Thị trường liên ngân hàng Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện
gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến nay, mặc dù
chưa thực sự phát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu
về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, nó đã thực hiện chức năng cân đối, điều
hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng
thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường liên
ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm
thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể khẳng định rằng, thị trường liên ngân hàng
Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển thị trường tiền tệ nói riêng và
kinh tế đất nước nói chung, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các
công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền
kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn công cụ nào, sử dụng nó
ra sao ở các giai đoạn cụ thể luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và
giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà
nghiên cứu kinh tế.
Do đó để tìm hiểu sâu hơn sự chi phối của chính sách tiền tệ đến sự phát triển của
thị trường liên ngân hàng hiện nay và những thay đổi của chính sách tiền tệ gần đây ảnh
hưởng như thế nào đến thị trường liên ngân hàng , nhóm em xin trình bày bài tiểu luận: “
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường liên ngân hàng” làm mục tiêu nghiên
cứu.
Trong quá trình sưu tập và làm bài, chúng em phân ra nhiều phần khác nhau để
phân tích và đứng ở một khía cạnh nào đó có thể hạn hẹp. Với lượng kiến thức còn hạn
hẹp về chính sách tiền tệ cung như thị trường liên ngân hàng nói riêng và về tài chính nói
chúng, có thể bài tiểu luận của chúng em có thiếu sót và chưa tốt. Chúng em rất mong sẽ
nhận được sự đóng góp cũng như nhận xét của thầy và các bạn để nhóm rút kinh nghiệm
và làm những bài tiểu luận sau tốt hơn nữa.
51 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó lên thị trường liên ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Ngân Hàng
Bài Tiểu Luận:
Đề Tài: Chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó lên
thị trường liên ngân hàng
Nhóm thực hiện:
Phan Hoàng An NH9
Trần Diệp Lan NH9
Trần Thị Tuyết Mai NH9
Trần Văn Điệp NH7
Hồ Kim Anh NH9
Nguyễn Thị Bích Liệu NH9
Vũ Thị Trang NH9
TP.HCM, ngày 21 tháng 11 năm 2011.
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
1
Phân công nghiên cứu trong nhóm:
Phan Hoàng An: Lý thuyết và thực trạng thị trường mở ảnh hưởng tới Thị trường
Liên ngân hàng.
Trần Diệp Lan: Lý thuyết và lãi suất tái cấp vốn ảnh hưởng tới Thị trường Liên ngân
hàng.
Trần Thị Tuyết Mai : Lý thuyết và thực trạng tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới Thị
trường Liên ngân hàng.
Trần Văn Điệp : Lý thuyết và thực trạng dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới Thị trường
Liên ngân hàng.
Hồ Kim Anh : Lý thuyết về chính sách tiền tệ và liên ngân hàng.
Nguyễn Thị Bích Liệu : Lý thuyết và thực trạng hạn mức tín dụng ảnh hưởng tới Thị
trường Liên ngân hàng.
Vũ Thị Trang: Lý thuyết và thực trạng lãi suất ảnh hưởng tới Thị trường Liên ngân
hàng.
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
2
LỜI MỞ ĐẦU.
Thị trường liên ngân hàng Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện
gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến nay, mặc dù
chưa thực sự phát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu
về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, nó đã thực hiện chức năng cân đối, điều
hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng
thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường liên
ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm
thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể khẳng định rằng, thị trường liên ngân hàng
Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển thị trường tiền tệ nói riêng và
kinh tế đất nước nói chung, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các
công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền
kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn công cụ nào, sử dụng nó
ra sao ở các giai đoạn cụ thể luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và
giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà
nghiên cứu kinh tế.
Do đó để tìm hiểu sâu hơn sự chi phối của chính sách tiền tệ đến sự phát triển của
thị trường liên ngân hàng hiện nay và những thay đổi của chính sách tiền tệ gần đây ảnh
hưởng như thế nào đến thị trường liên ngân hàng , nhóm em xin trình bày bài tiểu luận: “
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường liên ngân hàng” làm mục tiêu nghiên
cứu.
Trong quá trình sưu tập và làm bài, chúng em phân ra nhiều phần khác nhau để
phân tích và đứng ở một khía cạnh nào đó có thể hạn hẹp. Với lượng kiến thức còn hạn
hẹp về chính sách tiền tệ cung như thị trường liên ngân hàng nói riêng và về tài chính nói
chúng, có thể bài tiểu luận của chúng em có thiếu sót và chưa tốt. Chúng em rất mong sẽ
nhận được sự đóng góp cũng như nhận xét của thầy và các bạn để nhóm rút kinh nghiệm
và làm những bài tiểu luận sau tốt hơn nữa.
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
3
MỤC LỤC
A. Cơ sở lý thuyết. .................................................................. 4
I. Thị trường liên ngân hàng. .................................................................. 4
II. Chính sách tiền tệ. ................................................................................ 6
1. Khái niệm. ......................................................................................................... 6
2. Mục tiêu. ............................................................................................................ 6
3. Phương thức vận hành các công cụ tài chính của chính sách tiền tệ. ............... 1
B. Thực trạng về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị
trường liên ngân hàng. .......................................................... 31
I. Công cụ tái cấp vốn ........................................................................... 31
II. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. ......................................................................... 33
III. Nghiệp vụ thị trường mở. .................................................................. 36
IV. Công cụ lãi suất tín dụng ................................................................... 39
a) Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý. ............................... 3939
b) Tình hình lãi suất quý III và cuối năm 2011. .................................................. 41
V. Hạn mức tín dụng. ............................................................................. 45
VI. Chính sách về tỷ giá hối đoái ............................................................. 46
C. Tổng kết. ......................................................................... 49
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
4
A. Cơ sở lý thuyết.
I. Thị trường liên ngân hàng.
Đây là thị trường vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau do NHTW tổ chức
để giải quyết nhu cầu vốn giữa các NHTM để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ,
đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng… Ở đó các ngân hàng chuyên trao đổi khả
năng thanh toán trên tài khoản ở NHTW thông qua việc mua bán số ngân quỹ thừa ra,
qua đó đáp ứng nhu cầu cân đối ngân quỹ trong ngày. Nghiệp vụ mua bán này được
thực hiện một cách đơn giản bằng cách chuyển vốn trên tài khoản của các tổ chức tín
dụng tại NHTW. Hàng hóa trên thị trường này là các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ
chức tín dụng. Giá cả của hàng hóa vốn này là lãi suất.
Trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng thương mại tham gia để tìm kiếm
lợi nhuận, còn các NHTW tham gia với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với
NHTM và là người chi phối thị trường.
Như vậy, xét theo chiều ngang thì thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa các
NHTM, các tổ chức tín dụng. Nếu xét theo chiều dọc thì thị trường tiền tệ biểu hiện
quan hệ giữa các NHTM với NHTW qua các nghiệp vụ điều hòa vốn của NHTW.
Về quá trình hình thành và phát triển.
Thị trường liên ngân hàng bắt đầu hoạt động từ năm 1993, nhưng vẫn chưa phát
triển đầy đủ vì số lương vốn còn nhỏ, sự thiếu vắng của hệ thống thanh toán quốc tế và
sự điều tiết hàng chính đối với lãi suất. THị trường liên ngân hàng được NHNN tổ
chức và quản lý, gồm có 40 thành viên: các ngân hàng quốc doanh, cổ phần và nước
ngoài. NHNN đã tuyên bố sẵn sàng bảo đảm cho các giao dịch giữa các ngân hàng cổ
phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhưng không đảm nhận việc thanh toán
kỹ thuật.
Trên thực tế, thị trường liên ngân hàng là một thị trường tập trung. Các giao
dịch liên ngân hàng được thực hiện trên cơ sở hai bên và chịu sự quản lí của nhà nước.
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
5
Đa số các giao dịch trên thị trường này là sự tài trợ của NHNN cho các NH quốc
doanh với và họ đươc tự ý lựa chọn đối tác của mình. NHNN cũng ấn định tỷ lệ lãi
suất cho từng giao dịch liên ngân hàng và thường không phản ánh đúng các chi phí của
vốn.
Thị trường liên ngân hàng còn ít được sử dụng khâu trung gian để các ngân
hàng tiến hành các hoạt động tài trợ giữa họ với nhau. KHối lượng vốn trung gian thấp
và số lượng thành viên của thị trường này còn ít ỏi, thị trường này đang đứng trước
tình trạng eo hẹp về tài chính. Hệ thống thanh toán vẫn còn yếu kém. Các giao dịch
chủ yếu diễn ra giữa hai bên và không thể trao đổi trên thị trường thứ cấp.
Hiện vẫn chưa có một khuôn khổ thị trường cho các tài trợ ngắn hạn, lãi suất
phải chịu sự điều tiết của NHNN. Các vấn đề này đang cản trở thị trường liên ngân
hàng làm kênh trung chuyển các nguồn vốn ngắn hạn vào hệ thống tài chính và đánh
giá rủi ro một cách đúng đắn.
Các khuyết điểm này đang được nhận thức và đang có kế hoạch thú đẩy việc
phát triển hơn nữa thị trường liên ngân hàng. Chính phủ đang nhận sự giúp đỡ của WB
và tổ chức Dow Jones trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Để
phát triển thị trường tiền tệ cần chú ý tạo nhanh các công cụ tiền tệ ngắn hạn (kỳ phiếu
NHTM, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, các loại séc, các loại hợp đồng giao
nhận…), tạo động lực bên trong thúc đẩy thị trường liên ngân hàng. Như vậy, nếu hoạt
động của thị trường liên ngân hàng thu hút được nhiều NHTM tham gia sẽ có tác dụng
điều hò vốn thừa và thiếu tại các NH một cách hiệu quả nhất. Do đó, việc tổ chức hoạt
động liên tục, hợp lý của thị trường liên ngân hàng sẽ thu hút nhiều NHTM tham gia
và ngược lại, các NHTM cần coi đây là giải pháp tạo vốn và sử dụng vốn trong hoạt
động kinh doanh của mình.
Khi thị trường liên ngân hàng hoạt động đúng mức sẽ góp phần sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn đã có tại ngân hàng, làm cho các nguồn vốn vừa phong phú vừa
chủ động nằm trong tầm tay này hòa trộn. lưu thông, khơi luồng các dòng chảy cho tất
cả các nguồn vốn vào mạng lưới đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước, giúp cho
NHTM nào thiếu vốn tìm được nguồn vốn vay, NHTM nào thừa vốn( khi dư thanh
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
6
khoản ) tìm được người cần vay vốn, có được cơ hội sinh lời.
II. Chính sách tiền tệ.
1. Khái niệm.
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều khiển vĩ mô, nó tạo ra những tác động
nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Đối với NHTW, điều tiết kinh tế có nghĩa là
điều tiết cung ứng tiền. Mọi hoạt động của NHTW đều ảnh hưởng mật thiết đến mức
cung ứng tiền trong nền kinh tế. Khối lượng cung ứng tiền thay đổi vào mỗi thời kì
cung ứng tiền sâu sắc, toàn diện đến sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng quốc gia và
giá cả thông qua việc làm thay đổi độ khan hiếm của tiền, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Những biến chuyển này tốt hơn hay xấu hơn phụ thuộc vào tính hơp lí hay hông hợp lí
của chính sách tiền tệ đối với tình hình thực tế của nền kinh tế.
2. Mục tiêu.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ có thể qui về hai nhóm sau: mục tiêu tiền tệ và
mục tiêu kinh tế:
a) Mục tiêu tiền tệ.
Điều hòa khối tiền tệ: Đó là nhằm duy trì mối tương quan tiền- hàng được
ổn định bằng cách giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ. Điều hòa khối tiền tệ hiện
nay là điều chỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp. Một
khả năng kì bí của ngân hàng hai cấp là khả năng tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để
ổn định tiền tệ. Do việc phân chia ngân hàng thành hai cấp nên có việc phân chia hai
loại tiền: tiền ngân hàng trung ương và tiền ngân hàng. Tiền ngân hàng trung ương là
tiền do NHTW độc quyền phát hành. Tiền ngân hàng (tiền tín dụng) là tiền do các
NHTM tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tiền các tài
khoản thanh toán séc. Nó được tạo ra như là sự mở rộng gấp nhiều lần quỹ dự trữ ngân
hàng (thông qua hệ số tạo tiền).
Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (M.V): Việc kiểm soát khối tiền tệ
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
7
đơn thuần có nhược điểm là không lưu ý tới tốc độ lưu hành tiền tệ. Nhân tố ảnh
hưởng mạnh mẽ tới vật giá, không phải chỉ có khối tiền tệ M, mà còn có tốc độ lưu
hành tiền tệ V nữa. Vậy kiểm soát khối lượng M chưa đủ, mà phải lưu ý tới V, hay
đúng hơn là kiểm soát M.V, mà nhười ta gọi là trào lượng tiền tệ, tức là tổng số lượng
tiền tệ dùng để chi trả trong khoảng thời gian nhất định với tốc độ V. Tốc độ V có tác
dụng khuếch đại nhiều hay ít khối lượng tiền tệ M.
Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá: Giá trị
quốc nội của đồng tiền là giá mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước. Sức
mua của đồng tiền biến đổi ngược chiều với vật giá. Khi mức vật giá chung gia tăng,
sức mua của đồng tiền giảm. Ngược lại, khi mức vật giá chung giảm, sức mua của
đồng tiền tăng. Tuy nhiên nếu vế thứ nhất không có điều gì tranh cãi thì vế thứ hai
cần xác định rõ hơn.
Sức mua của đồng tiền tăng khi mức vật giá chung giảm chỉ là điều đáng mừng
khi nào do năng suất chung tăng lên. Vì nhà sản xuất tuy bán lẻ với giá hạ hơn nhưng
vẫn có lời vì nhờ năng suất tăng, giá thàng mỗi đơn vị sản phẩm vẫn thấp hơn giá bán.
Trái lại nếu vật giá chung giảm, không do năng suất mà do mức cầu trên thị trường
giảm, thì là một biểu hiện đáng lo.Vật giá giảm sức mua đồng tiền tuy có tăng nhưng
chỉ là nhất thời, vì người sản xuất có thể rơi vào tình trạng lổ lã dẫn tới họ sẽ bớt nhân
công, số lượng sản xuất. Nếu tình trạng kéo dài gây ra thất nghiệp trầm trọng, làm
giảm số cầu của thị trường, làm nền kinh tế suy thoái thêm.
Do đó chính sách tiền tệ phải đảm bảo mức vật giá chung ổn định để tạo sự an
tâm cho nhà đầu tư. Trong trường hợp không duy trì được sự ổn định, mức vật giá tăng
hàng năm ở mức 2 hay 3% là mức gia tăng thuận lợi cho sự phát triển mà chính sách
tiền tệ có thể chấp nhận được.
Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Giá trị quốc ngoại của đồng
tiền được đo lường bằng tỷ gía hối đoái thả nổi. Một sự biến động của tỷ giá hối đoái
ít hay nhiều ảnh hưởng hoạt động kinh tế trong nước tùy theo mức độ hướng ngoại
của nền kinh tế. Trái lại, mọi biến chuyển về tiền tệ cũng tác động tới mối tương quan
giữa tiền tệ trong nước và tiền tệ nước ngoài.Về phương diện tiền tệ, khối dự trữ
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
8
ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái, tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động
mạnh tới khối tiền tệ :
▪ Dự trữ ngoại hối: Mỗi nước đều có khối dự trữ ngoại hối, lớn hay nhỏ tùy
thuộc vào khả năng của nền kinh tế nước đó. Nó là kết quả của tổng số thu, chi ngọai
tệ (kể cả vàng)của một nước trong thời hạn nhất định và sự tăng hay giảm dự trữ ngoại
hối sẽ kéo theo sự gia tăng hay giảm thiểu khối tiền tệ. Sự biến chuyển trong dự trữ
ngoại hối tùy thuộc vào thị trường và chính sách hối đoái.
▪ Thị trường hối đoái: là nơi mua, bán ngoại tệ. Trong một nước mà thị trường
hối đoái tổ chức quá đơn sơ, thị trường hối đoái không tổ chức sẽ bành trướng mạnh
mẽ khiến cho NHTW chẳng những không thể tích lũy được dự trữ ngoại hối, mà cũng
không chủ động được nguồn cung ứng tiền tệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các
đơn vị này khi có nhu cầu ngoại tệ lại đi mua ngoại tệ trôi nổi trên thị trường không tổ
chức bằng tiền đồng Việt Nam mà hệ quả là khối lượng tiền đồng lớn luân lưu ngoài
hệ thống ngân hàng: một yếu tố làm tăng áp lực vay tiến ngân hàng để bổ sung nguồn
vốn lưu động mà NHTM lại thiếu tiền, dẫn tới áp lực phát hành tiền gia tăng.Thị
trường hối đoái có tổ chức hoàn hảo hay không còn phụ thuộc vào chính sách hối đoái.
▪ Chính sách hối đoái: Trên nguyên tắc, nước ta áp dụng chính sách ngoại hối
có quản lí chặt. Điều 51 pháp lệnh NHNN nêu rõ: Tất cả các tổ chức, cá nhân có ngoại
tệ đều phải bán cho ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thì
mua ngoại tệ tại ngân hàng. Các tổ chức thì có thể mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái
trong nước.
▪ Tỷ giá hối đoái: Là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh
tế tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong
nước.
Mức tỷ giá quá cao hay quá thấp là so với tỷ giá thực tế được quyết định bởi
cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái hay thị trường đen ( nơi nào không có thị
trường hối đoái tự do). Tỷ giá hối đoái cao hay thấp là do tỷ giá do NHTW ấn định, cố
định, còn tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do hoàn toàn không có sự can thiệp của
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
9
NHTW là tỷ giá thả nổi do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định.
NHTW can thiệp để giữ cho tỷ giá hối đoái không thăng trầm quá đáng, làm dịu
bớt tình trạng bất ổn của nền kinh tế trong nước. NHTW can thiệp vào thị trường hối
đoái bằng cách tham gia mua hay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong
một biên vực không quá lón, nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong
nước, khi giá ngoại tệ lên cao, NHTW đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăn
giá ngoại tệ. Dĩ nhiên chỉ được điều đó khi dự trữ ngoại hối còn ở mức độ tương đối
khả quan.
Nước ta đang ứng dụng tỷ giá hối đoái ấn định nhưng không quá cứng nhắc, có
thể thay đổi theo tình hình ngoại hối trong nước.
b) Mục tiêu kinh tế:
Gồm hai điểm chính sau đây:
o Tăng trưởng kinh tế trong đó có mục đích đạt đến mức nhân dụng
cao.
o Giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Hiện nay còn có quan điểm khác nhau về
vai trò tác động của tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy còn nhiều ý kiến khác
nhau về chi tiết nhưng vẫn xác định được quan điểm chung về tác động của lãi suất và
số cầu tổng hợp của khối tiền tệ trên mức tăng trưởng đó. Tác động đó thông qua hai
cửa ngõ:
Khi khối tiền tệ M tăng, nói chung nó có tác dụng làm giảm lãi suất, lãi
suất giảm sẽ khuyến khích việc đầu tư. Đầu tư gia tăng, tổng sản phẩm xã hội cũng
tăng. Nếu tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm xã hội lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăng
trưởng kinh tế.
Mặt khác,sự gia tăng khối tiền tệ đưa đến việc gia tăng số cầu tổng hợp:
các thành phần dân cư có nhiều tiền hơn, sẽ tiêu thụ nhiều hơn và mãi lực trên thị
trường tăng giúp giải quyết hàng tồn đọng làm cho các doanh nghiệp tăng sản
xuất,hàng hóa lưu thông. Đến một lúc nào đó, doanh nghiệp cũng phải tăng thêm sức
Chính sách tiền tệ và thị trường Liên ngân hàng 2011
10
mua máy móc. Cả hai sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm đầu tư đều tăng, từ
đó tổng sản phẩm xã hội cũng tăng. Nếu mức gia tăng đó lớn hơn nhịp gia tăng dân số
sẽ có tăng trưởng kinh tế.
Giảm thiểu các thăng trầm chu chuyển kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế
bất cứ nước nào không thể kéo dài mãi với thời gian. Lý do là số cầu dù tiếp tục gia
tăng nhưng số cung không thể đáp ứng mãi mãi được. Nó bị hạn chế bởi nhiều yếu tố,
đáng kể là nhân công. Khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đến một lúc nào đó nhân
công khan hiếm, hạn chế mức gia tăng sản xuất. Sự khan hiếm của yếu tố nhân công
làm tăng phí tổn sản xuất, nâng cao giá thành và giá bán trên thị trường.
Vào thời điểm này, nếu khối tiền tệ tiếp tục gia tăng mà không kềm chế,
số cầu tăng mạnh, hậu quả tất yếu làm tăng vật giá,tình trạng lạm phát ngày càng trầm
trọng hơn. Tình hình đó buộc phải giảm bớt khối tiền tệ để làm giảm số cầu từ đó làm
giảm khuynh hướng tiêu thụ của dân cư. Hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng ngưng
trệ.
Trước tình hình này, các đơn vị sản xuất hàng hóa bán chậm lại, hàng
tồn kho tích lũy ngày càng nhiều sẽ làm giảm bớt sản xuất. Nếu tình hình tiêu thụ xấu
hơn họ sẽ sa thải bớt nhân viên sau thời gian nghỉ giảm lương. Nhân công thất nghiệp
giảm thu nhập giảm tiêu pha làm dẫn theo suy giảm khối sản xuất. Không ai chịu đầu
tư nên làm tình trạng suy thoai kinh tế lan rộng
Để chặn đứng đà suy thoái, NHTW sẽ phải thi hành chính sách bành
trướng khối tiền tệ, khuyến khích các ngân hàng cho vay để nâng cao số cầu, giúp các
nhà sản xuất có cái nhìn lạc quan về thị trường. Nhân công thất nghiệp và lâu ngày,
nên giá nhân công rẻ, hàng tồn kho giảm dần, nhu cầu tái sản xuất theo một nhịp độ
lớn dần, khiến cho nhu cầu đầu tư tăng lên. Những sự kiện đó đưa lên kinh tế từ giai
đoạn suy thoái sang giai đoạn phục hưng. Lúc này tiền được rót thêm vào guồng máy
kinh tế kích thích tiêu thụ tăng mạnh kéo theo sức gia tăng trong số lượng đầu tư,
trước tiên là thay thế máy móc hư hỏng, rồi dần dần đổi mới guồng máy sản xuất.