Tài khoản sản xuất là tài khoản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong thời kì 1 năm. Tài khoản cũng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của từng bộ phận trong tổng thể nền kinh tế: các khu vực thể chế, các ngành, các thành phần kinh tế.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ thống tài khoản quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
TÀI KHOẢN SẢN XUẤT VIỆT NAM NĂM 2005
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Định nghĩa và vai trò của tài khoản sản xuất:
Định nghĩa:
Tài khoản sản xuất là tài khoản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong thời kì 1 năm. Tài khoản cũng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của từng bộ phận trong tổng thể nền kinh tế: các khu vực thể chế, các ngành, các thành phần kinh tế.
Vai trò:
- Là cơ sở để nghiên cứu sự biến động về quy mô, tốc độ và các quan hệ tỉ lệ cơ bản của nền kinh tế: quan hệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các khu vực thể chế, quan hệ giữa chi phí trung gian và giá trị gia tăng…
- Là cơ sở để tính các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; qua đó đề xuất các chủ trương, chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến sản xuất.
II. Tài khoản sản xuất Việt Nam năm 2005, phân theo thành phần kinh tế:
Đây là bảng tài khoản sản xuất năm 2005 phần theo thành phần kinh tế tính theo giá hiện hành mà 2 nhóm đã tính toán và thống nhất với nhau dựa trên số liệu của tổng cục thống kê:
Tài khoản sản xuất Việt Nam 2005
(giá hiện hành)
Đơn vị: tỉ đồng
Sử dụng
Phân loại nền kinh tế
Nguồn
(GO)
VA
IC
839211
806133
Toàn bộ nền kinh tế
- Phân theo thành phần kinh tế
1. KT Nhà nước
2. KT tập thể
3. KT tư nhân
4. KT cá thể
5. KT có vốn đầu tư nước ngoài
1645344
322241
309540
631781
57193
54939
112132
74612
71671
146283
250999
241105
492104
134166
128878
163044
Dựa vào số liệu của tài khoản sản xuất này, ta có thế thấy tổng giá trị sản xuất của Việt Nam năm 2005 đạt 1.645.344 tỉ đồng. Trong đó, giá trị gia tăng là 839.211 tỉ đồng, chi phí trung gian là 806.133 tỉ đồng. IC chiếm 49% tổng giá trị sản xuất chứng tỏ một điều là nền kinh tế nước ta năm này chưa đạt hiệu quả cao, chí phí trung gian vẫn còn chiếm một tỉ lệ rất lớn, chênh lệch giữa giá trị gia tăng và chi phí trung gian là không đáng kể.
Bên cạnh đó ta cũng dễ dàng thấy được sự đóng góp của các thành phần kinh tế đối với tổng giá trị sản xuất cũng như đối với giá trị gia tăng. Đúng như chủ trương của Đảng: “ Xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò là nền tảng”, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng gía trị sản xuất, gần 40%. Thành phần kinh tế tập thể được Đảng nhận định một thành phần cùng đồng hành và hỗ trợ cho kinh tế nhà nước lại không phát huy hiệu quả. Biểu hiện ở chỗ tỉ lệ đóng góp của thành phần này vào tổng giá trị sản xuất rất thấp, dưới 10%.
Ngoài ra dễ dàng nhận ra sự đóng góp rất lớn của thành phần kinh tế cá thể, một tỉ lệ xấp xỉ với thành phần kinh tế nhà nước. Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta vẫn mang tính nhỏ lẻ và manh mún. Trong khi đó, hai thành phần còn lại là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là năng động và có triển vọng nhất lại chiếm tỉ lệ khá thấp, dưới 20%. Chứng tỏ ở giai đoạn này, việc thu hút đầu tư cũng như việc khuyến khích sự hoạt động các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Tài khoản sản xuất năm 2005 cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về nền kinh tế Việt Nam năm 2005 dưới góc độ các thành phần kinh tế. Và phần phân tích cụ thể về các thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2005 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
PHẦN 2
PHÂN TÍCH CỤ THỂ
A. PHÂN TÍCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀO TĂNG TRƯỞNG:
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong giai đoạn 2001- 2010 thì kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là bước phát triển quan trọng nhằm: “Tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh cung cầu thị trường theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế”. Với quan điểm đó nhà nước tiếp tục định hướng phát kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá loại hình sở hữu. Việt Nam có 5 thành phần kinh tế chính:
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể tiểu chủ
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Trong đó: “Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế; kinh tế tập thể phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng trong đó hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế cá thể tiểu ở chủ nông thôn và thành thị có vi trí quan trọng lâu dài; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong các ngành sản xuất kinh doanh mà pháp luật không ngăn cấm; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, cải thiện môi trường pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nươc ngoài”. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang lan toả khắp các quốc gia với những cơ hội và thách thức luôn tồn tại song song nhau, chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn về vị trí các thành phần kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế.
Vai trò và vị trí của các thành phần kinh tế được thể hiện rất rõ qua các bảng số liệu sau :
GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị : tỷ đồng
TPKT / Năm
2001
2002
2003
2004
2005
TPKT nhà nước
184836
205652
239736
279704
322241
TPKT tập thể
38781
42800
45966
50718
57193
TPKT tư nhân
38243
44491
50500
60703
74612
TPKT cá thể
153223
169122
188497
215926
250999
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài
66212
73697
887440
108256
134166
Tổng cộng
481295
535762
613443
715307
839211
Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị : %
TPKT / Năm
2001
2002
2003
2004
2005
TPKT nhà nước
38.40
38.38
39.08
39.10
38.40
TPKT tập thể
8.06
7.99
7.49
7.09
6.81
TPKT tư nhân
7.95
8.30
8.23
8.49
8.89
TPKT cá thể
31.84
31.57
30.73
30.19
29.91
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài
13.76
13.76
14.47
15.13
15.99
Tổng cộng
100
100
100
100
100
Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế theo giá so sánh
Đơn vị :%
TPKT/ năm
2001
2002
2003
2004
2005
TPKT nhà nước
7.44
7.11
7.65
7.75
7.37
TPKT tập thể
3.24
4.91
3.43
3.83
3.82
TPKT tư nhân
13.43
12.92
10.2
12.3
14.01
TPKT cá thể
5.49
6.07
6.06
6.21
7.49
TPKT có vốn đầu tư nước ngoài
7.21
7.16
10.52
11.51
13.22
Nền kinh tế
6.89
7.08
7.34
7.79
8.44
Qua bảng số liệu trên ta thấy nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng: Từ năm 2001-2005 GDP tăng từ 481295 tỷ đồng lên 839211 tỷ đồng, tăng 1,74 lần và có tốc độ tăng trưởng khá cao 7-8%/năm. Trong đó:
1. Thành phần kinh tế nhà nước : giữ vai trò chủ đạo, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP, từ năm 2001-2005 thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng gần 40%GDP. Trong thời gian qua Việt Nam lựa chọn con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN tức là xây dựng nền kinh tế, trong đó thừa nhận các loại hình và chế độ sở hữu khác nhau, nhưng công hữu giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo của mình, “ Là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển”.
Qua bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ta thấy trong giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước hầu như không thay đổi. Đó là 1 xu hướng không phù hợp với xu thế phát triển hiện nay: giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước trong GDP( nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong những lĩnh vực then chốt như an ninh quốc phòng, điện nước, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, kết cấu hạ tầng…). Sở dĩ có hiện tượng phát triển không đúng xu thế này là do trong thời gian này quá trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai, chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo chương trình hành động của chính phủ nhằm cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước.Các hình thức chủ yếu được nhà nước thực hiện việc cơ cấu lại thành phần các doanh nghiệp nhà nước là :
Cổ phần hoá các doanh nghiệp
Giao, bán, cho thuê các doanh nghiệp
Chuyển đổi các doanh nghiệp thành các công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Tổ chức lại các công ty mẹ, công ty con
Thành lập các tập đoàn kinh tế, giảm dần sự bao cấp của nhà nước.
Nhờ quá trình đổi mới lại doanh nghiệp đặc biệt là quá trình cổ phần hoá (bao gồm cổ phần hoá từng phần hoặc toàn bộ) đã làm tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước trong GDP giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ giảm này không đáng kể do các doanh nghiệp được cổ phần chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn không hiệu quả, các doanh nghiệp lớn chưa được cổ phần. Hơn nữa số lượng doanh nghiệp được cổ phần còn nhỏ (năm 2005 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần chỉ chiếm 10 %).
Kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên đây vẫn là 1 tốc độ tăng trưởng không cao so với tỷ trọng cao nhất trong GDP của nó, so với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và sự đầu tư to lớn của nhà nước (năm 2004 có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng chỉ là 7,75%). Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đầu tư vốn không hợp lý, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu (thường lạc hậu từ 3-5 năm), các doanh nghiệp có công nghệ mới thì thường không đồng bộ hoặc không hoạt động hết công suất, nguồn nhân lực thì thiếu, chưa thực sự cải cách trong hoạt động và quản lý.
Trong các năm tới, chúng ta cần tận dụng triệt để các thế mạnh về vốn, cơ sở vật chất, lao động … để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
2. Thành phần kinh tế tập thể:
Đây là thành phần kinh tế ngoài nhà nước, là hình thức liên kết tự nguyện giữa những người lao động. Thành phần này có rất nhiều hình thức hoạt động trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Theo nhà nước kinh tế tập thể là một nội dung quan trọng trong chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Trong thời gian tới, hợp tác xã là một chủ thể quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động của các hợp tác xã phải xác định lợi ích kinh tế làm trọng tâm nhằm đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển và có thặng dư. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2005 thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP và có xu hướng giảm tỷ trọng (giảm từ 8,06 xuống 6,81% ). Đây là xu hướng tích cực và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế: Giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế tập thể. Tốc độ tăng trưởng của thành phần này cũng thấp nhất chỉ đạt từ 3-4%. Nguyên nhân là do:
Kinh tế tập thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mà hiệu quả của sản xuất nông nghiệp không cao, hơn nữa đây là thời kì đổi mới công nghiệp hoá đi đôi với quá trình đô thị hoá đã làm cho đất nông nghiệp giảm dần nên kinh tế tập thể có một tỷ trọng giảm dần.
Sự liên minh giữa các hợp tác xã chưa cao.
Nền kinh tế chưa nhận thức và đánh giá thành phần kinh tế này một cách đúng mức, do đó nó chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, quy mô các hợp tác xã còn nhỉ bé, trình độ công nghệ thấp nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu về sản xuất kinh doanh, một số hợp tác xã chỉ tồn tại mang tính hình thức…
Đại hội Đảng X đã xác định: “Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Do đó trong thời gian tới chúng ta phải biết khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, cùng kinh tế nhà nước góp vốn góp sức cùng phát triển.
3. Thành phần kinh tế tư nhân:
Trong giai đoạn 2001-2005 tỷ trọng của thành phần kinh tế nay trong GDP có xu hướng tăng liên tục từ 7,95% (2001) lên 8.89% (2005). Đây là sự phát triển đúng xu thế. Hơn nữa thành phần này có tốc độ tăng trưởng rất cao thường lớn hơn 10%/năm có khi nên tới 14,01% (2005) chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang có sự thay đổi mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế sản xuất lớn có sự tham gia của nhiều thành phần. Có được sự phát triển mạnh mẽ này là do:
- Chính sách khuyến khích tư nhân phát triển: Chính phủ mở rộng tạo điều kiện về hành lang pháp lý, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn này tuy mới mở cửa nhưng đã thu được những thành quả ban đầu, tạo điều kiện rất lớn kích thích các nguồn vốn đầu tư vào khu vực tư nhân.
- Thành phần này có sự tương thích với thị trường rất cao, có tính nhạy cảm về kinh tế nhất là trong kinh tế thị trường. Sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp tư nhân là nguồn cơ bản tạo ra các ý kiến về đổi mới doanh nghiệp và rất năng động, khả năng thích ứng nhanh cơ chế quản lý mềm mỏng và dễ hoà nhập với thị trường.
Tuy nhiên tỷ trọng đóng góp này còn rất khiêm tốn chỉ chiếm từ 7-8% và đứng thư tư trong GDP như vậy nó chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của thành phần kinh tế này, do sức cạnh tranh còn thấp, có sự phân biệt đối sử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân còn nhiều phức tạp. Ngoài ra tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu, trốn thuế thường xuyên xảy ra. Các hình thức kinh doanh thường nhỏ lẻ, kinh doanh theo kiểu chộp giật.
Chính vì vậy chúng ta cần tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nhiều và sức cạnh tranh sẽ tăng lên.
Thành phần kinh tế tư nhân là yếu tố tạo ra sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước với hàng ngoại nhập.
Vì vậy phải tạo sân chơi bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì thành phần kinh tế này sẽ phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế thị trường.
4. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ:
Kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP khoảng 30%, đứng thứ 2 chỉ sau thành phần kinh tế nhà nước, điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang ở tình trạng sản xuất nhỏ lẻ. Năm 2005 số lượng cơ sơ sản xuất kinh doanh cá thể là 3,05 triệu đồng. Điểm yếu lớn nhất của các cơ sở này là quy mô nhỏ bé và sản xuất manh mún, mặc dù số lượng khá đông nhưng quy mô bình quân của mỗi cơ sở khá nhỏ, bình quân chỉ có 43,7 triệu đồng vốn và 31,1 triệu đồng tài sản cố định/1 cơ sở. Bên cạnh đó, trình độ lao động thấp, hơn 92% tổng số lao động chưa qua đào tạo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở này. Tuy quy mô nhỏ và còn nhiều hạn chế nhưng với số lượng đông nên sự đóng góp của các cơ sở cho nền kinh tế là rất đáng kể. Hiện nay các cơ sở này đang sử dụng 1 lực lượng lao động lớn. Tính đến tháng 10/2005 là 5,58 triệu lao động. Trung bình mỗi năm khu vực này tạo thêm 250 000 chỗ làm mới. Bên cạnh đó các cơ sở là nơi tiếp nhận 1 phần dôi dư trong quá trình sắp xếp lại thành phần kinh tế nhà nước và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 năm 2001-2005 tỷ trọng của kinh tế cá thể trong GDP liên tục giảm (từ 31.84% xuống 29,91%). Đây là xu hưóng tích cực phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng tốc độ tăng trưởng lại tăng (từ 5,49% lên 7,49%) chứng tỏ thành phần kinh tế này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Khi luật doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ của các hộ kinh doanh cá thể trở thành doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh lợi ích của quá trình chuyển đổi là thúc đẩy hoạt động sản xuất minh bạch, giúp các đơn vị được điều tiết bởi 1 hệ thống hành chính và pháp lí toàn diện, ổn định. Thế nhưng kinh tế cá thể vẫn chiếm 1 tỷ trọng lớn. Do vậy nhà nước cần có biện pháp đồng bộ nhằm khuyến khích việc chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất cá thể.
5. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Thành phần kinh tế này đã có tác động tích cực và ngày càng rõ rệt trong việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của nước ta. Tỷ trọng của thành phần kinh tế này có xu hướng tăng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá. Từ 2001-2005 tỷ trọng tăng 2,23%, và có tốc độ tăng trưởng khá cao, thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt năm 2005 có tốc độ tăng là 13,22% (trong khi nền kinh tế có tốc độ tăng là 8,44). Chứng tỏ khu vực này hoạt động rất có hiệu quả. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế. Có được sự phát triển này là do :
- Đầu tư nước ngoài là cầu nối kinh tế Việt Nam với quốc tế, thúc đẩy phát triển thương mại du lịch, tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào kinh tế thế giới, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý và kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài nhiều nguồn lực trong nước lao động đất đai, tài nguyên… được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn.
- Nhà nước có những chính sách mở cửa, kích thích và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Đặc biệt năm 2005 Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài đã thu được những thành công.
Tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đây vẫn là 1 tỷ lệ khiêm tốn chứng tỏ kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với nhu cầu huy động đáp ứng tăng trưởng kinh tế, đồng thời chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Do sự gắn kết giữa kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, việc thu hút đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm, còn những vùng sâu vùng xa chưa mang lại kết quả. Ngoài ra các nhà đầu tư còn gặp khó khăn về quản lý, thủ tục hành chính…
Để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hơn nữa, nước ta cần phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế.
B. GIẢI PHÁP VÀ DỰ BÁO CHO SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2010:
I. GIẢI PHÁP :
1. Thành phần KTNN :
a) Hạn chế và thuận lợi :
- Hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, được ưu đãi về vốn cũng như trang thiết bị kỹ thuật, có điều kiện tiếp xúc với nguồn tín dụng và có cả ưu đãi về thuế và chính sách hỗ trợ .
- Sử dụng vốn kinh doanh không hiệu quả, trang thiết bị hoạt động không đúng công suất, ỷ lại vào nhà nước không năng động nhạy bén với thị trường. Các dây truyền sản xuất lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh, nguồn lao động dư thừa nhưng thiếu trình độ.
b) Giải pháp:
- Thành phần kinh tế này hoạt động chủ yếu nhờ vào sự viện trợ trực tiếp vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ chính phủ. Thành phần kinh tế này còn hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên dẫn đến sự độc quyền trong một số ngành và tạo ra rào cản đối với nhiều ngành. Do đó trong giai đoạn 2006-2010 việc giảm tỷ trọng thành phần kinh tế này là đương nhiên, việc giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước không có nghĩa chúng ta phủ nhận vai trò quan trọng của nó với nền kinh tế Việt Nam. Phương hướng chung cho nền kinh tế Việt Nam là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do đó thành phần kinh tế nhà nước chỉ giảm xuống về tỷ trọng nhưng vẫn phải duy trì hoạt động trong những ngành then chốt như năng lượng, an ninh quốc phòng, vũ khí, bưu chính viễn thông... và đảm bảo vai trò chủ đạo của mình.
- Trong thành phần kinh tế nhà nước cần chấm dứt tình trạng xin cho cấp phát, NN chi vốn, thua lỗ NN chịu. Giải tán những doanh nghiệp NN làm ăn không hiệu quả, với các doanh nghiệp còn lại đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá để phát huy tinh thần làm chủ của người lao động đồng thời huy động được nguồn vốn để hoạt động kinh doanh.
Nội bộ doanh nghiệp phải tự điều chỉnh để có một bộ máy quản lý gọn nhẹ linh hoạt, một lực l