Tiểu luận Khái quát tỉnh Khánh Hòa và giới thiệu một số điểm du lịch ở thành phố Nha Trang

Khánh Hoà là một trong 64 tỉnh thành của cả nước có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và là ngành kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Khánh Hoà rất được thiên nhiên ưu đãi và dường như được tao hoá đã đặt sẵn từ rất lâu. Tỉnh Khánh Hoà ở vị trí phía nam của Việt Nam nhưng thuộc miền trung của đất nước. Phía Bắc giáp 2 quận Thiếu Xương và phía Bắc thuộc tỉnh Phú Yên ở cây số 1360, 815 trên quốc lộ 1A, phía Tây giáp Đak Lăk ở cây số 98 trên quốc lộ 21, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận ở cây số 1512 quốc lộ 1A, phía đông giáp biển đông, với đường bờ biển dài 200 km (383km) có hơn 200 đảo lớn nhỏ. Khánh Hoà bao gồm một tỉnh lị là Nha Trang ở cây số 1453 cách trung Hoa 121 km, cách Quy Nhơn 238 km, cách Đà Nẵng 520 km, cách Huế 627 km, cách Buôn Mê Thuật 193 km, cách Phan Rang 106 km, cách Đà Lạt 237 km, cách Phan Thiết 251 km, cách TP. Hồ Chí Minh 448 km.

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 6086 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khái quát tỉnh Khánh Hòa và giới thiệu một số điểm du lịch ở thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 1.KHÁI QUÁT TỈNH KHÁNH HOÀ 3 2.TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NHA TRANG 17 Địa lý 17 Khí hậu 18 Hành chính 19 Tên gọi 19 Lịch sử 20 Kinh tế 23 Khoa học và Giáo dục 23 Giao thông 23 Đặc sản 25 Phố Tây ở Nha Trang 25 3.THÁP BÀ PONAGAR 26 4.CHÙA LONG SƠN 32 Lịch sử 32 Các đặc điểm của chùa 33 Trụ trì 34 Kỷ lục 34 Ảnh 34 5.HÒN CHỒNG 35 Miêu tả 35 Lịch sử 37 6.VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC 39 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 53 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của du lịch nước nhà, du lịch Khánh Hoà cũng đang từng bước chuyển mình và đã có những bước phát triển khá toàn diện, các chỉ tiêu cơ bản đạt mức bình quân khá cao và ổn định. Nha Trang – Khánh Hoà đang tiếp tục vươn mình để trở thành một trong những Trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch và thương mại của khu vực miền Trung cũng như cả nước, thu hút ngày càng nhiều khách trong và ngoài nước. Thành phố Nha Trang với rất nhiều điểm du lịch, sau đây em xin trình bày một số điểm du lịch trong thành phố như tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn, Hòn Chồng, viện Hải Dương Học. Cùng với những gì đã cố gắng thực hiện, nhưng chắc rằng bài tiểu luận này sẽ không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. KHÁI QUÁT TỈNH KHÁNH HOÀ  Khánh Hoà là một trong 64 tỉnh thành của cả nước có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và là ngành kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Khánh Hoà rất được thiên nhiên ưu đãi và dường như được tao hoá đã đặt sẵn từ rất lâu. Tỉnh Khánh Hoà ở vị trí phía nam của Việt Nam nhưng thuộc miền trung của đất nước. Phía Bắc giáp 2 quận Thiếu Xương và phía Bắc thuộc tỉnh Phú Yên ở cây số 1360, 815 trên quốc lộ 1A, phía Tây giáp Đak Lăk ở cây số 98 trên quốc lộ 21, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận ở cây số 1512 quốc lộ 1A, phía đông giáp biển đông, với đường bờ biển dài 200 km (383km) có hơn 200 đảo lớn nhỏ. Khánh Hoà bao gồm một tỉnh lị là Nha Trang ở cây số 1453 cách trung Hoa 121 km, cách Quy Nhơn 238 km, cách Đà Nẵng 520 km, cách Huế 627 km, cách Buôn Mê Thuật 193 km, cách Phan Rang 106 km, cách Đà Lạt 237 km, cách Phan Thiết 251 km, cách TP. Hồ Chí Minh 448 km. Khánh Hoà với diện tích 5997 km2 với thành phố Nha Trang có diện tích 256 km2, thĩ xã Cam Ranh 338 km và huyện Cam Lâm tách ra từ thị xã Cam Ranh vào năm 2007 với diện tích 948 km2, huyện Diên Khánh diện tích 1364 km2, Vĩnh Xương 296 km, Ninh Hoà 1049 km2, Khánh Dương 1.384 km2, Vạn Ninh 618 km. Tỉnh Khách Hoà nằm dọc theo bờ biển giống như một hình tam giác cân, chiều dài 150 km2, chỗ rộng nhất 90 km2. ngày xưa 3 tỉnh :Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định có nhiều mối liên kết tinh thần, nhất là trong các phong trào ái quốc và được diễn tả: “Anh về Bình Định Thăm Cha Phú Yên Thăm mẹ, Khánh Hoà Thăm em” Khánh Hoà là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa phần diện tích Khánh Hoà là đồi núi, phía đông là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chiếm diện tích 1/5 diện tích của tỉnh. Miền đồng bằng được chia ra từng ô, do sự ăn lan ra biển của các dãy núi đâm ra tới biển từ đó tạo ra nhiều đèo mà quốc lộ 1A ven biển phải vượt qua như: đèo Cổ Mã, đèo Cả, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít , đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, với hệ thống núi đèo đó nên có những câu thơ sau: “Thương em tam tứ núi cũng trèo Ngũ lục sông cũng lội, bát cửu đèo cũng qua” Các đồng ruộng chủ yếu ở các lưu vực sông như ở Vạn Ninh thuộc lưu vực sông Bình Trung, vùng Ninh Hoà thuộc sông Dinh, vùng Diên Khánh và Vĩnh Xương thuộc lưu vực sông Cái và vùng Đồng Lác tức là khu vực các xã Cam Phúc thuộc thị xã Cam Ranh thuộc lưu vực sông Tà Dục, phía tây bắc của tỉnh là vùng cao nguyên Khánh Dương trước kia thuộc tỉnh Đăk LăK và được sát nhập vào Khánh Hoà ngày 11/5/0958 rộng 1.000 km2 thuận tiện cho chăn nuôi và trồng cây kỷ nghệ. Về địa chất, do tỉnh nằm trong vùng núi trùng điệp xen vào giữa là những con sông chảy ngang địa thế đó cũng ảnh hưởng tới cấu tạo của địa chất đất. Núi ở Khánh Hoà hầu hết đều cao và nhọn. Những dãy ở phía bắc và tây bắc nằm trong hệ thống hòn Vọng Phu và đèo Cả, toàn là núi đá lớn thuộc loại đá hoa cương ( granit) chồng lên nhau được kết hợp bởi một lớp đất đỏ dẻo. Do những ảnh hưởng của sự cấu tạo đó mà những dãy núi ở gaafnnhuw vùng Maraarrac, vùng Ninh Sim, Dục Mỹ, phía trên thì được phủ một lớp đất thịt dày khoảng 4-5 tấc ở dưới toàn là đá tảng hoặc đá cuội, trồng cây rất xấu và rễ không ăn sâu được. Còn nhưng dãy núi khác phần lớn là dãy đất đỏ, trồng hoa màu là thuốc lá và sắn. Ở Cam Lâm một ít dãy núi có loại đá tai mèo cứng và sâu, có cát trắng với bãi cát Thuỷ Triều. Ở các miền châu thổ thì có các loại đất sau: đất phù xa do các con sông bồi đắp ở ven cửa tạo thành những cánh đồng phì nhiêu như vùng châu thổ Vạn Ninh, xưa kia bờ biển ăn sâu vào chân núi nhưng qua thời gian do các con sông bồi đắp dần hình thành đồng bằng ven biển. Vùng châu thổ Ninh Hoà gồm các xã nằm hai bên hạ lưu sông Dinh như xã Ninh Thuận, Ninh Đông, Ninh Giang, Ninh Bình, Ninh Hiệp, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Lộc. Vùng Diên Khánh và Vĩnh Xương cũng gồm các xã nằm 2 bên bờ sông Cái từ Thành đổ xuống mà xưa kia bờ biển ăn mãi vào tận núi chúa. Sở dĩ chúng ta đoán được là căn cứ vào hai dữ liệu : một là dãy cáp neo ghe bị vùi xuống đất ở Xuân Phong thuộc thị xã Vĩnh Phương được tìm thấy trong lúc đào giếng. Hai là tại thôn Đại Điền Nam có chỗ gọi là “ rốn biển” giữa làng xóm, vườn ruộng có một khoảng trống nằm sát đường đi mỗi chiều độ khoảng 3m nước sâu 1m. thế mà trước kia có một con trâu lội qua bị chìm mất tích. Cũng có lấy cành tre thật dài cắm xuống để đo độ sâu thì hết cây tre mà không tới đáy. Vì vậy người ta rào dây thép gai xung quanh để người và súc vật khỏi đi qua. Loại đất phù sa này rất tốt phù hợp cho trồng lúa và hoa màu. Đất cát pha tại các vùng biển như ở các thôn Xuân Tự, Hiền Lương,Quang Hội, Phú Hội thuộc Vạn Ninh, Ninh Hoà, Vĩnh Xương, Thuỷ Triều Cam Ranh. Đất đỏ pha cát từ Dục Mỹ đến Ninh Hoà,đất này xấu, cây cối cằn cỗi. Đất đa tay là loại đất đen ở Cam Lâm thì khô cứng như đá. Nhìn chung địa chất ở Khánh Hoà đa phần vẫn là đất sỏi. Vì vậy ngành nông nghiệp không đóng vai trò quan trọng mà chủ yếu phát triển về du lịch. Về hệ thống núi thì toàn bộ các tỉnh miền trung đều có nuí đặc biệt là dãy Trường Sơn chiếm một phần lớn diện tích. Khi tới địa đầu của tỉnh Khánh Hoà dãy núi này nằm theo thế hoành sơn tựa hồ như một cánh tay mỹ nhân dang ra tới biển để hàng ngày như vỗ về ôm ấp những làn sóng từ biển đổ vào có ngọn cao đến 2.000m cây cối um tùm quanh năm với một màu xanh biếc. Ở địa đầu là ngọn núi đèo Cả(407m) với trạm Phú Hoà xưa kia là nơi nghỉ chân của khách bộ hành với những quán nước, nhà gác. Bây giờ chỉ còn những tảng đá, những chòm cây xơ xác. Nơi đây cũng là danh giới của hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên ở cây số 1360.815 quốc lộ 1A đường đi lên dốc xuống đèo rất nguy hiểm. Qua khỏi đèo Cả đường đi ngoằn ngèo trên 10 km, một bên là núi dựng đứng, một bên là Vũng Rô. Khi đi trên xe mọi người đều chóng mặt với chiếc xe uốn lượn theo con đường bắc nam và đã có câu ; “ vô đèo cả lên dương xuống dốc Trên rừng già dưới biển chù vá Ngồi trên xe liếc mắt ngó chơi Đường khuất khúc quanh co nhiều nỗi”. Tiếp theo là Đại Lãnh (cao 626m) núi cao nhiều đá, cây cối um tùm, với ga Đai Lãnh, ở đây những chuyến tàu đầy thương nhớ vẫn qua lại ở đây còn có đèo Cổ Mã. Sở dĩ có tên như vậy vì hình dáng núi như cổ con ngựa và chỉ thấy như vậy khi chúng tôi đi ghe ngoài khơi còn đi xe thì trông như con rắn khổng lồ. Đi ngược chiều về phía tây nam với núi Tam Phong, núi Vọng Phu cao nhất rất nổi tiếng núi vọng phu người Pháp gọi núi mẫu tử. Cao 2051 m. Chóp núi Vọng phu là một khối núi đá hoa cương bên cạnh là một khối đá nhỏ. Hai khối đá này tương tự hình người, người ta cảm tưởng như một người mẹ đang bồng đứa con đứng chờ chồng. Và nơi đây cũng có truyền thuyết về hòn vọng phu và nó nói lên được tấm lòng thuỷ chung sắc son của người vợ trong câu truyện nói riêng và đó cũng là tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam. Từ Ninh Hoà đi vào núi cũng thấp dần, phía đông là bờ biển từ đèo Rọ Tượng đến đèo Rù Rì trên quốc lộ 1A càng đi vào thì núi càng thấp dần và xa biển hơn. Về sông ngòi Tỉnh Khánh Hoà không có sông lớn mà chỉ có những sông nhỏ hay khe suối, từ núi chảy thẳng ra biển vì địa hình thấp dần từ tây sang đông, núi nằm phía tây chảy qua các đồng bằng ở phía đông rồi ra biển. Toàn tỉnh chỉ có 2 con sông đáng kể là sông Cái và sông Rinh. Sông Cái (sông Phú Lộc, sông Nha Trang) dài 60 km bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ra biển ở cửa Cù Huân thuộc miền duyên hải Vĩnh Xương. Sông Cái được tạo ra từ nhiều sông con từ nguồn về hợp lại với nhau. Về hữu ngạn có 4 sông chính. Sông máu phát nguồn từ dãy núi phía tây giáp Tuyên Đức, sở dĩ có tên này là vì nước sông lúc nào cũng đỏ như máu, độc vô cùng do nhựa cây ráy hai bên bờ tiết ra. Sông Cralê bắt nguồn từ núi tiên Grang giáp Ninh Thuận theo hướng tây nam và đông bắc nhập vào sông Cái ở vùng Grang Ché. Sông Cầu bắt nguồn từ hòn Bra và hòn Bà thuộc tây bắc Cam Lâm chảy qua đá Dẹt theo hướng nam về Bắc rồi nhập vào sông Cái cách Grang Ché hơn 5 km. Về tả ngạn có hai nhánh sông chính là sông Grang bắt nguồn từ phía tây bắc Diên Khánh theo hướng tây nam bắc rồi nhập vào sông Cái ở Đồng Trăng mực nước ở đây sâu và rộng như vực từ mẫu. Sông Cái chảy qua Vĩnh Xương đến Xuân Lạc và chia làm hai nhánh: chi nhánh chảy độ 6.7km qua các thôn Ngọc Hội, Cư Cấm vĩnh Hội, Vĩnh Điền, vạn thạch rồi chia làm hai nhánh nhỏ, một qua cầu Hà Ra tạo thành đầm sâu sát chợ Nha Trang, một chảy qua cầu Xóm Bóng ra cửa Cù Huân lớn gọi là cửa lớn, rồi ra biển, còn nhánh kia chảy về phía nam vòng theo chân núi Đồng Bò ra cửa Cù Huân nhỏ gọi là của Bé rồi đổ ra biển. Vì sông chảy qua nhiều núi nên lòng sông hẹp và có nhiều ghềnh thác trong đó có 7 thác chính. Trước hết là thác hòm, có cái tên này vì ở đây có 2 tảng đá lớn hình chữ nhật phẳng lì như tấm ván dựng hai bên trông như cái hòm. Cách 2 km là sông máu phía dưới, tiếp theo là thác hộp vì hình giống cái hộp, tiếp đến là thác Trâu vì giữa dòng sông nhấp nhô một tảng đá đe, lại có hai hòn đá nhỏ nhô lên nư xừng trâu nên đặt tên đó. Bờ biển Khánh Hoà được xem là bờ biển đẹp nhất trong các tỉnh miền trung với chiều dài hơn 200 km từ vũng Rô đến hải cảng Cam Ranh. Trước tiên rời khỏi ranh giới Phú Yên thì xuất hiện trước mắt là bức tranh sơn thuỷ tuyệt mỹ đó là Vũng Rô nằm sát chân đèo Cả bờ biển lởm chởm đá, nước sâu thăm thẳm. Tiếp theo là biển Đại Lãnh ở cực bắc của tỉnh Khánh Hoà cách TP. Nha Trang 84 km, phía nam là đèo Cổ Mã, xa xa ngoài khơi là hòn Nưa. Với chiều dài của bãi Đại Lãnh gần 1 km cong theo hình bán nguyệt, cát trắng phau. Ngày nay bãi biển Đại Lãnh đã trở thành một thắng cảnh du lịch, hàng năm đón tiếp khách du lịch bốn phương đến. Qua khỏi Đại Lãnh sẽ đến bờ biển Cổ Mã lởm chởm đá và nước sâu, sát bờ là hòn đảo đá mang tên Gầm Rống vỗ quanh năm. Từ đó đi khoảng 20 km thì sẽ thấy hòn ngang theo chân núi chưa đầy 20 km ta sẽ đến đầm bà gia và khi đi vào sẽ qua mũi Gành đều là núi có đỉnh cao tới 317m. men theo lạch cửa Bè ta sẽ đi vào vịnh Vân Phong qua đảo hòn Ông tới vũng Nai, theo chân núi sang mũi nai phía ngoài có đảo hòn Đỏ đến vũng Ke ngoài có đảo hòn Săng nhìn qua là cửa Lớn và trước mắt là vịnh Vân Phong vịnh này nhiều đảo như hòn Mao, hòn Một, hòn Bịp, hòn Vung, hòn Gà, hòn Đụng, mài, Me. Đứng ngoài vịnh Vân Phong nhìn vào bờ là Tu Bông, Qủang Hội, Vạn Gĩa, với bờ biển bằng phẳng và những vườn dừa mát rượi. Rời khỏi Vạn Gĩa sẽ đến vũng Xuân Tư bờ biển thấp. Tiếp theo là hòn Khói là nơi phần đát liền đón ánh nắng mặt trời sớm nhất nước. Ngoài xa là hòn Ninh đảo, hòn Khói cách Ninh Hoà 16 km với diện tích 15 km2 ở đây dân sống đông đúc nhà san sát và ở đây có kho muối rất lớn. Rời hòn khói qua bãi cát dài sẽ vào thôn Mỹ Lương gặp mũi gành rồi đến suối nước ngọt và miếu cỏ may, kế tiếp là hòn Bạc đứng ở đây sẽ thấy rõ thành phố Nha Trang và ở đây ta có thể ghé nhìn vịnh Nha Phu hai bên là chân núi sát bờ biển trong vịnh có nhiều hòn cù lao: hòn Thị, Trong Rêu, Nứa, Cóc, Sầm và Cù Lao. Rời vịnh Nha Phu ta sẽ tới vịnh Lương Sơn theo chân núi hòn khô và tiếp đến là bờ biển Đồng Đế và khi đi vào sẽ gặp thắng cảnh du lịch nổi tiếng ở Nha Trang. Đầu tiên là Hòn Chồng đây là một quần thể gồm 2 khóm đá chồng lên nhau cách nhau vài ba chục mét gắn liền với những truyền thuyết đầy đau thương được nhiều người biết đến khi ghé thăm nơi đây. Khi qua khỏi hòn Đỏ đến Xóm Bóng rồi qua cầu Trần Phú nơi mà nhánh của sông Cái đổ ra biển thì đi vào địa phận thành phố Nha Trang với đường bờ biển dài 7 km hiện ra trước mắt với cảnh trí bên bờ biển đầy sức lôi cuốn, vui nhộn lúc về chiều và thơ mộng khi hoàng hôn buông xuống và màn đêm bao phủ với những ngọn đèn nhấp nhô trên các đảo ở ngoài khơi với một bãi cát dài nằm cạnh thành phố thuận lợi cho việc phát triển du lịch với các môn thể thao dưới nước,rang ghế ngồi tắm nắng… bờ biển theo hình cung nhưng đẹp và vui nhộn nhất là từ trước toà hành chánh đến trước phi cảng, bãi biển luôn được giữ sạch sẽ. Đi hết con đường Trần Phú chúng ta sẽ tới Cầu Đá đây là cảng chung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước đi bằng đường thuỷ cũng như các tàu chở dầu , hàng hoá cung cấp và xuất khẩu cho đất nước. Về mặt lịch sử xưa kia Khánh Hoà thuộc nước “yêu ngoại quốc” của nhật Nam. Khi phần đất khánh Hoà thuộc về nước chiêm Thành được gọi là xứ Kauthara. Đến thế kỷ 17 sau khi vào đất thuận Hoá chúa Nguyễn tìm cách bành chướng lãnh thổ và thế lực mở rộng bờ cõi về phía nam. Năm tân hợi Nguyễn Hoàng đánh chiếm đến cào đèo Cả lập ra Phú Yên. Năm 1653 vua chiêm Thành sang quấy đất Phú Yên chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc đem quân sang đánh. Vua chiêm Thành thua phải dâng thư xin hàng và lui về Nam. Sau đó chúa Nguyễn chia ra từ sông Phan Lang trở vào cho vua chiêm, còn từ Phan Lang trở ra cho đến núi Vọng Phu chia làm phủ Thái Khang và Diên Ninh và 5 huyện là :Qủang Phước, Tân Định thuộc pgur Thái Khang, Phước Điền, Vĩnh Xương, Hoà Châu thuộc phủ Diên Ninh, Cử hùng Lộc làm thái Thú và Khánh Hoà Khai sinh từ đó. Năm 1690 phủ Thái Khang đổi thành phủ Bình Khang. Năm 1742 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi tên phủ Diên Ninh là Diên Khánh. Năm 1744 cả nước chia làm 12 dinh trong đó có dinh Bình Khang gồm hai phủ Diên Khánh và Bình Khang là tỉnh Khánh Hoà bây giờ. Năm 1771 anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Quy Nhơn đánh chiếm Qủang Nam một mặt thì đánh vào nam. Chẳng bao lâu từ Qủang nghĩa vào tới Bình Thuận rồi miền Gia Định đều thuộc về nhà Tây Sơn và Khánh hoà một lần nữa đổi chủ. Ít lâu sau quan Lưu Trấn đất Lonh Hồ là Tống Phúc hợp đem quân từ miền nam và chiếm lại ba phủ là Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang xong Nguyễn Nhạc lập mưu đem quân từ Quy Nhơn và chiếm lại. Sau đó chúa Nguyễn sai ông Lê Văn Quân đem quân từ trong nam ra đánh chiếm lại thành Bình Thuận và thành Diên Khánh. Nhiều phen quân Tây Sơn do tướng Trần Quang Diệu vào đánh, quân Nguyễn phải cố thủ Thành Diên Khánh. Năm 1796 nội bộ Tây Sơn lục đục Trần Quang Diệu rút quân về khi đó Khánh Hoà mới hết đầu rơi máu chảy, sau khi thống nhất giang sơn , Nguyễn vương lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long. Năm 1803 đổi dinh Bình Khang làm dinh Bình Hoà phủ Bình Khang thành phủ Bình Hoà. Năm 1808 đổi dinh Bình Hoà làm trấn Bình Hoà tức là Khánh Hoà bây giờ. Năm 1831 là năm Minh Mạng thứ 12 phủ Bình Hoà đổi là phủ Ninh Hoà, năm sau lại chia lại thành địa hạt Khánh Hoà. Năm 1885 quân Pháp nổ súng đánh chiếm Khánh Hoà, hưởng ứng hịch cần vương, văn thân sĩ phu và dân chúng Khánh Hoà đã nổi dậy kháng Pháp. Vì lực lượng sút kém cuộc chiến chỉ kéo dài vài ngày rồi bị tan rã,các bậc văn thân lấy cái chết để đền nợ nước. Từ đó Khánh Hoà cùng với các tỉnh khác chịu ách thống trị của thực dân Pháp. Năm 1888 Khánh Hoà được mở rộng thêm nhờ việc sát nhập huyện An Phước, phủ Ninh Thuận, 7 xã của huyện Tuy Phong và hai tổng huyện Hoà Đa thuộc Bình Thuận vào huyện Vĩnh Xương. Năm 1901 đặt phủ Ninh Thuận làm đại Ninh Thuận từ đó Khánh Hoà có hai phủ và bốn huyện là phủ Diên Khánh gồm có hai huyện Vĩnh Xương, Phú Điền và phủ Ninh Hoà gồm hai huyện Tân Định, quảng Phước. Thời Duy Tân cắt phần đất Vĩnh Xương lập thành huyện Cam Lâm. Năm 1930-1931 quốc lộ 21 hoàn thành nối Khánh hoà với Buôn Mê Thuột. Năm 1946 chính phủ Pháp cắt một phần đất phủ Diên Khánh đạt cơ quan đại diện tại suối Dầu nhằm bảo vệ quyền lợi cho bọn thực dân tại các vườn cao su. Tháng 1 năm 1949 toà công sứ Pháp bãi bỏ và thay vào đó một cơ quan đại diện có chính phủ quốc gia Việt Nam đứng đầu là tỉnh trưởng, phó và phụ tá trụ sở đáng tại Nha Trang, còn thành làm trụ sở cho quận Diên Khánh. Tháng 12 năm 1954 hai Nha Bang suối dầu và Cam Lâm gọi là nha đại diện hành chính. Tháng 7 năm 1958 bãi bỏ nha đại diện suối Dầu, sát nhập vào địa hạt Cam Lâm làm thành quận Cam Lâm. Tháng 5 năm 1959 hai tổng Krông Jing và Krông King gồm 5 xã và 30 thôn thuộc tỉnh Đăk Lăk nhập vào quận Ninh Hoà làm diện tích Khánh Hoà tăng lên 1.000 km2. Tháng 4 năm 1960 Xã cam ly thôn madu và sông can G cam lực,thôn trại láng G xã cam hưng và Hoà Diên thuộc xã Cam lộc quận Cam Lâm, cắt khỏi Khánh Hoà nhập vào Ninh Thuận, diện tích Khánh Hoà giảm mất 290 km2 với 6.790 người. Tháng 10 năm 1965 thị xã Cam Ranh thành lập cắt một số xã của quận Cam Lâm khỏi địa hạt tỉnh Khánh Hoà là xã Cam Ranh, Cam Bình, suối Hải, suối linh,Cam Linh, Cam Phúc, Cam Lộc, mũi hòn Rồng ấp Văn Thuỷ hạ xã Cam Phú. Trãi qua bao nhiêu thời đại với bao sự đổi thay ngày nay tỉnh Khánh Hoà gồm 6 quận là Cam Lâm, Diên Khánh, Vĩnh Xương, Ninh Hoà, Khánh Dương, Vạn Ninh. Tỉnh lỵ là Nha Trang chia làm hai xã Nha Trang Đông và Nha Trang Tây, một thị xã là thị xã Cam Ranh. Về tôn giáo và văn hoá :Tỉnh Khánh Hoà có 32 dân tộc anh em cùng cộng cư. Mỗi dân tộc đều có một nét văn hoá riêng và tín ngưỡng riêng nhưng đều có chung mục đích và được hoà quyện và giao thoa với nhau mà cốt lõi là văn hoá của người Việt. Về tôn giáo thì ở Khánh Hoà dung nạp rất nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật Giáo, Đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa,đạo Tinh Lành…Với Phật Giáo trung tâm là ở chùa Long Sơn , đây là một trong 20 ngôi chùa lớn nhất thành phố Nha Trang và cũng là một điểm du lịch nổi tiếng. Còn đạo Thiên Chúa trung tâm đóng ở nhà thờ chánh toà hay còn gọi là nhà Thờ Đá và cũng là một điểm du lịch nổi tiếng. Đây là hai tôn giáo chiếm phần lớn người dân theo và có một bề dày lịch sử lâu đời còn các đạo khác thì phân bố rải rác khắp tỉnh. Về tiềm năng kinh tế: Khánh Hoà là một tỉnh có tiềm năng về du lịch và là nghành kinh tế mũi nhọn hay còn gọi là nghành kinh tế không khói mang lại nguộn thu lớn mỗi năm cho tỉnh. Bên cạnh đó còn có các nghành kinh tế: Nông Nghiệp, Lâm nghiệp, ngư nghiệp…Phần lớn các cư dân sống ở thị xã Cam Ranh, Cam Đức , Diên khánh, Ninh Hoà,Vạn Ninh…thì làm nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy, ngư nghiệp thì tập trung ở ven biển . Riêng nghành Du Lịch phần lớn tập trung ở thành phố Nha Trang. Nhìn chung Khánh Hoà có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế – Xã Hội . Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa tuy nhiien nông nghiệp không phải là thế mạnh nên sản lượng không đáng kể. Về Công Nghiệp thì có nghành chế biến thuỷ hải sản , đóng tàu …nhưng tỉnh còn có nhiều tiềm năng như với những bãi cát trắng dùng để chế tạo thuỷ tinh, pha lê…các loại khoáng sản: titan,kim loại.. Với một vùng biển rát được thiên nhiên ưu đãi ,có nhiều tôm cá nên nghề đánh bắt cá cũng rất phát triển. Về Du Lịch nói chung thành phố Nha Trang là trung tam hằng năm đón rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến. Nha Trang là thành phố đẹp thứ 2 của vùng nam trung bộ, với diện tích là 251km vuông dân số là 400000 người (2006) gồm 27 đơn vị hành chánh . Thời xưa ở thế kỷ VII đến thế kỷ XV Nha Trang là kinh đô của vương quốc ChămPa lúc này vùng đất này còn rất hoang xơ và nhiều thú dữ. 5/1937 Nha Trang được nâng lên thành thị xã. 2/4/1945 Nha Trang được giải phóng. 30/03/1977 Nha Trang đư
Tài liệu liên quan