Tiểu luận Kỹ năng làm việc nhóm và học tập

Hiểu biết về nghề nghiệp tương lai đóng góp một cách quan trọng vào nhân cách và cuộc sống của tuổi trẻ. Với ước vọng nghề nghiệp, cố gắng thực hiện được mục tiêu này, dù vẫn còn ở trường trung học, tuổi trẻ được bạn bè nể nang, làm tăng thêm lòng tự tin, tự trọng và nhân cách. Ngược lại, không có ý tưởng thích đáng về nghề nghiệp, tuổi trẻ tỏ ra thiếu niềm tin, thiếu tự trọng, không định hướng được hướng đi cho nghề nghiệp tương lai, thường gặp những hoàn cảnh bất lợi cho cuộc sống sau này.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kỹ năng làm việc nhóm và học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh Khoa Toán – Tin Học --------oOo------- KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ HỌC TẬP Hướng Nghiệp Sinh Viên GVHD: PGS. TS Đặng Đức Trọng Nhóm thực hiện: Điểm 10 Chất Lượng 1. Phan Thanh Liêm 0711123 2. Trịnh Thị Mỹ Linh 0711128 3. Phạm Thị Quyên 0711322 4. Nguyễn Duy Khương 0711111 5. Trần Minh Hoàng 0711099 6. Mai Hoàng Lộc 0711121 7. Phan Lê Trung 0711248 8. Trần Hữu Hồng 0711085 9. Phạm Thị Sang 0711191 10. Nguyễn Đình Khôi 0711110 11. Lê Đình Lĩnh 0711139 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 NĂM 2010 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề Hiểu biết về nghề nghiệp tương lai đóng góp một cách quan trọng vào nhân cách và cuộc sống của tuổi trẻ. Với ước vọng nghề nghiệp, cố gắng thực hiện được mục tiêu này, dù vẫn còn ở trường trung học, tuổi trẻ được bạn bè nể nang, làm tăng thêm lòng tự tin, tự trọng và nhân cách. Ngược lại, không có ý tưởng thích đáng về nghề nghiệp, tuổi trẻ tỏ ra thiếu niềm tin, thiếu tự trọng, không định hướng được hướng đi cho nghề nghiệp tương lai, thường gặp những hoàn cảnh bất lợi cho cuộc sống sau này. Trong những năm vừa qua, việc giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học và Đại học có được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông như: sách, báo, .. hay trên các diễn đàn giáo dục nhưng hầu hết là chỉ đưa ra mục tiêu phấn đấu chứ chưa thực sự có một biện pháp cụ thể nào. Hoặc nếu có chỉ ở một mức chung chung nên không thể giải quyết được phần đông nhu cầu của học sinh, sinh viên hiện nay. Cho nên, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ngồi lại để cùng nhau bàn một lối đi mở cho vấn đề về Giáo Dục Hướng Nghiệp. 1.2 Định nghĩa “Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp được hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học…nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” TS. Trần Thị Hương (Chủ biên), GIÁO DỤC HỌC PHỒ THÔNG, Thành phố Hồ Chí Minh, NXB ĐHSP TP.HCM,2009,trang 55 – 56. . Giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng về nghề và khả năng của bản thân, trong đó vai trò của người giáo viên, nhà trường, gia đình, xã hội là hết sức quan trọng trên con đường giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân. Như vậy, công tác hướng nghiệp có 3 nhiệm vụ cơ bản là: định hướng nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề. 1. 3 Mục đích – mục tiêu Sau khi đổi mới (năm 1986), nước ta bắt đầu hình thành nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được điều đó, Đảng và nhà nước ta từ lâu đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Bộ GDĐT được giao nhiệm vụ phải tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động GDHN là: Thứ nhất là giúp học sinh, sinh viên hiểu và hiểu rõ nhu cầu nghề nghiệp của nước ta nói chung, của từng địa phương trong nước nói riêng. Thứ hai là phải tổ chức các buổi thực tế tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp để học sinh, sinh viên tận mắt chứng kiến các hoạt động đang diễn ra, từ đó xác định nghề nghiệp tương lai một cách chính xác, hiệu quả nhất. Thứ ba đó là nắm vững cơ sở khoa học, các kỹ năng cần thiết của hoạt động lao động. Sự kết hợp của lý thuyết lẫn thực tiễn sẽ hình thành nên học vấn nghề nghiệp, tạo kỹ năng thích ứng nhanh nhất với nghề nghiệp tương lai. Thứ tư là phải hình thành cho học sinh, sinh viên các tiêu chí trong việc chọn nghề. Đó là sở thích, sở trường, đam mê, khả năng của bản thân hay là nhu cầu hiện tại cũng như trong thời gian tới của xã hội. Điều cuối cùng hết sức quan trọng, đó là giúp học sinh cuối cấp, sinh viên năm cuối chọn được nghề nghiệp trên cơ sở các tiêu chí đã được đưa ra ở trên. II. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN 2. 1 Định nghĩa Lứa tuổi này bao gồm những em có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT đang học tập tại các trường học viện, đại học, cao đẳng. 2.2 Tâm lý lứa tuổi và cuộc sống Ở lứa tuổi này, sự hình thành các mối quan hệ trở nên cần thiết như bạn cùng lớp, cùng nhóm, cùng sở thích, tình bạn khác giới, tình yêu đôi lứa…Có thể nói họ đã có năng lực giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ xã hội. Họ năng động, sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc giải quyết các khó khăn. Việc quan trọng nhất của họ vẫn là học tốt ngành đã chọn để sau khi tốt nghiệp định vị cho bản thân một nghề để nuôi sống bản thân. 2.3 Thực trạng - Hướng nghiệp cho sinh viên: có hay không ? Hiện nay, việc hướng nghiệp cho sinh viên thật sự chưa được đầu tư. Chẳng hạn người ta mặc định rằng, học sư phạm ra thì đi dạy, học y dược ra thì làm bác sỹ…còn những ngành nghề khác học ra sẽ làm gì. Ví dụ như ngành xã hội học, hải dương học…Phải chăng nhà trường cần phải tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên trước khi tốt nghiệp, để họ có đủ năng lực, kỹ năng để hoàn thành tốt và xuất sắc nghề mà mình đã học chứ không phải đào tạo lại. Hầu hết các trường tại Việt Nam chưa chú trọng vào vấn đề này, điều đó khiến một bộ phận lớn sinh viên không biết con đường vào đời của mình sẽ như thế nào. - Chọn 1 nghề và những ứng dụng khác Trong suy nghĩ chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Nhưng theo như thuật ngữ hướng nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp. Trong đó việc chọn nghề chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Qua đó có thể thấy rằng việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là hết sức cần thiết, liên tục và kéo dài từ khi bước chân vào giảng đường cho đến khi họ tốt nghiệp. VD: Sinh viên năm I: cần được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm thế nào có thể hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào để có một phương pháp học đại học hiệu quả; còn sinh viên năm cuối: cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cho năm năm, mười năm... - Hướng nghiệp ở các đại học “Theo một khảo sát mới nhất tại Trường đại học Bách khoa TP.HCM về công tác hướng nghiệp cho sinh viên: có 52,6% sinh viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho mình; 46,3% sinh viên hiện nay chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp; 44,8% sinh viên không hình dung về nghề nghiệp của mình sau năm năm. Trên 80% sinh viên tự nhận rằng kỹ năng xin việc dưới mức trung bình” Hướng nghiệp cho sinh viên: Đang bị bỏ quên [online]. Địa chỉ: [truy cập lúc 12h ngày 30/4/2010] . Khi hỏi các bạn sinh viên, có một điều dễ nhận thấy hầu hết bạn sinh viên hiện nay đang coi nhẹ việc định hướng nghề nghiệp, họ ít hoặc vẫn chưa hiểu và trả lời các câu hỏi cụ thể như: sau khi tốt nghiệp thì tôi sẽ làm được gì? Làm thế nào để có một công việc phù hợp? Kiến thức được học có thật sự cần thiết hay không? Nhà tuyển dụng sẽ cần gì ở tôi ? Tôi phải bổ sung thêm những kỹ năng gì ? … Điểm yếu kém của sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp thường là: lý thuyết tạm ổn nhưng thực tế yếu, không có khả năng tổng hợp, không áp dụng được lý thuyết vào thực tế, hầu như không có những kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp…Qua đợt thực tập tốt nghiệp, ngày hội việc làm, phần lớn sinh viên tỏ ra lúng túng vì kiến thức học được ở trường đại học khác xa với những gì trong khi đi làm, dẫn đến những ước mơ, kỳ vọng của họ về nghề nghiệp tương lai bị sụp đổ. Những phân tích ở trên cho thấy vai trò quan trọng của vấn đề hướng nghiệp cho sinh viên khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường. Nguyên nhân đếm không hết nhưng quan trọng nhất là hiện nay lực lượng tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên thiếu hụt trầm trọng, việc xây dựng được một khung cho công tác giáo dục hướng nghiệp vẫn chưa có. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, giám đốc Công ty tư vấn nguồn nhân lực L&A, nhận định: “Công tác hướng nghiệp cho sinh viên hiện nay chưa được chú trọng đúng tầm, nên việc sinh viên sau khi tốt nghiệp mất phương hướng về nghề nghiệp là điều dễ hiểu, hai đặc điểm có thể nhận thấy rõ nhất là phần lớn ứng viên không tự tin về bản thân và kỹ năng xin việc dưới trung bình” Hướng nghiệp cho sinh viên: Đang bị bỏ quên [online]. Địa chỉ: [truy cập lúc 12h ngày 4/5/2010]. . “Bạn Văn Toàn (sinh viên năm 4 khoa quản lý công nghiệp - Đại học Bách khoa) bày tỏ: “Rất nhiều chuyên gia nhận xét sinh viên chúng tôi thiếu rất nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề... là chính xác. Nhưng thử hỏi chúng tôi muốn có những kỹ năng này thì phải học ở đâu, đâu có nơi nào dạy và trang bị, trong khi đó trên giảng đường vẫn chỉ là những bài học lý thuyết khô khan và cứng nhắc” Hướng nghiệp cho sinh viên: Đang bị bỏ quên [online]. Địa chỉ: [truy cập lúc 12h ngày 4/5/2010]. . - Thành lập các Trung tâm hướng nghiệp Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy rằng các nước có nền giáo dục tiên tiến đều đã có một đơn vị đảm nhiệm công tác hướng nghiệp cho sinh viên trước và sau khi ra trường. Đơn vị đó sẽ cung cấp, tư vấn cho sinh viên những nội dung cần phải bổ sung trong quá trình áp dụng kiến thức vào thực tiễn công việc. Nội dung chương trình phát triển hướng nghiệp được thiết kế giúp sinh viên có thể kết nối, đối thoại với các chuyên gia cố vấn về nghề nghiệp. Bên cạnh đó họ được hướng dẫn thực hành những công việc thực tế, được đào tạo về kiến thức và những lời khuyên nghề nghiệp để có thể có một kế hoạch quản lý nghề nghiệp một cách bài bản và hiệu quả. Ở VN hiện nay mới chỉ có TTHTSV, đơn vị quản lý là Đoàn trường hoặc Hội sinh viên trường, chức năng là giới thiệu việc làm cho sinh viên đồng thời tư vấn những vấn đề về việc làm và trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nhưng việc định hướng nghề nghiệp hầu như chưa được chú tâm. Một mô hình hiệu quả do chính sinh viên tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ học thuật. Đây là một mô hình rất hiệu quả, hiện nay chủ yếu là tổ chức các sân chơi học tập cho sinh viên, hướng sắp tới là phát huy tốt công tác hướng nghiệp. “Theo thống kê của Hội Sinh viên TP.HCM, hiện nay ở TP có 26/81 trường đại học, cao đẳng có trung tâm hỗ trợ sinh viên”. Ví dụ: Trường ĐHKHTN hiện nay có 11 CLB học thuật hoạt động khá thường xuyên, hiệu quả, mà điểm nổi bật là sức lan tỏa của các cuộc thi học thuật. Khoa Toán Tin với “Đi tìm lời giải”, Khoa CNTT với “Thách thức”, Khoa Vật Lý với “Bigbang”, Khoa Hóa với “Hóa học và tôi”, Khoa Sinh với “Vườn ươm Menden”… III. HỒ SƠ XIN VIỆC 3. 1 Đơn xin việc - Hình thức: có 2 cách viết một đơn xin việc + Viết tay: nếu chữ đẹp, khoe ưu điểm. + Đánh máy: fone chữ Times New Roman, cỡ chữ 13. - Nội dung: gồm 3 phần chính + Mở bài: Tại sao biết công ty tuyển dụng Chứng minh khả năng hiểu biết về công ty Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp + Thân bài: Nói rõ về học vấn, tay nghề, kinh nghiệm Lợi ích đóng góp cho công ty + Kết bài: Xin gặp người phụ trách để được trao đổi thêm hoặc tham dự phỏng vấn 3.2 Sơ yếu lý lịch - Các kiểu sơ yếu lý lịch cơ bản + Kiểu kỹ năng + Kiểu theo trình tự thời gian + Kiểu chức năng + Kiểu hình tượng - Nội dung chính + Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại. + Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có). + Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện. + Các kỹ năng có liên quan đến công việc: + Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn. + Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp. + Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn. Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo. 3.3 Bằng cấp, thư giới thiệu Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác. 3.4 Các tài liệu chứng minh thành tích - Giấy chứng nhận tham gia các hoạt động tại trường, ví dụ như: + Tham gia Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi. + Tham gia Hiến máu nhân đạo. + Tham gia các lớp kỹ năng mềm. + Giấy khen các cấp. Thư xin việc thuyết phục Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt. Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn. IV. KHẢO SÁT CÔNG TY 4.1 Thu thập thông tin - Địa điểm công ty và các chi nhánh nếu có. Xem web công ty. - Tổ chức nhân sự của công ty. - Tìm phát biểu về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Khả năng phát triển của công ty. - Đọc và lưu các bài giới thiệu về công ty. - Tìm thông tin về văn hóa công ty. - Tìm các đối tác, nhà cung cấp của công ty - Tìm các đối thủ cạnh tranh của công ty - Trò chuyện với nhân viên công ty, với các đối tượng cạnh tranh. 4.2 Công ty Diginet Corporation 4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty DigiNet được thành lập vào tháng 4 năm 1996. Tháng 7 năm 2004 công ty đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Trụ sở chính của công ty đặt tại TPHCM, ngoài ra công ty có văn phòng tại thủ đô Hà Nội. Với 4 nhân viên từ những ngày đầu thành lập, sau 12 năm phát triển công ty đã có một nguồn nhân lực hùng hậu với hơn 150 nhân viên, đa phần chuyên ngành tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp. 4.2.2 Sản phẩm, đối tác, khách hàng DigiNet là công ty hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực phần mềm quản trị doanh nghiệp với sản phẩm chủ đạo là LEMON3-ERP. LEMON3-ERP được phát triển từ năm 1998, kể từ khi chính thức tham gia thị trường thương hiệu LEMON3-ERP ngày càng được nhiều doanh nghiệp trong cả nước tin dùng. Sau đây là một số khách hàng tiêu biểu: VOCARIMEX TỔNG CÔNG TY CÔNG TY CÔNG NGHIỆP DẦU THỰC VẬT Sản xuất kinh doanh dầu mỡ động thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, than gáo dừa và các sản phẩm từ cây có dầu BERJAYA LAND Kinh doanh bất động sản Công ty Cổ phần Lê Bảo Minh Kinh doanh thiết bị máy văn phòng  Công ty TNHH Panasonic Việt Nam Chế tạo và phát triển các sản phẩm điện tử dân dụng, điện tử doanh nghiệp, và điện tử công nghiệp Công ty TNHH Thương mại Tấn Khoa Phân phối sản phẩm đồ uống Công ty TNHH Thành Nội Thức ăn nhanh Việt Nam Công ty TNHH thức ăn gia súc Lái Thiêu Sản xuất thức ăn gia súc Công ty TNHH Ky Vy Sản xuất sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em Công ty TNHH Sanyo Semiconductor (Việt Nam) Sản xuất thiết bị bán dẫn Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài gòn Thương Tín SACOMBANK-SBJ Kinh doanh vàng bạc đá quý SAVICO Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn Kinh doanh thương mại, bất động sản và dịch vụ tài chính Công viên Văn hóa Đầm Sen Khu vui chơi giải trí   Công ty CP Công nghệ Truyền thông DTS Cung cấp các giải pháp hạ tầng mạng, hệ thống lưu trữ từ xa Công ty Cổ phần SX-TM-DV Phở 24 Cung cấp thức ăn nhanh Việt Nam Bệnh viện mắt Cao Thắng Chăm sóc y tế nhãn khoa Công ty Cổ phần nhựa Vân Đồn Sản xuất sản phẩm nhựa Cty TNHH Dệt Thái Tuấn Dệt may và thời trang Cty CP Chế Biến Thủy Sản Út Xi Chế biến thủy sản Cty TNHH SX TM DV Khải Vy Sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu Cty TNHH Nhựa Đại Đồng Tiến Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp và nhựa gia dụng Cty CP Hữu Liên Á Châu Sản xuất kinh doanh thép Cty TNHH VinaCapital Quản lý quỹ đầu tư, tư vấn tài chính, đầu tư bất động sản v.v. Cty CP Ngô Han Sản xuất và kinh doanh cáp viễn thong Tổng Cty Du Lịch Sài Gòn Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát, dịch vụ lữ hành Cty Cao Su Bình Long Trồng và chế biến cao su Cty CP Dầu Thực Vật Tường An Sản xuất và kinh doanh dầu thực vật Rex Hotel Kinh doanh dịch vụ khách sạn, giải trí Cty Xuất Nhập Khẩu Y Tế II Kinh doanh các thiết bị y tế Cty TNHH Quốc Tế ZC Việt Nam Sản xuất các loại dao công nghiệp Cty CP Cáp - Nhựa Vĩnh Khánh Sản xuất và kinh doanh cáp viễn thong Cty TNHH M.T.V. Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn Sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Cty CP May Sài Gòn 3 Sản xuất các sản phẩm may mặc Cty CP Công Nghệ Sinh Học Dược Phẩm ICA  Sản xuât các mặt hàng liên quan đến mỹ phẩm, dược Cty Lương Thực TPHCM Sản xuất và kinh doanh gạo và thực phẩm Cty CP TIE Kinh doanh hàng điện tử Cty Tân Cảng Sài Gòn Kinh doanh dịch vụ cảng Cty TNHH RINNAI Việt Nam Sản xuất thiết bị điện gia dụng Cty Liên Doanh KFC Việt Nam Thức ăn nhanh Cty TNHH KODA International Sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Cty TNHH Thương Mại KIM TÍN Sản xuất và kinh doanh que hàn 4.2.3 Liên hệ công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIA NÉT Tên giao dịch: DIGINET CORPORATION Trụ sở chính: 5 Tôn Đức Thắng Quận 1  Thành phố Hồ Chí Minh Tel (84-8) 39102616 (Trụ sở) (08) 38230116 (Phòng Kinh doanh) Fax (84-8) 39102620 Email sales@diginet.com.vn Văn phòng Hà nội Phòng 401 Tòa nhà Phú Quý số 209 Giảng Võ,  Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Tel (04) 37281292 Fax (04) 37281294  Email hanoi@diginet.com.vn  4.2.4 Tuyển dụng 4.2.4.1 Vị trí tuyển dụng: LẬP TRÌNH VIÊN (PROG): 5 người Mô tả công việc:  Chịu trách nhiệm viết mã cho các phân hệ phần mềm  Làm việc chặt chẽ với Phòng Phân Tích Thiết Kế  Nghiên cứu và ứng dụng các công cụ và kỹ thuật lập trình mới Yêu cầu:  22-28 tuổi  Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành CNTT  Thành thạo lập trình VB6, VB.Net, ASP.Net, SQL Server 2000, Crystal Report   Có kinh nghiệm làm việc theo nhóm  Có tính cách cẩn thận, tỷ mỷ Các vị trí tuyển dụng (online), địa chỉ: truy cập lúc 7h30, ngày 10/5/2010 4.2.4.2 Đơn xin việc, Sơ yếu lý lịch 4.2.4.2.1 Đơn xin việc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc ……………………… ĐƠN XIN VIỆC Kính gởi: Ban lãnh đạo công ty DigiNet Corporation Tôi được biết quí công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở vị trí Nhân viên lập trình viên trên trang: Đây chính là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình học tập và làm việc từ trước đến nay của tôi. Thông qua mẫu quảng cáo, tôi được biết vị trí quí công ty đang tuyển dụng đòi hỏi am hiểu kiến thức về sản phẩm CNTT, am hiểu kinh doanh qua mạng có kĩ năng nghe nói đọc viết tiếng Anh tốt, có khả năng xử lý tình huống nhanh, giao tiếp, thuyết phục khách hàng tốt và sử dụng vi tính thành thạo... Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM, khoa Toán-Tin học, trong đó các Toán, Tin Học, tiếng Anh được chú trọng và đầu tư hàng đầu. Tôi cũng hiểu ngoài những yêu cầu trên, vị trí quí công ty đang tuyển dụng còn đòi hỏi người có khả năng làm việc độc lập, hòa đồng với tập thể, cũng như có khả năng làm việc trong môi trường có áp lực cao. Đây chính là những kĩ năng mà tôi đúc kết được qua quá trình học tập, làm việc từ trước đến nay ở Việt Nam. Vì những kĩ năng, kinh nghiệm nêu trên, tô
Tài liệu liên quan