Tiểu luận Hệ thống tiền tệ quốc tế và chế độ tỷ giá

Từ xa xưa, khi con người chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi và bắt đầu có sản phẩm dư thừa, nhu cầu trao đổi hàng hóa đã xuất hiện. Ban đầu là hình thức hàng đổi hàng giữa những cá nhân riêng lẻ, sau đó, để thuận tiện hơn cho việc trao đổi, mỗi vùng có một hàng hóa được quy định là vật ngang giá chung. Ví dụ nhưở Trung Quốc vật ngang giá chung là da, hoặc là vỏtrai; Còn ở Hy Lạp, La Mãđã từng dùngsúc vật, đồng làm vật ngang giá chung;Mông Cổ, Tây Tạng có lúc dùng chè làm vật ngang giá chung. Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn dẫn đến việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các quốc gia ngày càng được mở rộng cả quy mô và chất lượng. Để việc trao đổi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, cần có một hàng hóa trung gian được mọi người cùng chấp nhận làm tiền tệ phục vụ nhu cầu trao đổi giữa các quốc gia. Trong lịch sử có nhiều loại hàng hóa đã được sử dụng làm tiền tệ, nhưng vì một vài tính chất đặc biệtnhư sự quý giá, tính bền dẻo, dễ gia công, dễ vận chuyển hay cất trữ, chất lượng được duy trì lâu bền nên lúc này kim loại đã được chọn làm vật trung gian trao đổi hàng hóa, trong đó, vàng và bạc là hai kim loại được ưa chuộng hơn cả. Đến đầu thế kỷ 19, vàng đã được sử dụng phổ biến để đúc thànhtiền ở hầu hết các nước. Mặt khác,sự phát triển khoa học kỹ thuật đã làm cho nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, việc trao đổi hàng hóa ngày càng qui môhơn, phức tạphơn, nó không còn gói gọn trong một quốc giahay một vùng lãnh thổ nữa, mà ngày càng mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Khi đóắt nổi lên một thách thức hai mặt: làm sao để vừa tôn trọng chủ quyền tiền tệ của các nhà nước, vừa làm dễ dàng các trao đổi giữa các quốc gia luôn tranh nhau được lợi. Do vậy, các quốc gia trên thế giới đã cùng đitới những thỏa thuận, những quy ước chung về giao dịch thương mại toàn cầu, từ đó, hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời. Hệ thống tiền tệ quốc tế (The International Monetery System –IMS) là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và các tổ chứcquốc tếđiều hành các quan hệ tài chính giữa các quốc gia. Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại -tài chính giữa các nước,bao gồm các chế tài điều tiết quan hệtài chính giữa các quốc gia, các định chế tài chính quốc tếvà chế độ tỉ giá của các quốc gia. Trong đó, chế độ tỷ giá (exchange rate regime) của một quốc gia là tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của quốc gia đó.Về mặt thuật ngữ, chế độ tỉ giá còn có tên gọi khác là cơ chế tỷ giá(exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá(exchange rate arrangement). Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách kinh tế của chính phủ.Do vậy, chế độ tỉ giá chứa đựng yếu tố chủ quan, tức là mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình một chế độ tỉ giá nhất định, và chế độ tỉ giá của mỗi quốc gia có thể thay đổi theo thời gian.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3606 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ thống tiền tệ quốc tế và chế độ tỷ giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh KHOA TÍN DỤNG MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ VÀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ NHÓM 5 – LỚP ĐH23A05 Khổng Thị Mai Linh (NT) Nguyễn Thị Kim Ngân Nguyễn Hồng Phúc Nguyễn Kỳ Thanh Phùng Thị Cẩm Uyên GVHD: Nguyễn Xuân Trường Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2009 1MỤC LỤC Trang I/ MỞ ĐẦU 2 II/ CÁC HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 3 1. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất 3 1.1. Hệ thống song bản vị 3 1.2. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 5 2. Hệ thống tiền tệ quốc tế giữa hai cuộc đại chiến thế giới 7 3. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai 8 3.1. Hệ thống Bretton Woods 8 3.2. Hậu Bretton Woods 12 3.2.1. Quyền rút vốn đặc biệt - SDR 12 3.2.2. Chế độ tiền tệ Jamaica 13 3.2.3. Hiệp định Plaza, thỏa ước Louvre 15 3.2.4. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay 15 3.2.5. Hệ thống tiền tệ Châu Âu - EMS 19 III/ KẾT LUẬN 21 Tài liệu tham khảo 23 2I/ MỞ ĐẦU Từ xa xưa, khi con người chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi và bắt đầu có sản phẩm dư thừa, nhu cầu trao đổi hàng hóa đã xuất hiện. Ban đầu là hình thức hàng đổi hàng giữa những cá nhân riêng lẻ, sau đó, để thuận tiện hơn cho việc trao đổi, mỗi vùng có một hàng hóa được quy định là vật ngang giá chung. Ví dụ như ở Trung Quốc vật ngang giá chung là da, hoặc là vỏ trai; Còn ở Hy Lạp, La Mã đã từng dùng súc vật, đồng… làm vật ngang giá chung; Mông Cổ, Tây Tạng có lúc dùng chè làm vật ngang giá chung. Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn dẫn đến việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng, các quốc gia ngày càng được mở rộng cả quy mô và chất lượng. Để việc trao đổi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, cần có một hàng hóa trung gian được mọi người cùng chấp nhận làm tiền tệ phục vụ nhu cầu trao đổi giữa các quốc gia. Trong lịch sử có nhiều loại hàng hóa đã được sử dụng làm tiền tệ, nhưng vì một vài tính chất đặc biệt như sự quý giá, tính bền dẻo, dễ gia công, dễ vận chuyển hay cất trữ, chất lượng được duy trì lâu bền… nên lúc này kim loại đã được chọn làm vật trung gian trao đổi hàng hóa, trong đó, vàng và bạc là hai kim loại được ưa chuộng hơn cả. Đến đầu thế kỷ 19, vàng đã được sử dụng phổ biến để đúc thành tiền ở hầu hết các nước. Mặt khác, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã làm cho nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, việc trao đổi hàng hóa ngày càng qui mô hơn, phức tạp hơn, nó không còn gói gọn trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nữa, mà ngày càng mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Khi đó ắt nổi lên một thách thức hai mặt: làm sao để vừa tôn trọng chủ quyền tiền tệ của các nhà nước, vừa làm dễ dàng các trao đổi giữa các quốc gia luôn tranh nhau được lợi. Do vậy, các quốc gia trên thế giới đã cùng đi tới những thỏa thuận, những quy ước chung về giao dịch thương mại toàn cầu, từ đó, hệ thống tiền tệ quốc tế ra đời. Hệ thống tiền tệ quốc tế (The International Monetery System – IMS) là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và các tổ chức quốc tế điều hành các quan hệ tài chính giữa các quốc gia. Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các nước, bao gồm các chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia, các định chế tài chính quốc tế và chế độ tỉ giá của các quốc gia. Trong đó, chế độ tỷ giá (exchange rate regime) của một quốc gia là tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của quốc gia đó. Về mặt thuật ngữ, chế độ tỉ giá còn có tên gọi khác là cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arrangement). Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách kinh tế của chính phủ. Do vậy, chế độ tỉ giá chứa đựng yếu tố chủ quan, tức là mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình một chế độ tỉ giá nhất định, và chế độ tỉ giá của mỗi quốc gia có thể thay đổi theo thời gian. 3II/ CÁC HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Giai đoại trước chiến tranh thế giới thứ nhất (trước năm 1914) 1.1. Hệ thống song bản vị (Bimetallism) Từ thời cổ cho đến cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở “bản vị hàng hóa”, trong đó kim loại (chủ yếu là vàng và bạc) được đúc thành khối theo những hình thức tùy ý và thực hiện chức năng là phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Dần dần, vàng và bạc trong lưu thông đã được tiêu chuẩn hóa và đúc thành tiền với những quy định cụ thể về hàm lượng kim loại, kí hiệu, nhãn mác… Đây là cơ sở hình thành chế độ song bản vị vàng và bạc. Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ trong đó cùng một lúc có hai thứ kim loại đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước. (Theo giáo trình tiền tệ ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Trang 27) Chế độ song bản vị hoạt động trên cơ sở giá trị đầy đủ của những đồng xu (gọi là tiền đúc đủ giá – Full-bodied coins). Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc mà có thể chia chế độ song bản vị làm hai loại cụ thể: 1. Chế độ bản vị song song: Là chế độ song bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Do đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng chỉ hai loại giá cả: Giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại giá cả này sẽ thay đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim loại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên thị trường. Đặc biệt, trong chế độ bản vị song song, mọi người có thể tự đúc tiền sử dụng trong lưu thông. Việc giá cả của hàng hóa trong lưu thông được thể hiện bằng hai loại giá cả đã mâu thuẫn với vai trò làm thước đo giá trị của tiền tệ, chính đặc điểm này của chế độ bản vị song song đã dẫn đến việc thay vì làm hàng hóa lưu thông dễ dàng thì lại tạo ra những rắc rối trong việc tính toán giá cả và lưu thông hàng hóa. Trên thực tế, chế độ bản vị song song chỉ tồn tại trong thời kì đầu mới xuất hiện chế độ song bản vị, trong đó dân chúng sử dụng tiền vàng và tiền bạc với giá trị quy đổi theo giá thị trường. Để tạo cho thị trường có sự thống nhất trong việc lưu thông tiền tệ, nhà nước đã quy định tỉ lệ cố định của đồng tiền vàng và bạc, đó chính là chế độ bản vị kép. 2. Chế độ bản vị kép: Là chế độ song bản vị mà trong đó nhà nước quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc. Tuy nhiên, trên thực tế, các quốc gia thường đúc những đồng xu bằng vàng và bạc hay với những 4kim loại khác rẻ tiền hơn. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng “Bào mòn giá trị thực tế của tiền xu – Debasement”. Ví dụ rõ ràng nhất cho hiện tượng này là những gì diễn ra tại Anh giữa những năm 1540 và 1560: Đồng tiền bị bào mòn giá trị (đồng tiền được định giá cao trong phương tiện trao đổi) đã loại đồng tiền có giá trị đầy đủ (đồng tiền bị định giá thấp trong phương tiện trao đổi) ra khỏi lưu thông theo quy luật Gresham: “Đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt” (Bad money drives out good money). Điều này dẫn đến việc nữ hoàng Anh phải tuyên bố thu hồi và đúc lại toàn bộ số tiền xu trong lưu thông. Một minh chứng nữa cho quy luật Gresham xảy ra tại Mĩ. “Luật đúc tiền” được quốc hội Mĩ thông qua năm 1792, theo đó, đồng đôla là đơn vị tiền tệ của Mỹ có giá cố định với vàng và bạc với tỷ lệ trao đổi cố định là “1USD = 24.75 grains vàng = 371.25 grains bạc”, tức tỉ lệ trao đổi vàng : bạc là 15:1. Nhưng càng về gần cuối thế kỉ 18, giá bạc trên thị trường thế giới ngày càng giảm do lượng bạc khai thác ngày càng nhiều. Mặt khác, một số nước trên thế giới cũng ấn định tỉ lệ giữa vàng và bạc, việc chênh lệch tỉ lệ trao đổi của vàng và bạc giữa các nước đã kích thích việc trao đổi hàng hóa với phương tiện là vàng hay bạc sao cho có lợi nhất ở từng quốc gia. Ví dụ như nước Pháp khi đó quy định tỉ lệ trao đổi vàng: bạc là 15.5:1. Do đó, với vai trò là phương tiện lưu thông, vàng bị định giá quá thấp ở Mĩ nhưng lại được định giá cao ở Pháp, hay bạc bị định giá thấp ở Pháp nhưng được định giá cao ở Mĩ. Hiện tượng này làm cho quy luật Gresham phát huy tác dụng, dẫn đến vàng từ từ biến khỏi lưu thông của nước Mĩ. Và đến năm 1834, Quốc hội Mĩ quyết định tăng giá vàng lên đến mức tỉ lệ trao đổi vàng : bạc là 16:1 trong khi các quốc gia khác vẫn giữ nguyên tỉ lệ trao đổi đã quy định. Đến lúc này, quy luật Gresham lại tác động theo chiều ngược lại, vàng dần loại bạc ra khỏi lưu thông tại Mĩ. Đây chính là cơ sở ra đời chế độ đơn bản vị. Quy luật Gresham: “Đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt” (Bad money drives out good money) được Thomas Gresham (1529 – 1579) đưa ra nhằm giải thích hiện tượng xảy ra tại Anh những năm 1540-1560, đồng tiền bị bào mòn giá trị đẩy đồng tiền đầy đủ giá trị ra khỏi lưu thông. Khi hai đồng tiền cùng ở trong lưu thông, đồng tiền bị bào mòn giá trị sẽ được người dân đưa ra sử dụng trong trao đổi hàng hóa, trong khi đó, đồng tiền đầy đủ giá trị sẽ được đưa vào cất trữ hoặc bị nấu chảy ra để đúc thành những đồng tiền thiếu giá sử dụng trong lưu thông. Còn tại Mĩ, việc quy định tỉ lệ trao đổi giữa vàng và bạc ở các quốc gia khác nhau dẫn đến việc kinh doanh chênh lệch giá. Các nhà đầu cơ có thể mua 1ounce vàng ở Mĩ với giá là 15ounce bạc, sau đó bán lại ở Pháp với giá 15.5ounce bạc, như vậy, không tính đến chi phí vận chuyển (mọi hàng rào thương mại về vàng và bạc trong giai đoạn này đều không có) thì với mỗi ounce vàng các nhà đầu cơ lãi được 0.5ounce bạc. Điều này dẫn đến vàng dần dần chảy ra khỏi nước Mĩ và bạc thì dần chảy ra khỏi nước Pháp. Nói một cách tổng quát, quy luật Gresham cho rằng: “Khi hai hàng hóa khác nhau trên thị trường được định giá khác nhau trên thị trường chính thức và trên thị trường tự do, thì hàng hóa nào được định giá quá thấp sẽ dần bị loại khỏi lưu thông trong khi hàng hóa được định giá quá cao sẽ ở lại trong lưu thông”. 5Từ cuối những năm 1860, các mỏ bạc được phát hiện nhiều, việc khai thác hàng loạt khiến bạc trở nên mất giá so với vàng, do đó nhiều quốc gia không còn sử dụng bạc làm bản vị cho đồng tiền quốc gia nữa, chế độ song bản vị bước đầu sụp đổ. Mặt khác, tại Mĩ, sau sự gián đoạn do cuộc nội chiến năm 1861, vào năm 1879, chính phủ chính thức tuyên bố không chuyển đổi tiền ra bạc nữa mà chỉ chuyển đổi ra vàng. Chế độ song bản vị sụp đổ, hình thành chế độ bản vị vàng cổ điển. 1.2. Hệ thống bản vị vàng cổ điển Tại Mỹ, quyết định chuyển đổi từ USD ra vàng mà không chuyển đổi ra bạc vào năm 1879 là bước ngoặt quan trọng cho sự ra đời của hệ thống bản vị vàng. Nhưng đến năm 1900, hệ thống này mới được chính thức phê chuẩn thông qua Đạo luật bản bị vàng. Trong khoảng thời gian 30 năm từ 1880 đến 1914, hệ thống bản vị vàng đã phát triển và thống trị ở hầu hết các quốc gia, nó đã liên kết chặt chẽ các quốc gia với nhau cũng như giữa các nước thống trị và các nước thuộc địa. Hệ thống bản vị vàng thực chất là chế độ tỉ giá cố định dựa trên tỉ lệ ngang giá vàng của mỗi đồng tiền quốc gia. Hệ thống này hoạt động dựa trên ba nguyên tắc: Thứ nhất, dưới chế độ bản vị vàng, các quốc gia ấn định giá trị đồng tiền của mình với vàng, hay nói cách khác là chính phủ ấn định giá vàng tính bằng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã ấn định. Tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền của các quốc gia được xác định thông qua vàng. Thứ hai, dưới chế độ bản vị vàng, xuất và nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia với nhau nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến động đáng kể so với bản vị vàng. Thứ ba, dưới chế độ bản vị vàng, Ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành, tức tiền do NHTW phát hành được “bảo đảm bằng vàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. Qua đó, ta có thể thấy trong chế độ bản vị vàng, lượng vàng dự trữ của một quốc gia quyết định lượng cung tiền của quốc gia đó. Chính phủ điều tiết mức cung tiền nội địa theo cùng chiều với dòng lưu chuyển vàng: Khi dòng vàng nhập vào tăng (cán cân thanh toán thặng dư, phần thặng dư được thanh toán bằng vàng) thì dự trữ vàng tăng dẫn đến lượng cung tiền tăng và ngược lại, khi dòng xuất vàng tăng (cán cân thanh toán thâm hụt, phần thâm hụt phải thanh toán bằng vàng) dẫn đến dự trữ vàng giảm và cung tiền giảm. 6Trong hệ thống bản vị vàng, cán cân thanh toán của các nước được điều chỉnh theo cơ chế dòng vàng – giá cả (price-specie flow mechanism), tác động của cơ chế này được tóm tắt qua bảng dưới đây: Quốc gia có thâm hụt BOP Quốc gia có thặng dư BOP Dòng vàng chảy ra Dòng vàng chảy vào Cung tiền giảm Cung tiền tăng Giảm thu nhập Giảm giá cả Tăng thu nhập Tăng giá cả Giảm nhập khẩu Tăng xuất khẩu Tăng nhập khẩu Giảm xuất khẩu BOP trở về trạng thái cân bằng Trong những năm từ 1880- 1914, chế độ bản vị vàng được nhìn nhận như một hệ thống hoạt động hoàn hảo, với những quy tắc lưu thông tiền tệ được áp dụng tương đối phổ biến và triệt để ở các quốc gia. Tuy nhiên, khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, các quốc gia tham chiến cần có tiền để tài trợ cho chiến tranh dẫn đến việc phát hành tiền mà không cần bảo đảm bằng vàng như quy tắc của hệ thống, dòng lưu chuyển vàng cũng không được tự do như trước nữa, điều này dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng vẫn được công nhận là chế độ hoạt động hoàn hảo nhất cho đến thời điểm này với những ưu điểm: - Giúp cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh. Điều này được chứng minh trong thời kì 1880 – 1914, với hàng rào thương mại vàng được gỡ bỏ hoàn toàn và kiểm soát ngoại hối và chu chuyển vốn ít khi được áp dụng cộng với việc không có một sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền của các quốc gia lớn trên thế giới đã giúp cho thị trường vốn quốc tế phát triển với trung tâm là London. - Khuyến khích phân công lao động quốc tế, giúp gia tăng phúc lợi thế giới. Trong chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như được đảm bảo chắc chắn trước những rủi ro về tỉ giá, điều này khiến cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển, luồng vốn lưu chuyển tự do giữa các quốc gia để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. - Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán vận hành trơn tru. Với cơ chế dòng vàng - giá cả như đã nêu ở trên, những bất cân đối trong cán cân thanh toán của các quốc gia sẽ tự động được điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Trong trường 7hợp các quốc gia tuân thủ những quy tắc của hệ thống, cơ chế dòng vàng – giá cả trên sẽ vận hành một cách trơn tru và hiệu quả. - Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra. Vì có sự tác động của cơ chế dòng vàng – giá cả nên những thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán của một quốc gia được điều chỉnh một cách tự động theo quan hệ cung cầu phổ biến, do đó, trong thời kì này ít khi xảy ra những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng tồn tại một số hạn chế như: - Nền kinh thế thường xuyên phải trải qua sự bất ổn định vì cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp. - Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kì kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán thì phải trải qua thời kì lạm phát. - Những mỏ vàng có thể phát hiện bất cứ lúc nào, do đó làm tăng lượng cung ứng tiền và có thể dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngược lại, ở những quốc gia khan hiếm vàng thì sẽ bị hạn chế lượng cung ứng tiền, và trở thành nguyên nhân gây kìm hãm nền kinh tế. - Mặt khác, trong chế độ bản vị vàng không có những cơ chế ràng buộc các quốc gia phải tuân thủ các quy tắc của hệ thống nên trên thực tế, quy tắc về đảm bảo số tiền phát hành trên cơ sở lượng vàng dự trữ thường bị bỏ qua. - Với cơ chế điều chỉnh thông qua dòng vàng lưu chuyển tự do giữa các quốc gia và việc phát hành tiền dựa trên lượng vàng dự trữ khiến cho việc điều hành của Ngân hàng trung ương kém linh động, vai trò của Ngân hàng trung ương trong nền kinh tế cũng không rõ nét. 2. Hệ thống tiền tệ quốc tế giữa hai cuộc đại chiến thế giới: Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, hệ thống tiền tệ thế giới rơi vào thời kì hỗn loạn, hệ thống bản vị vàng tồn tại hơn 35 năm đã phải nhường chỗ cho hệ thống tỷ giá thả nổi. Các quốc gia không ngừng in thêm tiền để tài trợ cho chiến tranh dẫn đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước rơi vào tình trạng lạm phát, thậm chí siêu lạm phát. Tại Đức, từ năm 1913 đến năm 1918, tốc độ phát hành tiền tệ tăng 8.5 lần, đồng DEM sụt giá 50% so với USD. Năm 1921, tốc độ phát hành tiền của NHTW Đức tăng gấp 5 lần so với năm 1918, năm 1922 tăng gấp 10 lần so với năm 1921, và đến tháng 8/1923, một chiếc bánh mì hay một phong thư ở Đức đã có giá 1000DEM. Trong nỗ lực khôi phục lại thời kì hoàng kim của thương mại thế giới trong chế độ bản vị vàng, năm 1922, các nước đã tham gia hội nghị tiền tệ - tài chính 8quốc tế tổ chức tại Genoa (Italia) mở đường hình thành hệ thống bản vị hối đoái vàng, trong đó, đồng GBP là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế. Năm 1925, nước Anh ấn định bản vị vàng như lúc trước chiến tranh trong khi lúc này tỉ lệ lạm phát của nước Anh cao hơn nhiều so với mức trước chiến tranh, điều này khiến cho nền kinh tế Anh rơi vào tình trạng thiểu phát, thất nghiệp tăng cao. Tỉ lệ thất nghiệp của nước Anh từ 3% năm 1920 tăng vọt lên đến 18% năm 1926, các cuộc bãi công diễn ra khắp nơi, nước Anh rơi vào khủng hoảng. Đến năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, cuối cùng, ngày 21/9/1931, nước Anh buộc phải từ bỏ chế độ tỉ giá cố định và bản vị vàng. Hệ thống Genoa sụp đổ. Trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ vẫn duy trì chuyển đổi USD ra vàng, bên cạnh đó, do không bị tàn phá do chiến tranh nên lạm phát ở Mĩ thấp hơn ở các nước Châu Âu vì vậy lúc này vai trò của USD cũng được nâng lên, một số quốc gia dự trữ bằng USD bên cạnh GBP. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính và thương mại quốc tế, hệ thống tiền tệ quốc tế rơi vào thời kì hỗn mang, các quốc gia bất hợp tác chính sách cho đến khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1939. 3. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1946 đến nay) 3.1. Hệ thống Bretton Woods: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Âu bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm này, tiềm lực kinh tế của nước Mỹ lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong vòng hai thập kỉ đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới. Đặc biệt, Mỹ nắm đến gần 75% trữ lượng vàng thế giới. Nhằm khôi phục nền kinh tế thế giới, cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế tránh được những sai lầm trước đây, cũng như tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới để tránh sự tan rã các mối quan hệ tiền tệ trên phạm vi quốc tế vào những năm 1930s, một hội nghị đã được tổ chức tại Bretton Woods, New Hampshire, Mỹ với sự tham gia của 730 đại biểu tới từ 44 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… Tại hội nghị này, hệ thống Bretton Woods đã được phê chuẩn cùng với sự ra đời của hai tổ chức tài chính quốc tế: - Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF) có nhiệm vụ theo dõi giám sát hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế. - Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) có nhiệm vụ hỗ trợ cho các nước Châu Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh và huy động vốn từ những nước phát triển để cho vay lại với lãi suất thấp ở những nước nghèo, kém phát triển nhằm giúp họ phát triển nền kinh tế. Tại hội nghị Bretton Woods, các quốc gia đã thống nhất những q
Tài liệu liên quan