Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đã khẳng định vai trò cơ bản và rất quan trọng của thị trường chứng khoán là khai thác và nâng cao hiệu quả luân chuyển mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Thứ nhất, thị trường chứng khoán cung cấp kênh huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế thông qua hàng loạt các công cụ tài chính với các mức độ rủi ro khác nhau từ thấp đến cao.Thứ hai, thị trường chứng khoán giải quyết cơ bản mâu thuẫn giữa người cung cấp vốn (chỉ muốn cung cấp vốn trong thời gian ngắn hoặc có thể rút vốn đầu tư bất cứ lúc nào nhằm tránh rủi ro) và người sử dụng vốn (muốn được sử dụng vốn lâu dài cho các mục đích đầu tư dài hạn theo chiều sâu để thu lợi nhuận lớn và bền vững hơn).
Sớm nhận thức được vai trò trên của TTCK, ngay từ những năm đầu của công cuộc cải tổ nền kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phải xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam có trật tự, dưới sự quản lý của nhà nước trên cơ sở đạt được sự chín muồi về các điều kiện cần thiết nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn hạn hẹp của nền kinh tế, đảm bảo được mục tiêu vốn trong nước là quyết định trong chiến lược huy động và sử dụng các nguồn vốn. Trên cơ sở chủ trương này, ngay từ đầu những năm 1990 chúng ta đã rất tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển TTCK Việt Nam.
Ngày 20/7/2000 vừa qua, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động, đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời là một bước đột phá quan trọng trong chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ 21.Tuy nhiên cần nhận thức rõ rằng sự hiện diện của một thể chế kinh tế bậc cao như thị trường chứng khoán dù là dưới hình thức sơ khai, trong một nền kinh tế mà trình độ phát triển nói chung còn thấp, cấu trúc thể chế cơ bản của nền kinh tế này vẫn còn chưa hoàn thiện thì tự nó chứa đựng hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần suy xét kỹ càng.Với đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu tiến trình hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhằm tìm ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
49 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI NóI ĐầU
Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đã khẳng định vai trò cơ bản và rất quan trọng của thị trường chứng khoán là khai thác và nâng cao hiệu quả luân chuyển mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Thứ nhất, thị trường chứng khoán cung cấp kênh huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế thông qua hàng loạt các công cụ tài chính với các mức độ rủi ro khác nhau từ thấp đến cao.Thứ hai, thị trường chứng khoán giải quyết cơ bản mâu thuẫn giữa người cung cấp vốn (chỉ muốn cung cấp vốn trong thời gian ngắn hoặc có thể rút vốn đầu tư bất cứ lúc nào nhằm tránh rủi ro) và người sử dụng vốn (muốn được sử dụng vốn lâu dài cho các mục đích đầu tư dài hạn theo chiều sâu để thu lợi nhuận lớn và bền vững hơn).
Sớm nhận thức được vai trò trên của TTCK, ngay từ những năm đầu của công cuộc cải tổ nền kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phải xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam có trật tự, dưới sự quản lý của nhà nước trên cơ sở đạt được sự chín muồi về các điều kiện cần thiết nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn hạn hẹp của nền kinh tế, đảm bảo được mục tiêu vốn trong nước là quyết định trong chiến lược huy động và sử dụng các nguồn vốn. Trên cơ sở chủ trương này, ngay từ đầu những năm 1990 chúng ta đã rất tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển TTCK Việt Nam.
Ngày 20/7/2000 vừa qua, Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động, đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời là một bước đột phá quan trọng trong chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ 21.Tuy nhiên cần nhận thức rõ rằng sự hiện diện của một thể chế kinh tế bậc cao như thị trường chứng khoán dù là dưới hình thức sơ khai, trong một nền kinh tế mà trình độ phát triển nói chung còn thấp, cấu trúc thể chế cơ bản của nền kinh tế này vẫn còn chưa hoàn thiện thì tự nó chứa đựng hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần suy xét kỹ càng.Với đề tài này chúng ta sẽ nghiên cứu tiến trình hoạt động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua nhằm tìm ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
NộI DUNG
I.Tìm hiểu về thị trường chứng khoán:
1.Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán(TTCK):
Giữa thế kỷ 15 ở Tây phương, tại những thành phố trung tâm buôn bán, các thương gia thường tụ tập tại một "khu chợ riêng" để thực hiện việc mua bán trao đổi các loại hàng hoá (chủ yếu là nông sản, khoáng sản), ngoại tệ và giá khoán động sản.Phiên "chợ riêng" được diễn ra đầu tiên vào năm 1453 tại một lữ điểm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ). Bảng hiệu của lữ điểm này là "Mậu dịch trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch". "Mậu dịch trường" bao gồm ba nội dung chính: mậu dịch trường hàng hoá, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá khoán động sản. Mậu dịch trường Auvers phát triển rất nhanh. Giữa thế kỷ 16, viên quan đại thần tài chính Anh quốc Theomes Gresham đến đây thị sát và sau đó đã thiết lập một mậu dịch trường tại London, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.Sau đó một thời gian khi mà một Mậu dịch trường không còn đủ sức cho các giao dịch với ba nội dung khác nhau thì giao dịch hàng hoá đã được tách thành các khu thương mại và giao dịch ngoại tệ được tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoán động sản tách ra thành thị trường chứng khoán.
Vậy là thị trường chứng khoán đã xuất hiện từ thế kỷ XV. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và các loại thị trường khác.Quá trình các giao dịch chứng khoán được diễn ra và hình thành TTCK một cách tự phát cũng tương tự tại Pháp, Hà Lan, các nước Tây, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Cho đến nay, trên thế giới đã có gần 200 TTCK, nằm ở hầu hết các châu lục, trong đó có nhiều thị trường được thành lập cách đây vài trăm năm như Hà Lan, Pháp, Anh vào thế kỷ 17; ở Mỹ, Tây Đức, Nhật vào thế kỷ 18, 19; ở các nước trong khu vực Đông Nam á vào những năm 60-70 của thế kỷ 20; ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ như Ba Lan, Hungari, Cộng hoà Séc, Cộng hoà liên bang Nga vào đầu những năm 1990 và Việt Nam vào ngày 1/7/2000 vừa qua Sở giao dịch chứng khoán đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế nước nhà.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một sự phát triển lúc lên lúc xuống theo kiểu răng cưa. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm1875-1913, TTCK phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Nhưng rồi đến "ngày thứ năm đen tối" 29/10/1929 đã làm TTCK New York và các TTCK Tây, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng, mất lòng tin. Sau thế chiến thứ II các TTCK phục hồi, và phát triển mạnh mẽ. Nhưng cuộc "khủng hoảng tài chính" năm 1987 một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới điên đảo. Hậu quả của nó còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng 1929. Cũng như quy luật của tự nhiên "hết mưa là nắng lên". Sau gần 2 năm mất lòng tin TTCK thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển.
Theo tạp chí The Economic 14/5/1994 ( UBS ) đã thống kê lãi thực hiện trong đầu tư, mức trung bình hàng năm từ 1984 đến 1993 ( % tính theo đồng đô la Mỹ) của một số nước như sau:
Nước
Cổ phần
Trái phiếu
Tiền mặt
Pháp
18,0
14,0
10,0
Hà Lan
17,0
11,0
8,0
Anh
14,5
9,5
7,5
Đức
13,0
9,5
7,5
Thụy Sĩ
12,0
6,5
5,5
ý
12,0
14,0
9,3
Nhật
11,3
11,4
9,5
Mỹ
10,5
9,0
3,0
úc
9,0
9,5
5,5
Canada
3,0
9,4
4,5
Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có TTCK. TTCK đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Phương thức tổ chức, giao dịch của TTCK đã được cải tiến không ngừng. Đặc biệt khi ngành điện tử, tin học phát triển, tin học được ứng dụng vào TTCK, thì TTCK đã trở thành một ngành công nghệ có kỹ thuật riêng (công nghệ chứng khoán).
TTCK đã có kỹ thuật công nghệ riêng. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các TTCK trên thế giới ngày nay đều giống nhau. Tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội và tâm lý dân chúng của mỗi nước, họ có cách tổ chức và giao dịch riêng. Nhưng dù tổ chức theo phương cách nào, thì đại cương các thị trường chứng khoán cũng đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản liên quan đến chứng khoán, tổ chức thị trường, giao dịch và sự kiểm soát của nhà nước.
2.Hoạt động trên thị trường chứng khoán:
2.1.Thị trường chứng khoán đặc điểm và cơ cấu của TTCK:
Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều kiện, ở đó thực hiện mua bán các chứng khoán, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về chứng khoán, và qua đó giá chứng khoán được hình thành qua cung cầu thị trường. Như vậy TTCK là chiếc cầu nối giữa hoạt động của các nhà kinh doanh với nhau, tức là giữa người cần vốn (phát hành phiếu vay nợ - chứng khoán ) và người có vốn ( chủ nợ - nhà đầu tư ). Việc mua bán chứng khoán được tiến hành tự do nhất định trong quan hệ thị trường, giá các chứng khoán phản ánh các quan hệ cung - cầu.
Đặc điểm của TTCK :
TTCK có những tính chất nội tại trong cơ chế hoạt động của mình như tính gián tiếp của loại hình đầu tư, tính trung gian của hoạt động mua bán chứng khoán, tính tương đối trong việc đánh giá chất lượng hàng hoá ( chứng khoán ), tính phong phú đa dạng của các hình thức mua bán (hiện tại, tương lai, thanh toán ngay, thanh toán chậm...). Đáng lưu ý là tính dễ thoát ly giữa cung cầu về chứng khoán và ngay giữa "cầu thực" và "cầu ảo", tính nhanh chóng tức thì của các giao dịch chứng khoán, tính nhạy cảm và dễ lan toả của các xu hướng và tâm lý mua bán. Đồng thời, TTCK còn mang tính đa chiều, khi lên khi xuống của thị giá chứng khoán, khác với tính chất một chiều của các thị trường hàng hoá dịch vụ thông thường chỉ có đi lên hoặc đi xuống kéo dài. Do vậy, kinh doanh trên TTCK có đặc trưng nổi bật là tính chất may rủi và tính đầu cơ cao bên cạnh tính đột biến của lợi nhuận thu được trên TTCK.
Cơ cấu của thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán thường được phân chia thành hai cấp:cấp I và cấp hai ( còn gọi là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp ).
-Thị trường cấp I (thị trường sơ cấp) là nơi chứng khoán phát hành lần đầu khi tạo lập doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp huy động thêm vốn, hoặc khi chính phủ các cấp phát hành trái phiếu, công trái...Đó là giai đoạ động viên vốn tài chính, là giai đoạn phức tạp nhất, vì nếu xác định không đúng các điều kiện phát hành có thể làm cho chứng khoán không tiêu thụ được và gây mất uy tín cho người phát hành. Do vậy, trong phần lớn các trường hợp, tổ chức phát hành chứng khoán đều có sự tham gia của ngân hàng và các công ty chuyên doanh. Tuỳ thuộc tình hình cung - cầu, giá chứng khoán ở thị trường cấp I có thể thấp hoặc cao hơn giá danh nghĩa. Với các loại chứng khoán thanh toán thu nhập bình thường thì giá chứng khoán phụ thuộc vào thời gian gần lúc thanh toán.
- Thị trường cấp II ( thị trường thứ cấp ) là nơi mua bán lại chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp. Đây là nơi thu hút sự chú ý của công chúng, là nơi giao dịch hàng ngày giữa các nhà môi giới chứng khoán và các thân chủ của họ. ở đây, các nhà đầu tư có thể bán chứng khoán vào bất kỳ lúc nào. So với tín dụng thông thường, hình thức mua bán chứng khoán ở thị trường cấp II linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn.
Thị trường cấp II có một số dạng: Sở giao dịch chứng khoán thông thường, thị trường ngoài sở giao dịch chứng khoán. Thị trường này có cơ chế phức tạp, làm môi giới cho sự biến động cung cầu, cho phép xác định được giá hiện thực của các cổ phiếu, trái phiếu.
Giữa thị trường cấp I và thị trường cấp II có sự phụ thuộc lẫn nhau. Thị trường cấp hai không thể tồn tại nếu không có sự phát hành chứng khoán có thể chuyển nhượng tại thị trường cấp một. Mặt khác sự thành công của thị trường cấp II tạo điều kiện cho thị trường cấp một thành công.
2.2.Nguyên tắc hoạt động của TTCK:
Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính phát triển cao trong cơ chế thị trường, hoạt động theo cơ chế riêng biệt, được tiêu chuẩn hoá và mang tính quốc tế.TTCK hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- TTCK hoạt động thông qua những người môi giới trung gian. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và hợp pháp,nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư, tránh được sự lừa gạt hoặc sai lầm do không có khả năng dự đoán. Những người làm công việc môi giới thực hiện lệnh mua và bán của khách hàng, và họ được hưởng tỷ lệ hoa hồng do khách hàng trả.
-TTCK là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá của chứng khoán được hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu chứng khoán trên thị trường, và được thực hiện giữa các nhà môi giới chứng khoán. Không một ai trong TTCK có thể định giá một cách độc đoán.
-Tất cả mọi hoạt động trên TTCK đều được công khai hoá cho tất cả
thành viên tham gia và dân chúng biết. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTCK.
-TTCK hoạt động tuân theo hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Mọi công ty đã đăng ký và có cổ phần niêm yết ở TTCK phải báo cáo định kỳ theo đúng tiêu chuẩn, và các báo cáo chỉ có giá trị khi đã có sự kiểm tra và xác nhận của cơ quan kiểm toán. Tất cả các tài liệu đã được kiểm toán được công bố công khai trên thị trường, làm chỗ dựa đáng tin cậy cho các thành viên tham gia thị trường và gây niềm tin cho dân chúng. Hoạt động trên nhằm tạo ra môi trường kinh doanh trong TTCK "trong suốt như pha lê".Mọi khách hàng đều có khả năng nhìn thấu suốt thị trường, và được thông báo đầy đủ về các sự việc đang xảy ra.
- Mọi hoạt động của TTCK đều được pháp chế hoá bằng các đạo luật, quy chế, điều lệ của TTCK nhằm bảo vệ cho các nhà đầu tư. Nhiệm vụ chính của việc pháp chế hoá TTCK là tạo ra một thị trường trung thực, trật tự và có hiệu quả, đồng thời tạo ra một sân chơi bằng phẳng cho các nhà đầu tư, bảo vệ các nhà đầu tư tránh khỏi sự lừa đảo, bảo vệ vốn đầu tư.
Thị trường chứng khoán thường được thể hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và một phần ở những ngân hàng lớn. Phần lớn các sở giao dịch chứng khoán thuộc sở hữu của các thành viên tham gia, có thể do tư nhân hoặc một nhóm các công ty cổ phần, tuy nhiên trong một số ít trường hợp cho chính phủ nắm giữ.
Lịch sử phát triển TTCK trải qua 100 năm cho thấy nếu không hoàn thiện bộ khung pháp chế cho TTCK để hạn chế các tiêu cực, có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền tài chính quốc gia.
2.3 Các công cụ chủ yếu của thị trường chứng khoán:
Công cụ chủ yếu của thị trường chứng khoán đó là các loại chứng khoán.
Chứng khoán là chứng từ xác nhận quyền về tài sản, vốn, lợi nhuận và thu nhập của người chủ sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành. Chứng khoán bao gồm : cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ khác do hội đồng chứng khoán của từng quốc gia quy định.
Căn cứ vào lợi tức người ta phân chia chứng khoán thành hai loại:
-Chứng khoán có lợi tức cố định: chủ sở hữu của các loại chứng khoán này được hưởng một lợi tức cố định, lĩnh vào kỳ hạn đã được ấn định trước khi phát hành. Lợi tức được hưởng và kỳ hạn nhận lãi không thay đổi, không phụ thuộc vào tình trạng tài chính của các cơ quan phát hành. Loại này bao gồm: Công trái, trái phiếu và kỳ phiếu.
-Chứng khoán có lợi tức không cố định: tuỳ hoàn cảnh của các công ty phát hành, đến cuối mỗi niên khoá, các công ty sẽ ấn định lợi tức chia cho các chủ sở hữu của các chứng khoán này, và ấn định ngày trả các lợi tức đó. Như vậy cổ tức có thể nhiều, ít, hay không có. Loại này bao gồm các cổ phần.
Căn cứ vào hình thức, chứng khoán phân thành ba loại:
-Chứng khoán không ghi tên: trên đó không ghi tên chủ sở hữu, vì vậy bất kỳ người nào cầm chứng khoán đó được coi là chủ hợp pháp. Các chứng khoán khong ghi tên gồm có hai phần: Phần chính có ghi các điều liên quan đến chứng khoán (cổ phần, trái phiếu....), cơ quan phát hành(tên, trụ sở, số vốn....) mệnh giá, nơi và ngày phát hành. Phần phụ chia thành nhiều ô, gọi là tức phiếu, trên mỗi tức phiếu có ghi số thứ tự (trường hợp các cổ phần) hay ghi kỳ hạn (trường hợp các trái phiếu).
-Chứng khoán có ghi tên: Trên đó có ghi rõ cơ quan phát hành loại chứng khoán, mệnh giá, nơi và ngày phát hành, và nhất là tên và địa chỉ của người chủ sở hữu. ở mặt đằng sau có bảng chia ra làm nhiều khung. Tên và địa chỉ của người chủ sở hữu chứng khoán có ghi tên được ghi trong một quyển sổ đăng ký.
-Chứng khoán hỗn hợp: Trên chứng khoán loại này có ghi tên và địa chỉ của người chủ sở hữu, và chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng như thủ tục của chứng khoán có ghi tên( nghĩa là phải sửa tên của người chủ sở hữu trên sổ đăng ký và trên chứng khoán ). Những chứng khoán hỗn hợp có kèm theo các tức phiếu, có thể xé rời ra để lĩnh lợi tức như các chứng khoán không ghi tên. Tóm lại các chứng khoán hỗn hợp chỉ ghi tên đối với vốn, chứ không ghi tên đối với tiền lời.
Đặc biệt trong các trường hợp sau đây bắt buộc chứng khoán phải là hình thức có ghi tên:
+Các cổ phần chưa hoàn toàn giải phóng(cổ phần chưa góp đủ vốn ghi ở mệnh giá)
+Các cổ phần hiện vật(trường hợp hùn vốn bằng hiện vật)trong thời gian hai năm kể từ ngày phát hành.
+Các cổ phần để đảm bảo của các hội viên hội đồng quản trị.
+Các cổ phần của các công ty có vốn bất định.
+Các cổ phần của các xí nghiệp mà điều lệ đã quy định buộc phải ở hình thức có ghi tên.
Các chứng khoán không ghi tên có thể chuyển nhượng nhanh chóng hơn các chứng khoán có ghi tên.
a,Cổ phiếu:
Cổ phiếu là các chứng từ do các công ty hay tổ chức tài chính cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu của những người có cổ phiếu đối với công ty hay tổ chức đó. Cổ phiếu không có kỳ hạn tồn tại cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp phát hành ra nó.
Việc ấn định giá phát hành cổ phiếu có thể có các trường hợp sau :
-Phát hành bình giá, nghĩa là số tiền phải trả để mua cổ phiếu bằng mệnh giá.
-Giá phát hành thấp, khi công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động, cần tăng thêm vốn, để thu hút người mua phải bán cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá.
-Giá phát hành cao, khi công ty đang hoạt động thịnh vượng, cần tăng thêm vốn, công ty có thể phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá.
Trị giá và giá cả cổ phiếu thường xoay quanh giá trị gốc của nó và lợi tức cổ phần mà cổ phiếu đaị diện.
Thị giá cổ phiếu là giá cả của cổ phiếu bán trên thị trường. Thị giá cổ phiếu phụ thuộc trực tiếp vào lãi nhận được theo cổ phần, do vậy lãi cổ phần càng nhiều thì người mua trả giá cổ phiếu càng cao. Mặt khác, thị giá cổ phiếu còn tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất thị trường tiền tệ càng thấp thì thị giá cổ phiếu càng cao. Nhà đầu tư luôn so sánh lãi nhận được theo cổ phiếu với lợi tức nhận được khi họ gửi tiền vào ngân hàng. Nếu lãi suất của ngân hàng trả thấp thì họ sẽ dồn tiền để mua cổ phiếu, làm cho giá cổ phiếu lên cao.
Bên cạnh các cổ phiếu thông thường(các cổ phiếu có quyền bỏ phiếu bầu hội đồng điều hành ) còn có các loại cổ phiếu đặc biệt. Ai mua loại cổ phiếu này thì không có quyền bầu hội đồng điều hành công ty, nhưng được đảm bảo thu nhập ổn định, có quyền ưu đãi hơn so với các loại cổ phiếu thông thường khi trả lợi tức hoặc giải thể công ty. Lợi tức của cổ phiếu này cũng khác so với các loại cổ phiếu thường. Đối với loại cổ phiếu thường thì lợi tức thay đổi theo mức lợi nhuận của công ty. Đối với các loại cổ phiếu ưu đãi lợi tức được quy định theo một tỷ lệ phần trăm cố định, không thay đổi theo mức lợi nhuận của công ty.
b,Trái phiếu và các loại trái phiếu:
Trái phiếu là chứng từ xác nhận quyền chủ nợ của người có trái phiếu đối với người phát hành về số tiền ghi trên chứng từ đó. Người phát hành trái phiếu cam kết sau thời gian nhất định sẽ trả cho người sở hữu trái phiếu vốn đã vay và một mức lãi được ấn định trước.
Trái phiếu được phân loại như sau:
Theo tư cách người phát hành, chia ra :
-Công trái là trái phiếu do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động nguồn vốn tài trợ các dự án đầu tư hạ tầng như xây dựng trường học, cầu cảng...với kỳ hạn khác nhau tuỳ thuộc mục đích sử dụng vốn của từng dự án, có kỳ hạn trên một năm hoặc dài hạn từ 10 năm đến 30 năm.
- Trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành, gọi là trái phiếu công ty,được dùng để tài trợ cho các dự án phát triển sản xuất của các xí nghiệp, hay nói cách khác đó là một khoản cho vay với thời hạn dài do hai bên thoả thuận, có thể kéo dài từ 10 năm đến 30 năm với lãi suất cố định.
Theo khu vực phát hành, chia ra:
- Trái phiếu trong nước: Trái phiếu được phát hành và lưu hành trong nước.
- Trái phiếu quốc tế: do chính phủ một nước hoặc xí nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường tiền tệ nước ngoài.
Theo quy định lãi suất, chia ra:
- Trái phiếu lãi suất cố định: lãi suất đã quy định dứt khoát không thay đổi.
- Trái phiếu có lãi suất không cố định: căn cứ vào lãi suất của thị trường.
Theo yêu cầu thanh toán, có các loại:
-Trái phiếu phổ thông; đến kỳ hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi.
-Trái phiếu có thể chuyển đổi: là trái phiếu có mối liên hệ thanh toán giữa trái phiếu với cổ phiếu.
-Trái phiếu có xổ số, mỗi lần trúng người chủ sở hữu được số tiền lớn, số trúng rất ít ỏi.
-Trái phiếu được hoàn vốn bằng cách mỗi năm được nhận một phần vốn và lãi.
Bất kỳ công ty nào lập ra theo đúng pháp luật cũng được quyền phát hành trái phiếu. Toàn thể hội viên công ty phải đồng lòng chấp thuận thì công ty mới phát hành trái phiếu được.
Về thời giá của công trái trên thị trường cũng có thể có ba trường hợp:Thời giá của thị trường bằng mệnh giá; Thời giá của thị trường cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá.
Người mua công trái được hưởng tiền lãi theo tỷ lệ đã ấn định khi phát hành công trái. Lợi tức này được nhận hàng năm hay 6 tháng một lần tuỳ theo quy định. Nếu là công trái không ghi tên thì có thể cắt rời tức phiếu ra, đem tới kho bạc để nhận lãi. Nếu là công trái có ghi tên thì phải đem công trái đó đến kho bạc, nhân viên kho bạc trả lợi tức rồi đóng dấu và