Tiểu luận Dựa vào lý luận vào thực tiễn chứng minh vai trò không thể thay thế của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giao tiếp,chia sẻ kĩ năng giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người một cách đa chiều,tương đối bình đẳng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ,điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hóa hoạt động thực tiễn. Đó là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin. Quá trình này diễn ra liên tục,trong đó : tri thức,tình cảm và kỹ năng liên kết với nhau. Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu. Các khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm. Sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại đã góp phần không nhỏ cho toàn bộ kỹ thuật lan truyền thông tin tới các nhóm xã hội lớn, mà chủ yếu là báo in,điện ảnh,phát thanh,truyền hình,internet,sách, áp phích, tờ rơi, . Trong xã hội hiện nay,truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản chỉ là quá trình truyền tin mà còn thông các hoạt động của nó, hệ thống chân lý,giá trị,chuẩn mực xã hội được gửi vào đó, được xây dựng và duy trì. Bài tiểu luận này nhằm mục đích khẳng định vai trò rất rõ rệt của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các lý luận và cơ sở thực tiễn.

docx9 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dựa vào lý luận vào thực tiễn chứng minh vai trò không thể thay thế của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Dựa vào lý luận vào thực tiễn chứng minh vai trò không thể thay thế của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội Bộ môn: Lý Thuyết Truyền Thông Giảng viên: T.s Đỗ Chí Nghĩa Họ và tên: Nguyễn thị Kim Xuyến Lớp: TH31A2 Trường Học viện báo chí tuyên truyền MỤC ĐÍCH Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giao tiếp,chia sẻ kĩ năng giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người một cách đa chiều,tương đối bình đẳng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ,điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hóa hoạt động thực tiễn. Đó là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin. Quá trình này diễn ra liên tục,trong đó : tri thức,tình cảm và kỹ năng liên kết với nhau. Đây là một quá trình phức tạp qua nhiều khâu. Các khâu này chuyển đổi tương đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm. Sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại đã góp phần không nhỏ cho toàn bộ kỹ thuật lan truyền thông tin tới các nhóm xã hội lớn, mà chủ yếu là báo in,điện ảnh,phát thanh,truyền hình,internet,sách, áp phích, tờ rơi,…. Trong xã hội hiện nay,truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản chỉ là quá trình truyền tin mà còn thông các hoạt động của nó, hệ thống chân lý,giá trị,chuẩn mực xã hội được gửi vào đó, được xây dựng và duy trì. Bài tiểu luận này nhằm mục đích khẳng định vai trò rất rõ rệt của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức xã hội thông qua các lý luận và cơ sở thực tiễn. TRUYỀN THÔNG ĐÓNG VAI TRÒ KHÔNG THỂ THAY THẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC Xà HỘI Truyền thông biểu dương những gương tích cực. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều gương tốt,việc tốt. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều có thể biết những tấm gương sáng đó để có thể học tập nếu như không có các phương tiện truyền thông. Bởi lẽ nếu chỉ truyền miệng cho nhau những gương tốt thì khoảng cách không được lớn nên dường như thông tin bị thu hẹp lại. Mặt khác, khi có các phương tiện truyền thông vào cuộc, các tấm gương tích cực sẽ được biết đến rộng rãi hơn, có thể là khắp cả nước hoặc thậm chí vươn ra toàn thế giới. Khi đọc báo, xem tivi, lên mạng ta có thể bắt gặp các tấm gương người khuyết tật vượt lên số phận để hòa nhập với cuộc sống bình thường. Còn có các chương trình Tuyên dương những người khuyết tật thành công. Chính những tác động này của truyền thông đã giúp cho một bộ phận không nhỏ những người khuyết tật thêm ý chí,nghị lực để vươn lên sống tích cực trong cuộc sống,góp phần xây dựng xã hội. Truyền thông biểu dương các tấm gương người tốt,những việc tốt trong xã hội như: +Tuyên dương hai em Lê Văn Thảo và Phạm Văn Phong,học sinh lopws 8A,trường THCS Đinh Tiên Hoàng về thành tích “gương dũng cảm cứu người trong lũ dữ” và “nhặt được của rơi trả người đánh mất” đã là tấm gương sáng cho các em nhỏ học tập, các bậc phụ huynh có thể lấy các tấm gương này để giáo dục con cái +Các chương trình được phát động nhằm gia tăng các hoạt động tích cực trong xã hội từ mỗi cá nhân được truyền thông quảng bá rộng rãi như : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,Huy động sức mạnh toàn dân trongg công cuộc phát triển Kinh tế-Xã hội. Ngoài ra còn các tấm gương các doanh nhân giỏi,các nhà giáo,nhà báo,lao động giỏi trong xã hội đều được mọi người biết đến thông qua truyền thông đã giúp cho mỗi các nhân với mỗi công việc đều muốn được nêu những tấm gương sáng. Hoặc cũng có thể thông qua truyền thông,những tấm gương lao động giỏi có thể chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người để tất cả cùng phấn đầu,cùng làm giàu,cùng thành công. Truyền thông chống lại cái sai,cái xấu trong xã hội Cuộc sống luôn có hai mặt tồn tại song song: cái tốt và cái xấu. Các gương tốt,cái tốt,việc tốt đưa ra là lẽ hiển nhiên, nhưng cái xấu muốn đưa ra cũng cần phải cân nhắc. Thế nhưng cũng không phải là cứ :”Đẹp thì khoe ra,xấu xa là phải đậy lại”. Thậm chí,đôi khi, cái xấu mới đáng nói. Bởi lẽ nếu những cái xấu,cái sai trong xã hội mà không bị lên án,không được đưa ra ánh sáng thì một lẽ tất yếu sẽ bị một số bộ phận trong xã hội hiểu nhầm đó là cái hay,cái đúng. Chính vì lẽ đó, truyền thông đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chặn cái xấu ngay từ cơ sở. Truyền thông sẵn sàng lên án những hành vi sai trái, những quan niệm cố hữu cổ hủ lạc hậu trong xã hội. Chẳng hạn: +Vụ giết người cướp của man rợ ở tiệm vàng Ngọc Bích tại Bắc Giang của sát thủ vị thành niên Lê Văn Luyện đã going hồi chuông đáng báo động về việc trẻ hóa tội phạm cũng như sự sa sút đạo đức của một bộ phận trong giới trẻ. Chính nhờ sự lên án gắt gao về hành vi tội ác này mà chúng ta có thể nhìn nhận,xem xét cũng như có những biện pháp để phòng tránh những sự việc đáng tiếc này. +Thiếu nữ tát Cảnh sát giao thông chỉ là một sự việc không quá lớn nhưng thông qua đó,truyền thông đã nhận thấy rõ vấn đề đạo đức của một số người dân với người đang thi hành công vụ. Gần 2 tháng trước ngày bị xét xử, cư dân mạng xôn xao khi xuất hiện clip quay cảnh một cô gái trẻ,tóc vàng,liên tục xô đẩy và tát vào mặt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.Dù cảnh sát không hề có động thái chống trả nhưng Linh vẫn không ngừng la hét rồi tự dưng ngất xỉu. trước thái độ hung hăng của người vi phạm và sự hiếu kì của người đi đường,hai cảnh sát giao thông vẫn tiếp tục thực thi nhiệm vụ giải tỏa ùn tắc, đồng thời thông báo cho công an phường đến hỗ trợ và mời người liên quan về làm việc. Sự việc này đã khiến dư luận rất bất bình,lên án gắt gao và mong pháp luật có biện pháp răn dạy đối với những hành vi này. +Các hành vi lừa đảo;giả danh nhân viên ngân hàng để lừa tiền;các hành vi cưỡng hiếp,các hành vi lừa bán sang nước ngoài,…. cũng được truyền thông đưa ra trước công chúng. Để thông qua các sự việc đó, công chúng sẽ có những cách phòng tránh,cân nhắc,cẩn thận hơn trong đời sống hàng ngày. 3.Truyền thông dùng dư luận xã hội để điều chỉnh xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại chúng đã phát triển mạnh mẽ,đóng góp tích cực vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Trong đường lối đổi mới toàn diện,nổi bật lên là vấn đề dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. Truyền thông hiện nay cơ bản đã hạn chế được hình thức thông tin một chiều đơn điệu và ngày càng thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng và dân. Thông tin hai chiều được thể hiện: một mặt tuyên truyền,giải thích đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, mặt khác phản ánh những nguyện vọng,ý kiến phản hồi của công chúng trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước. Trong đó,truyền thông đã đóng góp không nhỏ vào: a)Điều chỉnh hành vi,thái độ của bộ máy quản lý Trên cơ sở ý kiến của người dân, truyền thông đã đề xuất nhiều thay đổi trong bộ máy quản lý cơ quan quản lý nhà nước,Đảng. Trên thực tế,nhiều khi lý do khiến lãnh đạo không quan tấm đúng mức tới truyền thông chính vì không đủ thông tin cần thiết về tiềm năng,cách thức phát triển và ứng dụng truyền thông. Chính vì lẽ đó,chính truyền thông sẽ điều chỉnh hành vi,thái độ ngược lại vào bộ máy quản lý. Chẳng hạn: +Tại Hội nghị tổ chức nhà nước, truyền thông chỉ rõ nhiệm vụ của các bộ,ngành ở Trung ương,các cơ sở,ngành,ở tỉnh tuy đã được điều chỉnh một bước nhưng tình trạng trùng lặp vẫn còn ,trách nhiệm giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính chưa được xác định. + Trước thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa diễn ra phức tạp kéo dài và có chiều hướng bất ổn,mới đây hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước các hoạt động dịch vụ văn hóa” đã được tổ chức nhằm tìm giải pháp hữu hiệu chấn chỉnh thực trạng này. Đây là một động thái kịp thời và cần thiết của chính quyền nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố các định chế pháp luật, giữ vững trật tự kỷ cương nhân dịp năm hết tết đến vốn thường nở rộ các hoạt động vui chơi giải trí, kéo theo mặt trái khó lường của hoạt động kinh doanh văn hóa. +Trong năm 2012,truyền thông sẽ góp phần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công gắn với tinh giản bộ máy. Nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào công tác đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục như thực hiện mô hình chính quyền điện tử, thủ tục một cửa điện tử, đổi mới phương thức điều hành, tạo sự công khai minh bạch trong quản lý nhà nước. Trong năm nay cũng tiếp tục đẩy mạnh giải quyết khiếu nại tố cáo tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội của các cơ quan, ban, ngành và UBND quận, huyện, tập trung vào các nội dung quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch và phát triển đô thị, quản lý tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm công, nhất là sẽ thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương. +Thông qua cuộc đến thăm tỉnh Hòa Bình của Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh đến giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng.Truyền thông đã cùng Đoàn đại biểu quốc hội nhắc nhở cán bộ tỉnh cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền chính sách pháp lệnh ưu đãi người có công. Tiếp tục rà soát việc thực hiện chính sách theo đúng đối tượng, quan tâm những đối tượng thuộc diện còn khó khăn. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về: nhà ở, dạy nghề, giáo dục, vay tín dụng cho các đối tượng chính sách. Quan tâm xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu về chính sách pháp luật người có công đủ mạnh từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. +Báo chí chống tiêu cực, tham nhũng sẽ tạo sức ép lên những cơ quan, đơn vị, cá nhân có hiện tượng tham nhũng, thậm chí đụng đến những người có chức, có quyền. Rất nhiều trường hợp khi tổ chức, cá nhân có tiêu cực, tham nhũng bị báo chí phanh phui do sợ dư luận xã hội và sợ pháp luật “rờ” tới mình nên họ tìm cách để tác động đến các cơ quan quản lý cấp trên, cá nhân lãnh đạo cấp trên của cơ quan báo chí để tạo sức ép hoặc tác động theo hướng ngăn cấm báo chí chống tiêu cực, tham nhũng.Nhưng ngược lại, việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng thường xuất phát từ nhu cầu của công chúng báo chí – truyền thông. Nếu không có sự phát hiện và “áp lực” từ phía công chúng báo chí thì những vụ tiêu cực nổi cộm như Epco Minh Phụng, Vũ Xuân Trường, Năm Cam, Thuỷ cung Thăng Long, Lã Thị Kim Oanh… khó được đưa lên công luận và cũng từ sức mạnh của dư luận nó đã đi đến việc xử lý triệt để. b)Truyền thông giám sát cơ quan công quyền Công tác giám sát, kiểm tra cũng sẽ được truyền thông đẩy mạnh trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường hiệu quả và chất lượng công tác kiểm tra văn bản, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ thị trường, quan hệ hành chính liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường. Chẳng những vậy mà chúng ta có thể thấy người dân luôn theo rất sát các cơ quan công quyền rồi được phản ánh thông qua truyền thông như: +Kiểm tra tra, phát hiện các công trình này đều xảy ra hư hỏng, khiếm khuyết; trong đó, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát chưa thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án. Quá trình thi công, nhiều nhà thầu thi công ở các phân đoạn, thiết bị không đồng đều, không kiểm soát được độ bằng phẳng. Các đoạn nền đường thi công trên vùng đất yếu, chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để, trừ áp dụng giải pháp làm cầu vượt. Trong giai đoạn thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ, khâu lựa chọn, sử dụng kết cấu chưa phù hợp, xử lý thoát nước không đồng bộ, dẫn đến đọng nước, làm hỏng mặt đường. Ở dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, nhận thức về công tác chuyển giao công nghệ chưa đúng, bản chất là thuê chuyên gia hướng dẫn thiết kế và thi công. +Truyền thông đã truyền tải ý muốn của người dân cần giám sát,kiểm tra chất lượng xăng dầu khi mà liên tục trong những tháng vừa qua có các vụ cháy,nổ xe máy,ôtô mà vẫn không có lý do gây hoang mang cho người dân. 4.Đối tượng của truyền thông là ý thức xã hội Ý thức xã hội Truyền thông -Nhân sinh quan,thế giới quan là tầng sâu cốt lõi nhất của xã hội,là những quan niệm cơ bản về thế giới,con người được hình thành theo cơ chế tự nhiên và khá phức tạp. Đây là thành tố khó bị tác động nhưng nếu đã tác động được thì hiệu quả bền vững và lâu dài. -Dư luận xã hội: Chính là phản ứng của công chúng trước những vẫn đề có tính thời sự,những luồng ý kiến khác, thậm chí trái ngược nhau xung quanh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. -Ý thức xã hội: Là giá trị ,quan niệm văn hóa của cá nhân ,cộng đồng Con đường hình thành dư luận xã hội,ý thức xã hội diễn ra liên tục và chứa đầy các yếu tố tự phát nhưng là một quá trình có tính quy luật. Mặc dù sự phát triển của dư luận xã hội được xác định bởi các quy luật khách quan, song trong một xã hội phát triển có định hướng thì quá trình hình thành dư luận xã hội theo con đường tự phát tất yếu cần tới sự điều khiển của hoạt động quản lý và tổ chức xã hội. Để hoạt động này đạt hiệu quả cần thường xuyên quan tâm tới lợi ích của các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội. Việc khắc phục những khác biệt, trước hết là những khác biệt về lợi ích kinh tế, nhằm hướng tới mục tiêu chung, vì sự tiến bộ chung của xã hội  sẽ làm cho hoạt động điều khiển dư luận xã hội có kết quả. Định hướng dư luận xã hội được hình thành thuận lợi khi có sự nhất quán trong chủ trương, chính sách và quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Sự hình thành dư luận xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng có mối liên hệ ngược. Nghĩa là các phương tiện này không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà đến lượt nó, dư luận xã hội cũng sẽ tác động ngược trở lại tới hoạt động của truyền thông  đại chúng. Phản hồi là dòng chảy của thông tin từ nguồn tin đến nơi nhận và ngược lại. Dòng phản hồi chỉ hình thành khi người nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của người nhận. Phản hồi là yếu tố quan trọng nhất của quy trình truyền thông. C.KẾT LUẬN Chức năng tư tưởng của truyền thông đã được hoàn thành khi mà truyền thông đã góp phần hình thành,tạo dựng thế giới quan tích cực,đúng đắn cho mỗi cá nhân; góp phần tích cực trong việc bồi đắp kiến thức văn hóa,chuẩn mực truyền thống của dân tộc phù hợp điều kiện,hoàn cảnh sống của dân tộc. Ý thức xã hội được nâng lên, tích cực hơn, bình đẳng hơn,dân chủ hơn để mỗi cá nhân,tập thể, cộng đồng đều có thể đưa ra ý kiến,đánh giá,nhận xét đúng đắn cho riêng mình. Khác với tuyên truyền, truyền thông bình đẳng hơn vì đó là đối thoại đa chiều,không phải một chiều,nên mỗi người ,mỗi bên đối thoại đều có thể đưa ra ý kiến,bàn luận của riêng mình.