Sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam đòi hỏi phải có một bộ khung Luật kinh tế hoàn chình. Trong đó pháp luật về doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên,ở nước ta quá trình công nhận hình thức sở hữu tư nhân chiếm một thời gian khá dài trong tương quan so sánh với quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, sự ra đời của các doanh nghiệp đại diện cho hình thức sỡ hữu này khá muộn so với các hình thức doanh nghiệp đại diện cho các hình thức sở hữu khác.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình kinh tế tư nhân, là một trong những thành phần kinh tế của nền kinh tế thị trường. Nhà nước khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động.
Với sự quan tâm đặc biệt và các biện pháp hỗ trợ như hiện nay của Nhà nước với hình thức doanh nghiệp tư nhân thì loại hình này đã có những bước phát triển nhanh chóng về quy mô và số lượng. Năm 2000 nước ta có số lượng doanh nghiệp tư nhân là 14 842 doanh nghiệp, và đến tháng 6 năm 2010 thì nước ta đã có 501 900 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên cả nước, với nhiều quy mô khác nhau. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện tại, tuy loại hình này cũng đã khá phổ biến tại Việt Nam nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những đổi mới so với Luật Doanh nghiệp 1999 để tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này, nhóm sinh viên lớp CĐTN11QN chúng tôi đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân”.
Bài tiểu luận là một cái nhìn tổng quan về địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, bài tiểu luận được chia thành 2 chương:
- Chương 1 : Khái quát Doanh nghiệp tư nhân.
- Chương 2 : Quy định của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Chương 1 Khái quát Doanh nghiệp tư nhân 3
1.1/ Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân 3
1.2/ Các đặc điểm cơ bản 3
1.2.1/ Chế độ vốn tài chính 4
1.2.2/ Quản lý doanh nghiệp tư nhân 5
Chương 2 Quy định của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân 6
2.1/ Đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân 6
2.1.1/Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ 6
2.1.2/ Doanh nghiệp tư nhân tư nhân không có tư cách pháp nhân 7
2.1.3/ Trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân 8
2.2/ Quy chế hình thành và chấm dứt hoạt động của
Doanh nghiệp tư nhân 8
2.2.1/Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân 8
2.2.2/Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tư nhân 10
2.3/ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp tư nhân 12
2.3.1/ Quyền của doanh nghiệp tư nhân 12
2.3.2/ Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân 16
Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam đòi hỏi phải có một bộ khung Luật kinh tế hoàn chình. Trong đó pháp luật về doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên,ở nước ta quá trình công nhận hình thức sở hữu tư nhân chiếm một thời gian khá dài trong tương quan so sánh với quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, sự ra đời của các doanh nghiệp đại diện cho hình thức sỡ hữu này khá muộn so với các hình thức doanh nghiệp đại diện cho các hình thức sở hữu khác.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình kinh tế tư nhân, là một trong những thành phần kinh tế của nền kinh tế thị trường. Nhà nước khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động.
Với sự quan tâm đặc biệt và các biện pháp hỗ trợ như hiện nay của Nhà nước với hình thức doanh nghiệp tư nhân thì loại hình này đã có những bước phát triển nhanh chóng về quy mô và số lượng. Năm 2000 nước ta có số lượng doanh nghiệp tư nhân là 14 842 doanh nghiệp, và đến tháng 6 năm 2010 thì nước ta đã có 501 900 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên cả nước, với nhiều quy mô khác nhau. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
Hiện tại, tuy loại hình này cũng đã khá phổ biến tại Việt Nam nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những đổi mới so với Luật Doanh nghiệp 1999 để tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này, nhóm sinh viên lớp CĐTN11QN chúng tôi đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân”.
Bài tiểu luận là một cái nhìn tổng quan về địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, bài tiểu luận được chia thành 2 chương:
- Chương 1 : Khái quát Doanh nghiệp tư nhân.
- Chương 2 : Quy định của pháp luật về doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài, song do thời gian có hạn và sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực luật pháp của Nhà nước nên bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Nam Hà đã tận hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Nhóm sinh viên.
Chương 1
Khái quát Doanh nghiệp tư nhân
1.1/ Khái niệm doanh nghiệp tư nhân.
Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp 2005 thay thế cho Luật doanh nghiệp 1999. Luật doanh nghiệp 2005 ra thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của các doanh nghiệp ở Việt Nam, điều này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác.
Để làm rõ các khía cạnh pháp lý cơ bản của doanh nghiệp tư nhân, Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 đã định nghĩa doanh nghiệp tư nhân như sau : “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Và doanh nghiệp tư nhân là “ tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”( Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005).
1.2/ Các đặc điểm cơ bản.
Từ định nghĩa trên có thể thấy trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn và chỉ có thể là do một cá nhân làm chủ sở hữu duy nhất. Chủ doanh nghiệp cũng chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo định nghĩa này thì doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm cơ bản sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh;
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ;
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quy định chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Xét về mặt pháp lý đây là đặc điểm rất quan trọng của doanh nghiệp tư nhân.
Khi doanh nghiệp tư nhân có nợ nần thì chủ doanh nghiệp phải đem toàn bộ tài sản của mình(không phân biệt là tài sản riêng hay tài sản của doanh nghiệp) để trả cho các chủ nợ.
Chế độ trách nhiệm tài sản này của doanh nghiệp tư nhân khác với công ty. Khi công ty có các khoản nợ thì bản thân các thành viên chịu trách nhiệm bằng phần vốn đã góp vào công ty chứ không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Quan hệ nợ nần của công ty là quan hệ công ty với (các) chủ nợ chứ không phải là quan hệ của các thành viên với chủ nợ.
Ngược lại, quan hệ nợ nần của doanh nghiệp tư nhân là quan hệ chủ doanh nghiệp và (các) chủ nợ, không phải chỉ có doanh nghiệp và chủ nợ.
Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân là một ưu thế mà doanh nghiệp này có thể dễ dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hàng.
Khi cung cấp tín dụng, ngân hàng có thể căn cứ vào toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp chứ không phải chỉ căn cứ vào tài sản của doanh nghiệp.
Toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp là một bảo đảm chắc cho việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm vô hạn cũng có những điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quan hệ với chủ doanh nghiệp trong trường hợp chủ doanh nghiệp không phải là người điều hành doanh nghiệp.
Trách nhiệm này được giải quyết trên cơ sở hợp đồng của chủ doanh nghiệp với người điều hành doanh nghiệp và các quy định trong pháp luật hợp đồng.
Thứ hai, vấn đề tài sản của vợ chồng. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng có tài sản riêng. Các tài sản riêng của vợ(hoặc của chồng) không phải là tài sản của chủ doanh nghiệp và không đem ra thanh toán nợ của chủ doanh nghiệp.
Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô hạn cũng có nhược điểm làm cho các chủ doanh nghiệp tư nhân không dám đầu tư vào những lĩnh vực, khu vực có nhiều rủi ro cao. Điều đó có thể dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế và có những nhu cầu của xã hội không được đáp ứng.
1.2.1/ Chế độ vốn tài chính.
Các vấn đề này được quy định tại Điều 142 Luật doanh nghiệp 2005.
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự khai, Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư.
- Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng, giảm vốn đầu tư.
Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1.2.2/ Quản lý doanh nghiệp tư nhân.
Các vấn đề này được quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2
Quy định của pháp luật về doanh nghiệp
tư nhân
2.1/ Đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân.
2.1.1/ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do có một cá nhân làm chủ.
Là một trong năm loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm chung cũng như những nét phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.
Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu. Các doanh nghiệp một chủ sở hữu bao gồm: Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, ngay trong nhóm các doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp tư nhân cũng có những điểm khác biệt. đó là loại hình doanh nghiệp này chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu.
Như vậy, trong doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Từ đặc điểm này có thể thấy doanh nghiệp tư nhân bao hàm trong nó những đặc trưng nhất định giúp phân biệt loại hình doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác.
Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp.
Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của cá nhân, phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh( gọi là vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp tư nhân ) và được ghi chép đầy đủ trong sổ kế toán của doanh nghiệp.
Theo khoản 3 Điều 142 Luật doanh nghiệp 2005 thì trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng giảm vốn đầu tư và chỉ khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí.
Từ đó ta có thể thấy rằng hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp
Điều này có ý nghĩa trong việc nhìn nhận về khối tài sản của doanh nghiệp tư nhân, khẳng định vấn đề không thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó.
Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý.
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Theo khoản 4 Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt đối với tài sản doanh nghiệp tư nhân cũng như có toàn quyền quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả nhất.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình quản lý hoặc thuê người quản lý doanh nghiệp. Theo khoản 2 Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005 thì trong trường hợp thuê người quản lý thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý, điều hành của người được thuê. Về cơ bản người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba đối với hoat động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Phân phối lợi nhuận.
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chỉ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và bên thứ ba.
Đây cũng là một ưu điểm khi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp một chủ. Người được thuê để điều hành doanh nghiệp tư nhân cũng không có quyền đòi hỏi một số % nhất định trong số lợi nhuận thu được nếu điều này không được đặt ra trong hợp đồng thuê người quản lý đã ký giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê. Tuy nhiên, việc một cá nhân duy nhất được hưởng lợi nhuận cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rui ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác ghánh đỡ những rủi ro này.
Đây cũng là một điểm hạn chế lớn, là nguyên nhân khiến cho không ít nhà đầu tư không muốn kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân
2.1.2/ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp tư nhân là loại hình duy nhất không có tư cách pháp nhân vì lý do chủ yếu liên quan đến quan hệ vốn và tài sản giữa chủ doanh nhân. Doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn được yêu cầu này, ví thế nó không thỏa mãn được một trong các yêu cầu cơ bản để có tư cách pháp nhân. Việc không phải là tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân tư cũng gặp không ít khó khăn và bị hạn chế nhiều trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành.
2.1.3/ Trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân
Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân.
Một doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả những tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong diện tài sản phá sản của doanh nghiệp. Chính vì đặc trưng pháp lý cơ bản này mà bên cạnh những hạn chế do không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu một số hạn chế khác như không được phát hành bất kỳ một loại chưng khoán nao và chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân và cho đến khi nào doanh nghiệp tư nhân đã được thành lập đó vẫn còn tồn tại thì cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập them một doanh nghiệp tư nhân nào khác
2.2/ Quy chế hình thành và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
2.2.1/ Đăng kí kinh doanh doanh nghiệp tư nhân.
* Điều kiện đăng ký kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để một doanh nghiệp tổ chức được đăng ký kinh doanh, cần hội đủ những điều kiện nhất định, cụ thể:
Điều kiện về chủ thể
Xuất phát từ việc doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ duy nhất, cá nhân này chính là người trực tiếp thành lập và quản lý doanh nghiệp tư nhân, cho nên điều kiện thành lập chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là điều kiện được quy định tại điểu 13 Luật doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, một số cá nhân sau đây không thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân:
+ Cán bộ, công chức.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất hành vi năng lực dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo định của pháp luật theo luật phá sản;
* Điều kiện về vốn
Trước đây, theo quy định của luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 thì vốn pháp định là một điều kiện bắt buộc cho mỗi chủ thể đầu tư khi muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 1999 đã bỏ quy định về vốn pháp định như một điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân, trừ một số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mang tính chất đặc thù thuộc danh mục phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định. Luật doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định về vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh, trừ một số ngành nghề đặc biệt.
Như vậy, để thành lập một doanh nghiệp tư nhân, chủ đầu tư không phải đáp ưng điều kiện bắt buộc về một số vốn tối thiểu phải có nếu doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề thuộc danh mục phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, đã là đăng ký hoạt động kinh doanh thì phải có vốn. Vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai và chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn ban đầu này.
* Các điều kiện khác
Ngoài hai điều kiện trên còn các điều kiện khác như điều kiện về ngành nghề kinh doanh, điều kiện về tên doanh nghiệp… cũng đóng góp những phần không nhỏ để làm căn cứ xét tính hợp pháp của việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân.
- Thứ nhât, với nghành nghề kinh doanh.
Với điều kiện này, pháp luật quy định doanh nghiệp được kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm. Về cơ bản, ngành nghề kinh doanh được chia theo các nhóm: Nhóm ngành nghề kinh doanh tự do, nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện ( phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề) và nhóm ngành nghề kinh doanh bị cấm. Như vậy chủ đầu tư có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào nằm ngoài nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh, đặc biệt đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc chọn ngành nghề kinh doanh được coi là hợp pháp khi chủ đầu tư đáp ứng đầy đủ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến ngành nghề đó.
- Thứ hai, điều kiện về tên doanh nghiệp
Với điều kiện về tên doanh nghiệp, khoản 1, khoản 2, điều 31 Luật kinh doanh năm 2005 quy định: tên doanh nghiệp phải được viết tắt bằng tiếng Việt và có thể kèm theo chữ số và kí hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Như vậy, với quy định này, tên của các doanh nghiệp tư nhân phải đều phải kèm theo cụm từ “ Doanh nghiệp tư nhân”. Ngoài ra, pháp luật còn nêu ra một số trường hợp cấm trong khi lựa chọn teen cho doanh nghiệp như: khong đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng kí, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chình trị - xã hội, để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc của tổ chức đó, không được sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta để đặt tên riêng cho doanh nghiệp. Ngoài ra pháp luật cũng cho phép các doanh nghiệp được dịch tên sang tiếng nước ngoài hoặc viết tắc, tuy nhiên trong mọi trường hợp vẫn phải thể hiện đầy đủ tên của doanh nghiệp bằng tiếng Việt trên biển hiệu của doanh nghiệp.
Thủ tục đăng kí kinh doanh.
Với tư cách là một trong những loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp tư nhân cũng phải tuân theo quy trình,cách thức, các bước giống như việc đăng kí kinh doanh cho các loại hình công ty.
Nhìn từ phía chủ đầu tư, các bước tiến hành đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp gồm các bước sau:
Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tới cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền. Hò sơ đăng kí kinh doanh phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. (Bao gồm: Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh theo mẫu thống nhất; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; văn bản xác nhận phần vốn pháp định của doanh nghiệp nế