Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là khu vực tỉnh Lâm Đồng với trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là thành phố Đà Lạt.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A, LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là khu vực tỉnh Lâm Đồng với trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là thành phố Đà Lạt.
Nhóm chúng tôi
B, NỘI DUNG
TIÊU ĐỀ: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG
ĐÔI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, song mục đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuận kinh tế, điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị thể, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Qua du lịch, khách muôn phương có dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Việt Nam . Muốn vậy, du lịch Việt Nam phải trở thành một sứ giả của hòa bình và hữu nghị…
Cùng với sức hấp dẫn của “ngôi sao đang lên”, du khách nước ngoài lựa chọn Việt Nam vì đây còn là điểm đến an toàn và thân thiện. Tiếng lành đồn xa… Nhưng ta cần nhận thấy ở đây một thông điệp” hãy giữ bền và nhân lên “tiếng lành” đó. Và muốn vậy, người làm du lịch phải luôn biết và dám nhìn thẳng vào những hạn chế. Từ chỗ không có cảng biển đón khách du lịch, thiếu phòng lưu trú… đến những bất cập về dịch vụ như thiếu hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ, thiếu chương trình giải trí về đêm và “đáng ngại nhất” là lối kinh doanh làm giả “chặt chém” du khách… Một chuyên gia về phát triển du lịch đã kể tôi nghe câu chuyện nhỏ, nghe thật buồn. Rằng, khách du lịch Nga một ngày qua Hy Lạp năm chuyến bay, qua Thổ Nhĩ Kỳ năm chuyến bay, qua đảo Síp cũng vậy. Đó là những khu du lịch hoàn thiện, đáp ứng mọi điều kiện nhu cầu của du khách. Nay, sức hút Việt Nam mời gọi, họ rủ nhau đến Việt Nam . Nhưng khi đến thì sao? Hầu hết khách sạn kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. Mới 23 giờ đêm đã đóng cửa, đường phố vắng teo. Có những du khách trước khi về đưa ra một cục tiền, ngao ngán vì không biết tiêu vào việc gì (!). Nói vậy để thấy đã đến lúc chúng ta cần có quan niệm và nhận thức mới hơn, đầy đủ hơn về hoạt động du lịch.
Trước hết là con người. Con người nào chất lượng sản phẩm đó. Thử xem nguồn nhân lực của ngành du lịch hiện nay ra sao? Những người lao động trực tiếp mới đào tạo được khoảng 20%. Lao động gián tiếp cũng vậy. Đã đến lúc ngành du lịch phải mở rộng hệ thống đào tạo quốc gia với quy hoạch cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trên tinh thần kêu gọi xã hội hóa công tác đào tạo, kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thông qua hình thức mở trường với một hệ thống giao trình cập nhật, tăng ngoại khóa, bớt lý thuyết, coi trọng thực hành, bảo đảm học viên ra trường làm việc được ngay. Kiểu đào tạo chắp vá, làm ăn cháp vá cần được chấm dứt, vì đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động thiếu sáng tạo, kém khả năng cảm nhận và hướng tới những giá trị mới. Cần hiểu rằng, bản thân người làm du lịch cũng là một “sản phẩm du lịch”. Quen trong dạ, lạ trông áo. Hướng dẫn viên du lịch là hình ảnh đầu tiên mang đến những cảm nhận ban đầu về đất nước, con người. Phong cách ứng xử và chiều sâu văn hóa là những yếu tố cực kỳ quan trọng. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chính bởi sự thân thiện. Đây là một thế mạnh mang tính truyền thống, bởi vậy rất cần được giữ gìn, phát huy và tôn bồi. Có thể ta kém nhiều nơi khác về trình độ “công nghiệp du lịch, nhưng nếu ta biết khai thác những thế mạnh của du lịch hiện đại và phổ vào đó tình người, ta sẽ có một “công nghệ du lịch” hoàn hảo.
Trong quy hoạch cũng vậy. Đã đến lúc cần phải có chuyên gia và các công ty tư vấn nước ngoài. Cùng với những lợi thế mang tính chuyên nghiệp, họ còn đứng trên tư duy của du khách mà đáp ứng trúng nhu cầu. Ta làm du lịch để phục vụ du khách thì phải hiểu nhu cầu của chính du khách để đáp ứng tốt nhất, từ cách bố trí không gian, thiết kế đến những yêu cầu trong xử lý môi trường v.v… Cùng đó là quy hoạch những cùng du lịch trung tâm như đảo Phú Quốc; toàn bộ ven biển miền Trung với những di sản văn hóa thế giới, Huế, Hội An cũng như các thành phố du lịch khác. Nhìn sang láng giềng ta thấy, riêng khu vực đền ăng-co-vát (Cam-pu-chia) đã có 10 khách sạn năm sao. Một sự đầu tư có tầm vóc và hết sức khôn ngoan. Trong khi đó, nhiều khu vực có lợi thế phát triển du lịch của ta (biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh; vịnh Nha Trang là một trong 24 vịnh đẹp nhất thế giới; hồ Ba Bể là một trong 10 hồ nước ngọt lớn nhất toàn cầu; và mới đây, sau một cuộc bình chọn dài ngày mang tên “Hidden Beaches”, bãi Dài (Phú Quốc) đã được chọn là bãi biển sạch và đẹp nhất thế giới còn hoang sơ tiềm ẩn (Theo Hãng tin ACB News). Chưa hết. Ngoài Hạ Long trên biển ta có Hạ Long trên cạn ở Ninh Bình… đến giờ vẫn chưa được quy hoạch và đầu tư tương xứng. Cho nên những chuyển động từ Phú Quốc và một số khu du lịch khác trong thời gian qua là tín hiệu rất đáng mừng. Hiện Phú Quốc có ba nhà đầu tư nước ngoài với 5 tỷ USD. Một dự án từ Mỹ sang, hai dự án từ châu Âu sang. Hy vọng đây sẽ là một trong những khu du lịch mẫu mực của Việt Nam . Song nên nhớ, tình trạng xẻ núi, lấp hồ, ngang nhiên vi phạm luật di sản… vẫn là một bài học đau xót. Đó là hậu quả thu lợi trước mắt mà không có tầm nhìn lâu dài. Cũng như vậy, bài học của sự đầu tư manh mún, vừa tốn kém vừa ít hiệu quả vẫn con nguyên giá trị cảnh báo. Thí dụ như tuyến đường lền Bà Nà (Đà Nẵng), đường đến hồ Ba Bể (Bắc Kạn) một nỗ lực rất lớn, nhưng vì đường nhỏ quá, hai xe không tránh nổi nhau, khách đi một lần là sự mãi…
Hẳn những người làm du lịch hiểu rõ ba mấu chốt cơ bản cần cân nhắc trước một quyết định quy hoạch và đầu tư. Thứ nhất, nhiều và ít (nhiều thông tin cung cấp cho du khách nhưng ít phiền hà rắc rối cho họ); thứ hai, cao và thấp (chất lượng phải cao, chi phí thấp); thứ ba, dài và ngắn (du khách ở dài ngày, khoảng cách từ điểm A đến điểm B ngắn để tạo sự thoải mái)…
Vấn đề quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Đi quảng bá du lịch ở nước ngoài là huy động tổng hợp các thế mạnh của Việt Nam , bởi vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ trước khi ký kết. Trên góc độ quản lý, du lịch Việt Nam cần phân cấp mạnh hơn cho tương xứng nhu cầu của một thị trường lớn. Hàng năm, các nước đều tổ chức hội chợ quốc tế về du lịch tại các thủ đô và thành phố nổi tiếng, tập hợp hàng loạt công ty lữ hành. Tại sao ta không chủ động tham dự? Phải chăng thói quen trông chờ vào Trung ương đã triệt tiêu khả năng nhạy bén? Rõ ràng đã đến lúc các địa phương, các doanh nghiệp phải chủ động dành ngân sách cho chi phí quảng bá, khắc phục tư tưởng ỷ lại.
Còn một điều không thể không nói, ấy là sự coi trọng và biết tận dụng sức mạnh của báo chí. Đối thoại là con đường ngắn nhất để hiểu nhau, cũng là con đường ngắn nhất để tiếp cận chân lý. Ngành mà né tránh thực trạng du lịch cần quan tâm hơn đến những vấn đề cụ thể, nhất là những phê phán, góp ý từ công luận, qua đó kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh, xóa bỏ tâm lý chỉ thích khen yếu kém. Đổi mới tư duy là chỗ đó - một tư duy lấy hiệu quả làm trọng.
Hoạt động du lịch là một tập hợp của những sức mạnh liên kết. Dẫu còn là một ngành kinh tế mới, nhưng với đặc trưng của mình, du lịch có thể tạo những sức bật lớn, lan tỏa nhanh, không chỉ ở các di sản thế giới hay những vùng du lịch trọng điểm mà bằng cả truyền thống của một dân tộc thân thiện với bạn bè quốc tế, một đất nước có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng, nơi có nhiều món ăn với giá tính bằng USD rất rẻ mà có người đã gọi là “bếp ăn của thế giới”. Điều này lý giải vì sao khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ tăng khá về số lượng mà còn tăng cao về chỉ tiêu.
Để có thể đạt mục tiêu thu hút sáu triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010, ngay từ bây giờ, du lịch Việt Nam cần có chiến lược cụ thể hơn, căn bản hơn, trước hết, từ công tác đào tạo con người và quy hoạch cơ sở hạ tầng theo hướng coi hoạt động du lịch là một kênh quan trọng trong việc tôn bồi giá trị văn hóa dân tộc và nâng cao vị thế đất nước. Nói cách khác, du lịch cần hướng tới vai trò sứ giả của hòa bình và hữu nghị.
II. NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
1, khái niệm
- khái niệm nguồn nhân lực du lịch
Để phát triển ngành du lịch cần có nhiều nguồn lực trong đó nguồn lực nhân lực được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần trong sự phát triển của ngành.
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động.
2, Thực trạng nguồn nhân lực
Ngành du lịch hiện có khoảng một triệu người, cần thêm 400.000 người mới đáp ứng nhu cầu xã hội đến năm 2010, nhưng sinh viên, học sinh của khối ngành này khi ra trường lại rất khó tìm việc.
Cả nước hiện có hơn 70 ĐH-CĐ, TCCN… đào tạo học sinh, sinh viên ngành du lịch với khoảng 13.000 người mỗi năm, trong khi nhu cầu cần thực tế phải là 19.000 người.
Theo thống kê của Tổng Cục du lịch, tổng số lao động làm trong ngành du lịch là 850.000 người, trong đó có 250.000 người là lao động trực tiếp, nhưng chỉ có gần 50% trong số này qua đào tạo. Trước yêu cầu phát triển, mỗi năm ngành du lịch cần khoảng 35.000 lao động được đào tạo bài bản, nhưng thực tế các cơ sở đào tạo mới chỉ đáp ứng được gần 1/3 số lượng đó.
Nhiều đại biểu tham dự buổi hội thảo khoa học toàn quốc “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hoá - du lịch trong xu thế và hội nhập” diễn ra tại TP HCM ngày 24/11/2009 cho rằng, nguyên nhân sinh viên, học sinh khối ngành này sau khi tốt nghiệp không xin được việc là do “lổ hỏng” kiến thức. “Nhiều doanh nghiệp du lịch khi tuyển người đều phải đào tạo lại ít nhất 2-3 năm. Phần đông doanh nghiệp đều không muốn tuyển sinh viên mới ra trường do không đáp ứng được công việc”, Vũ Thị Hoà, khoa Ngoại ngữ, ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) cho biết.
Nhân lực ngành du lịch hiện thiếu trầm trọng. Ảnh: T.N.Linh
Còn theo bà Dương Thị Lâm, khoa Văn hoá – du lịch, Trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc (Thái Nguyên), thực trạng đào tạo hiện nay chưa thực tế, kiến thức đào tạo mơ hồ, chung chung, thậm chí siêu tưởng… Ông Kha Bảo Đại, Phó giám đốc Công ty TNHH Sao Mai Đất Việt cũng chỉ ra thực trạng: khoảng 80% nhân lực du lịch chưa qua đào tạo chuyên ngành. Trong khi khâu đào tạo đã bị “hổng” nhiều kiến thức, tình trạng trường tư thục thuê phòng học, nhân viên khách sạn đã nghỉ hưu và sao chép giáo trình của trường khác không phải là hiếm.
“Có rất nhiều giảng viên đang giảng dạy cũng thiếu tính thực tế. Đơn cử như việc bưng bê, xếp khăn… giảng viên còn thiếu kỹ năng, vậy thì làm sao dạy được sinh viên”, ông Hà Kim Vọng, Trường Du lịch và ngoại ngữ Khôi Việt (TP HCM) cho biết.
Ở góc độ đào tạo, bà Vũ Thị Hòa cho biết thêm: sinh viên các ĐH-CĐ hiện nay phải học nhiều môn đại cương theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, trong khi thời lượng dành cho chuyên môn quá ít. Thời lượng để sinh viên tiếp cận với thực tế chỉ chiếm ¼ thời gian học tập trong trong suốt 3 - 4 năm học, tức chỉ vào khoảng 5-6 tháng nên khi ra trường, tay nghề của sinh viên còn non yếu, khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà tuyển dụng.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty lữ hành Lửa Việt cho biết: 80 nhân viên của công ty khi tuyển vào đều phải đào tạo lại. Vì vậy, việc làm cấp bách hiện nay là nhà trường cần tìm cách xoá khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Ông Hà Kim Vọng thì đề xuất: chúng ta cần có chiến lược lâu dài, không thể vận hành theo cách hiện nay là trường cứ đào tạo và doanh nghiệp cứ tuyển dụng. Có như vậy, trong vài năm tới ngành du lich mới có thể thoát khỏi tình trạng thiếu nhân lực.
Nhiều đại biểu cũng nêu vấn đề: nhân lực ngành du lịch vẫn còn yếu về chuyên môn ngoại ngữ. Chỉ xét riêng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức, số hướng dẫn viên thông thạo chỉ chiếm khoảng 5-12% trong tổng số 5.000 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ của cả nước. Ngay cả tiếng Anh là loại ngoại ngữ thông dụng nhất nhưng hướng dẫn viên thạo ngoại ngữ này vẫn còn hạn chế.
Tiếng Anh: Dưới chuẩn tối thiểu Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL VN, mới đây TOEIC (Test of English for InternationalCommunication) VN đã tiến hành khảo sát, đánh giá trình độ tiếng Anh cho một số nghề trong ngành du lịch. Dựa vào nhu cầu sử dụng tiếng Anh với từng vị trí, TOEIC đã thực hiện gần 400 cuộc điều tra khảo sát về yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của gần 200 khách sạn (từ 3 sao - 5 sao) và DN lữ hành đại diện trên toàn quốc. Đối tượng chính là giám đốc, cán bộ quản lý nhân sự và cán bộ quản lý trực tiếp như trưởng, phó bộ phận - những người nắm rõ nhất yêu cầu về trình độ sử dụng tiếng Anh đối với nhân viên do mình quản lý và định hướng phát triển của đơn vị. Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 1.000 nhân viên ở các DN, đơn vị cho thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên phần lớn đều thấp và còn cách khá xa so với chuẩn xây dựng theo yêu cầu của cấp quản lý đề ra. Theo ông Đoàn Hồng Nam- Giám đốc TOEIC VN: Chuẩn thấp mà chúng tôi đưa ra để đánh giá trình độ nhân viên là đảm bảo ở mức chất lượng dịch vụ tối thiểu. Như vậy, qua kết quả có thể thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên đang ở mức thấp, thấp hơn cả chuẩn thấp. Điều này không chỉ là rào cản cho sự phát triển của ngành DL mà còn đối với nhiều ngành khác khi ngày càng có nhiều du khách đến VN tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, theo ông Nam: DL VN cần sớm cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại của ngành bắt đầu từ việc ban hành chuẩn ngoại ngữ cho từng vị trí LĐ trong ngành. Đây sẽ là căn cứ cần thiết cho các cơ sở đào tạo, DN, đơn vị hướng tới trong việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực đáp ứng quá trình hội nhập của ngành và đất nước.
Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát của TOEIC Việtnam
Tốc độ phát triển của ngành du lịch thời gian gần đây kéo theo nhu cầu đột biến về nhân lực. Nguồn nhân lực của ngành du lịch đang trực tiếp gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp.
Ngoại ngữ nào cũng yếu
Bên cạnh tiếng Anh - ngôn ngữ giao tiếp chính, các ngôn ngữ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., nhân viên du lịch cũng rơi vào tình trạng thiếu và yếu. Cụ thể, lượng khách Hàn Quốc đến VN tăng mạnh (đứng thứ hai sau Trung Quốc) nhưng hiện cả nước chỉ có... 50 hướng dẫn viên biết tiếng Hàn. Hay với Nhật Bản - thị trường tiềm năng đứng thứ ba hiện nay cũng mới chỉ có 8% hướng dẫn viên thành thạo tiếng.
3. Đào tạo nguồn nhân lực
Theo ông Phạm Xuân Khánh, Giám đốc Khách sạn Golf Đà Lạt, để khách hàng là thượng đế, chủ doanh nghiệp nên đặt nhân viên lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng đào tạo và đào tạo lại nhân viên. Để đáp ứng được điều đó, sinh viên khi ra trường phải cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc tích cực. Việc đặt ra yêu cầu cao trong quá trình tuyển dụng, đặc biệt là yêu cầu về kỹ năng đòi hỏi cơ sở đào tạo thiết kế khung chương trình phù hợp, tăng cường kỹ năng thực hành, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên.
Để phối hợp trong quá trình đào tạo, đại diện các doanh nghiệp cũng đã sẵn sàng hợp tác với Khoa trong việc tổ chức các đợt kiến tập, thực tập cho sinh viên. Đồng thời, phía doanh nghiệp cũng mong muốn có các chương trình đào tạo ngắn hạn phù hợp với tính chất thời vụ, ca kíp để doanh nghiệp có thể gởi nhân viên đi đào tạo lại.
-nhiều học viên, sinh viên du lịch tốt nghiệp dự phỏng vấn vẫn hết sức lúng túng không thể trả được câu hỏi “khách sạn là gì?” Trong khi đó, Th.S Đỗ Huệ Hương, ĐH Hoa Sen theo khi đi thực tập, nhiều SV vẫn thích làm công tác quản lý trong khi chưa thành thạo một số kỹ năng cơ bản. Đây là lý do khiến các doanh nghiệp ngại ngần không muốn nhận SV bậc này thực tập. Theo cô Hương, SV cần được trang bị thành thạo các kỹ năng, các công việc đặc thù ngành du lịch (kỹ năng giao tiếp trước đám đông, viết thư giao dịch, viết báo cáo và tiến hành dự án quy mô nhỏ…).Ông Trần Chiến Thắng, thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, nêu lên bảy giải pháp phát triển nguồn nhân lực đến 2015. Trong đó có giải pháp tiêu chuẩn hóa nhân lực ngành du lịch, đãi ngộ nhân tài, phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực đào tạo; tăng cường liên kết đào tạo giữa nhà nước - nhà trường-nhà doanh nghiệp…
Phó thủ tướng - Bộ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: "Các trường có khoa, ngành du lịch nên áp dụng chuẩn đào tạo nhân lực theo tiêu chuẩn châu Âu, đồng thời thực hiện rà soát để đánh giá, xếp hạng trong thời gian tới. Còn các doanh nghiệp cần chủ động "đặt hàng" nhu cầu nhân lực với các trường, tránh lãng phí chất xám".
4. phát triển nguồn nhân lực
Hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và hội nhập khu vực” do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam tổ chức, khai mạc ngày 6/12/2005, tại Hà Nội. Phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cho rằng du lịch cũng như bất kỳ ngành kinh tế khác đều vì con người và do con người; nhân tố con người luôn luôn có ý nghĩa quyết định. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nguồn nhân lực du lịch cần đáp ứng được 3 yêu cầu chính là trí thức, nghiệp vụ và văn hóa.
Trong ba ngày, hội nghị sẽ nghe các chuyên gia Việt Nam và quốc tế giới thiệu về quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, thực trạng và phương hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong khu vực ASEAN. Đồng thời, các đại biểu cũng thảo luận về năng lực hiện có của người lao động trong ngành du lịch, làm thế nào để phối hợp tốt giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch.
Hội nghị này là một hoạt động trong khuôn khổ “Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” do EU tài trợ. Với tổng số vốn là 12 triệu euro, dự án được triển khai từ tháng 5/2005 và dự kiến kết thúc vào năm 2008, nhằm nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 23,4 vạn lao động trực tiếp và hơn 51 vạn lao động gián tiếp làm việc trong ngành du lịch, chiếm 2,5% lao động cả nước. Trong đó có gần 57% lao động được qua đào tạo, bồi dưỡng từ trên sơ cấp đến đại học và trên đại học; phần còn lại được đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch như hiện nay thì yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và cần phải đào tạo lại số lượng lao động tương đương như vậy.
Sau năm năm triển khai, dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu. Chương trình vừa được gia hạn tới hết tháng 1 năm 2010.
Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ 10,8 triệu euro, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu euro có mục tiêu cụ thể là "công nhận và nâng cao chất lượng dịch vụ của người lao động ở trình độ cơ bản trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn".
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam và Ủy ban châu Âu đã phê duyệt kéo dài t