Tài chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Nền tài chính của một quốc gia là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương mại - tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng.
Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới . Nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina 2001, và cuộc đại khủng hoảng 2008-2009.Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ .
Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ đươc tầm quan trọng của việc nghiên cứu khủng hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào liên kết khu vực, hội nhập quốc tế. Đó cũng là động lực thúc đẩy tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Khủng hoảng tài chính” (Financial crisis).
36 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng tài chính (financial crisis), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
(Financial Crisis).
GVHD: Hoà Thò Hoàng Minh.
SV : Nguyễn Văn Thanh Vi.
MSSV : K105041663
Lí do chọn đề tài :
Tài chính là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Nền tài chính của một quốc gia là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương mại - tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng.
Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới . Nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina 2001, và cuộc đại khủng hoảng 2008-2009.Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ .
Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ đươc tầm quan trọng của việc nghiên cứu khủng hoảng, triển vọng và tác động của nó trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào liên kết khu vực, hội nhập quốc tế. Đó cũng là động lực thúc đẩy tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Khủng hoảng tài chính” (Financial crisis).
Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu làm rõ một số khái niệm, vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính trước sự biến động phức tạp của nền kinh tế. Tập trung phân tích những nguyên nhân, tác động của khủng hoảng tài chính để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Phần cơ sở lý luận, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, phân loại, hệ quả và các phương pháp dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính. Phần tìm hiểu về 2 cuộc khủng hoảng tài chính lớn trên Thế Giới, đề tài sẽ giới thiệu sơ lược về nguyên nhân, tính chất, tác động của nó đến toàn bộ nền kinh tế. Phần vận dụng thực tiễn, đề tài sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất một số giải pháp cho chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu sẽ không đi sâu vào phân tích những vấn đề như : chi tiết về đặc điểm của từng loại khủng hoảng tài chính, các loại mô hình khủng hoảng tài chính…
Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương pháp quan sát thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, lý thuyết tài chính tiền tệ kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí và các webside có liên quan…
Kết cấu của đề tài :
Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 04 chương :
Chương I : Lý thuyết về khủng hoảng tài chính.
Chương II : Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997.
Chương III : Khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.
Chương IV : Bài học rút ra cho Việt Nam và các doanh nghiệp.
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Tổng quan về thị trường tài chính :
* Xung quanh vấn đề tài chính có rất nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng tổng kết lại, tài chính mang những đặc điểm sau : tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư cách là phạm trù lịch sử. Tài chính thuộc lĩnh vực phân phối dưới hình thái giá trị. Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, nó gắn liền với sự ra đời và tồn tại và hoạt động của nhà nước, phát triển trong các mối quan hệ hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hay nói cách khác tài chính là quá trình phân phối các nguồn lực tài chính có hạn nhằm đáp ứng nhu cầu các chủ thể trong nền kinh tế.
* Bản chất của tài chính thể hiện ở những khía cạnh sau : tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đây là một đặc trưng quan trọng của tài chính. Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của nhà nước, của pháp luật, nhưng tài chính không phải là luật lệ tài chính. Luật tài chính là công cụ của nhà nước để điều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước.
* Trong nền kinh tế các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau trong một thể thống nhất tạo nên hệ thống tài chính. Có thể chia hệ thống tài chính làm 2 kênh dẫn vốn : kênh dẫn vốn qua thị trường tài chính (trực tiếp), kênh dẫn vốn qua các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng… (gián tiếp). Nhờ 2 kênh này mà vốn được lưu chuyển thuận lợi, giảm được rất nhiều chi phí giao dịch giữa hai bên cung và cầu vốn.
Khái niệm khủng hoảng tài chính :
* Khủng hoảng tài chính xảy ra trong các mối quan hệ tài chính và các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính nảy sinh khi các mối quan hệ này đạt tới mức thấp có nghĩa là bên cung vốn không muốn tài sản tài chính mà mình có cho bên cầu vốn nữa. Và điều này tác động lên các kênh dẫn vốn, làm cho nó bị tê liệt không phát huy được tác dụng và do đó sẽ làm sụp đổ hoặc suy yếu các tổ chức, định chế tài chính. Các tổ chức định chế tài chính này không bao giờ biệt lập với nhau mà chúng có quan hệ mật thiết, do đó khủng hoảng tài chính thường làm sụp đổ hàng loạt tổ chức, định chế, gây thiệt hại to lớn.
* Khủng hoảng tài chính là vấn đề có liên quan đến một phạm trù, đó là chu kì kinh doanh. Quy luật chung của con đường phát triển được miêu tả như đồ thị hình sin. Đó là bất kì một lĩnh vực nào cũng có thời kì phát triển rực rỡ, huy hoàng, có lúc ổn định và có thời gian thoái trào. Nghiên cứu kinh tế Mỹ đã chỉ ra rằng tiền tệ -tài chính đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo ra chu kì kinh doanh. Mỗi cơn suy thoái trong thế kỉ XX đã đứng liền sau một sự suy giảm tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ. Ngược lại nếu nền kinh tế lâm vào suy thoái cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này được giải thích bởi quan hệ tài chính có mối liên hệ hữu cơ, mật thiết với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ.
Các khái niệm về khủng hoảng tài chính :
Khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ của thị trường tài chính mà trong đó những lưa chọn bất lợi và tâm lý hoang mang đã trở nên xấu đi, dẫn đến hậu quả thị trường tài chính không thể có những quỹ hiệu quả cũng như cơ hội đầu tư tốt nhất. (Định nghĩa của Mishkin).
Frederic Mishkin, tác giả cuốn sách The Economics of Money, Banking and Financial Markets.
Khủng hoảng tài chính là tình trạng mà trong đó một bộ phận của nền tài chính có những khoản nợ lớn hơn giá trị tài sản thực có trên thị trường gây ảnh hưởng tới các cán cân đầu tư khác, dẫn tới sự sụp đổ của không ít công ty tài chính, dẫn tới việc Chính phủ bắt buộc phải có những can thiệp. (Định nghĩa của Sundarajan và Balino năm 1991).
Khủng hoảng tài chính là việc mất niềm tin vào giá trị của đồng tiền hoặc những tài sản tài chính khác khiến cho các nhà đầu tư quốc tế thu hồi quỹ đầu tư của họ ra khỏi quốc gia bị khủng hoảng.
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính :
Tùy theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm sau đây :
Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền.
Tỷ giá hối đoái tăng đột biến và dây chuyền.
Lãi suất tín dụng gia tăng : lãi suất tăng kéo theo cầu tiền tệ, cầu tín dụng sụt giảm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm.
Hệ thống ngân hàng bị tê liệt.
Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng.
Các hoạt động kinh tế bọ suy giảm.
Phân loại khủng hoảng tài chính :
Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis) :
Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối.
Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis) :
Khủng hoảng ngân hàng rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các cá nhân và pháp nhân cho vay nên rủi ro dồn cả về mặt số lương, thời hạn cũng như chùng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo khủng hoảng cả hệ thống. Trong trường hợp khủng hoảng, các ngân hàng thương mại thường có xu hướng siết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt động.
Dòng người ồ ạt đến rút tiền tại ngân hàng Northern Rock (Anh) 1 ngày sau khi ngân hàng này yêu cầu và được tài trợ khẩn cấp từ Bank of England do khủng hoảng ngân hàng.
(Nguồn : BBC News)
Khủng hoảng kép (Twin Crisis) :
Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau.
Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis) :
Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài (vay chính thức, vay thương mại) quá nhiều, sử dụng không hiệu quả vốn nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ (như trường hợp của CHDCND Triều Tiên). Có nhiều tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi mà quốc gia đó trả trong một năm trên tổng kin ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong năm đó hoặc năm trước đó. Bình thương chỉ tiêu này nằm dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó quá lớn. Khủng hoảng nợ xảy ra khá nhiều (Argentina, hay nhiều nước châu Phi vừa qua) cùng với tiến trình toàn cần hóa kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Cuộc khủng hoảng Argentina 2001-2002 đã nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động nhất Nam Mỹ vào cảnh đói nghèo, tình hình xã hội hết sức hỗn độn. Chỉ trong vòng 1 tuần, có tới 5 vị Tổng thống lên và xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức liên tục xuống đường biểu tình.
Trong hình, người dân Argentina xuống đường biểu tình khi nước này rơi vào cảnh phá sản.
(Nguồn : vnexpress.net)
Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market) :
Với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán rất ngạy cảm và phức tạp nên cũng dễ đổ vỡ. Khủng hoảng thị trường chứng khoáng xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh (“tuột dốc” hay “giảm không phanh” quá nhanh) ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị “bán đổ”, “bán tháo” hay thị trường bị “đông cứng” vì không có giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng khoán) vào so với tiền ra thị trường chứng khoán (quỹ chứng khoán).
Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn (Crisis of Balance of Payment/ Crisis of Current Account/ Crisis of Capital Account) :
Khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập trừ đi xuất) bị thâm hụt. Khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn ngoại tệ vào gây nên thâm hụt nặng nề.
Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản (Crisis of Liquidity) :
Nếu các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả ba mặt : số lượng, thời hạn và chủng loại tiển thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của tài sản “giống như tiền” và một số loại tài sản đặc thù.
Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis) :
Ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu bù đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.
Người vô gia cư ở Tây Ban Nha tăng vọt sau khi nước này “gia nhập” cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro cùng với các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.
(Nguồn : euobserver.com)
Trên đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thể xuất hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của thị trường tài chính trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính :
Nguyên nhân bên ngoài :
* Như đã đề cập ở trên, các quan hệ tài chính là một phần của quan hệ kinh tế, có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nền sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hệ thống tài chính được coi như huyết mạch trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái, tức là nền sản xuất hàng hoá giảm sút, không thu được lợi nhuận. Để đảm bảo an toàn cho tiền của mình bên cung vốn muốn rút vốn lại hoặc không muốn cho vay vì sợ không thu hồi được nợ. Do đó các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với một lượng tiền mặt lớn để trả cho người gửi, dẫn đến nguy cơ phá sản. Trên thị trường chứng khoán lúc này giá trị thực của các công ty niêm yết sẽ tụt dốc làm xuất hiện tình trạng bán tháo cổ phiếu, trái phiếu…
* Ngoài ra các tài sản do các tổ chức định chế tài chính nắm giữ cũng bị mất giá nghiêm trọng làm giá trị thực của chúng bị giảm, gây nên tình trạng khủng hoảng. Tính thanh khoản của thị trường theo đó cũng đi xuống.
* Chẳng những thế, tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản của các công ty, tập đoàn sản xuất cũng kéo theo những khoản đền bù khổng lồ từ các công ty bảo hiểm làm cho các công ti này cũng bị sụp đổ theo do không đủ khả năng chi trả.
* Suy thoái kinh tế là vấn đề mang tính chu kì do đó khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ suy thoái kinh tế cũng mang tính chu kì. Nền kinh tế suy thoái chứng kiến sự thua lỗ, phá sản của hàng loạt không những của hãng sản xuất mà còn cả sự sụp đổ trong lĩnh vực tài chính. Suy cho cùng tài chính cũng là một bộ phận của kinh tế.
Nguyên nhân bên trong :
Trên thị trường tài chính, khủng hoảng có thể do nguyên nhân từ hoạt động bên trong của chính nền tài chính ấy. Trong nền tài chính của bất kì một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng phải đối mặt với những vấn đề như: thông tin không cân xứng, chọn lựa đối nghịch, rủi ro đạo đức…
Hệ quả của khủng hoảng tài chính :
* Khủng hoảng tài chính, nói chung, thường gây ra những tác động lớn đối với xã hội. Bởi kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc ổn định trật tự xã hội, nên khi nền kinh tế bị tác động mạnh, nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong mọi lĩng vực, mọi khía cạnh của đời sống.
* Xét về mặt tiêu cực, khủng hoảng tài chính góp phần không nhỏ làm đảo lộn trật tự xã hội. Trong tất cả các doanh nghiệp, tài chính luôn là vấn đề cốt lõi nhằm duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động. Khi gặp phải khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp khó có khả năng mở rộng đầu tư và phát triển, gây sự đình trệ trong công việc, thậm chí phá sản. Theo hiệu ứng dây chuyền, sự phá sản của doanh nghiệp này sẽ tác động tới các doanh nghiệp khác và cao hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế (tùy theo quy mô của doanh nghiệp). Không những thế, khủng hoảng tài chính còn góp phần gây ra những bất ổn về xã hội do lượng người thất nghiệp gia tăng.
* Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Nó báo hiệu sự chấm dứt thể độc tôn của các “ông lớn” trên thị trường tài chính, góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế. Đồng thời, khủng hoảng tài chính cũng buộc người ta phải xem xét, sửa đổi các nguyên tắc đã quy định lên hệ thống tài chính từ trước tới nay, loại bỏ những nguyên tắc đã không còn thích hợp để thích ứng với những biến đổi trong xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn và chủ động ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Các phương pháp dự báo khủng hoảng tài chính :
7.1 Phương pháp chỉ tiêu :
Diễn biến của tỉ giá thực, cán cân thương mại hoạc cán cân vãng lai, tiền lương thực tế và lãi suất là những chỉ số quan trọng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng.
Ví dụ : Thái lan – Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Chỉ tiêu
1992
1993
1994
1995
1996
Tốc độ tăng GD (%)
8.1
8.3
8.7
8.7
6.7
Chỉ số giá CPI (%)
4.1
3.4
5.2
5.7
5.8
Thâm hụt cán cân thương mại (tỉ USD)
-6.3
-6.4
-8.1
-13.6
-15.3
Tốc độ tăng xuất khẩu (%)
13.7
13.4
22.2
24.7
-1.8
Tốc độ tăng nhập khẩu (%)
6.0
12.2
18.5
31.6
3.1
Nợ nước ngoài (tỉ USD)
39.6
45.8
60.1
75.6
83.0
Phương pháp dự báo dựa trên các nguy cơ :
* Dựa trên thực tế cuộc khủng hoảng diễn ra năm 1997 ảnh hưởng nặng nề tới Thái Lan và Hàn Quốc các nhà kinh tế học đã xây dựng mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính”.
* Bốn nguy cơ tích lũy khủng hoảng :
Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp.
Sự kém hiệu quả của các ngân hàng, công ty tài chính.
Sự lên giá của đồng nội tệ.
Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán.
Tác động mang tính quyết định từ bên ngoài đó là sự rút vốn tài chính cùa các nhà đầu tư nước ngoài.
* Phương pháp xác định các chỉ số cảnh báo chủ chốt :
Theo ý kiến của Kaminsky, Lizodo và Reinhart đã chọn ra những chỉ số có khả năng cảnh báo tốt nhất. Cả ba người đều cho rằng :
Một hệ thống cảnh báo tin cậy cần bao quát nhiều chỉ số khác nhau bởi lẽ khủng hoảng tiền tệ thường là hậu quả của nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, tâm lý và đôi khi còn mang tính chất chính trị phức tạp.
Những biến số thường được sử dụng với danh nghĩa là những chỉ số cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể là : dự trữ ngoại tệ giảm dần, nội tệ lên giá, tăng trưởng tín dụng quá mức và lạm phát gia tăng, tính trạng tồi tệ của cán cân thương mại kết quả của xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế cũng như sự gia tăng trong lượng tiền cung ứng, tỉ lệ khối tiền tệ mở rộng (M2 hoạc M3) so với tổng dự trữ quốc gia và thâm hụt ngân sách cũng là những chỉ số quan trọng cần được tính đến.
Đối với các chỉ số khác thì những kết luận chỉ mang tính chất thử nghiệm vì chúng chỉ được rút ra chủ yếu từ một hoặc hai công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này. Như vậy một biên số tài chính, thể chế và chính trị cũng ít nhiều có hiệu lực trong dự báo các cuộc khủng hoảng tài chính.
Các biến số liên quan tới nợ nước ngoài không có ý nghĩa lắm. Mặt khác, trái với thông lệ, cán cân vãng lai không nhận được nhiều sự đồng tình trong vai trò một chỉ số cảnh báo tin cậy về một cuộc khủng hoảng. Điều này có thể là do những thay đổi của tỷ giá hối đoái đã phản ánh diễn biến của cán cân vãng lai trong phần lớn các công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng khi mà ảnh hưởng của cán cân vãng lai không nhiều lắm thì ở đó các tỷ giá hối đoái thực cũng không có tác dụng.
Một số phương pháp ngăn ngừa cơ bản :
* Tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính tại Washington tháng 5 năm 1999, người ta thông qua bản kế hoạch ngăn ngừa khủng hoảng như sau :
Tránh tác động qua lại giữa mất cân đối bảng cân đối tài chính của ngân hàng với tỷ giá cố định.
Nhiều ý kiến cho rằng chính ngân hàng ở các thị trường mới nổi cần phải ngăn cản những khoản vay ngoại tệ ngắn hạn nhiều rủi ro.
Tránh áp dụng chế độ tỷ giá cố định là một biện pháp quan trọng làm cho rủi ro tiền tệ không được bảo hiểm trở nên rõ ràng và đơn giản hơn, song vẫn chưa đủ về những biến động tiền tệ vẫn xảy ra