Nghị quyết còn đưa ra các chủ trương cụ thể để thực hiện việc chuyển hướng về đối ngoại, trong đó có việc cải thiện quan hệ với các nước ASEAN.
Từ sau năm 1986, quan hệ Việt Nam – ASEAN bắt đầu được cải thiện nhanh chóng. Trong quan hệ với các nước ASEAN, qua các cuộc đối thoại và tiếp xúc song phương và đa phương với nước ta, các nước ASEAN nhận thấy giữa ta và họ có những lợi ích chung trong việc xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Tất cả các yếu tố trên đã thúc đẩy các nước ASEAN thấy cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và tách dần khỏi chính sách của một số nước lớn. Quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN và hội nhập khu vực sau đó. Sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, “nút thắt” đầu tiên trong quan hệ của ta với các nước đã được tháo gỡ, quá trình đàm phán giữa ta và các nước ASEAN về việc gia nhập ASEAN được đẩy nhanh. Ngày 28/7/1995, chúng ta đã gia nhập ASEAN và trở thành thành viên chính thức thứ bảy của tổ chức này.
Tham gia hợp tác vào ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác ASEAN về kinh tế, thương mại. Việt Nam đã thành lập cơ quan AFTA quốc gia do Bộ tài chính chỉ đạo để làm đầu mối của Việt Nam trong việc triển khai những vấn đề liên quan đến AFTA. Năm 1996, Việt Nam đã công bố đưa 875 mặt hàng và năm 1997 đưa thêm 621 mặt hàng vốn đã có thuế suất bằng 0-5% hoặc nhỏ hơn 20% vào thực hiện CEPT/AFTA, đưa tổng số lên 1496 mặt hàng. Năm 1998-1999, Việt Nam đã đưa 3582 mặt hàng vào thực hiện CEPT/AFTA. Việt Nam đã trình danh mục nhạy cảm hoàn thiện của mình, bao gồm 10 nhóm mặt hàng chính, bước đầu tuyên bố bỏ 23 mặt hàng ra khỏi danh mục loại trừ hoàn toàn (trong tổng số 195 mặt hàng ASEAN đã loại khỏi danh mục này) và đơn giản hóa được một bước các biện pháp phi thuế quan.
Bảng 1. Lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006 (%)
Danh mục
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
IL
7,0
6,8
5,8
5,6
4,7
3,9
3,8
2,8
2,6
2,5
2,3
TEL
19,9
19,9
19,9
19,9
19,8
19,6
19,4
17,5
13,4
8,9
3,9
Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam. Trích dẫn bởi Đề án, 2006.
Chú thích:
IL: Danh mục cắt giảm thuế quan
TEL: Danh mục loại trừ tạm thời. Các số là mức thuế bình quân.
Theo số liệu của Bộ thương mại Việt Nam, năm 1999, Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN 2,436 tỷ USD và nhập khẩu từ các nước 3.329 tỷ USD trong tổng ngoại thương 11 tỷ USD của Việt Nam năm 1999. Đến thời điểm tháng 3/1999, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam hơn 300 dự án với tổng giá trị hơn 8,5 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Việt Nam đã cùng các nước ASEAN xây dựng Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp và ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tháng 11/1996, làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các Hiệp định kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai áp dụng Hành lang xanh (Green lane) cho các hàng hóa CEPT/AFTA. Việt Nam đã tham gia công ước Kyodo về thủ tục hải quan, làm cơ sở đàm phán với ASEAN về điều hòa thủ tục hải quan, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN và tổ chức thành công Hội nghị các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần 3 (tháng 11/1995) tại Việt Nam.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định khuyến khích và Bảo hộ đầu tư ASEAN và đã cùng ASEAN soạn thảo, ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tại AEM 28, tháng 8/1996, xúc tiến xây dựng và cùng các nước ASEAN thực hiện Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN (AIA).
Việt Nam đã tham gia Hiệp định hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). Ba ngành được đề nghị triển khai hợp tác AICO đầu tiên là ô tô, hóa chất và dệt.
Trong chương trình Hành động Hà Nội được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN VI (tháng 12/1998) Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hàng lang Đông – Tây thuộc lưu vực sông Mekong ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong Hiệp hội ASEAN.
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đưa ra dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mekong (WEC), và Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, tháng 9/1999, tại Singapore, đã thông qua đề nghị lập Nhóm công tác về chương trình này trong khuôn khổ Ủy ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN – MITI (Nhật Bản). Việt Nam được cử làm chủ tịch nhóm.
Hiện nay, cùng với các thành viên khác trong Hiệp hội, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nên một cộng đồng kinh tế chung, đạt mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
3. Đánh giá chung về chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam – ASEAN
Quan tâm đến phát triển kinh tế luôn là một hướng đi đúng đắn của mỗi quốc gia. Có thể thấy rằng, sau Đổi mới, Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc hoạch định chính sách kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Nếu để so sánh, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN sau Đổi mới mạnh mẽ và tích cực hơn thời kỳ trước Đổi mới. Điều đó thể hiện rằng kinh tế và chính trị luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước Đổi mới, đặc biệt là những năm 60 (thời điểm thành lập tổ chức ASEAN), cuộc chiến tranh của Mỹ tiến hành ở Việt Nam đang ở giai đoạn cao trào và có sự tham gia của một số nước ASEAN. Lúc này giữa Việt Nam và ASEAN dường như không có quan hệ với nhau, vì thế sự hợp tác kinh tế cũng chưa đáng kể. Vào những năm 1970, quan hệ Việt Nam – ASEAN dần được thiết lập và phát triển. Các bên đã bàn về vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh chính trị... Tuy nhiên, đến cuối những năm 70, nổi bật là các sự kiện liên quan đến Campuchia đã làm quan hệ hai bên xấu đi, thậm chí là đối đầu. Quan hệ hợp tác kinh tế cũng bị ảnh hưởng và hạn chế. Sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu đổi mới đất nước, và kinh tế là một lĩnh vực hết sức được quan tâm. Đường lối đối ngoại: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” là nhân tố tích cực thúc đẩy việc Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Quan hệ Việt Nam – ASEAN bước sang một trang mới.
Sau Đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương, đặc biệt là quan tâm đến các nước ASEAN. Đây là một chính sách linh hoạt và hợp thời. Việc Việt Nam đặt cao vị trí quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước ASEAN không chỉ đáp ứng yêu cầu tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo những lợi ích chiến lược thiết thân. Quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện những quan điểm đúng đắn trong chính sách kinh tế đối ngoại với ASEAN đã góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế, quan hệ Việt Nam với các nước lớn. Thành công trong quan hệ với ASEAN trở thành một trong những thắng lợi nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao không ngừng mở rộng. Vị thế đất nước đang ngày càng được nâng cao và hứa hẹn sẽ còn có những bước phát triển trong tương lai. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với ASEAN là đúng đắn, hợp lý và có vai trò tích cực đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Tại hội thảo khoa học với chủ đề: “Việt Nam – ASEAN: Quá khứ - Hiện tại – Tương lai” bàn về Việt Nam trước và sau khi gia nhập ASEAN, những thành tựu và hạn chế của hợp tác ASEAN, phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam”.
III. THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG MỞ RỘNG HỢP TÁC KINH TẾ VỚI ASEAN – XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TÊ KHU VỰC TRONG TƯƠNG LAI
1. Thành tựu của Việt Nam
Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu to lớn nhất.
Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã tăng lên nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như các nước thành viên của Hiệp hội.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong hai quý đầu năm 2010 tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong số các nước ASEAN, Singapore luôn là đối tác lớn nhất với tổng trị giá trao đổi giữa hai nước là 3,25 tỷ USD. Tiếp theo là Thái Lan: 3,12 tỷ USD và Malaysia: 2,43 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong sáu tháng đầu năm 2010 đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN vẫn là gạo và dầu thô với trị giá chiếm xấp xỉ 37% tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên hai mặt hàng này đều đạt tốc độ tăng trưởng âm trong sáu tháng đầu năm.
Con số nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy Việt Nam đang nhập siêu từ khu vực này. Việt Nam nhập khẩu từ khu vực này chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuât trong nước như: xăng dầu các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chất dẻo nguyên liệu, giấy… Trị giá bốn nhóm hàng này chiếm hơn 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ ASEAN. Như vậy thị trường ASEAN được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng ch