Chứng từ kế toán ra đời là kết quả của quá trình phát triển của kế toán. Vào thời kỳ La Mã cổ đại cho đến thế kỉ XIX, trong luật thương mại của các nước vẫn chưa xuất hiện chứng từ kế toán, dường như khái niệm về chứng từ kế toán bị pha trộn trong khái niệm về sổ sách kế toán. Cho tới thời của Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị (2006), I.F. Ser - Thụy Sĩ, S.M. Baras – Nga, Pali chính là những người đầu tiên nhận thức được sự khác nhau giữa chứng từ kế toán và sổ sách kế toán. Chứng từ chính là tài liệu để ghi chép sổ sách kế toán, là bằng cớ chứng minh trong kế toán.
Trong quá trình hoạt động của các đơn vị, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn một cách thường xuyên, do vậy việc lập chứng từ làm cơ sở chúng minh trạng thái và sự biến động của các loại tài sản, các loại nguồn vốn, chi phí hoặc doanh thu cũng mang tính chất thường xuyên và là một yêu cầu cần thiết khách quan.
Vậy để hiểu về nội dung chứng từ kế toán, trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt là một nội dung quan trọng sẽ được làm rõ trong bài thảo luận.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 6592 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chứng từ kế toán, trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Chứng từ kế toán ra đời là kết quả của quá trình phát triển của kế toán. Vào thời kỳ La Mã cổ đại cho đến thế kỉ XIX, trong luật thương mại của các nước vẫn chưa xuất hiện chứng từ kế toán, dường như khái niệm về chứng từ kế toán bị pha trộn trong khái niệm về sổ sách kế toán. Cho tới thời của Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị (2006), I.F. Ser - Thụy Sĩ, S.M. Baras – Nga, Pali chính là những người đầu tiên nhận thức được sự khác nhau giữa chứng từ kế toán và sổ sách kế toán. Chứng từ chính là tài liệu để ghi chép sổ sách kế toán, là bằng cớ chứng minh trong kế toán.
Trong quá trình hoạt động của các đơn vị, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn một cách thường xuyên, do vậy việc lập chứng từ làm cơ sở chúng minh trạng thái và sự biến động của các loại tài sản, các loại nguồn vốn, chi phí hoặc doanh thu cũng mang tính chất thường xuyên và là một yêu cầu cần thiết khách quan.
Vậy để hiểu về nội dung chứng từ kế toán, trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt là một nội dung quan trọng sẽ được làm rõ trong bài thảo luận. A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin chứng minh nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Vậy, thực chất chứng từ kế toán là những giấy tờ đã in sẵn ( hoặc chưa in sẵn) theo mẫu quy định được sử dụng để ghi những nội dung vốn có của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã thực sự hoàn thành trong hoạt động của đơn vị, gây ra sự biến động với các loại tài sản, các loại nguồn vốn và các đối tượng kế toán khác.
Lập chứng từ kế toán là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành vào các chứng từ theo thời gian và địa điểm phát sinh. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Lập chứng từ kế toán là khâu đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán của đơn vị, là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng công tác hạch toán kế toán. Vì vậy, khi lập chứng từ kế toán phải đảm bảo các yêu cầu:
Rõ ràng, đầy đủ, kịp thời
Hợp lệ, hợp pháp
2. Phân loại chứng từ kế toán
Trong quá trình hoạt động với tính đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán cũng bao gồm nhiều loại khác nhau. Do đó để nhận biết đầy đủ các chứng từ, thuận tiện cho việc ghi chép trên sổ kế toán và kiểm tra khi cần phải phân loại chứng từ kế toán.
Theo tính chất và hình thức của chứng từ
Chứng từ thông thường (chứng từ bằng giấy)
Chứng từ điện tử: là các từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Theo địa điểm lập chứng từ:
Chứng từ bên trong: là chứng từ do kế toán hoặc các bộ phận trong đơn vị lập như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho...
Ví dụ: biên bản kiểm kê nội bộ, bảng kê thanh toán lương, phiếu xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất, hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao tài sản,...
Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân hoặc đơn vị khác lập và chuyển đến như giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, hóa đơn bán hàng của người bán...
Ví dụ: hóa đơn mua hàng, hóa đơn thanh toán vận chuyển thuê ngoài,...
Theo mức độ phản ánh của chứng từ:
Chứng từ gốc: là chứng từ p hản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế.
Ví dụ: hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu,...
Chứng từ tổng hợp: là chứng từ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau. Sử dụng chứng từ tổng hợp có tác dụng thuận lợi trong ghi sổ kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ.
Ví dụ: bảng tổng hợp chứng từ, bảng kê chứng từ,...
Theo yêu cầu quản lý chứng từ của nhà nước:
Chứng từ bắt buộc: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Loại chứng từ này nhà nước tiêu chuẩn hóa về quy cách biểu mẫu, chi tiêu phản ánh và áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.
Chứng từ kế toán mang tính chất hướng dẫn: Là chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chi tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.
Theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ:
Chứng từ về tiền: như phiếu thu
Chứng từ về tài sản cố định: như Biên bản bàn giao tài sản cố định
Chứng từ về vật tư hàng hóa
Chứng từ về lao động tiền lương: như bảng chấm công
Chứng từ về bán hàng: như thẻ quầy hàng
Chứng từ về hàng tồn kho: như phiếu xuất kho
...
3. Nội dung và yêu cầu của chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là cơ sở ghi sổ kế toán và thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính, nó mang tính pháp lý nên nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm phát sinh, các yếu tố thể hiện trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với hoạt động kinh tế xảy ra. Các yếu tố cấu thành nội dung của bản chứng từ bao gồm: các yếu tố cơ bản, các yếu tố bổ sung.
Các yếu tố cơ bản: là các yếu tố bắt buộc mọi chứng từ kế toán phải có như:
Tên gọi chứng từ: tất cả các chứng từ kế toán phải có tên gọi nhất định như phiếu thu, phiếu nhập kho,... Nó là cơ sở để phục vụ việc phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận lợi. Tên gọi chứng từ được xác định trên cơ sở nội dung kinh tế của nghiệp vụ phản ánh chứng từ đó.
Số chứng từ và ngày, tháng, năm lập chứng từ: khi lập các bản chứng từ phải ghi rõ số chứng từ và ngày, tháng lập chứng từ. Yếu tố này được đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian nhằm giúp cho việc kiểm tra được thuận lợi khi cần thiết.
Tên, địa chỉ của cá nhân, của đơn vị lập và nhận chứng từ. Yếu tố này giúp cho việc kiểm tra về mặt địa điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là cơ sở để xác định trách nhiệm đối với nghiệp vụ kinh tế.
Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế: mọi chứng từ kế toán phải được ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó thể hiện tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế. Nội dung nghiệp vụ kinh tế trên những chứng từ không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng chỗ trống phải gạch chéo.
Số lượng, đơn giá vá số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu chi tiền ghi bằng số và chữ.
Chữ kí của người lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ. Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ kí của người kiểm soát (kế toán truởng) và người phê duyệt (thủ trưởng đơn vị), đóng dấu của đơn vị.
Các yếu tố bổ sung: là các yếu tố không bắt buộc đối ghi sổ kế toán mà có các yếu tố bổ sung khác nhau như phương thức thanh toán, phương thức bán hàng,…
Bản chứng từ kế toán là cơ sở ghi sổ kế toán và là cơ sở pháp lí cho mọi thông tin kế toán cung cấp, do đó chứng từ được làm cơ sở ghi sổ kế toán phải là các chứng từ hợp pháp, hợp lệ, tức là phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Chứng từ kế toán phản ánh đúng nội dung, bản chất và quy mô của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính không được viết tắt, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo
Chứng từ kế toán phản ánh đúng mẫu biểu quy định, ghi chép chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa sửa chữa trên chứng từ
Chứng từ phải đảm bảo ghi chép đầy đủ các yếu tố cơ bản theo quy định
Đối với chứng từ phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt, phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
II. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
Xử lí luân chuyển chứng từ kế toán là quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ, từ sau khi lập và nhận chứng từ đến khi đưa vào bảo quản lưu trữ. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lí của từng loại nghiệp vụ kinh tế mà chứng từ được chuyển giao cho những bộ phận có liên quan. Quá trình xử lí luân chuyển chứng từ phải đảm bảo cung cấp thông tị kịp thời, tránh trùng lặp, chồng chéo. Trình tự xử lí, luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra chứng từ: tất cả những chứng từ được chuyển đến bộ phận kế toán phải được kiểm tra, đây là khâu khởi đầu để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, nội dung kiểm tra chứng từ bao gồm: tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ; tính hợp pháp hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế ghi trên chứng từng; việc tính toán trên chứng từ.
- Hoàn chỉnh chứng từ: là bước tiếp theo sau khi kiểm tra chứng từ bao gồm việc ghi các yếu tố cần bổ sung, phân loại chứng từ và lập định khoản trên những chứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán.
- Chuyển giao và sử dụng chứng từ ghi sổ kế toán: chứng từ ghi sổ kế toán sau khi được kiểm tra, hoàn chỉnh đảm bảo tính hợp pháp cần được chuyển giao cho các bộ phận có nhu cầu thu nhận, xử lí thông tin về nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ. Các bộ phận căn cứ chứng từ nhận được tập hợp làm cơ sở ghi sổ kế toán. Quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ phải tuân thủ đường đi và thời gian theo quy định.
- Đưa chứng từ vào bảo quản lưu trữ: chứng từ kế toán là cơ sở pháp lí của mọi số liệu, thông tin kế toán, là tài liệu lịch sử về hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi sử dụng làm cơ sở ghi sổ kế toán, các chứng từ phải được tổ chức bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước.Đối với các chứng từ điện tử là băng đĩa từ thẻ thanh toán phải được sắp xếp theo trình tự thời gian, được bảo quản với đủ điều kiện kĩ thuật chống thoái hóa chứng từ điện tử và chống tình trạng truy cập thông tin bất hợp pháp từ bên ngoài. Đồng thời chứng từ điện tử trước khi đưa vào lưu trữ phải in ra giấy để lưu trữ theo quy định về lưu trữ tài liệu kế toán.
III. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt
Mẫu phiếu thu – chi
Mẫu số : 01- TT
(ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU
Quyển số:
Ngày .. tháng .. năm ..
Số: …
Nợ:..
Có:
Họ tên người nộp tiền:
Địa chỉ:
Lý do thu:
Số tiền:
Viết bằng chữ:
Kèm theo …. Chứng từ gốc
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):
Ngày…, tháng…, năm…
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Mẫu số : 02 - TT
(ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Quyển số:
Ngày .. tháng .. năm ..
Số: …
Nợ:..
Có:
Họ tên người nhận tiền:
Địa chỉ:
Lý do nộp:
Số tiền:
Viết bằng chữ:
Kèm theo …. Chứng từ gốc
Ngày tháng năm
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):
Ngày…, tháng…, năm…
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
2. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt
1) Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu - chi
Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (phiếu chi, ủy nhiệm chi) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn, hợp đồng, …
Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền (phiếu thu, ủy nhiệm thu) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn, …
2) Kế toán tiền mặt đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu - chi, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.
3) Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.
4) Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.
Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu - chi. Các đề nghị chi mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.
5) Lập chứng từ thu - chi:
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi.
Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm thu/ uỷ nhiệm chi.
Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.
6) Ký duyệt chứng từ thu - chi: Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu (ủy nhiệm thu) hoặc Phiếu chi (ủy nhiệm thu).
7) Thực hiện thu – chi tiền:
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi nhận được Phiếu thu hoặc Phiếu chi (do kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc , Thủ quỹ phải:
+ Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu (Phiếu chi) với chứng từ gốc
+ Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu (Phiếu chi) có phù hợp với chứng từ gốc
+ Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu (Phiếu chi) và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
+ Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi.
+ Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên.
+ Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi ghi vào Sổ Quỹ.
+ Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của Phiếu thu hoặc Phiếu chi cho kế toán.
( Ngoài ra Đối với thu chi tiền qua ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập và nộp Uỷ nhiệm thu/Ủy nhiệm chi, séc, … cho ngân hàng.)
B. LIÊN HỆ THỰC TẾ
I. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt:
Ví dụ về Công ty cổ phần Bia Hà Nội – HABECO trading
Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội là Công ty con của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, có nhiệm vụ phân phối toàn bộ sản phẩm Bia hơi Hà Nội sản xuất tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội theo chiến lược kinh doanh chung của Tổng Công ty.
+ Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh bia, rượu, nước giải khát và vật tư, thiết bị, nguyên vật
liệu ngành bia – rượu – nước giải khát;
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh phòng
hát karaoke, vũ trường, quán bar);
- Kinh doanh vận tải hàng hoá;
- Tổ chức hội chợ triển lãm;
- Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;
- Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai;
- Kinh doanh phụ phẩm trong sản xuất bia, bao gồm: bã bia;
- Kinh doanh phế liệu, phế phẩm sau quá trình sản xuất bia;
- Kinh doanh nông lâm sản nguyên liệu (trừ lâm sản Nhà nước cấm);
- Kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến;
- Sản xuất bia, rượu, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán Bar);
- Mua bán hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm);
- Môi giới thương mại;
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh và cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, bến bãi;
- Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư và xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết
kế công trình)
Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2010
- Sản lượng tiêu thụ: 37.342.550 triệu lít
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 325.247.354.595đồng
- Nộp ngân sách: 5.781.000.000 đồng
- Lợi nhuận sau thuế: 14.293.333.608 đồng
- Cổ tức 25%/năm
2. Các mục tiêu chủ yếu năm 2011
+ Sản lượng: 38.000.000 triệu lít
+ Doanh thu tiêu thụ: 328.851.000.000 đồng
+ Lợi nhuận trước thuế: 16.027.000.000 đồng
+ Cổ tức: 25%/năm
TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIA HÀ NỘI TRONG THÁNG 01/2011:
1. Nghiệp vụ 1: Ngày 02/01/2011, Bà Phan Thị Ngâu chủ quán Bia hơi Đồng Xanh thanh toán tiền mua 20 keg Bia 50lít theo HĐ số 00179759 số tiền là 8.200.000 VNĐ, thuế GTGT 10%.
Trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt
1) Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu tiền từ việc xuất bán 20 keg bia 50 lít
Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền: hoá đơn thanh toán theo HĐ số 00179759
2) Kế toán tiền mặt đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu tiền, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.
3) Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.
4) Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.
5) Lập chứng từ thu - chi: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu.
6) Ký duyệt chứng từ thu - chi: Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu (ủy nhiệm thu).
7) Thực hiện thu tiền:
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi nhận được Phiếu thu (do kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc , Thủ quỹ phải:
+ Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu với chứng từ gốc
+ Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu có phù hợp với chứng từ gốc
+ Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập quỹ tiền mặt.
+ Cho người nộp tiền ký vào Phiếu thu.
+ Thủ quỹ ký vào Phiếu thu và giao cho khách hàng 01 liên.
+ Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu ghi vào Sổ Quỹ số 56.
+ Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của Phiếu thu cho kế toán.
CT cổ phần thương mại Bia Hà Nội
Mẫu số: 01-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
138, phố Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, tp.Hà Nội
PHIẾU THU Quyển số: 56
Ngày 02 tháng 01 năm 2011
Liên 1
Số: 1356
Nợ: 1111, 131
Có: 511, 3331
Họ tên người nộp tiền: Phan Thị Ngâu
Địa chỉ: Quán Bia hơi Đồng Xanh, chung cư M5, đường Lê Đức Thọ (kéo dài), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, tp.Hà Nội
Lý do nộp: Thu tiền bán 20 keg Bia 50 lít
Số tiền: 9.020.000
(viết bằng chữ): Chín triệu không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn.
Kèm theo : HĐ 00179759
Chứng từ gốc
Giám đốc
(ký tên,đóng dấu)
KT Trưởng
(Ký,họ tên)
Người nộp tiền
(Ký,họ tên)
Người lập phiếu
(Ký,họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Chín triệu không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn
Ngày 2 Tháng 01 Năm 2011
Thủ quỹ
(Ký,họ tên)
CT cổ phần thương mại Bia Hà Nội
Mẫu số: 01-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
138, phố Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, tp.Hà Nội
PHIẾU THU Quyển số: 56
Ngày 02 tháng 01 năm 2011
Liên 2
Số: 1356
Nợ: 1111, 131
Có: 511, 3331
Họ tên người nộp tiền: Phan Thị Ngâu
Địa chỉ: Quán Bia hơi Đồng Xanh, chung cư M5, đường Lê Đức Thọ (kéo dài), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, tp.Hà Nội
Lý do nộp: Thu tiền bán 20 keg Bia 50 lít
Số tiền: 9.020.000
(viết bằng chữ): Chín triệu không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn.
Kèm theo : HĐ 00179759
Chứng từ gốc
Giám đốc
(ký tên,đóng dấu)
KT Trưởng
(Ký,họ tên)
Người nộp tiền
(Ký,họ tên)
Người lập phiếu
(Ký,họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Chín triệu không trăm hai mươi ngàn đồng chẵn
Ngày 2 Tháng 01 Năm 2011
Thủ quỹ
(Ký,họ tên)
2. Nghiệp vụ 2: Ngày 10/01/2011, Thanh toán tiền tạm ứng mua nguyên vật liệu cho ông Vũ Văn Mạnh quản lý giao dịch công ty nguyên vật liệu Thuận Phát theo HĐ số 0010255 tiền là 78.000.000 VNĐ
Trình tự lập và luân chuyển chứng từ kế toán về tiền mặt
1) Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị chi tiền
Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (phiếu chi, ủy nhiệm chi) có thể là: giấy thanh toán tiền tạm ứng mua nguyên vật liệu theo HĐ số 0010255
2) Kế toán tiền mặt đối chiếu các chứng từ và đề nghị chi tiền, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.
3) Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.
4) Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.
5) Lập chứng từ thu - chi:
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu chi.
6) Ký duyệt chứng từ thu - chi: Kế toán trưởng ký vào Phiếu chi (ủy nhiệm chi).
7) Thực hiện chi tiền:
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi