Tiểu luận Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Mường và các giai đoạn ngôn ngữ Việt - Mường

“Quan hệ dân tộc” ở bất kỳ nước nào, giai đoạn lịch sử nào cũng hết sức phong phú, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, chồng chéo, đan xen nhau. Lê Nin đã nói: chừng nào mà các dân tộc khác nhau cùng chung sống trong một quốc gia thì họ gắn bó với nhau bằng hàng triệu mối liên hệ về kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán. Như vậy, quan hệ dân tộc là quan hệ tổng hợp, gồm cả giao lưu, giao tiếp, đan xen giữa kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, lãnh thổ, tôn giáo, chủng tộc. Chúng tác động, ảnh hưởng liên hoàn lẫn nhau, giữa các tộc người, các địa phương, các quốc gia dân tộc và trong từng khu vực; mang tính nhạy cảm, tính thời sự cấp bách, dễ bị lợi dụng và dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột giữa các tộc người, các quốc gia. Chính vì thế, giải quyết ổn thoả quan hệ dân tộc là yêu cầu chung để ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển của từng tộc người, từng quốc gia và của cả nhân loại. Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. Ở đây có đủ 4 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á: Ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, Ngữ hệ Thái và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau: Nhóm Việt - Mường; Nhóm Môn – Khơme; Nhóm Tày – Thái; Nhóm HMông – Dao; Nhóm Kađai; Nhóm Nam Đảo; Nhóm Tạng - Miến; Nhóm Hán. Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy, vấn đề “ Quan hệ dân tộc” giữa các dân tộc ở Việt Nam là một đề tài phong phú và phức tạp luôn đặt ra cho các nhà nghiên cứu. Khái niệm “Dân tộc” ở đây là dùng để chỉ một cộng đồng cụ thể (Tày, Thái, Việt, Mường, Hoa ), đó thực ra là khái niệm “tộc người”, là một hình thái đặc thù của một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi bốn đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, lãnh thổ, cơ sở kinh tế, đặc trưng sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Khái niệm “Quan hệ dân tộc” ở đây cũng được hiểu theo nghĩa hẹp (liên quan nhiều đến ngành Dân tộc học, đến chính sách dân tộc của Đảng cầm quyền và Nhà nước), đó là quan hệ trên hai phạm vi: Quan hệ giữa các tộc người trong một địa phương, khu vực của từng quốc gia, ví dụ, quan hệ giữa người Kinh với người Tày, người Kinh với người Chăm, giữa người Mông với người Thái. và quan hệ nội bộ tộc người hay giữa các nhóm địa phương của một tộc người, như quan hệ giữa các nhóm Dao, giữa các nhóm Nùng với nhau.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Mường và các giai đoạn ngôn ngữ Việt - Mường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU         “Quan hệ dân tộc” ở bất kỳ nước nào, giai đoạn lịch sử nào cũng hết sức phong phú, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, chồng chéo, đan xen nhau. Lê Nin đã nói: chừng nào mà các dân tộc khác nhau cùng chung sống trong một quốc gia thì họ gắn bó với nhau bằng hàng triệu mối liên hệ về kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán. Như vậy, quan hệ dân tộc là quan hệ tổng hợp, gồm cả giao lưu, giao tiếp, đan xen giữa kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, lãnh thổ, tôn giáo, chủng tộc. Chúng tác động, ảnh hưởng liên hoàn lẫn nhau, giữa các tộc người, các địa phương, các quốc gia dân tộc và trong từng khu vực; mang tính nhạy cảm, tính thời sự cấp bách, dễ bị lợi dụng và dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột giữa các tộc người, các quốc gia. Chính vì thế, giải quyết ổn thoả quan hệ dân tộc là yêu cầu chung để ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển của từng tộc người, từng quốc gia và của cả nhân loại. Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc, sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. Ở đây có đủ 4 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á: Ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, Ngữ hệ Thái và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau: Nhóm Việt - Mường; Nhóm Môn – Khơme; Nhóm Tày – Thái; Nhóm HMông – Dao; Nhóm Kađai; Nhóm Nam Đảo; Nhóm Tạng - Miến; Nhóm Hán. Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy, vấn đề “ Quan hệ dân tộc” giữa các dân tộc ở Việt Nam là một đề tài phong phú và phức tạp luôn đặt ra cho các nhà nghiên cứu. Khái niệm “Dân tộc” ở đây là dùng để chỉ một cộng đồng cụ thể (Tày, Thái, Việt, Mường, Hoa…), đó thực ra là khái niệm “tộc người”, là một hình thái đặc thù của một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi bốn đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, lãnh thổ, cơ sở kinh tế, đặc trưng sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. Khái niệm “Quan hệ dân tộc” ở đây cũng được hiểu theo nghĩa hẹp (liên quan nhiều đến ngành Dân tộc học, đến chính sách dân tộc của Đảng cầm quyền và Nhà nước), đó là quan hệ trên hai phạm vi: Quan hệ giữa các tộc người trong một địa phương, khu vực của từng quốc gia, ví dụ, quan hệ giữa người Kinh với người Tày, người Kinh với người Chăm, giữa người Mông với người Thái... và quan hệ nội bộ tộc người hay giữa các nhóm địa phương của một tộc người, như quan hệ giữa các nhóm Dao, giữa các nhóm Nùng với nhau. Trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, nhóm ngôn ngữ Việt - Mường được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm bởi quan hệ thống nhất và chia tách các dân tộc của nó. Đã có nhiều công trình, bài viết xung quanh vấn đề quan hệ Việt - Mường như: “Trong lịch sử Người Việt và người Mường là hai hay một dân tộc” - Nguyễn Lương Bích- TC Dân tộc học số 4, 1974; “ Về ngôn ngữ tiếng Việt - Mường”- Hà Văn Tấn - Phạm Đức Dương - TC Dân tộc học, số 1, 1978; “Một vài nhận xét về mối quan hệ Việt - Mường và quá trình văn hoá giữa tộc Việt và tộc Mường” - Trần Quốc Vượng - Nguyễn Dương Bình – Thông báo khoa học trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, tập V, 1970,… Các bài viết trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong quan hệ Việt Mường; Với mong muốn tìm hiểu thêm về quan hệ của hai tộc người này, tiểu luận “Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Mường và các giai đoạn ngôn ngữ Việt - Mường” của tôi chỉ xin được khái quát quan hệ Việt - Mường trên chủ yếu trên phương diện lịch sử hình thành và ngôn ngữ. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ VIỆT MƯỜNG. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc họ Nam Á, nhánh Môn – Khơme gồm 4 dân tộc: Tộc Kinh(Việt), tộc Mường, tộc Thổ, tộc Chứt 1. Tộc người Việt (Kinh)        Tộc người Kinh phân cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng, nay đã có mặt đông đảo trên miền núi, là cư dân chủ thể hình thành và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay dân số khoảng 65 triệu người, chiếm khoảng 86,2% tổng dân số Việt Nam[5; 266].         Là cư dân có nguồn gốc bản địa lâu đời và phát triển từ thời nguyên thuỷ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Kinh luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền kinh tế của người Kinh trải qua hàng ngàn năm cho đến trước thời hiện đại (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) vẫn là kinh tế nông nghiệp kết hợp với nghề thủ công truyền thống, được đánh giá là một nền kinh tế tiêu biểu cho Việt Nam và khu vực. Về tổ chức xã hội, người Kinh sau khi thoát khỏi cuộc sống hang động, đã định cư và tạo nên cuộc sống lấy làng (mà người xưa gọi là kẻ) làm nơi định cư. Về văn hoá, dân tộc Kinh là một trong những dân tộc ở trong khu vực luôn đạt đến trình độ văn hoá văn minh rực rỡ của mọi thời đại, từ văn minh Việt cổ, văn minh Đại Việt sau thế kỷ X cho đến ngày nay đều chứng tỏ điều đó. Trong văn hoá - văn minh, từ văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá ứng xử, người Kinh đã sáng tạo ra những nét đặc sắc cho mình, tiếp thu có chọn lọc các ưu điểm của các nền văn minh khác để làm phong phú cho dân tộc. Trong tín ngưỡng văn hoá, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh. Bên cạnh đó, Người Việt chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Trung - Ấn, đặc biệt là Trung Hoa với tư tưởng Nho, Phật, Đạo, gần đây tiếp cận them với văn hoá phương Tây.       2. Tộc người Mường        Người Mường cư trú lâu đời ở các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Tây, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ. Dân số hiện nay khoảng 1,1 triệu người [5; 267] Về nguồn gốc lịch sử, người Mường cùng nguồn gốc với người Kinh. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước; ngoài ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp. Tổ chức xã hội, chủ yếu là mường bản, mỗi bản gồm một số gia đình, nhiều hay ít tuỳ theo địa bàn cư trú quy định, bản có tổ chức chặt chẽ. Đại bộ phận người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái. Trang phục tiêu biểu của phụ nữ là khăn đội đầu và áo cánh ngắn màu trắng, váy đen có cạp dệt hoa văn sặc sỡ và hoạ tiết cực kỳ phong phú. Hôn nhân có nhiều nét giống người Kinh. Tang ma cầu kỳ tốn kém. Người Mường có nền văn hoá dân gian phong phú với nhiều truyện cổ (mo) nổi tiếng "Đẻ đất đẻ nước", "lên trời"... Cuốn "Mo-Sử thi dân tộc Mường" dày hơn 2000 trang, là di sản vô giá không phải chỉ của dân tộc Mường mà của cả nền văn hoá Việt Nam. Tiếng Mường là tiếng Việt cổ bị khu vực hoá, có đến 80% từ vựng tiếng Mường trùng với tiếng Việt trước thế kỷ XX, hiện còn bảo lưu khá bền vững trong cộng đồng người Kinh vùng Hà Tĩnh.          3. Tộc người Thổ Người Thổ sinh sống ở miền Tây tỉnh Nghệ An thuộc các huyện Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá. Dân số người Thổ hiện nay khoảng 68 nghìn người [5; 268]. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người Thổ là làm nương rẫy, một số nhỏ làm ruộng nước, trình độ canh tác phát triển khá cao. Nghề đánh cá cũng rất phát triển; săn bắn, hái lượm tuy chỉ phát triển ở một số vùng nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của họ. Về tổ chức xã hội, dân cư sống thành làng xã như người Kinh, mỗi làng có trùm làng được dân bầu theo định kỳ hàng năm. Đàn ông ăn mặc giống người Kinh, phụ nữ ăn mặc theo sở thích, mỗi nhóm bắt chước các kiểu ăn mặc của người Thái, Mường hay Kinh tuỳ điều kiện của mỗi nhóm. Hôn nhân chủ yếu giữa người Thổ với nhau, hôn lễ của người Thổ phải qua nhiều bước. Thông thường khi cưới nhà trai phải dẫn một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn. Nhiều vùng còn có tục ở rể. Tang ma cũng lắm thủ tục và thường tốn kém. Thờ cúng tổ tiên là chính, ngoài ra còn thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc đánh giặc và khai khẩn đất đai. Hội lễ phong phú như hội xuống đồng hàng năm, theo đó là nhiều kiêng kỵ trong cuộc sống và sản xuất mà người Thổ thực hiện. 4. Dân tộc Chứt  Dân tộc Chứt sinh sống ở một số xã của hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Dân số hiện ngay khoảng gần 4 nghìn người, chia làm nhiều nhóm: Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, A Rem, có thể là nhóm đời sống khó khăn nhất trong các tộc người ở Việt Nam hiện nay. [5; 268]. Người Chứt vốn sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh, chăn nuôi và săn bắn, hái lượm. Trừ nhóm Sách sống bằng nông nghiệp còn các nhóm khác hái lượm và săn bắn chiếm vị trí quan trọng, thậm chí là nguồn sống chính trong những năm mất mùa; nghề thủ công có đan lát và nghề mộc là phổ biến. Người Chứt sống định cư và quần tụ thành từng làng (Cà Vên), nhưng làng tản mạn, mỗi làng có trưởng làng do dân suy tôn, thường là trưởng tộc một dòng họ có uy tín nhất trong làng. Nhà ở thường không bền vững, họ quen ở trong các túp lều dùng dây buộc, dùng cột ngoàm hay ở trong các hang đá, mái đá. Cho đến trước năm 1945 các nhóm Rục, Arem chủ yếu vẫn sống trong các hang đá, mái đá. Người Chứt không biết dệt vải, mùa hè nam giới đóng khố, cởi trần; phụ nữ mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây. Hiện nay đồng bào ăn mặc giống như người Kinh. Quan hệ vợ chồng bền vững; lễ cưới được tổ chức bên nhà gái, sau đó mới đón dâu. Lễ vật quan trọng nhất ngoài lợn, gà, nhất thiết phải có thịt khỉ sấy khô. Tang ma đơn giản và có nhiều ảnh hưởng của người Kinh. Ngoài thờ cúng tổ tiên, bàn thờ đặt ở nhà tộc trưởng, người Chứt thờ nhiều ma: ma rừng, ma suối, thần nông, ma bếp... Như vậy, nhóm ngôn ngữ Việt - Mường gồm 4 tộc người có một số nét tương đồng, nhưng cũng có nhiều đặc điểm khác biệt. Tuy vậy, không phải ngay từ đầu nhóm Việt - Mường đã được chia tách thành các dân tộc : Việt, Mường, Thổ, Chứt như ngày nay. Quá trình thống nhất và chia tách của nhóm ngôn ngữ này là một vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trong giới nghiên cứu: khảo cổ, nhân chủng, dân tộc học và ngôn ngữ, … II. SỰ HÌNH THÀNH, THỐNG NHẤT VÀ CHIA TÁCH CỦA CƯ DÂN VIỆT - MƯỜNG. 1. Sự hình thành và thống nhất của cư dân Việt - Mường. Vấn đề hình thành cư dân Việt - Mường hay Việt Cổ là vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm. Để nghiên cứu lịch sử vấn đề này chúng ta không thể không xem xét trên phương diện ngôn ngữ học. Nhóm ngôn ngữ Việt Mường gồm những ngôn ngữ nào? Tại sao phải quan tâm đến nó? Henri Maspero (Paris, 1883 - Buchenwald (Allemagne), 1945) trong công trình nghiên cứu trứ danh về Ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1912) trong lúc truy tầm về nguồn gốc và quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, đã vô tình đặt ra nền tảng của cái mà ngày nay ta gọi là Nhóm Việt-Mường . Tiếng Việt tách ra thành một cá thể ngôn ngữ riêng biệt từ một hạ tầng Nam Á (substrat austroasiatique) nhưng vì những vay mượn qua tiếng Thái (còn gọi là Tháy, Táy) và tiếng Hán và trải qua những biến chuyển ngữ âm đặc thù với sự hình thành một hệ thống sáu thanh điệu, nên đã che lấp đi quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này. Vì vậy tiếng Việt lần lượt được xếp là có quan hệ gần với những họ ngôn ngữ Môn-Khmer, Miến-Tạng, Thái, để sau cùng được đưa vào họ Nam Á năm 1942 bởi Thomas A. Sebeok (1920-2001 , rồi năm 1956 bởi André-Georges Haudricourt (Paris, 1911 - 1996). Haudricourt tiếp nối công trình của Maspero là người đầu tiên nêu lên tiếng Việt có cơ tầng Môn – Khơme, được làm giàu thêm bởi sự tiếp xúc với ngôn ngữ Thái, Nam Đảo và tiếng Hán. Nói như vậy có nghĩa nó nằm chủ yếu trên đất Việt Nam, cái nôi là miền trung du - đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. “Tiếng Việt - Mường nói chung hay tiếng Việt nói riêng là một ngôn ngữ hỗn hợp, một ngôn ngữ cầu nối bao hàm trong bản thân những yếu tố của ngôn ngữ Môn – Khơme, với các ngôn ngữ từ phương Bắc đến: Tày – Thái, Kađai; từ biển vào: Nam - Đảo; và về sau với ngôn ngữ Hán”. [5; 261]. Theo Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương, cư dân Việt - Mường có nhiều khả năng làm chủ nhân của những di tích hậu kỳ đá mới hay sơ kỳ kim khí có những nét gần gũi với văn hoá Phùng Nguyên. Về nguồn gốc dân tộc Việt và Mường, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất với nhau trong việc xác định người Việt và người Mường (người Việt miển núi) có chung một nguồn gốc và từ những thời đại xã xưa đã cùng một dân tộc. Điều đó thể hiện rõ nét trong việc cả người Việt miền núi và Việt đồng bằng (từ thời Hùng Vương) đều dùng danh từ “quan lang” để chỉ các tầng lớp trên trong xã hội. Đến thời Phùng Hưng, “quan lang” chính thức được đùng để chỉ các thủ lĩnh người Việt ở các địa phương. Việc Phùng Hưng được phong làm “quan lang” Đường Lâm chứng tỏ chế độ quan lang đã tồn tại trong phạm vi cả nước, không phải chỉ có ở các địa phương người Việt miền núi (đồng bào Mường bây giờ). Việc tồn tại bền vững chế độ “quan lang” ở các vùng, mường là yếu tố chứng tỏ sự thống nhất giữa người Việt đồng bằng và người Việt miền núi (người Mường). Người Việt miền núi đời đời gắn bó với người Việt đồng bằng trên mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá nhất là về chính trị và quân sự, phục vụ lợi ích chung của dân tộc, của Tổ Quốc đã chứng minh điều đó. Vậy tên “ Mường” có từ bao giờ và người Mường đã tách ra từ thời gian nào trong lịch sử? Đây là những câu hỏi còn gây nhiều tranh luận. Một số ý kiến cho rằng, Người Mường có thể đã trở thành một dân tộc khác với người Việt từ lâu đời. Các tác giả như: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Dương Bình, Nguyễn Văn Tài,… chủ trương việc tách Việt khỏi Mường kết thúc vào thời kỳ Bắc thuộc. Ý kiến đó theo Đặng Nghiêm Vạn “có phần đúng nhưng chưa đủ” [5; 265]. Bên cạnh đó, ý kiến của Nguyễn Lương Bích lại cho rằng đến tận cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không có danh từ “ Mường” để chỉ người hoặc tộc người. [1] Vậy cơ sở của những ý kiến trên như thế nào? Nếu như trước khi nhà Khúc dựng nền độc lập, người Việt đồng bằng và miền núi đều thống nhất trên nhiều phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự, thì từ đầu thế kỷ X, lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Chế độ quan lang ở các địa phương dần dần bị xóa bỏ tạo cơ sở cho sự tồn tại của nhà nước Trung ương tập quyền. Chế độ quan lang từ đầu thế kỷ X đã không còn ở miền đồng bằng nhưng vẫn được duy trì lâu dài tại các khu vực người Việt ở miền núi. Đó có thể là lý do để nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc tách Việt khỏi Mường kết thúc vào thời Bắc thuộc. Bên cạnh đó, có thể vì một nguyên do nữa là: đến thời Đinh, Lê, Lý, sử sách danh từ “Cử Long man” để chỉ người vùng Cử Long. Cách gọi đó còn được hiểu: coi người Cử Long là một dân tộc man di, một dân tộc thiểu số, không phải người Việt. Tuy vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu, danh từ “mường” thường được người Việt và người Thái dùng để chỉ những khu vực tụ cư, những địa phương hành chính ở miền núi. “ mường” còn thường được phiên âm thành “mãnh” “mang”, hay “man” theo tiếng Hán như Mãnh thiên, tức Mường Thanh (Điện Biên); Ngưu Hống man tức mường Ngưu Hống (nay là Yên Châu, Sơn La). Và theo Lương Bích Hữu[1] “man” sử dụng ở trên cũng chỉ có nghĩa là “mường”, một khu vực hành chính ở miền núi, không phải là cơ sở để nhận định người Việt ở các vùng mường đã trở thành một dân tộc, tách khỏi dân tộc Việt từ thế kỷ X. Đặng Nghiêm Vạn[5; 265] dù không khẳng định chắc chắn thời gian mà người Việt miền núi tách ra thành dân tộc Mường nhưng cũng nhận định: chủ trương coi việc tách Việt khỏi Mường kết thúc vào thời Bắc thuộc có phần đúng nhưng chưa đủ. Và cho đến trước thời Pháp chưa thấy thuật ngữ Mường trên các sử sách. Nhận định trên có phần tương đồng với nhận định của Nguyễn Lương Bích khi khẳng định: trong các thời đại trước, lịch sử chưa hề ghi nhận có một dân tộc gọi là dân tộc Mường, và cho tới cuối thế kỷ XIX, những người Việt ở vùng mường cũng chưa tự nhận là một dân tộc khác, không phải dân tộc Việt[1]. Bởi trong “Đại Nam nhất thống chí” các tác giả đã phân biệt khá tỷ mỷ nhiều dân tộc thiểu số ở miền Bắc nước ta, nhưng không có chỗ nào nói tới người Mường, hoặc nói rằng người Việt miền núi đã trở thành một dân tộc khác với một tên gọi khác. Như vậy, có thể nói, trước thế kỷ XX, mặc dù có sự khác biệt về trạng thái sinh hoạt do sự khác biệt về địa lý mang lại nhưng người Việt đồng bằng và người Việt miền núi về cơ bản vẫn chung một chế độ, và trình độ xã hội. Và dù còn nhiều các nhà khoa học vẫn muốn chứng minh, nguời Việt miền núi đã tách ra thành dân tộc Mường từ giai đoạn sớm hơn trong lịch sử, nhưng chưa có tư liệu nào thật sự thuyết phục để khẳng định điều đó. 2. Sự tách biệt của người Mường (người Việt miền núi) thành dân tộc Mường. Vậy người Mường (người Việt miền núi) thực sự được tách ra thành một dân tộc khi nào? Có phải từ khi Pháp vào xâm lược Việt Nam? Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng Việt Nam. Chúng đã sử dụng chính sách chia để trị trên mọi lĩnh vực hòng duy trì ách thống trị lâu dài ở nước ta. Việc đầu tiên mà chúng làm là tiến hành chia rẽ đất nước ta về mặt dân tộc, chia đất nước thành nhiều mảnh với các chế độ cai trị khác nhau để dễ bề thống trị. Tiếp đó, chúng mở các đợt tấn công để chiếm đánh các tỉnh, thành như Hưng Hoá, Sơn Tây,.. Nhân dân ta đã chống trả quyết liệt, đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi rộng lớn với hang nghìn mường, bản lớn nhỏ. Trước tình hình đó, Pháp chủ trương vừa dùng quân sự, vừa triệt để chia cắt các tỉnh miền núi ra thành nhiều mảnh nhỏ để dễ bề ứng phó. Chúng đưa quân lên miền núi, khoanh vùng những mường lớn, hoặc gộp mấy mường, thành lập những tỉnh nhỏ, để xoá bỏ chế độ chính quyền của ta, đặt bộ máy thống trị, đàn áp của chúng, để lừa bịp, chia rẽ các dân tộc cũng như thúc ép các nhóm dân cư hằn thù, chống đối nhau. Năm 1886, trong vòng hai tháng, thực dân Pháp đã cắt tỉnh Hưng Hoá, thành lập 4 tỉnh mới: Lào Cai, Sơn La, Hưng Hoá, Chợ Bờ, sau này thêm tỉnh Lai Châu. Đến năm 1895, trong vòng 8 năm, thực dân Pháp đã thực hiện được việc chia cắt miền núi phía Tây nước ta thành nhiều mảnh, thành lập nhiều tỉnh nhỏ, và đã dập tắt được phong trào kháng chiến của ta ở đây. Không những vậy, thực dân Pháp còn chủ trương thành lập một tỉnh gồm tất cả các vùng mường thuộc Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình. tháng 7/1886, tỉnh Chợ Bờ được thành lập, và Pháp tiếp tục tiến hành các đợt tấn công vào vùng này. Tháng 3/1891, Pháp dồn 2 châu Lương Sơn, Lạc Thuỷ về Chợ Bờ, sau đó xoá bỏ tên Chợ Bờ, đổi là tỉnh Hoà Bình. Trong nghị định toàn quyền ngày 18/3/1891 lập lại tỉnh Hoà Bình, thực dân Pháp đưa lý do: “một tỉnh mường để đem lại cho các bộ lạc chế độ hành chính hợp nhất với tổ chức và tập quán phong kiến của họ”. Lần đầu tiên thực dân Pháp đã dung hai chữ “tỉnh mường” , nhưng hai chữ ấy chưa có nghĩa là tỉnh của dân tộc Mường”. Năm 1905, thực dân Pháp tiến hành lập các bản đồ dân tộc của toàn Đông Dương. Và tới đây, Pháp đã chia rẽ xong khối dân tộc Việt, tách người Việt vùng mường thành một dân tộc riêng, chính thức gọi là dân tộc Mường. Vậy, việc tách ra và thành lập dân tộc Mường có phải chỉ là sự cưỡng ép của thực dân Pháp thôi không? Thực dân Pháp mặc dù đã chính thức chia tách bộ phận dân cư Việt từ Thanh Hoá trở ra thành dân tộc Mường, nhưng không dám công khai việc đó, thế nên triều dình Huế cho đến tận năm 1925 vẫn không hề hay biết gì. Bên cạnh đó, dân tộc Việt miền núi cũng chưa tự nhận mình là người dân tộc Mường, trừ trường hợp phải khai báo về mặt hành chính. Theo Nguyễn Lương Bích[1], “Tên dân tộc Mường mới chỉ có từ thời Pháp thuộc, sự tách biệt người Việt vùng Mường thành dân tộc Mường chỉ là một qui định hành chính theo chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp cách đây chưa đầy một trăm năm, không phải là kết quả của quá trình phát triển của dân tộc ta ở bất kỳ thời đại nào trong lịch sử” Tôi đồng ý với việc cho rằng tên dân tộc Mường chỉ mới có từ thời Pháp thuộc; nhưng nếu nhận định việc tách ra của dân tộc Mường không phải là kết quả của quá trình phát triển của dân tộc ta ở bất kỳ thời đại nào trong lịch sử thì chưa thực sự chính xác. Bởi, việc tách dân tộc Mường khỏi Việt là cả một quá t
Tài liệu liên quan