Thực vật là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất có giá trị. Ở Việt Nam em nhận thấy tiềm năng của “Cây Dừa” là vô cùng lớn. Chúng ta thử nhìn qua các nước trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể như Malaisia, Philippin, Thái Lan. dừa là cây công nghiệp được coi trọng hàng đầu. Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam nói riêng có các điều kiện tương ứng, vậy việc biến cây dừa trở thành một cây công nghiệp là một hướng đi đầy tiềm năng nhằm phát huy được tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất và tài nguyên thực vật.
Hơn nữa, sau khi được sử dụng cho các ngành công nghiệp, rác thải từ dừa có thể là nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sạch. Ngày nay, sự liên kết các ngành sản xuất nhằm tận dụng triệt để nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững( thỏa mãn nhu cầu của con người hiện tại nhưng không làm tổn hại sự thỏa mãn của thế hệ tương lai).
Những gì em tìm hiểu được còn rất ít ỏi, nhưng thực sự em mong muốn các hướng đi mới cho cây dừa và tài nguyên thực vật nói chung được nhân rộng ở Việt Nam. Do kiến thức chuyên ngành còn chưa sâu nên còn có nhiều thiếu sót, sau khi được cô giáo hướng dẫn và góp ý, em đã hoàn thành tiểu luận” Dừa và cuộc sống con người Việt Nam”.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dừa và cuộc sống con người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thực vật là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất có giá trị. Ở Việt Nam em nhận thấy tiềm năng của “Cây Dừa” là vô cùng lớn. Chúng ta thử nhìn qua các nước trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể như Malaisia, Philippin, Thái Lan... dừa là cây công nghiệp được coi trọng hàng đầu. Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam nói riêng có các điều kiện tương ứng, vậy việc biến cây dừa trở thành một cây công nghiệp là một hướng đi đầy tiềm năng nhằm phát huy được tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất và tài nguyên thực vật.
Hơn nữa, sau khi được sử dụng cho các ngành công nghiệp, rác thải từ dừa có thể là nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sạch. Ngày nay, sự liên kết các ngành sản xuất nhằm tận dụng triệt để nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững( thỏa mãn nhu cầu của con người hiện tại nhưng không làm tổn hại sự thỏa mãn của thế hệ tương lai).
Những gì em tìm hiểu được còn rất ít ỏi, nhưng thực sự em mong muốn các hướng đi mới cho cây dừa và tài nguyên thực vật nói chung được nhân rộng ở Việt Nam. Do kiến thức chuyên ngành còn chưa sâu nên còn có nhiều thiếu sót, sau khi được cô giáo hướng dẫn và góp ý, em đã hoàn thành tiểu luận” Dừa và cuộc sống con người Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ths. Nguyễn Thị Phương Loan.
I.Đặc điểm và điều kiện sống của cây dừa
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt, nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa trung bình 750–2.000 mm/ năm. Điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao.
Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa" (khoảng gần 40.000 ). Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.
Ngoài loại dừa thân đơn trục, tại miền Nam Việt Nam còn phổ biến loài dừa nước. Vùng đất Nam Bộ là vùng đất trũng, có hơn phân nửa diện tích ven biển là vùng nước lợ (nước ngọt vào mùa mưa và mặn vào mùa nắng), điều kiện môi trường này rất thích hợp cho cây dừa nước sinh sống. Chúng mọc thành rừng khắp Nam Bộ. Đặc biệt, các loài cây khác tàn héo có mùa, còn dừa nước thì sung mãn quanh năm và sống dường như không có tuổi.
Cây và bông dừa nước
II. Giá trị của cây dừa
1.Giá trị kinh tế
Từ cây dừa, có thể chế biến ra khoảng 360 sản phẩm khác nhau, đúng như ngôn ngữ của người Ấn Độ: “Công dụng của cây dừa nhiều như số ngày trong năm”. Quả thật tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng, tên gọi của dừa trong tiếng Phạn là "cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống" còn trong tiếng Mã Lai dừa được gọi là"cây có ngàn công dụng".
a)Dừa là nguồn cung cấp thực phẩm
Từ dừa có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng: nước dừa là thứ nước giải khát được ưa chuộng, phần cùi (cơm) dừa trắng được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô. Các món ngon nổi tiếng từ dừa có kẹo dừa, mứt dừa, chè cốt dừa, cơm dừa.....
b)Dừa là nguồn cung cấp vật liệu
Gáo dừa khô được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm một số loại nhạc cụ (đàn gáo), làm gáo múc nước, làm vỏ mũ bảo hiểm ......
Xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón(Tam Quan-Bình Định nổi tiếng với sản phẩm này) Xơ dừa còn làm vật liệu xây dựng(bê tông OGAF có thành phần chính là xơ dừa và sợi đay)
Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt.
Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa.
c) Dừa là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh
Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)... Hàm lượng potassium và magnesium trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải (electrolysis). Trong kháng chiến, có lúc các bác sĩ của ta đã dùng nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh.
Trái dừa có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da... Ăn cùi dừa, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng, người đẹp thêm ra. Có thể nói, quả dừa từ ruột đến vỏ đều là những vị thuốc Đông y quý giá.
2.Giá trị văn hóa_tinh thần
Bên cạnh những giá trị kinh tế, dừa còn mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần. Vẻ đẹp của cây dừa là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Hình ảnh cây dừa trở nên thân thiết đến cảm động đối với cuộc đời người nông dân nghèo. Từ khi con người lọt lòng mẹ đã thấy trên đầu một mái lá đơn sơ che mưa nắng và rồi khi lớn lên dừa cung cấp lương thực, cung cấp nguyên liệu cho những vật dụng cần thiết.
Mái nhà là dừa che mưa nắng
Hình ảnh cây dừa gắn bó với người dan Nam bộ
Sự gắn bó đó thể hiện trong những tác phẩm văn học nghệ thuật, trong những vần thơ
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ,Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ”.
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Nội nói: "Lúc nội còn con gái Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân Đất này xưa đầm lầy chua mặn Đời đói nghèo cay đắng quanh năm"
.....
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,Như dân làng bám chặt quê hương
Dừa ơi_Lê anh Xuân
Dừa hiện diện trong các bài hát: Dáng đứng bến tre(Nguyễn Văn Tý), Đi tìm người hát lý thương nhau(Vĩnh An), Cô gái xứ dừa(Giao Tiên) ......
Đặc biệt đối với người dân Nam Bộ, nhiều nét văn hóa đẹp gắn liền với dừa
đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực, các món ăn từ dừa cũng thể hiện tinh hoa ẩm thực của Việt Nam
Bánh bột tráng nước dừa là đặc trưng Nam bộ
Chính vì sự gắn bó đó, cây dừa nước đã làm nảy sinh một nền “văn minh dừa nước“ sáng rõ ở Nam bộ. Đến nay 60 - 70% nông dân Sóc Trăng vẫn sử dụng những sản phẩm từ cây dừa nước: ăn cũng dừa, uống cũng dừa, ngủ cũng dừa” nói chung thì dừa hiện diện mọi lúc mọi nơi.
3.Khám phá những giá trị mới
a)Nguồn nguyên liệu làm rượu
Dừa nước là loại cây cùng họ với cây thốt nốt, có giá trị kinh tế cao trong chế biến làm đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một số loại sản phẩm có giá trị khác. Sản lượng đường dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha cao hơn so với đường mía (khoảng 5 đến 15 tấn/ha). Chính đấy là nguồn thu nhập có hiệu quả nhất từ dừa nước.. Nhưng từ lâu, nó đã bị lãng quên trong ngành chế biến công nghiệp bởi kĩ thuật lấy dịch ngọt và làm rượu chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Thu hoạch dừa nước
Phương pháp làm rượu từ dừa nước
Khi buồng hoa đã ra các quả non, cắt cuống buồng sát đến giới hạn hình thành quả, thường cách mặt đất khoảng 60 -80 cm. Sau đút cuống buồng đã cắt vào đốt ống tre và hứng dịch ngọt tuba chảy ra. Dịch ngọt này chứa 17 % đường và có kèm theo các Enzyme lên men rượu từ cuống buồng tiết ra. Dùng khoảng 20 lít dịch tuba tự lên men để cất ngay khi vừa đem về sẽ được 1 lít cồn 95 độ, chưng phân đọan.
Trái và hoa dừa nước
Với mật độ 2000 cây/ha (2x2,5m), bình quân trên một ha dừa nước hàng năm sẽ thu hoạch và chế biến được 1.500 lít cồn 95 độ một cách nhẹ nhàng và dễ dàng với giá thành rẻ hơn bất cứ phương pháp chế tạo cồn etylic nào khác. b)Rác thải từ dừa_nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sạch.
Trong bối cảnh giá xăng dầu ngày một tăng, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế khác đang trở thành nhu cầu cấp bách. Nhiên liệu sinh học hiện là vấn đề hiện thu hút sự quan tâm của chính phủ Việt Nam cũng như của toàn thế giới. Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật.
Tất cả các loại chất thải từ quả dừa và cây dừa mà nông dân thường bỏ đi đều có thể sử dụng để tạo ra diesel sinh học( xơ dừa, vỏ quả dừa và những quả kém phát triển..). Từ ý tưởng sản xuất dầu diesel sinh học, hiện nay đã có các nhà máy điện chạy bằng rác thải từ dừa ( như tại Thap Sakae Thái Lan)
Sử dụng rác thải dừa để sản xuất nhiên liệu sinh học ngoài các ưu điểm giống như các nguồn nhiên liệu sạch khác là dễ kiểm soát ( không như năng lượng gió và sóng) nó còn tận dụng được rác thải từ dừa, chúng ta sẽ không phải nhìn thấy chúng nằm trôi nổi trên bờ biển.
Tuy nhiên để xây dựng 1 nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học công suất 100 tấn/ngày, cần có vùng nguyên liệu dừa rộng khoảng 50.000ha. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp. Nhưng nếu biết kết hợp giữa các ngành sản xuất, du lịch, thu gom rác thải từ dừa, diện tích vùng nguyên liệu sẽ được thu hẹp theo các mô hình sau:
Mô hình 1Cung cấp nhiên liệu
Dừa cung cấp cho du lịch( chủ yếu làm nước giải khát cho du khách)
Các ngành chế biến các sản phẩm từ dừa( cơm dừa, xơ dừa, kẹo dừa, đồ mỹ nghệ.vvv)
Nhà máy sản xuấy nhiên liệu sinh học
Rác thải( xơ, lá, quả kém chất lượng...)
Tập trung, vận chuyển
Cung cấp nhiên liệu các mục đích khác
Mô hình 2
Đây là mô hình đang được thực hiện rất có hiệu quả: trồng xen dừa với các loại cây trồng khác, đảm bảo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của cây trồng. Biện pháp xen canh được thiết kế theo kiểu phân tầng gồm: trên là dừa, giữa là cây ăn trái và dưới cùng là mương vườn nuôi tôm càng xanh. Dừa lọc bớt ánh sáng cho cây ăn trái phát triển. Ngược lại, cây ăn trái cung cấp dư lượng phân bón và cải thiện đất nhờ xác lá khô phân hủy, tạo điều kiện cho dừa tăng năng suất . Hiện nay dừa được trồng xen với bưởi da xanh hay ca cao(Bến tre).
III.Hiện trạng cây dừa tại Việt Nam
1.Hiện trạng canh tác
Dừa thân đơn trục mọc từ Bắc Chí Nam, tính đến nay tổng diện tích dừa của cả nước là 220.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửa Long, riêng Bến Tre có gần 40.000 ha trồng dừa. Còn dừa nước, cư dân bỏ cho dừa nước mọc lan tràn ở đất bãi bồi một cách tự nhiên, không chăm sóc, bón phân, càng không quan tâm đến việc chọn giống gieo trồng thích ứng theo khoa học kỹ thuật.
2.Hiện trạng sử dụng
Hiện nay, vấn đề thu mua nguyên liệu vân chưa được quản lý mộtc cách hiệu quả, hàng ngày có trên 500.000 quả dừa “chảy” lên tàu của thương lái nước ngoài.
Thu hoạch quả dừa nước
Đa số nhân dân chỉ khai thác dừa nước về lấy lá lợp nhà, lấy cây dựng vách, lấy trái để ăn tươi, chứ chưa thấy ai tận dụng nước từ nhựa hoa cây dừa nước tiết ra để cô đặc, tinh chế đường.
Rác thải từ dừa vẫn chỉ xử lý theo phương thức thông thường( đốt hoặc vứt bỏ, chôn lấp), vấn đề tận dụng rác thải từ dừa nói riêng và các rác thải thực vật nói chung làm nhiên liệu sạch vẫn còn hạn chế, vì giá thành sản xuất cao hơn so với nhiên liệu truyền thống.
3.Phương hướng giải quyết
Quy hoạch lại vùng nguyên liệu dừa, thực hiện canh tác hợp lý và có chính sách thoả đáng để khuyến khích người dân trồng dừa, hình thành các vườn ươm do cộng đồng quản lý để cung cấp các cây giống chất lượng cao. Các nước ở châu Á như Thái Lan, Philipin, Malaisia, Ấn Độ đã có quy hoạch cụ thể cho cây dừa, từ đó mà cây dừa đã trở thành cây công nghiệp thế mạnh tại những quốc gia này.
Hơn nữa, cần học hỏi kinh nghiệm chế biến các sản phẩm và công nghệ sản xuất dầu diesel sinh học từ dừa của các nước bạn. Thực tế đã cho thấy, phát triển nhiên liêu sạch là vô cùng quan trọng, nhiên liệu sạch vừa có thể bảo vệ môi trường vừa thay thế cho các nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt trên hành tinh.
Bản đồ quy hoạch các vùng trồng dừa tại Ấn Độ
IV.Kết luận
Như vậy, sau khi tìm hiểu một số nét cơ bản em nhân thấy việc phát triển “Cây Dừa” rất phù hợp với Việt Nam. Một chiến lược để phát triển kinh tế đó là “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”,khi biết dựa vào những thế mạnh, ưu điểm của mình, lựa chọn được giống cây ưa khí hậu Việt Nam, dễ lớn, dễ nhân rộng thì có nghĩa là chúng ta đã đi đúng hướng. Nếu chúng ta tiếp tục lãng quên nó tức là chúng ta đã bỏ phí một nguồn tài nguyên gần gũi nhưng lại rất có giá trị.
Tài liệu tham khảo
metinfo.blogspot.com/2007_09_01_archive.html