Tiểu luận Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long

Trong những năm đầu thế kỷ 21 đất nước ta đang phát triển để hoà mình vào dòng chẩy thế giới. Đảng và nhà nước đang tìm mọi phương hướng để đưa đất nước đi lên. Con đường mà nhà nước đã chọn đó là tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp. Khi đã tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết mình để đưa doanh nghiệp mình làm ăn có hiệu quả nhất. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, nhằm đa dạng hoá sở hữu tạo động lực cho người có cổ phần và người lao động trong doanh nghiệp hăng say sản xuất vì lợi ích chính đáng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Bằng vốn hiểu biết của mình em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long”

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm đầu thế kỷ 21 đất nước ta đang phát triển để hoà mình vào dòng chẩy thế giới. Đảng và nhà nước đang tìm mọi phương hướng để đưa đất nước đi lên. Con đường mà nhà nước đã chọn đó là tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp. Khi đã tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết mình để đưa doanh nghiệp mình làm ăn có hiệu quả nhất. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, nhằm đa dạng hoá sở hữu tạo động lực cho người có cổ phần và người lao động trong doanh nghiệp hăng say sản xuất vì lợi ích chính đáng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Bằng vốn hiểu biết của mình em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long” . Nội dung Những quy định chung về cổ phần hoá: Đối tượng mua và cơ cấu cổ phần lần đầu: - Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện cổ phần hoá phải còn vốn nhà nước ( chưa bao gồm quyền sử dụng đất ) sau khi được sử lý tài chính. - Trước khi cổ phần hoá doanh nghiệp phải sử lý những vấn đề tồn tại về tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp tiếp tục sử lý những vấn đề về tài chính theo quy định tại Mục II thông tư 126/2004/TT-BTC cho đến thời điểm chính thức tiến hành cổ phần hoá. - Thời điểm xác định giá trị tài sản doanh nghiệp là thời điểm khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp. + Theo phương pháp tài sản : là thời điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần nhưng không quá 6 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. + Theo phương pháp khấu hao dòng tiền là thời điểm kết thức năm gần nhất nhưng không quá 9 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. Xử lý tài chính khi cổ phần hoá: Kiểm kê phân loại tài sản: Kiểm kê xác định số lượng , chất lượng tài sản thực tế, Xác nhận thừa thiếu so với sổ kế toán, phân tích nguyên nhân thừa, thiếu. Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Tài sản doanh nghiệp không cần dùng, ú đọng, chờ thanh lý Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng. Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công. Đối chiếu phân loại xác định công nợ. + Nợ phải trả: Trong đó phải trả nhưng không thanh toán. + Nợ phải thu: Trong đó phải thu các khoản nợ khó đòi. Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Tài sản: Tài sản thừa thiếu phải làm rõ nguyên nhân + Thiếu: Phải xác định trách nhiệm tập thể, trách nhiêm cá nhân để xử lý + Thừa: Tăng vốn nhà nước Đối với tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý sau khi được chấp thuận bằng văn bản của đai diện chủ sở hữu vốn nhà nước xử lý như sau: + Thanh lý nhượng bán: Giám đốc doanh nghiệp tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định hiện hành. Hạch toán vào thu nhập doanh nghiệp. + Điểm chuyển tài sản cho đơn vị khác theo quyết định của chủ sở hữu vốn. Nếu điểm kiện chuyển cho đơn vị ngoài bộ, địa phương. Trong công ty phải có sự thoả thuận của đại điện chủ sở hữu vốn bên nhân. Hạch toán tăng, giảm vốn theo giá trị trên sổ kế toán bên giao. Nếu có chênh lệch thì hạch toán vào kết quả kinh doanh. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp những tài sản nêu trên chưa được xử lý thì không tính vào giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp tục xử lý, đến thời điểm có quyết định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp bảo quản chuyển giao cho công ty mua bán nợ và tài sản ứ đọng.Công ty mua bán nợ không được bán tài sản này cho doanh nghiệp. 2) Nợ phải thu: Nếu chứng minh là không có khả năng thu hồi xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân để bồi thường, còn thiếu dùng quỹ nợ khó đòi bù đắp còn vẫn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh ẩn doanh nghiệp. Nợ phải thu quá hạn khác: Doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc bán cho công ty mua bán nợ và tài sản theo giá thoả thuận. 3) Nợ phải trả: Nợ phải trả nhưng không phải thanh toán, được hạch toán tăng vốn nhà nước. Nợ đọng về thuế phải nộp ngân sách. Trường hợp bị lỗ không thể thanh toán đựơc doanh nghiệp lập hồ sơ xin giãn nợ, xoá nợ. Phương án cổ phần hoá: Hình thức cổ phần hoá: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiêp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vùa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoạc kết hợp phát hành cổ phiếu để thu vốn đầu tư. 2) Tên gọi công ty cổ phần: Tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế.( Không trùng với doanh nghiệp khác đã đặt) 3) ngành nghề kinh doanh: Cần ngắn gọn đầy đủ 4) Trên cơ sở giá tri thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 5) Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông liên quan đến cơ cấu bán cổ phần lần đầu: Số cổ phần nhà nước nắm giữ: Với doanh nghiệp cần có cổ phần vốn nhà nước chi phối hoặc không chi phối( Bao nhiêu % ) Cổ phần đấu giá đợt 1 bán không hết thì tổ chức tiếp bán đấu giá đợt 2 hoặc tuỳ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để trình Bộ cho phép tăng tỷ lệ vốn nhà nước giữ tại doanh nghiệp và tổ chức bán sau. 6) Về sắp xếp lao động trong phương án cổ phần hoá. Thực hiện theo thông tư số 13/2005/TT-BLĐTB&XH ngày 25/2/2005. theo đó phảI: Lập danh sách của người lao động trong doanh nghiệp tại thời đIúm cổ phần hoá. Lập danh sáh lao động đủ đIũu kiện về hưu. Danh sách lao động chấm dứt hợp đồng lao động, giảI quyết chế độ theo đIũu 42 Luật lao động. Danh sách lao động không bố chí được việc làm.Theo đó: + Người lao động doanh nghiệp theo nghi định 41/CP thì lập theo chế đọ TT 19/2004/TT-BLĐTB&XH ngày 22/11/2004. + Người không thuộc NĐ 41/CP thì hưởng chế độ theo trợ cấp thôi việc theo Luật lao động. - Lập danh sách người lao động sẽ chuyển sang công ty cổ phần. Sau 30 ngày giải quyết xong các chế độ chính sách đối với người lao động, giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm báo cáo kết quả chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần cho cơ quan có thẩm quyền. 7) Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn nhà nước: Theo công thức: Giá trị VNN + chênh lệch tăng do đấu giá- giá tri CP NN giữ - Giá trị CPUĐ cho NLĐ trong DN - Giá trị CPUĐ cho nhà ĐTCL - Chi phí CPH - Chi phí ĐTL - Trợ cấp LĐDD theo Luật lao động. + Chi phí cổ phần hoá: Giá trị tài sản doanh nghiệp dưới 30 tỷ được trên 200 triệu, 30 đến 50 tỷ được 300 triệu, trên 50 tỷ được 400 triệu đồng. 8) Phương án đầu tư sau cổ phần hoá: Cần xây dựng cụ thể tập trung vào mở rộng thị trường, thêm sản phẩm mới, kinh doanh đa ngành, đầu tư mở rộng sản xuất, tăng vốn… Biểu tổng hợp cần cân đối các chỉ tiêu giữa doanh thu, lợi nhuận, tiền lương và cổ tức. IV) Tình hình hoat động của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long * Thị trường của công ty : Trên doanh thu của công ty tại thị trường nội địa và 6 tháng đầu năm 2003 . Sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần mức tăng trưởng của doanh thu đạt tới 74,8 %. Với tất cả các thuận lợi khách quan và uy tín, Thăng Long đã đứng thứ 3 về doanh thu nhưng đứng đầu về chất lượng và năng lực xây dựng. Công ty có được một thị phần khoảng 47,5 % của thị trường nội địa và công trình của Công ty có khả năng cạnh tranh mạnh trên các hệ thống ngành xây dựng trong cả nước trong tương lai, với chiến lược phát triển nhằm vào thị trường nội địa, khả năng gia tăng thị phần Công ty là chắc chắn. Nhà nước Việt Nam đang rất chú trọng khuyến khích phát triển xây dựng, quy định về xây dựng ngày càng thông thoáng và nhiều ưu đãi. Trong giai đoạn 2003 – 2005, Chính phủ sẽ dành nhiều tỷ VNĐ để đầu tư nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cơ sở hạ tầng. Đây là thị trường mà Công ty đã có ưu tín từ lâu và hiện nay, Công ty cũng đang có kế hoạch nghiên cứu, đánh giá để nắm bắt đáp ứng được những yêu cầu mới công trình của Công ty rất có uy tín trên thị trường nên được các nhà thầu tin tưởng. Với bảng số liệu cụ thể của công ty: cuối năm 2002 và 2003 : Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2002 6 tháng cuối năm 2003 Tổng doanh thu 150.846.119.389 320.182.538.191 Các khoản giảm trừ 1139.402.698 2488.432.601 Giảm công trình 357.015.678 51.502.830 Giá trị công trình phải sửa 282.387.020 1.486.929.771 1. Doanh thu thuần 142.706.716.691 387.694.150.590 2. Giá vốn vật liệu 134.273.058.777 274.892.481.439 3. Lợi nhuận gộp 128.433.657.914 112.801.669.151 4. Chi phí nâng cấp 2.940.124.447 4.575.147.706 5. Chi phí quản lý dự án 2.434.054.886 3.675.508.276 6. Lợi tức thuần từ HĐKD 3.059.478.581 - Thu nhập HĐKD 671.550.000 812.026.521 - Chi phí HĐ tài chính (61.112.314) (22.680.971) 7. Lãi từ HĐ tài chính 610.437.686 789.345.550 - Các khoản thu nhập BT 8.981.900 226.098.388 - Chi phí bất thường 5.880.835 113.211.052 8. Lợi tức bất thường 3.101.065 112.887.336 9. Tổng lợi tức trước thuế 3.673.071.332 5.453.246.055 10. Thuế TNDN phải nộp 11. Lợi tức sau thuế 3.673.071.332 5.453.246.055 Kết luận Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả hơn. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Cổ phần hoá DNNN là một biện pháp quan trọng trong quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam. Việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN không chỉ giúp các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động khác như phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Với sự chuyển mình thay đổi các công ty đã được cổ phần làm ăn ngày càng có hiệu quả góp một phần lớn vào doanh thu của đất nước. Chính nhờ hướng đi đúng đắn của mình mà nhà nước ta đã nhanh chóng sánh vai với các nước trong khu vực. Hi vọng trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ làm ăn ngày càng hiệu quả hơn để có thể đưa đất nước đi xa hơn kinh tế được giầu mạnh. Mục lục Lời mở đầu Nội dung: Những quy định chung về cổ phần hoá: II) Xử lý tài chính khi cổ phần hoá: III) Phương án cổ phần hoá: IV) Tình hình hoat động của công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long Kết luận
Tài liệu liên quan