Tiểu luận Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường tài chính Việt Nam

Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Tại sao một cuộc khủng hoảng tại Mỹ lại có thể tạo ra làn sóng ảnh hưởng lớn như vậy và các quốc gia trên thế giới cần phải đối phó như thế nào nếu một sự kiện tương tự lại xảy ra trong thời gian tới? Đây chính là nguyên nhân khiến nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường tài chính Việt Nam” dể nghiên cứu trong quá trình học tập môn Tài chính quốc tế. Trong khuôn khổ của tiểu luận, nhóm tác giả chú trọng tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và phân tích những giải pháp ứng phó của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn khủng hoảng ngày càng trầm trọng để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Tiểu luận được kết cấu với 3 chương: Chương I: Tổng quan chung về khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 Chương II: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính Mỹ 2008 và một số tác động tới thị trường tài chính Việt Nam Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Do đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm tác giả rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn.

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường tài chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Tại sao một cuộc khủng hoảng tại Mỹ lại có thể tạo ra làn sóng ảnh hưởng lớn như vậy và các quốc gia trên thế giới cần phải đối phó như thế nào nếu một sự kiện tương tự lại xảy ra trong thời gian tới? Đây chính là nguyên nhân khiến nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường tài chính Việt Nam” dể nghiên cứu trong quá trình học tập môn Tài chính quốc tế. Trong khuôn khổ của tiểu luận, nhóm tác giả chú trọng tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và phân tích những giải pháp ứng phó của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn khủng hoảng ngày càng trầm trọng để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Tiểu luận được kết cấu với 3 chương: Chương I: Tổng quan chung về khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 Chương II: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính Mỹ 2008 và một số tác động tới thị trường tài chính Việt Nam Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Do đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm tác giả rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn./ Chương I: Tổng quan về khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 Năm 2001, nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái sau cuộc khủng hoảng dotcom, thêm vào đó là việc nước Mỹ lao vào cuộc chiến chống Afghanistan và Irak sau khủng bố ngày 11 tháng 9. Để khuyến khích dân chúng tiêu thụ, ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất. Từ năm 2003 đến năm 2005, ngân hàng trung ương giảm lãi suất chỉ đạo từ 6% xuống còn 1%. Kết quả là với lãi suất quá thấp, đầu tư và tiêu thụ trở nên quá dễ dàng, thị trường tài chính của Mỹ tăng nhanh trở lại và tạo nên “bong bóng bất động sản”. Đến giữa năm 2006, ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất để đề phòng lạm phát, khiến cho bong bóng đầu tư, đầu cơ địa ốc bị vỡ vì nhiều người vay tiền quá khả năng thanh toán, trả tiền nhà không nổi, nhà bị tịch biên. Bắt đầu từ thị trường nhà đất, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ. Diễn biến của cuộc khủng hoảng và ứng phó của nước Mỹ Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa thể ước tính chính xác. Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra với hàng loạt các tổ chức tài chính bị phá sản hoặc sáp nhập. Đứng trước những tổn thất nghiêm trọng xảy ra trên toàn hệ thống tài chính, chính phủ Mỹ đã đưa ra một số biện pháp với mong muốn cải thiện tình hình nguy cấp và cứu vãn nền kinh tế. Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008).  Federal Reserve Board: "Press Release-FOMC Statement-18 September 2007”  Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.  Financial Times: "Fed slashes rates to near zero” Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có và hạ lãi suất tái chiết khấu. "FRB: Speech—Bernanke, The Recent Financial Turmoil and its Economic and Policy Consequences—15 October 2007” Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng. Danh sách các tổ chức lớn bị phá sản hoặc sáp nhập trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 STT Tên Quy mô Thiệt hại Giải pháp   1   Lehman Brothers Tổng tài sản: 639 tỷ USD. Tổng vốn góp cổ phần: $22490 tỷ USD. Số lượng nhân viên: 26200 người. Là một trong 4 ngân hàng đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ. Nợ ngân hàng: 613 tỷ USD. Nợ trái phiếu: 155 tỷ USD. Cổ phiếu mất giá trên 90% vào ngày 15/09/2008 15/09/2008: nộp đơn phá sản theo chương 1 Luật Phá sản Mỹ. Là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ 2 Merrill Lynch Tổng tài sản: 1,02 nghìn tỷ USD. Số lượng nhân viên: 60.000 người Xếp thứ 32 trong danh sách Global 2000 (các công ty lớn nhất thế giới) Thua lỗ quý IV/2007: 9,83 tỷ USD. Thua lỗ ròng quý I/2008: 1,97 tỷ USD. mất giá tài sản (2007): 16,7 tỷ USD. Bán cho ngân hàng Mỹ (BoA) với giá 50 tỷ USD. 3 Bear Stearns Tổng tài sản: 350,4 tỷ USD. Tổng vốn góp cổ phần: 66,7 tỷ USD. Số lượng nhân viên: 15.500 người Là công ty chứng khoán lớn thứ 7 thế giới Thiệt hại quý IV/2007: 859 triệu USD. Mất giá tài sản (2007): 1,9 tỷ USD. 30/05/2008: Bán cho JP Morgan Chase với giá 1,1 tỷ USD. 4 Freddie Mac Tổng tài sản: 794,4 tỷ USD Tổng vốn góp cổ phần: 26,7 tỷ USD Số lượng nhân viên: 5.281 người Là công ty công lớn thứ 20 trên thế giới và là công ty tài chính lớn thứ 2 về thế chấp tại Mỹ Thua lỗ (2007): 4,6 tỷ USD Thua lỗ quý II/2008: 821 triệu USD 07/09/2008: FED kí hợp đồng bỏ ra 1 tỷ USD hỗ trợ cho Freddie Mac, đổi lại giành quyền kiểm soát các cổ phiếu ưu đãi đặc biệt của công ty này. 5 Fannie Mae Tổng tài sản: 882,5 tỷ USD Tổng vốn góp cổ phần: 44 tỷ USD Là tổ chức hàng đầu trong thị trường thế chấp dưới chuẩn của Mỹ Thua lỗ (2007): 2  tỷ USD Thua lỗ quý II/2008: 2,3 tỷ USD 07/09/2008: cùng với Freddie Mac bị FED tiếp quản Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008. Về phía Chính phủ, trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ nhằm vực dậy nền kinh tế. Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này. Tiếp đó, ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar, The New York Times: "Signing Stimulus, Obama Doesn’t Rule Out More” 1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Chứng khoán hóa Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) MBS - Mortgage backed security , giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) CDO - Collateralized debt obligation và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính tồn tại không ít rủi ro. Một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. Sự buông lỏng quản lý hệ thống tài chính của Mỹ Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn 20 năm qua. Trong giai đoạn 2004-2006, cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 21% tổng các khoản vay cầm cố, tăng so với mức 9% giai đoạn 1996-2004, trong đó chỉ tính riêng năm 2006 tổng giá trị các khoản vay cầm cố dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 giá trị thị trường cho vay mua nhà của Mỹ. Sự phát triển mạnh của hình thức cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỉ lục, cộng thêm các tiểu chuẩn cho vay nới lỏng và hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ. Bong bóng thị trường bất động sản. Cùng với việc điều chỉnh giảm lãi suất qua đêm liên ngân hàng để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ quý IV năm 2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3,3%.Thời điểm đó, tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ dollar. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Khủng hoảng niềm tin trầm trọng Gần tám mươi năm sau những cải cách của chính phủ Franklin D.Roosevelt, nước Mỹ lại đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát thị trường của chính phủ. Thực tế, chính những nhà quản lý và chính khách gia hàng đầu của nước Mỹ cũng bị bất ngờ bởi quy mô và sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính. Việc một loạt các tổ chức tài chính uy tín lâu năm sụp đổ đã dẫn đến niềm tin vào thị trường bị tuột dốc và “suy nghĩ và hành động bầy đàn” trở nên phổ biến. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường tài chính càng trở nên hỗn loạn và đẩy cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn thế giới. Chương II: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính Mỹ 2008 và một số tác động tới thị trường tài chính Việt Nam Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Đối với nước Mỹ Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản. Ngày 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát. Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại. Đối với thế giới Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như  Nhật Bản, Đài Loan , Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại. Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập. Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008. Một số tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tới thị trường tài chính Việt Nam Để xem xét cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động như thế nào đến Việt Nam hãy nhìn vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Xét trên khía cạnh đầu tư, hiện nay, Mỹ làm một trong số các nước đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (Nguồn: Bộ Công thương), chiếm tỷ trọng khoảng 23-25%. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như không đáng kể do đó Việt Nam hầu như không chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Về tác động gián tiếp, do Việt Nam chưa vào sâu trong cuộc chơi toàn cầu nên các tác động dường như chưa lan tới. Điều này cũng là lợi thế của Việt Nam, cho thấy nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế “an bình” không bị bão táp làm tan vỡ. Đối với ngành ngân hàng Hoạt động ngân hàng của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việ Nam chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vat doanh nghiệp có độ phân tán rủi ro cao và ít có sự liên thông đầu tư tới các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ cũng nhưng các nước khác trên thế giới. Do đó, khi khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 diễn ra thì ngành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không đáng kể. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư ví dụ có thể xảy ra khả năng một số nhóm nhà đầu tư sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu ngành ngân hàng nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá cổ phiếu ngân hàng xuống. Chủ yếu các tác động gián tiếp do các dòng vốn thông qua thị trường chứng khoán hay hệ thống đầu tư và qua một số ngân hàng liên kết tiếp vốn. Đối với hoạt động Đầu tư: Các chuyên gia đều nhân định cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 sẽ chỉ gây ra những tác động nhỏ, gián tiếp đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Ảnh hưởng nhỏ được các chuyên gia lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do đồng tiền của Việt Nam chưa có tính chuyển đổi. Có nguyên nhân do lượng tiền đầu tư của Việt Nam vào thị trường tài chính Mỹ không đáng kể. Có nguyên nhân do các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thồi điểm năm 2008 đang chuyển biến tích cực, từ lạm phát, nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, thu ngân sách... Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vốn cao và thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng vốn đầu tư gián tiếp (FII) thì có thể có chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó. Đối với Thị trường chứng khoán Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư (NĐT). Còn hoạt động của thị trường chứng khoán vẫn do các yếu tố nội tại của nền kinh tế nước ta quy định. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở thị trường nước ngoài có thể khiến nguồn vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho TTCK khó có thể tăng quá nhanh như vừa qua. Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường tài chính Việt Nam. 3.1. Bài học kinh nghiệm nhằm phát triển thị trường tài chính Việt Nam Dù cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 đã đi qua, tuy nhiên việc nghiên cứu để rút ra được những bài học kinh nghiệm để trong quá trình xây dựng và phát triển sẽ tránh được những sai lầm hay các nguy cơ xuất hiện sự đổ vỡ trong hoạt động tài chính ươm mầm cho cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. 3.1.1. Bài học thứ nhất: Hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phòng thủ đầu tiên trước bất kỳ cơn bão tài chính nào. Bài học này cho chúng ta thấy sự quan trọng của các công cụ giám sát tài chính và việc quan tâm đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm ....Một nền kinh tế càng có độ mở bao nhiêu thì việc giám sát thị trường và các tổ chức tài chính càng phải chặt chẽ bấy nhiêu vì nền kinh tế thị trường mở cũng đồng nghĩa với nguy cơ doanh nghiệp thất bại cao kèm theo đó là những rủi ro lớn của các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư và cho vay đối với các doanh nghiệp đó. Ngoài ra thì để có thể giám sát tốt, hay việc định mức tín nhiệm hiệu quả thì đòi hỏi thông tin thị trường phải minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính. 3.1.2. Bài học thứ hai: Cho vay dưới chuẩn nhưng thiếu cơ chế kiểm soát là một con dao hai lưỡi. Như đã phân tích trong phần nguyên nhân tạo nên khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 thì hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng và tổ chức tài chính được chính phủ Mỹ cho phép và khuyến khích. Đó là việc để hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn có điều kiện sở hữu nhà ở, Chính phủ Mỹ có chương trình “cho vay dưới chuẩn” với lập luận chỉ cần cho vay tiền mua nhà thì những người có thu nhập thấp có thể sở hữu nhà, chỉ mất tiền trả lãi đến kì. Khi thị trường bất động sản hoạt động hiệu quả giá nhà tăng thì họ có thể bán nhà và kiếm được tiền chênh lệnh. Có cơ hội mua nhà mới phù hợp túi tiền và có thêm thu nhập. Bù lại các ngân hàng và các tổ chức tài chính được hưởng mức lãi suất cho vay cao hơn để bù rủi ro. Một cơ chế cho vay lỏng lẻo và thiếu kiểm soát khi chính phủ chỉ dựa vào việc tạo ra lợi ích tạo lập nhà ở cho người thu nhập thấp mà không tính toán tới khả năng trả nợ của họ khi thị trường
Tài liệu liên quan