Tiểu luận Cổ phiếu trong doanh nghiệp

- Thị trường chứng khoán xuất phát từ các cuộc thương lượng của các thương gia ở các nước phương Tây về: nông lâm sản, khoán sản, ngoại hối, các giấy tờ có giá, - 1453, phiên “chợ” đầu tiên tổ chức với quy mô lớn đã diễn ra tại lữ quán của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ). - 1547, giao dịch chứng khoán được chuyển tới thị trấn Anvers (Bỉ). - Từ thế kỷ 16-19, TTCK hình thành và phát triển ở Anh, Pháp, Ý, Đức, Mỹ và một số nước Bắc Âu.niêm yết trên HNX. HCM. - 1875-1913, TTCK phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế. - 1929, TTCK lâm vào khủng hoảng. - Sau chiến tranh TG lần 2, TTCK bắt đầu phục hồi, nhưng 1987 TTCK lâm vào khủng hoảng nặng nề hơn lần trước, nhưng sau đó 2 năm thị trường chứng khoán lại phục hồi và đi vào ổn định. - Hiện nay, TTCK phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển và trên thế giới hiện có trên 160 TTCK lớn nhỏ đang hoạt động.

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cổ phiếu trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (((( TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GVHD: Nhóm thực hiện: “THE POWER OF GIRL” Lớp: 08TN3 Năm học: 2010 – 2011 Tp.HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2010 NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC Trang Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 5 Tác động của thị trường chứng khoán 5 Cổ phiếu là gì? Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu 7 Đặc điểm và phân loại cổ phiếu 8 Chức năng của cổ phiếu 12 Mục đích mua cổ phiếu của nhà đầu tư, quyền lợi của cổ đông 13 và phân loại cổ đông. Nơi mua bán cổ phiếu và quy trình giao dịch cổ phiếu. Các 14 thành phần tham gia Định giá cổ phiếu 17 Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 25 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiểu 26 Cổ phiếu mang lại lợi ích gì cho chúng ta 30 Ưu và nhược điểm của các công ty chứng khoán trong việc phát 33 hành cổ phiếu hiện nay Khó khăn, thách thức và thực trạng hiện nay 34 Kiến nghị 36 Tài liệu tham khảo 37 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Trên thế giới - Thị trường chứng khoán xuất phát từ các cuộc thương lượng của các thương gia ở các nước phương Tây về: nông lâm sản, khoán sản, ngoại hối, các giấy tờ có giá,… - 1453, phiên “chợ” đầu tiên tổ chức với quy mô lớn đã diễn ra tại lữ quán của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ). - 1547, giao dịch chứng khoán được chuyển tới thị trấn Anvers (Bỉ). - Từ thế kỷ 16-19, TTCK hình thành và phát triển ở Anh, Pháp, Ý, Đức, Mỹ và một số nước Bắc Âu.niêm yết trên HNX. HCM. - 1875-1913, TTCK phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế. - 1929, TTCK lâm vào khủng hoảng. - Sau chiến tranh TG lần 2, TTCK bắt đầu phục hồi, nhưng 1987 TTCK lâm vào khủng hoảng nặng nề hơn lần trước, nhưng sau đó 2 năm thị trường chứng khoán lại phục hồi và đi vào ổn định. - Hiện nay, TTCK phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển và trên thế giới hiện có trên 160 TTCK lớn nhỏ đang hoạt động. 2. Ở Việt Nam - Thời gian đầu Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp.HCM chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch một tuần, biên độ giao động giá là 2%. - Ngày 01/03/2002, TTGDCK tăng phiên giao dịch từ 3 phiên lên 5 phiên/tuần - 08/03/2005 Khai trương trung tâm GDCK Hà Nội. - Sau đó, Chính phủ ký quyết định 599/QĐ-TTG ngày 11/05/2007 chuyển đổi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM thành Sở giao dịch chứng khoán TP - 08/08/2007, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức khai trương. - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTG ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ. II. TÁC ĐỘNG CỦA TTCK 1. Tác động tích cực của thị trường chứng khoán Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như ngày nay ta thấy thị trường chứng khoán cũng có khá nhiều tác động tích cực vào nền kinh tế. Thứ nhất, bên cạnh kênh huy động vốn cổ điển là thông qua hệ thống các ngân hàng, bằng cơ chế phát hàng lần đầu và phát hành lần thứ hai, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn mới bổ sung cho kênh huy động truyền thống. Thứ hai, thị trường chứng khoán cung cấp cho chính phủ một phương tiện để bán các trái phiếu và để gọi vốn. Dĩ nhiên, lợi ích của phương tiện này tuỳ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn cân quỹ huy động được cho nền kinh tế quốc dân. Thứ ba, thị trường chứng khoán cung cấp thêm cho các nhà tiết kiệm và các kênh chế tài chính một “mục chọn” mới trong “thực đơn” đầu tư vốn. Dĩ nhiên, đầu tư vào các công cụ tài chính là đầu tư vào các tài sản bằng tiền là hoạt động có rủi ro. Tuy nhiên, bằng cách cho phép các nhà đầu tư đa dạng hoá các khoản đầu tư để giảm thiểu rủi ro, thị trường chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư chọn lựa các tổ hợp đầu tư khác nhau theo ý thích của họ để có sự kết hợp tối ưu giữa rủi ro và lợi nhuận. Thêm nữa, bằng cách đưa ra các mức lợi tức khác nhau, thị trường chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là gửi tiền vào các ngân hàng rồi thụ động ngồi chờ một mức lợi tức khá thấp. Có một thị trường thứ cấp năng động, các nhà đầu tư sẽ có được một thị trường có sức lưu chuyển nhiều hơn so các thị trường vàng, thị trường bất động sản. Thứ tư, bằng việc cung cấp một cung bậc lãi suất khác nhau cho các trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, thị trường chứng khoán buộc các doanh nghiệp và chinh phủ huy động các nguồn vốn mới phải trả một mức sinh lời phản ánh cả lợi tức trong mối liên hệ với các khoản đầu tư khác và cả những rủi ro có liên quan với các khoản đầu tư đó. Nhờ vậy, việc phân bổ vốn toàn bộ nền kinh tế được cải thiện. Trong một thị trường vốn mà chi phí vay mượn vốn chưa dựa trên cung cầu vốn và chưa phản ánh những rủi ro có liên quan như thị trường vốn ở nước ta, lợi điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ năm, thị trường chứng khoán cũng cung cấp một cơ chế để bản địa hoá một phần quyền sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn, khi luật yêu cầu một doanh nghiệp cổ phần phải có 60% sở hữu của các nước sở tại thì khi chào bán, doanh nghiệp đó phải chào bán 60% cổ phần của nó cho công chúng. Sau cùng, thị trường chứng khoán có thể giúp huy động các luồng vốn từ nước ngoài từ các nhà đầu tư nước ngoài, người muốn đa dạng hoá các khoản mục đầu tư của minh trên các thị trường vốn quốc tế. 2. Tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán ở Việt Nam Có lẽ do có quá nhiều lợi điểm khi nền kinh tế có thị trường chứng khoán khiến không ít người không chú ý đúng mức đến những tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán. Trong thực tế, mặt bất lợi của thị trường chứng khoán cũng không phải ít. Tựu trung, Những tác động tiêu cực này thể hiện trên bốn điểm chính như sau: Một là, bằng cách cho phép những người giàu có đầu tư để gia tăng thêm của cải mà dường như không phải lao động để có, thị trường chứng khoán khuyến khích sự phân phối của cải bất bình đẳng trong xã hội. Trên phương diện này, có thể xem thị trường chứng khoán như những sòng bạc hoặc những trường đua ngựa khổng lồ; Hai là, thị trường chứng khoán có thể khuyến khích một sự đầu tư liều lĩnh ở các cá nhân và các tập thể (các định chế tài chính) và do đó có thể gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế quốc gia. Vụ sụp đổ của Wall Street trong những năm cuối của thập niên 20, Hồng Kông năm 1970 và gần đây, vị thua lỗ 1,5 tỷ USD bởi bàn tay thao túng của Nick Veson, nhà kinh doanh chứng khoán 28 tuổi, đã làm cho Baring, một ngân hàng có lịc sử lâu đời nhất nước Anh phải đứng trên bờ vực thẳm của sự phá sản cà đe doạ đến sự ổn định của các thị trường tài chính khác trên thế giới là những bằng chứng sống động về tác động của những khoản đầu tư thiếu chín chắn; Ba là, thị trường chứng khoán có thể là một mảnh đất tốt cho các hoạt động bất tương sinh sôi và phát triển. Phao tin đồn thất thiệt, xung đột quyền lợi, mua bán có tay trong (mua bán nội gián), phát hành những bản cáo bạch không đúng sự thật, lấy giá chứng khoán lên, bán chứng khoán không đúng với giá trị hoặc quá cao là những “chuyện xưa như quả đất” trên các thị trường chứng khoán; Bốn là, mặc dù thị trường chứng khoán có thể phân bố vốn cho các hoạt động kinh tế được kỳ vọng là có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng, xét từ quan điểm toàn cục, các hoạt động này có thể không phải là các hoạt động có lợi nhất bởi thị trường và giá cả thị trường có thể bị bóp méo trong các nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán có thể dẫn đến xấu đi trong phân bổ các nguồn lực chứ không phải là sự cải thiện. III. CỔ PHIẾU LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU 1. Khái niệm cổ phiếu - Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty và quyền được hưởng một khoản cổ tức theo định kỳ. Cổ phiếu lưu hành trên thị trường có nhiều loại. * Một số khái niệm khác : - Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu được gọi là cổ đông, nhận giấy chứng nhận cổ phần được gọi là cổ phiếu.Trên giấy này có ấn định mệnh giá của cổ phiếu . -Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với một công ty cổ phần. 2. Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu : Với hàng trăm đợt phát hành cổ phiếu (CP) của các doanh nghiệp trên cả nước trong thời gian qua, gồm cả phát hành lần đầu và phát hành bổ sung, phát hành công khai và phát hành nội bộ (phát hành riêng lẻ), về cơ bản có thể nói, các hoạt động và các phương án phát hành CP của các doanh nghiệp đã diễn ra hợp pháp và mang lại hiệu quả tích cực cho đời sống kinh doanh của doanh nghiệp – tổ chức phát hành nói riêng, cũng như cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này có thể thấy và được minh chứng qua những cải thiện rõ rệt: tác dụng đầu tiên và cũng là tác dụng quan trọng nhất đố với công ty cổ phần: giúp công ty huy động vốn khi thành lập hoặc mở rộng kinh doanh, bằng hình thức phát hành cổ phiếu thì nguồn huy động đó không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu vay nợ từ các tổ chức tín dụng thì hoàn toàn ngược lại va giúp cho doanh nghiệp tăng hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh, việc làm thiện thu nhập và dân chủ về kinh tế cho các cổ đông, người lao động. Ngoài việc giúp các công ty cổ phần huy động vốn thì việc phát hành cổ phiếu còn tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tham gia đầu tư và thu lời từ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu. Các nhà đầu tư có thể đầu tư vào cổ phiếu, thực hiện đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, không cần thiết phải có sự hiểu biết về kỹ thuật công nghệ của lĩnh vực đó, một khi không bằng lòng ở lĩnh vực này sẽ bán cổ phiếu đó đi để mua cổ phiếu ở lĩnh vực khác. Việc mua cổ phiếu còn giúp một nhà đầu tư có thể tham gia quyền quản trị, kiểm soát công ty khi cổ đông đó đạt được một mức độ sở hữu quy định cổ phiếu, với một số lượng lớn cổ phiếu thường trong tay, các cổ đông có quyền tham gia biểu quyết. Qua việc phát hành cổ phiếu, dựa vào giá cổ phiếu ta biết được hệ số P/E mà ta có thể đánh giá cao hay thấp công ty đó. Do cổ phiếu có tính lưu thông, thị trường rộng lớn, phát hành cổ phiếu rất có lợi cho chủ sở hữu tiét kiệm nhiều thời quan và bỏ qua nhiều thủ tục do mua bán dễ dàng và nhanh chóng, giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình. Tác dụng một phần nào đó đến nền kinh tế thị trường ví dụ như khi các công ty phát hành cổ phiếu mà giá của tất cả cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường. Về phía nhà nước:phat hành cổ phiếu sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước do bán được và bán với giá khá cao các phần vốn, tài sản nhà nước muốn bán (giá tăng so với khởi điểm ít nhất 15 – 20%, cá biệt có khi hàng chục lần…), tạo động lực làm sống động và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) cả về bề rộng, lẫn bề sâu, phát triển thu hút cả vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước lành mạnh và hiệu quả, tạo động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế theo các nguyên tắc thị trường và cải thiện vị thế, hình ảnh đất nước trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. TTCK Việt Nam được coi là hiện tượng đáng chú ý trên TTCK thế giới năm 2006, và là 1 trong 3 thị trường có cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thế giới. IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CỔ PHIẾU Đặc điểm - Cổ phiếu có bản chất là một công cụ góp vốn (equity instruments) và do các công ty cổ phần phát hành. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn cần huy động thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần (share/stock). Người mua những cổ phần này được gọi là cổ đông (share/stockholder). Với số cổ phần đã mua, các cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu, giấy này gọi là cổ phiếu. - Vốn mà công ty cổ phần huy động được từ việc phát hành cổ phiếu được xem là vốn thuộc sở hữu của công ty. Những cổ đông khi mua các cổ phần của công ty đã thực hiện việc góp vốn để công ty kinh doanh và do vậy trở thành những người đồng sở hữu công ty. Tỷ lệ sở hữu công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do cổ phiếu được xem là giấy xác nhận quyền sở hữu của các cổ đông đối với những cổ phần này nên có thể coi cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu về số vốn mà một cổ đông góp vào công ty cổ phần. - Là người chủ sở hữu công ty, các cổ đông có những quyền cơ bản sau đây: • Quyền tham gia quản lý công ty: Quyền này được thực hiện bằng cách các cổ đông bầu ra một Hội đồng quản trị để thay mặt mình quản lý, điều hành công ty. Các cổ đông không chỉ có quyền bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Directors) mà còn có thể tham gia ứng cử làm thành viên của Hội đồng quản trị. Số lượng phiếu bầu tỷ lệ với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Do vậy những người nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty thì càng có nhiều khả năng trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Ngoài ra, hàng năm công ty còn tổ chức Đại hội cổ đông (Annual shareholder meetings) để họp các cổ đông lại, bàn về các chiến lược hoặc kế hoạch kinh doanh lớn của công ty. • Quyền sở hữu tài sản ròng39 của công ty: Các cổ đông sở hữu công ty theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ. Do vậy, khi tài sản ròng của công ty tăng lên do làm ăn có lãi, giá trị các cổ phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên theo. Khi công ty cổ phần ngừng hoạt động, cổ đông được tham gia phân chia tài sản còn lại của công ty. Ví dụ: Tổng tài sản ban đầu của một công ty cổ phần là 10 tỷ VNĐ. Một cổ đông nắm 20% cổ phần của công ty cho nên tổng giá trị tài sản công ty mà anh sở hữu theo cổ phần là 2 tỷ VNĐ. Sau 5 năm làm ăn có lãi, tổng tài sản ròng của công ty tăng lên 15 tỷ VNĐ, khi đó tổng giá trị cổ phần mà anh ta sở hữu lên tới 3 tỷ VNĐ. • Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng40: Cổ đông được quyền hưởng một phần lợi nhuận ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần anh ta sở hữu. Phần lãi trả cho mỗi cổ phần được gọi là cổ tức (Dividend). Quyền này chỉ được thực hiện khi công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả lợi nhuận thu được đều được đem chia cho các cổ đông, cũng có trường hợp nhằm tăng vốn kinh doanh cho công ty, Hội đồng quản trị quyết định giữ lại phần lớn lợi nhuận. Điều này nói chung là được các cổ đông chấp nhận vì tuy không nhận được cổ tức nhưng giá trị cổ phần của họ trong công ty lại tăng lên, hơn thế việc tăng vốn có thể đảm bảo cho khả năng tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới. Ngoài đặc trưng cơ bản nói trên, cổ phiếu còn có một số đặc điểm đáng chú ý sau: • Thời hạn của cổ phiếu: Bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, các nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên các cổ đông lại không được phép rút khoản vốn này về trừ trường hợp công ty ngừng hoạt động hoặc có qui định đặc biệt cho phép được rút vốn. Chính vì lý do như vậy nên có thể coi cổ phiếu có thời hạn thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động của công ty. Trên thực tế, trừ trường hợp phá sản hoặc kết quả kinh doanh quá tồi tệ, còn nói chung thì các công ty sẽ vẫn cứ duy trì hoạt động mãi mãi, cho nên có thể nói thời hạn của cổ phiếu là vô hạn. Mặc dù vậy, các cổ đông được phép chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ cho người khác và bằng cách đó có thể rút lại khoản vốn mà mình đã đầu tư vào công ty cổ phần. • Giá trị của cổ phiếu: Giá trị của cổ phiếu được thể hiện trên 3 phương diện sau: Mệnh giá (Face value): là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu 41. Mệnh giá thường được ghi bằng nội tệ. Mệnh giá bằng bao nhiêu là do luật 41 khoán hoặc điều lệ của công ty cổ phần qui định. Ví dụ: ở Việt nam theo NĐ144/CP, mệnh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt nam thống nhất là 10.000 VNĐ. Giá trị ghi sổ (Book value): là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản. Ví dụ: Một công ty có 50.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Sau 5 năm hoạt động, giá trị tài sản ròng của công ty theo sổ sách kế toán là 1 tỷ đồng. Khi đó giá trị của mỗi cổ phần theo sổ sách sẽ là 20.000 đ, ta nói giá trị ghi sổ của cổ phiếu công ty bây giờ là 20.000 đ/cổ phiếu. Giá trị thị trường (Market value): là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị trường. Phân loại cổ phiếu a. Căn cứ vào hình thức phát hành, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký danh. Lúc mới ra đời cổ phiếu tồn tại dưới dạng ký danh có ghi tên người sở hữu nó, sau này khi thị trường cổ phiếu phat triển loại cổ phiếu này gây trở ngại cho việc lưu thông và chuyển nhượng cổ phiếu. Do đó, loại cổ phiếu vô danh không ghi tên người sở hữu ra đời và ngày càng phổ biến. b. Căn cứ vào quyền lợi được hưởng, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu thường (hay cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông (Common stock): có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cổ đông mua loại cổ phiếu này rất quan tâm đến hoạt động của công ty và họ thường là những người đứng đầu trong ban quản trị chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty. Giá cũng biến động nhiều hơn so với cổ phiếu ưu đãi. - Là loại cổ phiếu có đầy đủ các đặc trưng đã nêu trên của cổ phiếu. Đó là: • Không qui định trước số cổ tức cổ đông sẽ nhận được. Giá trị cổ tức nhiều hay ít còn tuỳ vào tình hình lợi nhuận của công ty và kế hoạch chia lợi nhuận của Hội đồng quản trị. Trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ thì chẳng những cổ tức không được chia mà cổ đông còn bị hao hụt về vốn góp. Nguyên tắc của các cổ đông cổ phiếu thường là “lời ăn, lỗ chịu”. • Chỉ được chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi trả cho những người nắm trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi. • Thời hạn cổ phiếu là vô hạn. • Được hưởng quyền tham gia quản lý công ty cùng các quyền khác nhằm duy trì quyền quản lý công ty, như: quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền ưu tiên mua trước với giá ưu đãi các cổ phiếu mới phát hành. Những cổ đông có nhiều cổ phần hoặc nhiều uy tín có thể nắm quyền điều hành công ty. Còn nói chung đa số những người đầu tư chỉ mua cổ phiếu thường để hưởng cổ tức hoặc bán đi khi cổ phiếu lên giá nhằm hưởng chênh lệch giá. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): có mức cổ tức cố định và được ghi rõ trên cổ phiếu lúc phát hành. Với cổ phiếu này thu nhập của cổ đông không phụ thuộc vào chính sách chia lãi hàng năm của công ty. Ngoài ra, tính ưu đãi còn được thể hiện ở chỗ như được chia cổ tức trước cổ phiếu thường, trường hợp tài sản công ty bị thanh lý phần tài sản còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ của công ty sẽ được hoàn vốn cho cổ đông giữ cổ phiếu ưu đãi. Gồm nhiều hình thức phát hành như cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có lãi cổ phần gộp, cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn… Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá. Chẳng hạn một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 100 USD, tỷ suất cổ tức là 4,5% sẽ được hưởng một khoản cổ tức cố định là 4,5 USD. Còn nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức sẽ được công ty công bố đơn giản là 5 USD/cổ phiếu chẳng hạn. Hạn chế của cổ phiếu ưu đãi so với cổ phiếu thường là: • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị, tức là không được quyền tham gia quản lý công ty. • Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi không vì thế mà được tăng lên theo. Vì cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không tăng, nên giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường cũng ít biến động. Do vậy, cổ phiếu ưu đãi thường kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hơn so với cổ phiếu thường 43. Những người đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi thường là những người muốn có thu nhập ổn định, đều đặn và không thích mạo hiểm. Các loại cổ phiếu ưu đ