Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta. Là một nước nông nghiệp, hiện nay nguồn thu từ việc xuất khẩu nông sản, thủy sản đối với ngân sách là khá lớn. Ngoài lúa gạo, Việt Nam còn được biết đến là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Cà phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu chuyện như những huyền thoại về xuất xứ của cà phê. Không chỉ có vậy, với hương vị đặc trưng độc đáo và nét quyến rũ lạ thường , cà phê đã trinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới khiến nhu cầu cà phê cần được giá trị xuất khẩu cao. Nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cung cấp hay xuất khẩu ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng.Với những điều kiên vị trí địa lý đất đai thổ nhưỡng,nguồn nhân lực dồi dào Việt nam hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành nước xuất khẩu cà phê có chất lượng cho khu vực và cả trên thế giới.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đã vượt qua con số 1 tỷ USD và chiếm vị trí thứ 2 thế giới, đứng sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, Việt Nam còn đứng trên cả Brazil và trở thành lớn nhất thế giới. Khu vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam.
Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU dường như Việt Nam đã hơi xao lãng một thị trường mà ở đó chúng ta có lợi thế khá lớn đó là ASEAN. Trong vài năm gần đây, lượng cà phê xuất khẩu sang ASEAN bắt đầu tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường ASEAN trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh duy trì kim ngạch xuất khẩu của cà phê trong những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê. Với những lý do trên tôi xin đưa ra đề tài: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN”.
28 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Đề tài: Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta. Là một nước nông nghiệp, hiện nay nguồn thu từ việc xuất khẩu nông sản, thủy sản đối với ngân sách là khá lớn. Ngoài lúa gạo, Việt Nam còn được biết đến là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Cà phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu chuyện như những huyền thoại về xuất xứ của cà phê. Không chỉ có vậy, với hương vị đặc trưng độc đáo và nét quyến rũ lạ thường , cà phê đã trinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới khiến nhu cầu cà phê cần được giá trị xuất khẩu cao. Nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cung cấp hay xuất khẩu ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng.Với những điều kiên vị trí địa lý đất đai thổ nhưỡng,nguồn nhân lực dồi dào Việt nam hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành nước xuất khẩu cà phê có chất lượng cho khu vực và cả trên thế giới.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đã vượt qua con số 1 tỷ USD và chiếm vị trí thứ 2 thế giới, đứng sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, Việt Nam còn đứng trên cả Brazil và trở thành lớn nhất thế giới. Khu vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam.
Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU… dường như Việt Nam đã hơi xao lãng một thị trường mà ở đó chúng ta có lợi thế khá lớn đó là ASEAN. Trong vài năm gần đây, lượng cà phê xuất khẩu sang ASEAN bắt đầu tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường ASEAN trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh duy trì kim ngạch xuất khẩu của cà phê trong những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê. Với những lý do trên tôi xin đưa ra đề tài: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
ASEAN là thị trường tiềm năng nhưng vẫn chưa được chú ý đến, nên đề tài này đi vào phân tích vào tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, từ đó rút ra các thành tựu đạt được và các hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường này trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là: hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong thời gian 2002 đến nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài thảo luận dựa trên các phương pháp phân tích tổng hợp, các thực trạng, thành tựu đạt đươc và chỉ ra các hạn chế để từ đó khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường ASEAN.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu mặt hàng cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường ASEAN
Chương 4: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường ASEAN.
Chương II: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu mặt hàng cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
2.1. Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
2.1.1. Vài nét về mặt hàng cà phê.
Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta (cà phê vối) được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica (cà phê chè) do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.
Theo đánh giá cả các chuyên gia thị trường và các nhà kinh tế trong và ngoài nước, ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới với những thuận lợi sẵn có của ngành.
2.1.2 Vị trí và vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Với diện tích khoảng 500.000 ha, lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng năm xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng so với năm 2008, năm 2010 có thể đạt con số 1,1 triệu tấn với kim ngạch là 1,67 tỷ USD.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới. Trong khi đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới sắp tới mỗi năm tăng khoảng 2 triệu bao, dự kiến đến năm 2018, thế giới cần tới 140 triệu bao. Đây là cơ hội "vàng" cho cà phê Việt Nam .
Theo dự báo, đến năm 2020, diện tích cà phê Việt Nam sẽ chỉ duy trì ở mức 500.000 ha như hiện nay đưa năng suất đến năm 2020 là 2,4 tấn/héc ta, có kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 - 2,5 tỉ đô la Mỹ; giữ vai trò điều tiết thị trường thế giới (Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng khả năng chi phối thị trường chưa có)
Chính vì thế, mặc dù là thành viên của Tổ chức Cà phê thế giới, tổ chức đã có 25 nước chiếm 73,1% lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu phải tuân thủ những tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu, thế nhưng Việt Nam hiện lại nằm trong số 26,9% lượng cà phê không tuân thủ tiêu chuẩn nào của Tổ chức Cà phê thế giới. Số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 80%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó Chủ tịch Vicofa, cần phải tiến tới thống nhất quy chuẩn giữa người trồng cà phê, nhà sản xuất chế biến kinh doanh cà phê cần đầu tư để nâng cao chất lượng cà phê từ vườn rẫy đến sản phẩm chế biến sau thu hoạch, bỏ lối thu hoạch truyền thống “tuốt cành”, thay vào đó là thu hoạch có tuyển chọn.
Đánh giá chung về triển vọng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, các chuyên gia đều cho rằng, cơ hội lớn là rất lớn song nếu tiếp tục kinh doanh cà phê xuất khẩu theo kiểu “ăn xổi ở thì” như hiện nay thì Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững, ngoài ra sẽ vẫn tiếp tục làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận của mình, cũng như làm mất đi lợi thế của một nước nằm trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu cà phê.
2.2.Vài nét khái quát về thị trường ASEAN.
2.2.1. Vài nét khái quát về thị trường ASEAN.
2.2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Hiệp hội ASEAN.
Ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999).
ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).
Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.
2.2.1.2. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN.
Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài:
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á là:
- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
- Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội:
- Nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua.
- Nguyên tắc bình đẳng.
- Nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện.
Các nguyên tắc khác:
Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
2.2.2. Tình hình nhập khẩu của ASEAN trong những năm gần đây.
Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu khả quan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong những năm gần đây các thành viên ASEAN luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009.
ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn thứ hai cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN tăng nhanh. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2005.
Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này có sự giảm sút đáng kể, chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD, giảm gần 25% so với một năm trước đó.
Sang năm 2010, tình hình kinh tế thế giới hồi phục, nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong 6 tháng đầu năm cũng đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN vẫn là gạo và dầu thô với trị giá chiếm xấp xỉ 37% tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Trong số các nước ASEAN, Singapore luôn là đối tác lớn nhất với tổng trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai nước là 3,25 tỷ USD. Tiếp theo là Thái Lan 3,12 tỷ USD và Malaixia 2,43 tỷ USD.
Ngoài các thị trường trên, Campuchia, Lào và Phillipin là những thị trường đang được đánh giá có nhiều hứa hẹn bởi mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao.
Cùng với những thuận lợi về vị trí địa lý cũng như các yêu cầu của thị trường, thì cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên trong khối ASEAN còn rất lớn, bởi đến năm 2015, ASEAN sẽ xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan.
Theo cam kết kể từ đầu năm 2010, sáu nước phát triển trong ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei bắt đầu áp dụng mức thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng. Các thành viên còn lại của ASEAN, trong đó có Việt Nam sẽ thực hiện muôn hơn, vào năm 2015.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường ASEAN.
2.3.1. Thuận lợi.
Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này do được hưởng thuế ưu đãi, vị trí địa lý thuận tiện các yêu cầu của thị trường không quá cao và phù hợp với khả năng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Các nước ASEAN đã và đang thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu nội khối và mở rộng hợp tác thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Trung Đông, châu Phi... đồng thời tận dụng cơ hội Mỹ quan tâm hơn tới ASEAN, nhằm phục hồi và duy trì tăng trưởng sau khủng hoảng.
Năm 2010, nhiều hiệp định được triển khai đồng bộ, ASEAN đã tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc (ACFTA); Hợp tác ASEAN + 6 theo cơ chế hợp tác khu vực trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á... Trong năm nay, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, tại khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-6 đã mở cửa thị trường cho hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản được cắt giảm thuế từ 0% đến 5 %, đây là cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam thâm nhập vào các nước ASEAN. Việc cạnh tranh mở rộng xuất khẩu tới các thị trường này cộng với thời hạn 5 năm bảo lưu thuế, sẽ tạo không gian cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN.
2.3.1. Khó khăn.
Trong khu vực ASEAN, ngoài Việt Nam thì Philipin, Malayxia cũng tham gia xuất khẩu cà phê, do đó trong khu vực, chúng ta cũng có sự cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này.
Về mặt sản phẩm, trình độ thâm canh cà phê chưa đồng đều, chủng loại mặt hàng đơn điệu, tỷ lệ cà phê Robusta (95% diện tích) và Arabica (5%) chưa hợp lý. Giá thành cà phê còn cao do chi phí vật tư đầu vào, công lao động và tưới còn cao. Chất lượng cà phê không cao do thu hái lẫn quả xanh, lẫn tạp chất, ẩm độ cao, không đồng đều giữa các lô cà phê xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường còn yếu.
Xuất khẩu cà phê chủ yếu thông qua trung gian. Chưa đánh giá được khả năng cung của cà phê một cách chính xác và kịp thời . Do sự phát triển nhảy vọt về diện tích và sản lượng dẫn đến mất cân đối nghiệm trọng giữa khâu sản xuất nông nghiệp và chế biến. Các giải pháp thâm canh tăng năng suất chưa chú trọng đến nâng cao chất lượng cà phê. Nhìn chung, cà phê Việt Nam phát triển chưa bền vững, còn chịu sự tác động lớn của thị trường và thời tiết.
Chương III: Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường ASEAN
3.1. Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam.
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên.
Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng tầm chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.
Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.
Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30 – 40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24giờ.
Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…
Có hai phương pháp chế biến: Chế biến khô và chế biên ướt. Với cà phê chè hầu hết là dùng phương pháp chế biến ướt và cả một phần cà phê vối cũng chế biến theo phương pháp ướt (hoặc nửa ướt) nếu có yêu cầu của khách hàng.
Cà phê vối Tây Nguyên, do mùa thu hoạch thường là mùa khô nên người ta áp dụng chế biến khô để tận dụng năng lượng mặt trời.
Chế biến ướt: Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá rụng và đất đá… Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ qủa ra. Nhân cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.
Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa. Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt. Và cà phê chế biến theo phương pháp này “cà phê rửa”.
Cà phê thóc loại bỏ lớp nhớt bên ngoài và được rửa sạch là cà phê thóc ướt. Cà phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.
Nếu cà phê quả tươi là nguyên liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản phẩm cà phê thóc khô là đầu ra của quá trình này.
Cà phê thóc khô qua quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng ( loại bỏ vỏ lụa dính bên ngoài nhân cà phê) sẽ thu được cà phê nhân. Cà phê nhân còn qua phân loại mới trở thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.
Chế biến khô: Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 12 – 13 %. Thường 1 mẻ cà phê phơi khô mất 25 -30 ngày. Đưa cà phê phơi khô vào xát bằng máy xát khô cà phê, loại bỏ vỏ qủa, vỏ trấu khô ta được cà phê nhân thành phẩm.
Ngoài hai phương pháp trên, ở nước ta thường áp dụng phương pháp chế biến nửa ướt. Ở phương pháp này, người ta xát tươi quả cà phê bằng loại máy xát tươi kèm theo đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi, không ủ len men và rửa sạch hoàn toàn.
Cà phê thành phẩm đưa vào bảo quản phải đảm bảo đã được phơi sấy đạt đến độ ẩm 11 -12 % và không để cà phê khô bị ướt trở lại. Giảm tỷ lệ tạp chất trong cà phê thành phẩm xuống mức thấp nhất, tối đa không quá 0,5 %.
Trên lý thuyết quá trình sản xuất là vậy nhưng do thói quen cố hữu "tuốt cành" khi thu hoạch cà phê của người nông dân (80% nông dân áp dụng cách này) do đó quả xanh chín lỗn lộn dẫn đến chất lượng cà phê không cao, thiếu ổn định khiến lượng cà phê bị thải loại. Ngoài ra còn là do công nghệ nhà máy chế biến của nước ta hiện vẫn còn yếu, so với yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng xuất khẩu thì năng lực chế biến ở khâu sơ chế chỉ đạt khoảng 20%, khâu tinh chế đạt 40%, công nghệ sấy chất lượng cao mới chỉ đạt 20%.
3.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3.2.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong những năm gần đây.
Theo số liệu của trang web Wikipedia, Việt Nam là một trong 17 nước xuất khẩu caphê lớn nhất thế giới. Trong đó, đứng đầu là Braxin, và Tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu là Brasil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.
* Sản lượng trong những năm gần đây :{Nguồn : Wikipedia + Tổng cục hải quan}
Sản lượng cà phê (nghìn bao)Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO)
Quốc gia
Niên vụ
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Db 2010
Brasil
(R/A)
T.4-T.3
48.480
28.820
39.272
32.944
46.700
39.100
53.300
44.800
55.300
Việt Nam
(R/A) T.10-T.9
11.555
15.230
13.844
11.000
13.500
15.500
15.830
16.670
17.366
Colombia
(R/A) T.10-T.9
11.889
11.197
11.405
11.550
11.420
12.500
12,515
8,664
11.500
Trong niên vụ 2006 - 2007 Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn, 6 tháng đầu niên vụ 2007 - 2008 đạt 580.000 tấn.
Theo số liệu hải quan hải quan tính chung 4 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu được 555 nghìn tấn cà phê với trị giá 832 triệu USD, tăng 31,4% về lượng nhưng giảm 2,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan vừa công bố : chỉ tính riêng trong tháng 7/2010, nước ta đã xuất khẩu gần 89,5 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch 137,5 triệu USD. Phân tích xu hướng biến động của chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản tron