Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.
Chôm chôm chính vụ thường bị “dội chợ” vì thời điểm thu hoạch tập trung và “đụng hàng” với vải thiều phía Bắc. Nhiều năm nay, nhiều nhà vườn trồng chôm chôm đã thử nghiệm thành công điều khiển chôm chôm ra trái vụ và họ đã thành công đưa lại sức sống mới cho cây ăn quả vốn không có thế mạnh này.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điều khiển cho chôm chôm ra hoa rãi vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN CÂY ĂN QUẢ NHIỆT ĐỚI
Tổng quan tài liệu:
ĐIỀU KHIỂN CHO CHÔM
CHÔM RA HOA RÃI VỤ
Họ và tên sinh viên:
Ngành: NÔNG HỌC
Lớp:
Tổng quan tài liệu:
ĐIỀU KHIỂN CHO CHÔM
CHÔM RA HOA RÃI VỤ
SV thực hiện:
Tiểu luận môn Cây ăn quả nhiệt đới
Giáo viên hướng dẫn:
MỤC LỤC
Trang
Chương 1:đặt vấn đề........................................................................................
Chương 2 : tổng quan tài liệu...........................................................................
2.1 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa
2.2 Yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa...................................................................
2.2.1Giống ........................................................................................................
2.2.2 Tuổi lá......................................................................................................
2.2.3 Thời tiết....................................................................................................
2.2.4 Khả năng dự trữ dinh dưỡng....................................................................
2.2.5 Chất điều hoà sinh trưởng........................................................................
2.3 Biện pháp kích thích ra hoa........................................................................
2.3.1 Biện pháp canh tác..................................................................................
2.3.2 Xử lý ra hoa bằng hoá chất ...................................................................
4.3 Hạn chế sự rụng trái non ..........................................................................
4.4 phân bón cho chôm chôm..........................................................................
Chương 3: kết luận..........................................................................................
3.1 Kết luận:....................................................................................................
3.2 Đề nghị:.....................................................................................................
4
5
5
6
6
6
6
7
7
7
7
9
11
11
13
13
13
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.
Chôm chôm chính vụ thường bị “dội chợ” vì thời điểm thu hoạch tập trung và “đụng hàng” với vải thiều phía Bắc. Nhiều năm nay, nhiều nhà vườn trồng chôm chôm đã thử nghiệm thành công điều khiển chôm chôm ra trái vụ và họ đã thành công đưa lại sức sống mới cho cây ăn quả vốn không có thế mạnh này.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa
Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính.
Hoa đực không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa. Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa.
Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Ở hoa lưỡng tính-đực, chỉ nhị phát triển mạnh trong khi ở hoa lưỡng tính cái thì bầu noãn phát triển nhưng bao phấn không mở. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa. Hoa lưỡng tính-cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.
Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm:
- Cây đực : Chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40-60 % cây con mọc từ hột là
cây đực.
- Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính-đực.
- Cây lưỡng tính nhưng sinh ra cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuy nhiên, tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào khoảng 0,05-0,90 %. Đây là loại cây phổ biến thường gặp trong sản xuất. Một số giống có tỉ lệ hoa lưỡng tính-đực thấp như “Si-Chompoo” của Thái Lan, sự đậu trái thường ít khi hoàn toàn.
Hình2.1: phat hoa chôm chôm hình2.2: hoa lưỡng tính cái
2.2 Yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa
2.2.1Giống
- Đặc điểm ra hoa của những giống chôm chôm rất khác nhau, có giống ra hoa sớm nhưng cũng có giống ra hoa trễ hơn.
2.2.2 Tuổi lá
- Trong thời kỳ xiết nước, cây chôm chôm phải có ba đợt lá, khi đợt lá thứ ba già thì cây sẽ cho hoa (Lê Thanh Phong và ctv., 1994). Lá thuần thục cần thiết cho sự ra hoa. Sự hiện diện của những tán lá non ngăn chặn sự hình thành mầm hoa, do đó việc chăm sóc, xén tỉa cho cây sau khi thu hoạch rất cần thiết để kích thích cây ra hồi non đồng thời dự trữ dinh dưỡng cho chu kỳ cảm ứng hoa và phát triển kế tiếp (Nakasone và Paull, 1998).
2.2.3 Thời tiết
- Thời tiết và khả năng dự trữ chất dinh dưỡng là hai yếu tố quyết định sự ra hoa và phát triển trái (Whitehead, 1959). Mặc dù cùng họ nhưng khác với nhãn và vải, chôm chôm không yêu cầu nhiệt độ thấp cho sự ra hoa và thích hợp ở những khu vực nhiệt đới với nhiệt độ 22-23oC (Nakasone và Paull, 1998). Cây chôm chôm cần có một thời gian khô hạn ít nhất một tháng để hình thành mầm hoa (Sari, 1983 trích dẫn bởi Vũ Công Hậu, 1996). Thời gian khô hạn có liên quan đến cường độ ra hoa.
- Whitehead (1959) cũng cho biết rằng điều kiện thời tiết trước và ở thời điểm ra hoa có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phát hoa chôm chôm. Lượng mưa quá lớn trước khi ra hoa sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Sự khô hạn làm giảm sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây do nó đã thúc đẩy sự thuỷ phân tinh bột và protein dẫn đến sự gia tăng lượng carbohydrate hoà tan và amino acid. Trong thời gian khô hạn lượng đạm hữu dụng trong đất cũng giảm. Do đó, tỉ số C/N tăng trong thời kỳ khô hạn được xem là yếu tố thúc đẩy sự ra hoa chôm chôm. Ở những địa phương chỉ có một mùa khô cây chôm chôm mỗi năm ra hoa một lần, những nơi có 2 mùa khô riêng biệt chôm chôm có thể cho hai vụ quả trên năm (Đường Hồng Dật, 2000) Sự hình thành mầm hoa chôm chôm không bị ảnh hưởng bởi điều kiện quang kỳ (Vũ Công Hậu, 2000).
2.2.4 Khả năng dự trữ dinh dưỡng
- Ảnh hưởng của tỉ số C/N trên sự ra hoa đã được nghiên cứu bởi Naylor (1984) cho thấy carbohydrate chiếm ưu thế hơn nitrate thì cây ra hoa và ngược lại cây không ra hoa.
2.2.5 Chất điều hoà sinh trưởng
- Muchjajib (1988) cho rằng có sự thay đổi mức độ các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh trong cây trước khi ra hoa như nòng độ ABA tăng, hoạt động oxide hoá IAA tăng dẫn đến giảm sự vận chuyển của IAA. Sự hoạt động gibberellin nội sinh giảm và quá trình sinh tổng hợp ethylene có thể được thúc đẩy.
2.3 Biện pháp kích thích ra hoa
2.3.1 Biện pháp canh tác
-Ở miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Thanh Bình và ctv.(1998) cho biết biện pháp
làm giảm ẩm độ đất và ức chế sinh trưởng của cây chôm chôm kết hợp với biện
pháp khoanh hết vòng tán và 3/4 vòng tán tạo sự ra hoa tập trung với tỉ lệ cao.
cách xiết nước
+ Chôm chôm có được ba co đọt mới bắt đầu tiến hành xiết nước
+ Trong thời gian tạo khô hạn cần là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa và bơm nước ra khỏi mương ngay sau các trận mưa.có thể dùng plastic để phủ gốc chôm chôm. Plastic được phủ theo dạng mái nhà, ở giữa mặt liếp dùng cây chống lên sao cho plastic cách mặt liếp 0,8-1,0 mét tạo sự thoáng khí mặt liếp, tránh đọng nước sau khi mưa
Thời gian xiết nước dao động từ 40-60 ngày. Tỉ lệ ra hoa đạt từ 81,9-88,8%. Do việc xiết nước kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây nên khi xiết nước được 40-45 ngày nông dân thường tiến hành "nhấp nước" - cho nước vào mương vườn chôm chôm cách mặt liếp 0,3-0,5 mét, tạo ẩm độ cho đất, thúc đẩy mầm hoa phát triển nhanh. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp thừa sẽ làm cây ra đọt non, phát triển cành lá. Do đó, việc nhấp nước cho cây chôm chôm vào giai đoạn này có nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi người dân có nhiều kinh nghiệm quan sát sự phát triển của chồi ngọn. Sau khi cây chôm chôm nhú mầm hoa, nước được đưa vào mương vườn, plastic được cuốn vào giữa liếp nếu trong thời gian này có mưa dầm thì phủ plastic lại vì ẩm độ tăng cao đột ngột sẽ làm tỉ lệ ra hoa giảm vì cây sẽ ra đọt non hoặc bông lá.
Hình2.3 :Kích thích chôm chôm ra hoa bằng cách phủ mắt liếp bằng màng phủ
plastic kết hợp với xiết nước trong mương vườn
Hình2.4: Kích thích chôm chôm ra hoa bằng cách “sứa thân”
2.3.2 Xử lý ra hoa bằng hoá chất
* Paclobutrazol
- PBZ là chất có tính ức chế sinh trưởng, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp
gibberellin và làm giảm mức độ gibberellin nội sinh do PBZ ngăn chặn sự biến đổi
kaurene thành acid kaurenoic (Tindall, 1994). Do đó, PBZ được sử dụng như một
chất làm chậm tăng trưởng ở nhiều loại cây trồng. Phun PBZ làm tăng tỉ lệ C/N ở
đọt ngay cả khi ẩm độ cao, từ đó làm giảm sự phát triển chồi và cỡ lá, carbohydrate
cần cho lá giảm và tăng ở chồi, do đó kích thích sự hình thành mầm hoa. PBZ có
khả năng làm gia tăng năng suất chôm chôm, chủ yếu là do tăng số lượng hoa và
trái trên một phát hoa.
- Phun PBZ ở nồng độ 600 ppm tỉ lệ ra hoa đạt trên 80%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa biện pháp có và không phủ mặt liếp, tuy nhiên nếu phun PBZ ở nồng độ 200 và 400 ppm thì tỉ lệ ra hoa của biện pháp phủ mặt liếp cao hơn so với không phủ (Trần Văn Hâu và ctv. (2005) )
Hình 2.5: Sự phát triển của chồi ngọn với sự tác động của PBZ. a) Có xử lý PBZ ở
nồng độ 600 ppm; b) đối chứng không xử lý
Bảng2.1: Các giai đoạn trong quá trình xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch bằng
cách phun PBZ kết hợp với xiết nước và đậy màng phủ mặt liếp tại huyện
Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ.
* Ethephon
- Zeevaart (1978) cho biết vì xử lý ethylene đòi hỏi cây phải có lá nên tác giả cho rằng ethylen tác động lên lá hơn là đỉnh sinh trưởng. Bernier (1981) cho rằng
một yếu tố được sinh ra trong lá có thể cần thiết cho đỉnh sinh trưởng đáp ứng với
ethylene.
- Tuy nhiên, ethephon chỉ có hiệu quả trên cây còn tơ. Kích thích chôm chôm ra hoa
bằng ethephon có tác dụng làm tăng số trái/cây nhưng không ảnh hưởng bất lợi trên
hoa, sự đậu trái hay sự phát triển của trái.
4.4 Hạn chế sự rụng trái non
- Việc phun NAA ở nồng độ 250-500 ppm có tác dụng kéo dài sự rụng hoa từ đó làm tăng sự đậu trái. Phun NAA tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát (Muchjajib , 1988) . Phun NAA ở nồng độ 200 ppm kết hợp với gibberellin ở nồng độ 20 ppm sẽ làm tăng đậu trái và làm chậm sự rụng trái non. Để tăng tỉ lệ đậu trái thì thời kỳ phun thích hợp nhất là khi có phân nửa số hoa đã mở. Để làm chậm sự rụng trái non thì thời gian thích hợp là một tháng sau khi đậu trái. Việc phun NAA và GA ngoài tác dụng làm hạn chế sự rụng trái non còn có tác dụng làm tăng kích thước trái. Trong thực tế NAA và GA thường áp dụng chung nhưng tốt nhất là nên phun NAA ở giai đoạn 1-4 tuần sau khi đậu trái còn GA ở giai đoạn 5-7 tuần.
- Trong quá trình phát triển trái, sự thiếu nước trong giai đoạn đầu phát triển trái sẽ làm cho trái nhỏ. Do đó, cây được tưới trong mùa khô sẽ thúc đẩy trái phát triển đầy đủ. Mưa lớn trong giai đoạn cuối của quá trình phát triển trái làm cho phần thịt quả phát triển nhanh có thể gây ra hiện tượng nứt trái. Giống chôm chôm Rongrien của Thái Lan rất mẫn cảm với hiện tượng nầy. Đối với một số giống mẫn cảm với sự khô hạn trong quá trình phát triển trái thì chất lượng trái kém đi do thịt trái không đầy, cơm bị chua và không có mùi.
2.5 Phân bón cho chôm chôm
- Để tạo ra 6,72 tấn trái/ha cây chôm chôm đã lấy đi trong đất 15 kg N, 4,7 kg P2O5, 14 kg K2O, 4,4 kg CaO và 8,3 kg Mg ( Ng &Thamboo (1967)
nếu
- Bón phân NPK theo các công thức thông thường sẽ xảy ra tình trạng thiếu Ma-nhê
và vôi. Theo mô tả của Tindall và ctv. (1994) thì thiếu Ca sẽ làm cháy mép lá và sự
sinh trưởng của bị giảm. Sự thiếu Ma-nhê làm giảm kích thước lá chét, vàng giữa
gân lá. Nếu thiếu Ma-nhê nghiêm trọng sẽ làm cho rụng lá, hoa phát triển kém và sự
phát triển của rễ cũng bị giới hạn. Phun qua lá Ma-nhê sulphate ở nồng độ 1-2%
hoặc bón gốc bằng đá vôi dolomic.
Bảng 2.2: Thời kỳ bón phân và liều lượng phân/cây (g ± Se) cho chôm chôm được
điều tra tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (Châu Trùng Dương, 2005)
Bảng 2.3: Thời kỳ bón phân và liều lượng phân/cây (g ± Se) cho chôm chôm được
điều tra tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (Châu Trùng Dương, 2005) Chương 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1 Kết luận:
- Có thể dùng nhiều biện pháp để kích thích chôm chôm ra hoa rãi vụ như :tạo sự khô hạn , khứa thân, phun Paclobutrazol ,ethephon... tùy điều kiện của từng khu vực mà áp dụng các biên pháp phù hợp và đạt kết quả cao
3.2 Đề nghị:
- Có thể điều chỉnh thời vụ của các vùng trồng nhiều chôm chôm như Bình Dương, Đồng Nai, một số tỉnh ở đồng bầng sông Cửu Long... để thị trường luôn có chôm chôm quanh năm và tránh sự ‘dội chợ ’ khi vào mùa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình môn học Xử Lý Ra Hoa - Trần Văn Hâu - 2005
Báo nông nghiệp Việt Nam