Vài năm qua Fintech đã không ngừng phát triển trên toàn thế giới và đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong việc áp dụng Fintech cho các tổ chức tài chính tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả và hành động thiết thực để cải thiện các chính sách phù hợp cho các bên liên quan để thúc đẩy ứng dụng Fintech trong hoạt động của các tổ chức tài chính từ kết quả cải thiện môi trường hoạt động tài chính ở Việt Nam.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ hội và thách thức của Fintech trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA FINTECH
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF FINTECH
IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Nguyễn Xuân Hoàng1, Nguyễn Trịnh Ngọc Hồng2 Nguyễn Bá Duy Khánh3, Lê Anh Khải4
1 MSHV: C18604046, Email: hoangnx18604@sdh.uel.edu.vn
2 MSHV: C18604047, Email: hongntn18604@sdh.uel.edu.vn
3 MSHV: C18604040, Email: khanhnbd18604@sdh.uel.edu.vn
4 MSHV: C18604048, Email: khaila18604@sdh.uel.edu.vn
TÓM TẮT: Vài năm qua Fintech đã không ngừng phát triển trên toàn thế giới và đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong việc áp dụng Fintech cho các tổ chức tài chính tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả và hành động thiết thực để cải thiện các chính sách phù hợp cho các bên liên quan để thúc đẩy ứng dụng Fintech trong hoạt động của các tổ chức tài chính từ kết quả cải thiện môi trường hoạt động tài chính ở Việt Nam.
TỪ KHÓA: Cơ hội, thách thức, công nghệ tài chính, Fintech, cách mạng công nghiệp 4.0.
ABSTRACTS: The past few years Fintech has been constantly evolving around the world and especially in the context of the 4.0 industrial revolution. Evaluate the opportunities and challenges in applying Fintech to financial institutions in Vietnam, thereby proposing practical and effective solutions to improve appropriate policies for stakeholders to promote Fintech application in the operation of financial institutions from the results of improving financial operating environment in Vietnam.
KEYWORDS: Opportunities, challenges, financial technology, Fintech, The industrial revolution 4.0.
1. GIỚI THIỆU
Năm 2018 là một năm tuyệt vời của công nghệ tài chính (hay còn gọi là Fintech) với giá trị giao dịch gần 40 tỷ đô la. Fintech đang phát triển trên quy mô toàn cầu với các giao dịch bên ngoài các thị trường cốt lõi (Mỹ, Anh và Trung Quốc) chiếm 39% các giao dịch. Hoa Kỳ vẫn là thị trường hàng đầu cho các giao dịch với 659 khoản đầu tư trị giá 11,89 tỷ đô la, cả hai đều là mức cao hàng năm mới. Hiện có 39 “con kỳ lân Fintech” – những công ty Fintech mới gia nhập – được các nguồn đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn với tổng trị giá lên đến 147,37 tỷ đô.
Những thống kê từ năm 2018 cho thấy Fintech sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với nhiều khu vực hoàn thiện chuỗi giá trị của Fintech, nhiều công nghệ mới nổi lên và nhiều trung tâm giao dịch Fintech được thực hiện trên toàn thế giới, năm 2019 có thể là một năm thú vị theo dõi sự bùng nổ của các công nghệ tài chính vì đây là một năm phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Fintech là một trong những lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam với những hình thức khá đơn giản và tập trung chủ yếu ở những mảng về thanh toán điện tử, các ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy việc làm rõ cơ hội và thách thức cho sự phát triển của Fintech là một trong những vấn đề lớn đặt ra trong bài báo. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể chi tiết giúp cho doanh nghiệp và các nhà quản lý tài chính có cái nhìn tổng quan nhất và hỗ trợ cho sự phát triển của Fintech tại Việt Nam.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Công nghệ tài chính - FINTECH
Kinh tế số theo nghĩa hẹp có thể hiểu là nền tảng ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) và hoạt động dựa trên nền tảng đó. Những lĩnh vực liên quan bao gồm viễn thông, dịch vụ thông tin, sản xuất phần cứng và cơ sở hạ tầng Kinh tế số theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động sử dụng dữ liệu số hóa chính là một phần của kinh tế số trong nền kinh tế hiện đại. Những lĩnh vực liên quan như kỹ thuật số hóa, nền kinh tế chia sẻ trên nền tảng kỹ thuật số, cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh, và chính phủ điện tử(Brynjolfsson, E., & Kahin, B. (Eds.). (2002))
Sự phát triển của hệ sinh thái số đã hình thành nên Fintech. Với nền tảng công nghệ thông tin truyền thông mới đã làm thay đổi cách sống, làm việc, tiêu thụ và sản xuất hàng hóa dịch vụ của người dân. Góp phần giảm chi phí, gia tăng sức mạnh về tính toán, loại bỏ các trung gian thanh toán, quy trình kinh doanh hợp lý và gia tăng tính hiệu quả bằng việc tiếp cức trên thời gian thực. Từ đó dẫn đến sự ra đời của các dịch vụ tài chính dựa trên các công nghệ tài chính (Fintech) cải thiện hiệu quả của hệ thống tài chính và đặt sở thích và trải nghiệm của khách là lên đầu là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho công nghệ tài chính được tiếp nhận nhanh và phát triển rộng khắp.
Trong giai đoạn đầu phát triển, Fintech, một thuật ngữ được đặt ra từ hai thuật ngữ riêng biệt: “Financial” và “Technology”, thường được sử dụng để mô tả quá trình áp dụng các công nghệ mới để tự động hóa nguồn ứng dụng và sử dụng các dịch vụ tài chính. Sau đó, các tổ chức tài chính áp dụng công nghệ thông tin, tạo ra phần mềm chuyên dụng để nâng cao hiệu quả của các giao dịch tài chính. Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ mới dưới tác động của CMCN 4.0, hàm ý của thuật ngữ Fintech đã được mở rộng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Cụ thể, đó là việc áp dụng các phát minh công nghệ mới để tăng số lượng khách hàng có thể truy cập các dịch vụ tài chính như; Gọi điện trực tuyến, cho vay ngang hàng, thanh toán và chuyển khoản tự động, quản lý tài chính cá nhân, quản lý đầu tư, bảo hiểm, quản lý rủi ro, ... (Gregor Dorfleitner and colleagues, 2017)
2.2. Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và Mỹ. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 2: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I. Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới, như thép, dầu, điện, và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt. Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong,...
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tạm được xem là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày nay. Kỷ nguyên bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn đang diễn ra. Những tiến bộ trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).Tiến bộ trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm các máy tính cá nhân, internet, công nghệ thông tin và mạng xã hội. (Schwab, K. (2017))
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng dựa trên những Kỹ thuật số, cuộc cách Mạng, đại diện cho những cách mới công nghệ trở nên nhúng trong xã hội và ngay cả cơ thể con người. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đánh dấu bởi công nghệ mới đột phá trong một số trường, bao gồm cả robotics, trí thông minh nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học, Internet vạn vật, in 3D, và xe tự lái.
Khái niệm công nghiệp 4.0 xuất hiện đầu tiên trong một bài báo được xuất bản bởi chính phủ Đức vào tháng 11 năm 2011, như là một chiến lược công nghệ cao cho năm 2020. Sau khi cơ giới hóa, điện khí hóa và thông tin, giai đoạn thứ tư của công nghiệp hóa được đặt tên là Công nghiệp 4.0. Vào tháng 4 năm 2013, thuật ngữ Công nghiệp 4.0 xuất hiện trở lại tại một hội chợ công nghiệp ở Đức, và nhanh chóng trở thành chiến lược quốc gia của Đức. Trong những năm gần đây, Công nghiệp 4.0 đã được thảo luận rộng rãi và trở thành điểm nóng cho hầu hết các ngành công nghiệp toàn cầu và ngành công nghiệp thông tin. Công nghiệp 4.0 sẽ là một cuộc cách mạng công nghiệp mới, sẽ có ảnh hưởng lớn đến công nghiệp quốc tế. (Sommer, L. (2015). Industrial revolution-industry 4.0)
Do ngành sản xuất của Việt Nam hiện đang trong tình trạng chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp, Công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội hơn và thách thức hơn nếu tập trung khai thác ở lĩnh vực này và đặc biệt hơn là trong lĩnh vực tài chính tiêu biểu nhất là công nghệ tài chính (Fintech)
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là định tính. Nghiên cứu các báo cáo trước và những nghiên cứu thực nghiệm, tài liệu văn bản cũng như những thông kê từ những tổ chức uy tín trong nước và thế giới. Đa số các nghiên cứu về Fintech đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính do còn rất mới mẻ và sơ khai, tại Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu Fintech sử dụng phương pháp định lượng. Ví dụ: Công trình nghiên cứu về Tác động của công nghệ đến đa dạng hóa thu nhập ngân hàng theo cách tiếp cận phương pháp của De Young & Rice (2004) của PGD.TS Trầm Thị Xuân Hương
Ưu điểm: giúp bài nguyên cứu có được những ý kiến và quan điểm của các chuyên giao, Có thể tiếp cận những thông tin mới nhất và những số liệu được công bố trên toàn cầu, Dữ liệu chuyên ngành đã được các tác giả chọn lọc cũng như là nguồn dữ liệu uy tín.
Nhược điểm: Có những thông tin được bảo vệ, không có sẵn để truy cập công khai hay riêng tư, những báo cáo nước ngoài phải qua chuyển ngữ có thể làm sai lệch về từ chuyên môn, các báo cáo có thể không được cập nhật mới hay không chính xác.
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
4.1. Thực trạng của Fintech tại Việt Nam
4.1.1. Hiện trạng chính sách về phát triển tài chính và liên quan đến ứng dụng Fintech ở Việt Nam.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự phát triển của điện thoại thông minh các sản phẩm, dịch vụ tài chính đổi mới, sáng tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ đang dần ngày càng phát triển gần gũi với người dân. Trong bối cảnh đó, xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán gắn với các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới nói riêng và hoạt động tài chính nói chung cũng được Chính phủ, ngân hàng nhà nước(NHNN), cơ quan quản lý hữu quan quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Trong thời gian qua, nhiều đề án, văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động thanh toán và tài chính đã được xây dựng, ban hành.
4.1.2. Đánh giá thực trạng cơ chế chính sách về ứng dụng Fintech trong lĩnh vực thanh toán đối với các tổ chức tài chính tại Việt Nam
Trong thời gian qua, trong bối cảnh Fintech phát triển mạnh và xu hướng thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước mà trước hết là NHNN đã rất nỗ lực và đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập một hệ sinh thái Fintech với khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính từng bước hội nhập vào hệ thống ngân hàng - tài chính trong thời đại CMCN 4.0.
Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa bắt kịp với tốc độ phát triển và nhu cầu khách hàng khu vực tài chính ở Việt Nam hiện nay cũng như những tiềm năng của khu vực này trong việc ứng dụng Fintech để mở rộng tập khách hàng góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.
Việt Nam mới chỉ dừng ở giai đoạn đầu là tập trung phát triển lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính ứng dụng Fintech về cơ bản mới chỉ áp dụng trong hoạt động thanh toán.
Fintech là sự thiết yếu của lĩnh vực tài chính trong tương lai. Giúp phương thức thanh toán trở nên an toàn hơn, tiện lợi và giảm thiểu chi phí. Tận dụng đổi mới, sáng tạo công nghệ từ Fintech giúp nền tài chính nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, kỳ vọng khách hàng.
Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển thanh toán di động dựa trên lợi thế so sánh về quy mô dân số, tốc độ phát triển Internet, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động cao, người dân ưa thích sử dụng ứng dụng công nghệ trong thanh toán, đặc biệt thị trường bán lẻ. Các hình thức thanh toán qua di động với nhiều tiện ích trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới như mã phản hồi nhanh - QR Code, giao tiếp trường gần -NFC hay mPOS... đã được người tiêu dùng đón nhận và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới-sáng tạo. Nhờ ưu thế của công nghệ thông tin/mạng di động so với mạng lưới chi nhánh vật lý truyền thống và sự phổ biến của điện thoại di động. Đây là một trong những giải pháp đột phá, giúp đẩy mạnh phổ cập tài chính, đưa dịch vụ ngân hàng-tài chính đến số đông người dân.
4.2. Cơ hội của Fintech trong CMCN 4.0
4.2.1 Tiềm năng phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM Việt Nam
Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, số người tiếp cận Internet ngày càng nhiều và dân số gần 100 triệu dân – trong đó số người trẻ và am hiểu công nghệ chiếm tỷ lệ cao – Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghệ tài chính (Fintech). Tuy nhiên, đến nay vẫn tồn tại lực cản trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân ở khu vực nông thôn khi mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, tổ chức tài chính tại các khu vực này vẫn còn rất ít và xa nơi sinh sống của họ. Ngược lại, các tổ chức tài chính cũng gặp thách thức lớn trong việc mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động khi phải cân bằng giữa hiệu quả với chi phí đầu tư vào khu vực này.
Tỷ lệ tiếp cập điện thoại di động, Internet của người dân khu vực nông thôn Việt Nam ngày càng tăng cao, vấn đề trở ngại do khoảng cách địa lý trong tiếp cận dịch vụ tài chính của nhóm dân cư này có thể được loại bỏ và không còn trở thành quá khó khăn. Tuy nhiên, để có thể cung ứng được dịch vụ đòi hỏi các tổ chức tài chính cần phải đầu tư, phát triển các kênh cung ứng dịch vụ hiệu quả hơn thông qua các giải pháp công nghệ thay vì đầu tư và sử dụng các hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch cũng như đội ngũ cán bộ truyền thống như hiện nay.
Vì thế trong thời điểm cách mạng công nghệ số như hiện nay thì những điểm trên lại là một tiềm năng lớn cho Fintech có thể phát triển vì công nghệ tài chính khi được phổ biến rộng rãi đến những vùng nông thôn sẽ lấy được thị phần rất lớn mà những tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng không thể phủ khắp các tỉnh vùng miền và tận những nơi hẻo lánh. Vì không tốn các chi phí xây dựng hệ thống các cơ sở vật lý, phòng giao dịch cũng như thuê nhân viên mà chỉ cần xây dựng hệ thống ứng dụng thuận tiện và có các tính năng vượt trội đã là tiềm năng rất lớn để phát triển Fintech đến người dân.
4.2.2. Thuận lợi của Fintech tại Việt Nam có thể tăng cường bởi sự phát triển công nghệ thông tin (CNTT)
Với những bước tiến khá nhanh về phát triển trong thời gian qua từ lúc bắt đầu cuộc CMCN 4.0, đến thời điểm hiện tại lĩnh vực CNTT của Việt Nam có sự phát triển vượt trội và thiết lập được một cơ sở hạ tầng cơ bản cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Thị trường dịch vụ viễn thông, Internet cạnh tranh với chất lượng ngày càng tăng, toàn thị trường có 74 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cố định mặt đất, 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất và 51 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
Đối với các tổ chức tài chính nói chung và Fintech nói riêng thì sự phát triển của lĩnh vực CNTT và di động tại Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới sẽ mang lại những cơ hội rất lớn khi vấn đề về khoảng cách địa lý là trở ngại lớn nhất trong quá trình cung ứng dịch vụ của các tổ chức tài chính tới khách hàng sẽ có cơ hội bị xóa nhòa nhờ CNTT và Internet với chi phí thấp.
Công nghệ điện thoại di động và Internet sẽ tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tài chính mở rộng mạng lưới tiếp cận tới khách hàng, cho phép cung ứng dịch vụ đến những nơi mà mạng lưới ngân hàng chưa bao phủ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, những nơi không có các điểm giao dịch ngân hàng và những đối tượng không được tiếp cận hoặc ít có điều kiện tiếp xúc các dịch vụ tài chính truyền thống. Nếu như việc xây dựng một mạng lưới điểm giao dịch ngân hàng truyền thống rất tốn kém và không mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng khi chi phí quá cao và doanh thu không thể bù đắp thì các dịch vụ tài chính di động được xây dựng dựa trên giải pháp Fintech sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành mạng lưới giao dịch nhanh chóng và rẻ hơn cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính.
4.2.3. Công nghệ thay đổi, xu hướng người dùng thay đổi
Thói quen tiêu dùng, thanh toán và sử dụng dịch vụ tài chính cơ bản. Tại thị trường hiện nay, phần lớn người dân chủ yếu gắn bó với các loại hình chợ truyền thống. Do đó, mọi nhu cầu thanh toán hàng ngày vẫn diễn ra thông qua sử dụng tiền mặt là chính. Đối với lĩnh vực tín dụng, tâm lý chung của người dân Việt Nam là không muốn vay do tâm lý ngại vay mượn và ngại hoàn thiện các quy trình thủ tục vốn chặt chẽ và khó hiểu so với trình độ và nhận thức của người dân theo yêu cầu của các tổ chức chính tài chính. Hay như đối với lĩnh vực bảo hiểm, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nói chung bản thân người dân vẫn chưa hiểu, chưa mặn mà và không quan tâm tới các dịch vụ bảo hiểm, tâm lí chung của người dân là không sẵn sàng bỏ tiền ra để trả phí bảo hiểm cho một sự thiệt hại không chắc chắn. Như vậy, bản thân thói quen, tâm lý của người dân cũng chính là những rào lớn lớn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính tại Việt Nam. Văn hóa làng xã Việt Nam đã phát triển hàng trăm năm, gắn kết người dân với nhau trong một tổng thể vững chắc, vì vậy, việc thay đổi thói quen của người dân nông thôn trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán, tín dụng hay bảo hiểm hiện đại là cả một quá trình khó khăn và lâu dài.
Tuy nhiên sự xuất hiện của các ứng dụng nền tảng số như Grab, Uber, AbnB, Go Viet... đã thay đổi cách mua sắm, di chuyển và sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Điều này đã kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech. Trên toàn thế giới hiện có 16 tỷ thẻ khác nhau, các công nghệ như AI (trí tuệ nhận tạo), IoT (internet vạn vật), machine learning khiến thế giới có 20 tỷ phương tiện thanh toán khác nhau. Sự phát triển của công nghệ ứng dụng mới đã khiến hành vi sử dụng của khách hàng thay đổi và tác động mạnh đến thanh toán điện tử.
Thị trường Fintech tại Đông Nam Á đang ở giai đoạn đột phá và phát triển mạnh mẽ liên quan đến tiếp cận tài chính và cho vay người dùng, Việt Nam đang có môi trường thuận lợi để phát triển. Chính phủ tại các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam rất cởi mở chào đón nhà đầu tư và đây là thời điểm hoàn hảo để khởi nghiệp lĩnh vực Fintech. Việt Nam có tiềm năng Fintech vì có dân số trẻ hơn so với các quốc gia khác, trình độ dân trí cao và khả năng sử dụng cũng như ứng dụng công nghệ tốt. Sự phát triển của các siêu ứng dụng như Grab, Go Pay, xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi mối quan hệ giữa bên cho vay (ngân hàng và các thể chế tài chính) và khách hàng, bên được lời đương nhiên là người tiêu dùng.
Trong quá khứ tiếp cận tài chính rất khó khăn tại Đông Nam Á. Một con số thống kê cho thấy có 3 tỷ người trên toàn thế giới chưa được đáp ứng nguồn vốn để làm kinh tế, trong đó có 2 tỷ người có khả năng cho vay nhưng họ không tiếp cận được với ngân hàng và với xu hướng số hóa các ngân hàng hay doanh nghiệp Fintech có thể biết được nhiều thông tin về khách hàng. Họ có thể giải được bài toán nhu cầu khách hàng trước đây không có lịch sử tín dụng tốt hay chưa có lịch sử vay thế chấp và bị liệt vào hạng rủi ro bằng cách xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá rủi ro để các ngân hàng cho vay đối tượng khách hàng này.
4.3. Thách thức của Fintech trong cuộc CMCN 4.0
Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển Fintech vẫn còn không ít thách thức:
Thứ nhất, hành lang pháp lý một số quốc gia chưa thực sự đầy đủ, chính xác nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên ngành còn chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của lĩnh vực công nghệ nói chung, hay Fintech nói riêng. Sự yếu kém về hành lang pháp lý này dẫn đến việc lỏng lẻo trong việc tiếp cận tài chính và khuyến khích các hành vi rủi ro làm tăng dư nợ xấu ở các công ty tài chính. Hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các tổ chức có hoạt động tổ chức tài chính nhất là quy định hành lang pháp lý về Fintech tại Việt Nam để các tổ chức tổ chức tài chính có thể ứng dụng được Fintech không chỉ trong nghiệp vụ mà