Nền văn học Việt Nam như một đại dương rộng lớn nơi trăm ngàn con sông cùng đổ về vượt qua mọi trở ngại không gian thời gian. Hiện nay trước những vấn đề mới của đời sống xã hội, văn học ngày càng đi vào những góc khuất, những uẩn khúc trong tâm lý, tư tưởng của con người hiện đại với một nghệ thuật biểu hiện ngày càng dày dặn trưởng thành. Như một sự thai nghén, truyền lại tự bao đời, để có được gương mặt như hôm nay văn học nước nhà đã tự đấu tranh, làm mới mình , phá băng mọi cản trở, đào thải mọi xu thế không hợp thời trên con đường đi của mình. Từ một nền văn học viết nặng sùng cổ, quy phạm, ước lệ gò bó ý thức cá nhân của con người nay tiếng nói trong văn học là tiếng nói tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những đóng góp vào con đường đi lên của văn học đó chính là những cách tân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn trong giai đoạn văn học 1930- 1945.
Vào đầu những năm 30 của thế kỉ xx, văn chương Việt Nam bước vào một chặng đường lịch sử mới bừng sáng và khởi sắc lạ thường. Vượt qua ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nền văn học nước nhà có sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân sâu sắc. Để có được sự bứt phá đó bản thân đời sống xã hội và đời sống văn học đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn. Quá trình Đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ do tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Đô thị mới mọc lên nhanh theo đà của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các giai cấp mới xuất hiện với những lối sống mới lan tràn khắp thành phố. Họ muốn sống và giải trí trong môi trường đua chen náo nhiệt, khát khao cái mới lạ. Ý thức cá nhân nảy nở lấn át ý thức cộng đồng xưa cũ. Cuộc sống dư dật khiến các tầng lớp có nhu cầu giải trí bằng sách báo khoả lấp cuộc sống tầm thường đơn điệu. Cuộc sống khó khăn, chật vật khiến những kẻ khốn khổ tìm đến văn học như đi tìm một tâm hồn đồng điệu.
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu luận
Đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
vào tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỷ xx
Nền văn học Việt Nam như một đại dương rộng lớn nơi trăm ngàn con sông cùng đổ về vượt qua mọi trở ngại không gian thời gian. Hiện nay trước những vấn đề mới của đời sống xã hội, văn học ngày càng đi vào những góc khuất, những uẩn khúc trong tâm lý, tư tưởng của con người hiện đại với một nghệ thuật biểu hiện ngày càng dày dặn trưởng thành. Như một sự thai nghén, truyền lại tự bao đời, để có được gương mặt như hôm nay văn học nước nhà đã tự đấu tranh, làm mới mình , phá băng mọi cản trở, đào thải mọi xu thế không hợp thời trên con đường đi của mình. Từ một nền văn học viết nặng sùng cổ, quy phạm, ước lệ gò bó ý thức cá nhân của con người nay tiếng nói trong văn học là tiếng nói tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những đóng góp vào con đường đi lên của văn học đó chính là những cách tân trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn trong giai đoạn văn học 1930- 1945.
Vào đầu những năm 30 của thế kỉ xx, văn chương Việt Nam bước vào một chặng đường lịch sử mới bừng sáng và khởi sắc lạ thường. Vượt qua ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nền văn học nước nhà có sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân sâu sắc. Để có được sự bứt phá đó bản thân đời sống xã hội và đời sống văn học đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn. Quá trình Đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ do tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Đô thị mới mọc lên nhanh theo đà của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các giai cấp mới xuất hiện với những lối sống mới lan tràn khắp thành phố. Họ muốn sống và giải trí trong môi trường đua chen náo nhiệt, khát khao cái mới lạ. Ý thức cá nhân nảy nở lấn át ý thức cộng đồng xưa cũ. Cuộc sống dư dật khiến các tầng lớp có nhu cầu giải trí bằng sách báo khoả lấp cuộc sống tầm thường đơn điệu. Cuộc sống khó khăn, chật vật khiến những kẻ khốn khổ tìm đến văn học như đi tìm một tâm hồn đồng điệu.
Sự xâm nhập của văn hoá văn minh phương Tây theo con đường vừa tự nguyện vừa cưỡng bức làm nảy dinh những mâu thuẫn giai cấp và dân tộc. Đồng thời, nó cũng thổi một cơn gió lạ vào cuộc sống đơn điệu của con nguời và bức tranh văn học đã cũ kỹ cần phải đổi thay. Sự ra đời của chữ quốc ngữ cùng sự phát triển của báo chí và văn học dịch thuật đã tác động vào thị hiếu đọc của độc giả.
Bên cạnh những tiền đề khách quan đó bản thân đời sống văn học cũng có sự đổi thay. Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời của một lớp nhà văn mới với quan niệm văn là một nghề. Họ hầu hết là những trí thức Tây học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền giáo dục phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ nhiều thể loại văn học mới ra đời đáp ứng đòi hỏi phải phản ánh chân thực, tinh tế đời sống xã hội.
Từ một nền văn học trọng cổ lắm lễ nghi, coi trọng chung hơn riêng, phân biệt phú quý tiện sang, đạo lý hơn nghệ thuật đến giai đoạn này ý thức cá nhân được khẳng định. Ngay từ đầu thế kỉ xx, với những tác phẩm như : Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, Trùng Quang Tâm Sử của Phan Bội Châu, Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách..vv…đã thể hiện bước thay đổi lớn trong nghệ thuật và nội dung phản ánh của văn học. Nhưng phải đến tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn văn học Việt Nam mới có những cách tân mạnh mẽ hơn. Tự Lực Văn Đoàn gồm các thành viên chính : Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu. Cơ quan ngôn luận của nhóm là tờ báo Phong Hoá sau đổi tên thành tờ Ngày Nay (vào năm 1936) với 6 tôn chỉ rõ ràng như : không khuất phục lễ giáo phong kiến, hăng hái theo con đường mới, lấy lương tri mà xét đoán theo lẽ phải...vv..
Tự Lực Văn Đoàn ra đời với cơ quan ngôn luận của mình có vai trò quan trọng trong việc cổ vũ phong trào Âu hoá, đấu tranh cho cái mới, trao giải thưởng cho các tác phẩm văn học xuất sắc từ đó khích lệ sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời với những hoạt động xã hội của mỗi thành viên Tự Lực Văn Đoàn góp phần đấu tranh cho những cải cách xã hội cho dù còn mang nhãn quan tư sản.
Trên đây là những nét khái quát về tiền đề ra đời giai đoạn văn học 1930 - 1945 cùng sự xuất hiện của nhóm TLVĐ. Những cách tân quan trọng của tiểu thuyết TLVĐ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật đến nay càng được nhìn nhận thẳng thắn và đúng đắn.
I. Những đóng góp về nội dung tư tưởng của tiểu thuyết TLVĐ.
1. Con người cá nhân xuất hiện như một vấn đề của văn học và xã hội.
1.1 Con người cá nhân khẳng định sự xung đột với gia đình truyền thống.
Đánh giá về tiểu thuyết TLVĐ, GS Nguyễn Văn Trung (ĐH Văn khoa Sài Gòn) khẳng định: “ Nếu nhìn con người theo tiến trình lịch sử có thể coi con gnười trong tác phẩm của nhiều nhà văn Tự Lực Văn Đoàn tiêu biểu cho giai đoạn đầu tiên của diễn tiến đó, nghĩa là giai đoạn tự giác. Tự giác là khởi điểm cho sự thức tỉnh…”. Những cây bút TLVĐ được hấp thụ một nền văn minh phương Tây nơi ý thức cá nhân phát triển cao độ nên trong tác phẩm của mình họ luôn lên tiếng đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn và chống lại sự can thiệp thô bạo của lễ giáo phong kiến trong gia đình truyền thống.
Cả một thời kì dài trong lịch sử dân tộc và lịch sử văn học con người bị gò bó trong những khuôn phép lễ nghi “ tam tòng tứ đức”, “tiết hạnh khả phong”..vv..Trong văn chương, nhà văn không dám bộc lộ cái tôi cá nhân của mình thay vào đó là cái ta cộng đồng. Đến các nhà nho tài tử ý thức cá nhân đã xuất hiện. Chính những đứa con hư của giai cấp phong kiến đã sáng tác ra những khúc ngâm chứa chan tình cảm, ngợi ca tình yêu tự do. Mối tình Dao Tiên và Lương Sinh trong Hoa Tiên, Kiều với Kim Trọng trong Truyện Kiều, Nguyễn Khắc Hiếu và Chu Kiều Oanh trong Giấc Mộng Con..vv..là những cuộc tình không bị thế lực nào ngăn cấm . Tuy nhiên đó cũng chỉ là thứ tình yêu trong mộng tưởng, không được xây dựng giữa đời thực. Ngay trong Tố Tâm, tình yêu của Đạm Thuỷ và Tố Tâm cũng không thể vượt qua lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc.
Được tiếp thêm ngon lửa đấu tranh ấy, tiểu thuyết TLVĐ đã thắp sáng hơn tinh thần vì tình yêu tự do, vì quyền sống của con người. 8/10 tác phẩm của các nhà văn TLVĐ viết về tình yêu tự do, về quyền lựa chọn hạnh phúc riêng của mình trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự khẳng định con người cá nhân đó có thể kà trong tình yêu, trong thế giới nội tâm, trong những ước mơ về cải cách xã hội.
Lan, một cô gái ngoan ngoãn đã không nghe theo lời chú lấy người chồng mà mình không yêu trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên. Nàng bỏ đi tu ở chùa Long Giáng, Bắc Ninh. Ở đó, nàng gặp Ngọc, cháu của sư cụ trụ trì chùa này. Tình yêu của họ đã nảy sinh thật trong sáng và chân thành. Họ yêu nhau trong tâm tưởng. Đó là một thứ tình yêu thoát tục, nguyện yêu nhau dưới bóng từ bi phật tổ. Lan hoàn toàn có ý thức về quyền sống cá nhân. Là một thanh niên trong xã hội mới Lan có quyền tổ chức lấy cuộc sống riêng của mình, không bị ai can thiệp làm thay đổi. Nàng đi tu rồi tìm đến tình yêu cũng đều là tự nguyện. Đây là sự phản ánh ý thức cá nhân ban đầu của con người đòi hỏi được định đoạt cuộc sống của mình cho dù đó là một thứ tình yêu mộng tưởng, phi nhục
Trong Nửa chừng xuân, Khái Hưng tiếp tục khai thác cuộc đấu tranh khi âm thầm, khi kịch liệt, căng thẳng giữa tình yêu tự do và quan niệm cổ hủ của gia đình phong kiến, đấu tranh giữa cũ và mới. Để phục vụ tư tưởng đó nhà văn đã tô đậm hình ảnh nhân vật bà Án - mẹ của Lộc, một bà quan cay nghiệt và ác độc. Bà ta đã đuổi Mai khỏi nhà khi nàng sắp đến ngày sinh nở, bỏ ngoài tai những lời van xin khẩn thiết của Mai. Với bà Mai không có giá trị gì hết hơn thế nữa bà ta chỉ coi nàng là: “đồ liễu ngỏ hoa tường”, khốn nạn vô giáo dục, hạ lưu không xứng đáng với con trai bà. Hình ảnh bà Án vừa đại diện cho sự tàn ác vô nhân tính vừa đại diện cho những cổ hủ của đại gia đình phong kiến. Bà khư khư ca tụng và bảo vệ các thứ lễ nghi phong kiến lỗi thời với đạo luân thường tam tòng tứ đức và xem đó là khuôn vàng thước ngọc. Với đầu óc trì trệ đó đã dẫn đến hành dộng bất công vô lý của bà: ngăn cấm tình yêu của Mai và Lộc, chia rẽ đày đọa mẹ con Mai không chút xót xa.
Trái lại, Mai là một cô gái giàu tình yêu thương và nghị lực phi thường. Cô khát khao tình yêu tự do và khẳng định đó là quyền của tuổi trẻ. Tuy vậy Mai không có lối sống lố lăng, buông thả. Mai được dạy dỗ trong một nền giáo dục đúng đắn của cha - một ông đồ đạo Khổng nhưng tri thức và tư tưởng đã vượt ra khỏi vòng kiềm tỏa của Nho giáo. Cụ luôn dạy Mai biết thương người. Điều đó còn quý hơn cả lễ nghi. Vì thế, Mai được nuôi dưỡng trong một nền học thức đúng đắn tiến bộ mà giàu tình bác ái. Là vợ, Mai sống tình cảm, đằm thắm, thuỷ chung. Lâm vào cảnh khốn cùng, bị nguời yêu phụ bạc, Mai vẫn một lòng đoan chính vượt qua mọi cám dỗ cuộc sống. Cô sẵn sàng tha thứ cho sự bạc nhược và thiếu thuỷ chung của Lộc. Tình yêu của hai người được nối lại trong tâm hồn. Họ cùng hướng tới một lý tưởng cao hơn. Đó là tình yêu đất nước, nhân loại. Tuy vậy, đây là chi tiết có phần xa thực tế và gượng ép nhằm thể hiện nhân cách cao đẹp của Mai.
Mai mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống: duyên dáng, thuỷ chung, nhân hậu và vị tha. Nhưng cô cũng là con người thông minh, sắc sảo không chịu cúi đầu trước lễ giáo phong kiến. Cô sẵn sàng tranh đấu bảo vệ tình yêu tự do đến cùng. Trong những lần đối mặt trực tiếp với bà Án, cô đã khiến bà ta bẽ mặt bởi sự cứng cỏi của mình. Mai như thách thức tất cả, không chịu lùi
Cuộc đấu tranh gay gắt này diễn ra trên nền cuộc xung đột cũ - mới đang bắt rễ ngấm ngầm hay kịch liệt trong từng gia đình, trong mỗi con người. Đã đến lúc cái cũ phải lùi về hậu trường cho cái mới lên ngôi. Chính nhân vật Huy trong Nửa chừng xuân đã tuyên bố trước mặt bà Án: “ Cụ tức là biểu hiện tức là đại diện cho nền luân lí cũ mà tâm trí chúng cháu đã trót nhiễm tư tưởng mới, hiểu nhau khó khăn lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như hai con sông cùng một nguồn, cùng chảy ra bể, như một dòng chảy theo một phía dốc bên sườn núi gặp nhau sao được”.
Nếu như với Nửa chừng xuân cuộc đấu tranh cũ và mới, xung đột giữa tình yêu tự do với lễ giáo phong kiến có phần kịch liệt thì đến Lạnh Lùng Nhất Linh lại lách cây bút của mình vào một khía cạnh không kém phần hấp dẫn. Qua nhân vật Nhung, một cô gái đang ở tuổi tràn đầy khát vọng yêu đương thì phải khoá xuân giữ danh tiếng:“ tiết hạnh khả phong”. Nhà văn muốn cho chúng ta thấy sự vô lý, phi nhân tính của thứ lễ giáo phong kiến cứng nhắc phải vứt bỏ. Cuộc đấu tranh ấy xảy ra thường xuyên trong nội tâm nhân vật chính nhất là từ khi gặp và yêu Nghĩa. Nhung luôn có sự giằng xé giữa nguyện vọng của trái tim và danh tiếng hão huyền trói buộc cô bấy nay. Đó cũng là khi cô cảm thấy lo sợ, tiếc nuối tuổi xuân sắp qua của mình. Một tương lai mờ mịt ám ảnh cô. Nhung đã tự ý thức được giá trị và quyền sống tự nhiên của mình. Nhưng trước mắt cô còn có bao nhiêu trở ngại. Trước tiên, đó là bà mẹ chồng tuy đã biết tình yêu vụng trộm của Nhung và Nghĩa nhưng vần cố che đậy để giữ danh tiếng. Sau nữa chính là con người thứ hai trong Nhung. Tất cả đã phơi bày cuộc sống giả dối với thứ danh hão để phỉnh phờ kiềm toả tình cảm và khát vọng yêu đương chính đáng của người phụ nữ trong gia đình phong kiến. Những con người ấy họ có quyền được hưởng hạnh phúc, được giải phóng khỏi nhà chồng để sống cái đời riêng của họ.
Đúng như tên tác phẩm Đoạn Tuyệt của Nhất Linh là một khai phá con đường mới cho con người. Nhà văn khẳng định con người có thể thoát ra khỏi vòng kiềm toả của gia đình phong kiến với những mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu và với chính người chồng của mình. Tuy phải lấy một người chồng mà cô không yêu nhưng Loan đã chiều theo ý cha mẹ và sẵn lòng hòa hợp cùng gia đình nhà chồng. Chi tiết Loan đạp đổ cái hoả lò trong ngày cưới tuy mang tính gượng gạo nhưng nhà văn muốn hé mở cho người đọc thấy dấu hiệu phản kháng, thách thức với gia đình nhà chồng ở nhân vật Loan. Tưởng đã yên ấm bên người chồng nhu nhược nhưng nàng đã phải chịu đựng những cư xử tàn ác của mẹ và em chồng. Từng lời mỉa mai, chửi rủa cay độc của bà Phán được nhà văn đặc tả khiến người đọc có cảm tưởng “ Nhất Linh đã đi làm dâu một lần rồi”. ( Hà Văn Tiếp - Đàn bà mới 26/8/1935). Để tăng thêm sự phê phán kịch liệt với những vô lý của đai gia đình phong kiến nhà văn đã tạo nên tình huống con trai của Loan ốm và chết. Thủ phạm không ai khác chính là bà Phán. Sự u mê, cổ hủ tin vào thầy lang đã dẫn đến cái chết của đứa bé. Tội ác đã bị lên án kịch liệt. Không dừng lại ở đó, bà ta còn đổ lỗi cho Loan trong cái chết đáng thương ấy và cưới ngay cho con mình một cô vợ mới. Thái độ của tác giả thể hiện rõ qua thái độ của Loan. Cô khinh bỉ người vợ lẽ của Thân và quyết liệt chống trả. Những hành động và lời nói của Loan càng ngày càng mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Nhất Linh đã thuật lại chân thực cuộc xung đột của Loan với chồng và mẹ chồng. Cái chết của Thân vừa là sự vô tình vừa là dụng ý của nhà văn. Đó là cơ hội để Loan đứng trước tòa án, trước dư luận lên tiếng kêu oan và đòi quyền sống cho mình. Lời nói của vị luật sư cũng chính là tư tưởng của nhà văn rất đúng đắn và xúc động. Cả tòa án lặng đi và lẽ phải đã chiến thắng.
Truyện có kết thúc mở để người đọc tự suy ngẫm. Một cuộc đời mới sẽ đến với Loan hứa hẹn nhiều hạnh phúc và chắc chắn cô sẽ được sống tự do với tình yêu của mình. Lần đâu tiên Loan cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy, cảm nhận được khí trời trong trẻo và ấm áp lạ kì.
(*) Tự Lực Văn Đoàn.
Cuộc xung đột và đấu tranh của con người để thoát khỏi gia đình truyền thống thể hiện trên nhiều góc cạnh đa dạng của tác phẩm. Đó là xung đột cái cũ và cái mới, khẳng định tình yêu tự do vượt lễ giáo. Các mối tình trong tiểu thuyết TLVĐ (*) hầu hết không môn đăng hậu đối. Tình yêu đi theo nhịp đập của trái tim chứ không theo sự xắp xếp của cha mẹ. Đó không phải là thứ tình yêu tài tử giai nhân hay những mối tình theo thông lệ xã hội. Mối tình của Dũng và Loan trong Đoạn Tuyệt, Mai và Lộc trong Nửa chừng xuân, Trương và Tuyết trong Đời mưa gió, Nhung và Nghĩa trong Lạnh Lùng..vv..Tất nhiên, để đến được với hạnh phúc họ gặp vô vàn những cản trở của gia đình trọng phú quý, cổ hủ và chính từ phía bản thân họ. Thế nhưng những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi nhân vật thì không thể nào giấu nổi.
Có thể nói một trong những cách tân quan trọng về nội dung tiểu thuyết TLVĐ là thay đổi cách nhìn về con người. Nhà văn đưa con người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ. Kết thúc tác phẩm có thể là những tương lai sáng lạn cho nhân vật hoặc còn để lại nhiều trăn trở trong lòng người đọc.
1.2. Con người cá nhân trong việc thể hiện thế giới nội tâm.
Phản ánh thế giới nội tâm là cách để tái hiện trọn ven con người theo đúng nghĩa. Truyện kể dân gian chỉ chú ý kể hành động của nhân vật. Thế giới nội tâm trong tác phẩm văn học Trung Đại có được chú ý nhưng chủ yếu qua tả cảnh, trao đổi thư từ và lối văn xướng họa.
Vào đầu thế kỉ xx là sự ra đời tiểu thuyết của Trọng Khiêm, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh..vv.. Thê giới nội tâm được miêu tả chân thật hơn. Song, nghệ thuật miêu tả thời kì này vẫn không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh của tiểu thuyết chương hồi, không chiếu sáng được sự phân tích tâm lý vào nhân vật. Ngay cả Tố Tâm và Đạm Thuỷ cũng chỉ biết cách bày tỏ tình yêu qua thư từ, viện đến thơ đường luật.
Đến tiểu thuyết TLVĐ nội tâm nhân vật được phản ánh đầy đủ với nhiều cung bậc khác nhau. Chính Nhất Linh trong Viết và đọc tiểu thuyết đã khẳng định: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bên trong lẫn bề ngoài. Đặc tả một cách sinh động những trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả chuyển động mỏng manh tinh tế của tâm hồn.” Thạch Lam cũng tuyên bố: “Nhà tiểu thuyết có tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người.” Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tự Lực Văn Đoàn, con người và văn chương đã nhấn mạnh: “So với tiểu thuyết trước 1930, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người.” Nét độc đáo trong miêu tả nội tâm nhân vật của các nhà văn này là đã nêu lên hàng đầu thế giới cảm giác ấy. “Đó là nét khu biệt nổi bật của tiểu thuyết TLVĐ.” (3)
Mở đầu và kết thúc truyện luôn bằng những đoạn tả về cảm giác. Từ đó nó có ảnh hưởng chi phối tới giọng điệu toàn tác phẩm. Đồng thời chúng ta bắt gặp rât nhiều những cụm từ chỉ cảm giác như: “có cảm tưởng như”, “cảm thấy rằng”, “nhận thấy rằng”..vv..lặp lại như một điệp khúc. Chúng ta hãy thử làm một phép liệt kê sẽ thấy rõ điều này. Trong Đời mưa gió lặp lại các cụm từ này 25 lần, Lạnh Lùng 28 lần, Đẹp 22 lần, Con đường sáng 32 lần, Bướm trắng 34 lần..vv.. “Con người trong tiểu thuyết TLVĐ thường nhìn thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài qua cảm giác. Họ nhìn và cảm nhận thế giới trên cơ sở cảm giác.” (3). Sở dĩ vậy vì khi con người được giải phóng khỏi những tín niệm cũ thì có nghĩa là giả phóng các giác quan. Cảm giác, đó là khởi điểm của tư duy để cảm nhận thế giới màu sắc, âm thanh xung quanh con người. Đến tiểu thuyết TLVĐ thế giới cảm giác trở thành một nét đặc trưng của phương thức tự sự mới với nhiều sự đa dạng, chồng chéo.
1.2.1 Thế giới cảm giác là một thế giới nội tâm độc lập.
Trong tiểu thuyết chương hồi truyền thống, nội tâm nhân vật chỉ là phương tiện để minh chứng cho hành động. Đến đây, thế giới nhiều cung bậc ấy hoàn toàn độc lập và có giá trị tự thân. Duy trong Con đường sáng đã có những dòng cảm xúc như thế: “Trong bầu trời thần tiên đột ngột hiện ra Duy cảm thấy một cách mãnh liệt cái gì cũng trong sáng, thanh khiết đến cực độ, không khí không vương một mảnh bụi, ánh nắng trong hổ phách, từ ngọn lúa lay động lá cây phấp phới ở gần cho đến rặng tre ở chân trời, mọi vật đều nổi rõ…Duy ngây ngất đứng nhìn màu trời trong sáng trong lòng náo nức một sự ham muốn không bờ bến. Chàng cảm thấy đột nhiên mình rơi vào một cảnh mộng, chung quanh là những mảnh trời huyền ảo mà chàng mong ước đã tuởng như không bao giờ đến được…”
1.2.2 Thế giới cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế.
Văn học truyền thống ưa thích những cảm giác mạnh như: đứt ruột, héo gan, khóc ngất, thét gào..vv..và biểu hiện ra bề ngoài dễ thấy. Ngược lại, các nhà văn TLVĐ luôn chú ý miêu tả những rung động tinh tế, mỏng manh nhất trong hồn người. Đó là những phần mờ tối, bí mật mà dường như chỉ nhân vật mới tự thấy được. Chương trong Đời mưa gió sống trong cảm giác cô đơn “ thấy lạnh thân thể, lạnh cả tâm hồn.” Loan trong Đôi bạn cảm thấy “nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn.” Nhung trong Lạnh Lùng nghe người yêu nói chuyện và có ý tưởng về một niềm hạnh phúc mới. Nhung cảm thấy “ tâm hồn rạo rực và cảm động một cách mãnh liệt.” Khi gặp lại Mai trong lòng Lộc thấy “ nồng nàn, ngùn ngụt, tê tái”, còn Mai “nàng tự thấy hồi hộp, bẽn lẽn run sợ, nửa vì xúc cảm quá mạnh làm tiêu tán lòng quyết đoán khiến trái tim như ngừng đập…”
1.2.3 Thế giới cảm giác trong tiểu thuyết TLVĐ đầy biến động hư ảo với
Tuyết trong Đời mưa gió trộn lẫn bao cảm xúc trong lòng, khi thì thương tiếc, lo lắng, nhớ nhung khi thì hối hận. Có lúc cô sống với tâm trí nhẹ nhàng, khoan khoái lâng lâng. Đó là một phút quên lãng sự giả dối, những bó buộc khiến tâm hồn chân thật, phóng đãng, sục sôi. Nhưng có lúc Tuyết lại cảm thấy chán nản, trống rỗng.
Loan trong Đoạn Tuyệt là cô gái đầy ý chí,bản lĩnh thế mà khi được tự do nàng đã sống trong bao nhiêu trạng thái cảm xúc: “Nàng hồi hộp lo sợ nhưng trong cái sợ có lẫn cả cái vui sắp được sống một cuộc đời tự lập không liên lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được..” Đó còn là cảm xúc trái ngược nhau trước sự lựa chọn giữa hiện thực và tương lai: “Ngồi trong xe nhìn ra cảnh hàng phố và những người qua lại dưới trời mưa Nhung rạo rực, hối hận, nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời như những cây ướt mưa bị gió dập hai bên đường. Nàng không ngờ đâu có ngày lại sa xuống thấp như thế này được. Nàng rưng rưng muốn khóc nhưng cùng với giọt lệ ứa ra rừ khóe mắt, Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy nở trong lòng với những điều ước vọng muộn màng về cuộc đời mới mẻ, đáng sống và tốt hơn cái đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ…”
1.2.4. B