Tiểu luận Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007

Bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, có không ít kỳ vọng về sự phát triển đột biến về kinh tế và cải thiện đời sống dân cư do những cơ hội gia nhập WTO mang lại, song cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng về những rủi ro, những tổn thương có thể gặp phải khi năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm còn thấp kém. Trên tinh thần tranh thủ các cơ hội và điều kiện thuận lợi, chủ động đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách từ bên trong nền kinh tế và từ những biến động bất lợi của thị trường thế giới, Chính phủ đã có sự tập trung chỉ đạo điều hành, mở rộng phân cấp cho các địa phương và phát huy sự nỗ lực của các doanh nghiệp và của mỗi người dân, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Tuy nhiên, không phải mọi biện pháp chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở đều mang lại những hiệu quả thiết thực, không phải mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết triệt để. Trong năm 2007, những yếu kém và khiếm khuyết tích tụ từ nhiều năm trước đây đã bộc lộ ngày càng rõ. Dưới đây là những phân tích, đánh giá cơ bản về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2007.

doc10 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---@&?--- tIỂU LUẬN THỐNG KÊ KINH TẾ Đề tài: Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 Hà Nội – 1/2010 Bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, có không ít kỳ vọng về sự phát triển đột biến về kinh tế và cải thiện đời sống dân cư do những cơ hội gia nhập WTO mang lại, song cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng về những rủi ro, những tổn thương có thể gặp phải khi năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm còn thấp kém. Trên tinh thần tranh thủ các cơ hội và điều kiện thuận lợi, chủ động đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách từ bên trong nền kinh tế và từ những biến động bất lợi của thị trường thế giới, Chính phủ đã có sự tập trung chỉ đạo điều hành, mở rộng phân cấp cho các địa phương và phát huy sự nỗ lực của các doanh nghiệp và của mỗi người dân, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Tuy nhiên, không phải mọi biện pháp chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở đều mang lại những hiệu quả thiết thực, không phải mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết triệt để. Trong năm 2007, những yếu kém và khiếm khuyết tích tụ từ nhiều năm trước đây đã bộc lộ ngày càng rõ. Dưới đây là những phân tích, đánh giá cơ bản về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2007. Bảng 1: GDP của Việt Nam thời kỳ 1999 - 2007 Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trung bình GDP (tỷ đ) Giá hiện hành 399942 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1143715 682732 Giá so sánh 256272 273666 292535 313247 336242 362435 393031 425373 461344 346016 Lượng tăng (tỷ đ) Liên hoàn 17394 18869 20712 22995 26193 30596 32342 35971 25634 Định gốc 17394 18869 39581 62576 88769 119365 151707 187678 Tốc độ phát triển(%) Liên hoàn 106.79% 106.89% 107.08% 107.34% 107.79% 108.44% 108.23% 108.46% 107.63 Định gốc 106.79% 106.89% 114.46% 122.87% 132.44% 143.62% 155.44% 168.58% Tốc độ tăng (%) Liên hoàn 6.79% 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 7.63 Định gốc 6.79% 6.89% 14.46% 22.87% 32.44% 43.62% 55.44% 68.58% g (tỷ đ) 2562.72 2736.66 2925.35 3132.47 3362.42 3624.35 3930.31 4253.73 Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Thứ nhất, Năm 2007, trên cơ sở những kết quả tích cực từ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2006 mang lại, tranh thủ những cơ hội thuận lợi và những nỗ lực vượt qua thách thức, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phát triển của những năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội đạt mức 8,48%, xấp xỉ bằng mức cao theo kế hoạch Quốc hội đề ra (8,2-8,5%), và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. GDP theo giá hiện hành đạt 1.143 tỷ đồng, tương đương 71,3 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 933USD. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000-2007(%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong bối cảnh muôn vàn khó khăn từ bên trong (thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp ở diện rộng và cường độ lớn, nhiều yếu kém tồn đọng từ những năm trước chưa được khắc phục một cách cơ bản…) và bên ngoài (giá cả hầu hết các loại nguyên liệu đều tăng cao, trong đó có những loại tăng đột biến, Việt Nam bắt đầu phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO khi khả năng cạnh tranh còn thấp kém), thì việc duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và tăng liên tục qua các năm như trên là một thành tựu hết sức to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1999-2007 đạt 7,63%. Năm 2007, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Mặc dù vậy, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 53 nước có thu nhập thấp. Thứ hai, Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành được thể hiện đúng xu thế của quá trình phát triển. Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành thời kỳ 2000-2007(%) (theo giá so sánh) Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2007, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn: dịch bệnh, thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề; giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong điều kiện đó, sản xuất nông nghiệp năm 2007 vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy ngành ngư nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao (10,57%) nhưng sản xuất nông, lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng thấp (2,67%) nên tốc độ tăng của nông, lâm, ngư nghiệp mới chỉ dừng lại ở 3,76% so với năm 2006. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, công nghiệp được coi là đầu tàu kinh tế của đất nước. Từ nhiều năm nay, công nghiệp luôn là khu vực có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2001-2005 là 51,18%, của dịch vụ là 37,70% và của nông nghiệp là 11,12%; các tỷ lệ tương ứng của năm 2006 là 50,80%; 40,10% và 9,10%. Năm 2007, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và xây dựng đạt 574.046 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2006. Đây là năm thứ 17 liên tục công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số và mức đóng góp một nửa vào mức tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tuy tăng với tốc độ cao, nhưng chất lượng tăng trưởng công nghiệp - vấn đề được đặt ra từ nhiều năm nay - vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Trong khi giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng cao, thì giá trị gia tăng lại chỉ đạt mức 10,22%, thấp hơn so với các năm trước. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng phát triển công nghiệp theo bề rộng: sự tăng trưởng của công nghiệp dựa chủ yếu vào tăng đầu tư và tăng lao động để tăng quy mô sản xuất. Điều này còn làm cho sản xuất công nghiệp Việt Nam dễ bị tổn thương khi giá cả nguyên phụ liệu trên thị trường thế giới biến động mạnh. Dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao (8,85%) và tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Số lượng khách quốc tế năm 2007 ước đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 20,1% so với năm 2006. Thu nhập từ du lịch tăng 25% so với năm 2006, chiếm khoảng 4,5% trong tổng GDP của cả nước. Du lịch là một trong số ít ngành của Việt Nam mang lại nguồn thu trên 3,5 tỷ USD/năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (đăng ký mới và tăng vốn) vào lĩnh vực du lịch trong 11 tháng 2007 đạt 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thị phần của du lịch Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 7,8% thị phần du lịch Đông Nam Á, so với 26% của Thái Lan, 33% của Malaysia, 14% của Singapore. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam chưa được cải thiện là bao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu khách sạn cao cấp ở các thành phố lớn. Thứ ba, Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch vẫn còn chậm nhưng đang theo chiều hướng tích cực: Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP của Việt Nam phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2007 (giá hiện hành) Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Qua các năm, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng, đồng thời với việc giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trong cơ cấu GDP năm 2007, các ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm 20,34% (giảm 4,19% so với năm 2000); công nghiệp và xây dựng chiếm 41,48% (tăng 4,75% so với năm 2000); ngành dịch vụ chiếm 38,18% (tuy tỷ trọng ngành dịch vụ bị giảm đi trong những năm 2001-2002 nhưng từ năm 2003 đã bắt đầu tăng trở lại và đến năm 2007 đã tăng 0,19% so với năm 2003). Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng. Năm 2007, trong toàn bộ giá trị sản xuát ngành nông, lâm, ngư nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng 73,9% (tuy tăng 0,2% so với năm 2006 nhưng giảm 4,3% so với năm 2000); chăn nuôi chiếm tỷ trọng 24,4% (tuy giảm 0,1% so với năm 2006 nhưng đã tăng 5,1% so với năm 2000); dịch vụ chiếm tỷ trọng 1,7% (giảm 0,1% so với năm 2006 và giảm 0,8% so với năm 2000). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp Việt Nam, đánh giá một cách tổng quan đang chuyển dịch theo đúng xu thế khách quan: giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển công nghiệp cũng thể hiện khá rõ nét việc phát huy lợi thế về tài nguyên đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào, sự ổn định về chính trị - xã hội, vị trí địa lý thuận lợi. Biểu đồ 4: Cơ cấu ngành công nghiệp năm 2006 và 2007(%) Nguồn: Niên giám Thống kê và Bộ Công thương Trong giá trị sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp năm 2007, ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 28,25% (giảm 3,81% so với năm 2006); ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 61,71% (tăng 1,46% so với năm 2006); ngành công nghiệp điện, nước, ga chiếm tỷ trọng 10,04% (tăng 2,34% so với năm 2006). Tuy nhiên đến nay, cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu và kém hiệu quả. Sự phát triển yếu kém của công nghiệp sản xuất điện, nước và tỷ trọng thấp của chúng trong cơ cấu ngành công nghiệp đang là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển các ngành kinh tế và cải thiện đời sống dân cư. Tuy tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất toàn bộ công nghiệp có gia tăng, nhưng cơ cấu nội tại của nó lại thể hiện rõ sự kém hiệu quả và tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Những ngành công nghiệp có giá trị sản xuất và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu như dệt may, da giầy, ô tô, điện tử…, lại là những ngành thể hiện đậm nét nhất tính chất gia công cho nước ngoài hoặc lắp ráp các linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành công nghiệp cơ khí mới chỉ có khả năng đáp ứng 40% thiết bị, máy móc của các ngành kinh tế trong nước; sản xuất phôi thép cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu cho cán kéo thép xây dựng; công nghiệp đóng tàu tuy có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng thực chất vẫn chỉ là hoạt động lắp ráp. Cơ cấu khu vực dịch vụ cũng có những chuyển hướng tích cực. Bảng 2: GDP theo giá thực tế của một số ngành dịch vụ giai đoạn 2000-2007 (tỷ đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khách sạn, nhà hàng 14343 15412 17154 18472 22529 29329 35861 44992 Vận tải, thông tin liên lạc 17341 19431 21095 24725 30402 36629 43825 51118 Tài chính, tín dụng 8148 8762 9763 10858 12737 15072 17607 20756 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2007, các ngành dịch vụ truyền thống vẫn có sự phát triển khá (như GDP của ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc đạt 5118 tỷ đồng, tăng 16,64% so với năm 2006; GDP của ngành khách sạn, nhà hàng đạt 44992 tỷ đồng, tăng 25,46% so với năm 2006). Đặc biệt một số ngành dịch vụ có tỷ lệ chi phí trung gian thấp như tài chính, tín dụng…đã phát triển khá nhanh (GDP năm 2007 đạt 20756 tỷ đồng, tăng 17,88% so với năm 2006) góp phần làm gia tăng giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ. Tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2007 cho thấy, tuy chưa có sự phát triển đột biến như kỳ vọng của một số người, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những bước phát triển tích cực. Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã bước đầu tranh thủ được những cơ hội và có đủ khả năng vượt qua những khó khăn thách thức. Tuy vẫn còn những mảng màu tối, nhưng màu sáng vẫn là gam màu chủ đạo trong bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007.
Tài liệu liên quan