Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia trong quan hệ kinh tế Quốc tế. Ví dụ: 1 USD = 106 JPY.
Tuy nhiên, để đồng tiền có thể thanh toán được ở bên ngoài quê hương của nó, hay chuyển đổi ra nội tệ của một nước thì nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền đó gọi là ngoại tệ. Đó là phương tiện thanh toán và đầu tư Quốc tế.
Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi như: USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh),.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. Đặc điểm của thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia có thể khác nhau.
11 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử áp tỷ giá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Tổng quan về tỷ giá
Khái niệm về tỷ giá và thị trường ngoại hối:
Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước kia trong quan hệ kinh tế Quốc tế. Ví dụ: 1 USD = 106 JPY.
Tuy nhiên, để đồng tiền có thể thanh toán được ở bên ngoài quê hương của nó, hay chuyển đổi ra nội tệ của một nước thì nó phải được ngân hàng nước đó thu mua. Những đồng tiền đó gọi là ngoại tệ. Đó là phương tiện thanh toán và đầu tư Quốc tế.
Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử dụng rộng rãi như: USD (Mỹ), JPY (Nhật), Bảng (Anh),...
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. Đặc điểm của thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia có thể khác nhau.
2- Vai trò của tỷ giá:
Tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Sự vận động của nó có tác động sâu sắc tới mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia:
Thứ nhất, tỷ giá là phương tiện trao đổi thương mại quốc tế, nó quy định tỷ lệ quy đổi giữa các loại tiền.
Thứ hai, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế: sự thâm hụt hoặc thặng dư cán cân. Khi đồng tiền của một nước tăng giá (so với các đồng tiền khác) thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn. Ngược lại, hàng hoá nước ngoài ở nước đó lại rẻ hơn.
Thứ ba, tỷ giá là công cụ điều tiết vĩ mô, ảnh hưởng tới tổng cầu, sản phẩm quốc dân, thất nghiệp... Tỷ giá góp phần vào việc cải thiện cung cầu về ngoại tệ, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài. Song,việc điều hành tỷ giá không tốt có thể dẫn tới lạm phát, khủng hoảng.
3- Những nhân tố tác động tới tỷ giá:
Về dài hạn, có bốn nhân tố chính tác động tới tỷ giá là:
Mức giá cả tương đối. Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá cả hàng nội tăng (giá hàng ngoại giữ nguyên) thì nhu cầu hàng nội có xu hướng giảm xuống, đồng thời đồng nội tệ cũng giảm giá để hàng nội vẫn bán được tốt. Nếu giá hàng ngoại tăng, thì cung về hàng nội và nội tệ lại tăng lên vì hàng nội vẫn có thể tiêu thụ tốt ngay cả khi giá trị cao hơn đồng nội tệ.
Thuế quan và cô-ta: là những hàng rào ngăn cản tự do buôn bán giữa các quốc gia. Việc đánh thuế cao vào hàng nhập, miễn thuế cho hàng xuất khẩu, hay việc hạn chế cấp quô-ta (số lượng hàng ngoại nhập) sẽ khuyến khích được xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Khi đó, nhu cầu hàng nội tăng và đồng nội tệ cũng tăng. Như vậy, về lâu dài, thuế quan và cô-ta làm cho đồng tiền của một nước tăng giá.
Sự ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Trong một nước, cầu đối với hàng xuất tăng sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng. Ngược lại, cầu về hàng nhập tăng lại làm cho đồng tiền nước đó giảm.
Năng suất lao động: Về lâu dài, năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác sẽ làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.
4- Sự can thiệp điều hành tỷ giá:
Thông thường, ngân hàng Trung Ương (NHTW) là cơ quan thay mặt Chính Phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối trong việc điều hành tỷ giá, song không phải là vô hạn. Trên thị trường ngoại hối, NHTW đóng vai trò kép là: ngân hàng mua bán ngoại tệ và sử dụng các công cụ can thiệp khi cần thiết.
Các loại hình can thiệp của NHTW:
Can thiệp trách nhiệm: đựoc thực hiện khi tỷ giá một đồng tiền trong hệ thống một tỷ giá cố định đạt tới đỉnh điểm. Theo khuôn khổ hệ thống Bretton-Woods, các nước thành viên có trách nhiệm duy trì sự dao động của đồng tiền nước mình trong miền dao động tỷ giá so với USD đã quy định trước. Khi cán cân thanh toán của một quốc gia bị mất cân đối tới mức nghiêm trọng thì NHTW mới được phép tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái của nội tệ.
Can thiệp tự do: có thể xảy ra không chỉ trong tỷ giá cố định mà ngay cả trong hệ thống tỷ giá thả nổi. Sự can thiệp của NHTW phải được tiến hành trước khi sự dao động của tỷ giá hối đoái đạt tới đỉnh điểm để giảm bớt sự phức tạp của tình hình.
Sự can thiệp của NHTW về cơ bản có hai hiệu ứng chính là: tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ và trực tiếp gây biến động mức lãi suất trong nước.
b. Hệ thống công cụ can thiệp:
Phương án can thiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song chủ yếu là phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hiện hành.Với mỗi chế độ ngoại hối lại có phương án điều chỉnh thích hợp như: phương pháp lãi suất chiết khấu, các nghiệp vụ thị trường hối đoái, quỹ bình ổn hối đoái, giảm giá hoặc tăng giá đồng nội tệ...
Phương pháp lãi suất chiết khấu: được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường khi nó đạt đến mức “báo động”. NHTW sẽ nâng cao lãi suất chiết khấu để vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới được thu về với lãi cao hơn, dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ bớt đi, tỷ giá không có cơ hội tăng nữa.
Biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo biến động về tỷ giá. Lãi xuất cao có thể thu hút được vốn ngắn hạn, nhưng nếu tình hình chính trị - xã hội không ổn định thì dự án khó có thể thực hiện được. Bởi lẽ an toàn vốn luôn là vấn đề hàng đầu. Khủng hoảng 1971 – 1973 ở Mỹ là một ví dụ điển hình: Mặc dù lãi suất trên thị trường New-York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp ba Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Yây Đức và Nhật Bản.
Các nghiệp vụ thị trường hối đoái: là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái của Nhà nước để bảo đảm sức mua của đồng tiền quốc gia.
Một sự can thiệp hữu hiệu trong đó đồng tiền trong nước được bán để mua tài sản nước ngoài đưa đến: (1) thu thêm dự trữ quốc tế; (2) Một sự tăng trong cung tiền tệ; (3) Một sự sụt giá của đồng nội tệ. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước được mua bằng cách bán tài sản nước ngoài đưa đến thì: (1) Dự trữ quốc tế giảm; (2) Cung tiền tệ giảm; (3) Đồng tiền trong nước tăng giá.
Yếu tố quyết định cho sự thắng lợi chính là việc lựa chọn thời điểm cần mua, cần bán ngoại tệ. Mỗi một quốc gia lại thực hiện nghiệp vụ này theo cách riêng của mình.Tuy nhiên, khi Chính Phủ điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này thì các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư trong xã hội lại có những phản ứng trái ngược nhau, đó là do lợi ích kinh tế.
ở những nước phát triển, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên quy mô rộng lớn, cả trong khu vực và trên thế giới. Chính Phủ phải có một lượng dự trữ ngoại tệ đủ để can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Trong điều kiện khủng hoảng ít nhhiêm trọng, các nước vẫn thường sử dụng quỹ “dự trữ bình ổn hối đoái”.
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là:
- Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia (như Anh, Hà Lan)
- Sử dụng vàng để lập quỹ (như Pháp Mỹ, Thuỵ Sĩ )
Vấn đề phá giá đồng tiền: là việc tăng hoặc giảm sức thu mua của đồng tiền so với các ngoại tệ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá hối đoái khác nhau ở chỗ:
Điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm thường xuyên và liên tục của Nhà nước theo nguyên tắc duy trì biên độ dao động cho phép so với tỷ giá hối đoái được sử dụng làm chuẩn. Còn phá giá đồng tiền chỉ được áp dụngkhi thật cần thiết. Nếu không, hiệu ứng tiêu cực của hành dộng phá giá sẽ làm cho tình hình khủng hoảng càng thêm trầm trọng.
5- Các chế độ tỷ giá trong lịch sử:
a.Chế độ bản vị vàng: là một chế độ ổn định, tỷ giá được xác định qua nội dung vàng của đồng tiền ít khi bị biến động. Trong chế độ này, biên độ dao động của tỷ giá là ngang giá vàng cộng hoặc trừ chi phí vận chuyển vàng giữa các nước hữu quan. Biên độ này gọi là “điểm vàng”.
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế TBCN, chế độ này tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nó có khả năng điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách tự phát mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước. Sự tăng giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông tỷ lệ nghịch với nguồn dự trữ vàng kim loại trong nền kinh tế.
b. Chế độ tỷ giá thả nổi (Floating rate): được hình thành trên cơ sở diễn biến của cung và cầu ngoại hối trong nền kinh tế mà không bị ràng buộc. Tỷ giá thả nổi có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết xuất - nhập khẩu, ổn định trở lại nền kinh tế đang có nguy cơ suy thoái. Thả nổi tỷ giá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Chế độ tỷ giá thả nổi được chia làm hai loại: Chế độ tỷ giá thả nổi tự do và chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
Trong chế độ tỷ gía thả nổi tự do không có sự can thiệp của Chính Phủ (một cách tương đối) mà do quan hệ cung - cầu trên thị trường quyết định. Chế độ tỷ giá này được áp dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao với thị trường tài chính phát triển tương đối hoàn chỉnh. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là chế độ cung - cầu ngoại hối và chỉ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết.Việc lựa chọn chế độ tỷ giá nào là cả một nghệ thuật và trong lịch sử có nhiều quốc gia đã lựa chọn thành công. Song, cũng có không ít những quốc gia đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn sai lầm.
So với Thế giới thì nền kinh tế và thị trường tỷ giá hối đoái của Việt Nam còn non trẻ. Nói một cách ví von thì chúng ta đang đứng trên vai của những “kẻ khổng lồ”, nhưng đó chính là lợi thế của “kẻ đi sau”. Chúng ta có cơ hội để lựa chọn con đường đúng đắn nhất phù hợp với chế độ kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và trên Thế giới.
Phần II: Lịch sử áp tỷ giá ở Việt Nam.
1. Bối cảnh áp dụng chế độ tỷ giá
Từ ngày 25/ 11/1955, tỷ giá chính thức giữa VNĐ/NDT= 1470, tỷ giá giữa VNĐ/ Rúp= 735. Đến 1977 các nước XHCN thảo thuận thanh toán bằng đồng rúp chuyển nhượng(RCN), 1 RCN= 0.9872g vàng. Ngoài loại tỷ lệ chuyển nhượng, nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để thanh toán giữa các đơn vị có thu-chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương.
Tỷ giá kết toán nội bộ được điều chỉnh như sau:
: 1rúp= 5.64VNĐ
: 1rúp= 18VNĐ
: 1rúp= 150VNĐ
: 1rúp=700VNĐ
Đến tháng 3/1989 huỷ bỏ chế độ kết toán tỷ giá nội bộ. Số liệu từ tổng cục lưu trữ thống kê
Chế độ này có một số đặc trưng:
Chế độ được xác lập nhằm phục vụ kế hoạch quốc gia, không xuất phát từ nhu cầu của nền KTTT trong và ngoài nước. Cho nên, tỷ giá đóng vai trò thụ động, chưa điều tiết được nền kinh tế vĩ mô.
Đây là một loại tỷ giá duy ý chí, không tuân thu qui luật kinh tế, ngay cả kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên nó gây khó khăn và nhiều cản trở cho nền kinh tế( ví dụ: thủ tiêu hoạt động xuất khẩu).
Tạo nên sự chênh lệch nghiêm trọng trong phản ứng thu chi ngân sách.
Sau đó, 1985, do có chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài và luật dầu tư nước ngoài(1987),luồng ngoại tệ USD lần lượt vào Việt Nam. Tuy nhiên, NHTW áp đặt tỷ giá nên có khoảng cách lớn giữa tỷ giá chợ đen và tỷ giá chính thức:
Đơn vị tínhVNĐ/USD
Năm
Tỷ giá chính thức
Tỷ giá thị trường
1985
15
115
1986
80
425
1987
368
1270
1988
3000
5000
1989
3900
4100
( Theo tạp trí Kinh tế và dự báo )
Tuy nhiên mức chênh lệch giữa hai loại tỷ giá này cũng giảm dần(1985, chênh 666.67% và 1989 chỉ còn 5.12%)
Thời kỳ thả nổi tỷ giá 1989-1992 đã làm cho tỷ giá VNĐ/USD tăng nhanh, giá trị của đồng USD tăng liên tục kèm theo cơn sốt và những đột biến.
Tỷ giá hối đoái giữaVNĐ/USD từ năm 1989 đến1990( theo tạp trí Thông tin thị trường tài chính)
Tháng 1
Tháng 3
Tháng 6
Tháng 9
Tháng 12
1989
Ngân Hàng
Tư nhân
3500
5200
4200
5350
4350
4400
4100
4225
4200
4575
1990
Nhân hàng
Tư nhân
4300
4650
4300
4450
4800
5600
5750
6300
6650
7050
1991
Ngân hàng
Tư nhân
7000
7400
7400
7900
8300
8830
10700
11050
12900
12550
1992
Ngân hàng
Tư nhân
11880
12200
11550
11550
11285
11290
10950
10980
10720
10650
Theo số liệu trên, ta thấy tỷ giá biến động mạnh từ 1990 trở đi và đạt đỉnh cao 1991. Ngày 14/12/1991, trên thị trường tư nhân là 14.450VNĐ/USD và TPHCM 14.580VNĐ/USD.
Với tình trạng leo thang của tỷ giá USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD để ăn chênh lậch giá. Ngoại tẹ đã khan hiếm nay lại không dùng cho hoạt động xuất khẩu mà còn bị buôn bán lòng vòng. Mọi quyết quản lý ngoại tệ gần như vô hiệu hoá, các ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
Như kiểm tra 26 đơn vị tại Thừa Thiên Huế
Bán USD ra thị trường: 996,628USD
Cho vay lãi : 102,649USD
Chuyển ngượng hơn 2 triệu USD thu chênh lệch 3.5 tỷ VNĐ
Trước tình hình trên, chính phủ đã thay đổi cách quản lý ngoại tệ, giải toả tâm lý đầu cơ, ngăn ngừa sự tăng giá USD. Đến tháng 3/1992 tỷ giá là 11.550VNĐ/USD và tiếp tục giảm.
Chính sách tỷ giá hối đoái tự chủ theo cơ chế thị trường( 1992-1995) đã làm cho tỷ giá ổn định, giải toả tâm lý đầu cơ ngoại tệ hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu(XNK). Bên cạnh đó ta thu được số lượng ngoại tệ lớn từ Việt kiều về nước vào dịp tết Nguyên Đán mạng khoảng 300-400 triệu USD vì vậy tiếp tục đẩy giá USD giảm mạnh. Ví dụ: Tại ngày 13/01/1993, tỷ giá tại Hà Nội là 9.950 VNĐ/USD và tại TPHCM là 9.750 VNĐ/USD
Việc đồng nội tệ tăng giá ảnh hưởng đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Do đó, nhânhàng phải can thiệp nhằm nâng cao giá USD(Tháng3/1993 USD lên giá dần và duy trì sự lên giá một cách ổn định). Và trong khi USD liên tục mất giá so với một số đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt là Yên Nhật, nhưng tại Việt Nam, giá vẫn ổn định, tăng đầu tư, kích thích xuất khẩu( 1994 xuất khẩu tăng 1,7% và 1995 tăng 0,4%)
Tóm lại chế độ tỷ giá tại Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Từ chỗ đồng nội tệ chỉ gắn chặt với NDT và Rúp, nay đã mở rộng quan hệ trao đổi với một số ngoại tệ khác. Trước kia, với chế độ tỷ giá cố định, được ấn định bởi ý muốn chủ quan của bộ máy nhà nước, mang năng tính hành chính, hoạt động kém... Còn hiện nay, dựa trên diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường được điều tiết bởi chính phủ và nó tỏ ra hiệu qủa hơn . Tuy nhiên, việc hoàn thiện tỷ giá không thể dừng lại tại đây, nó cần phải tiếp tục nghiên cứu, áp dụng linh hoạt, có sự điều chỉnh đúng lúc cần thiết tại mọi hoàn cảnh.
2. Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay
Chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý điều tiết của Nhà nước là thích hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay. Vì nó cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập vừa tuân theo quy luật cung - cầu thị trường vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của Nhà nước để đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế.
Với cơ chế điều hành tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết ở nước ta hiện nay càng có cơ hội phát huy hiệu quả. Ngày 25/2/1999 NHNN Việt Nam đã công bố hai quyết định mới về tỷ giá:
Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.
Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ.
Từ ngày 26/2/1999, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TTNTLNH) của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này. Chúng ta dễ nhận thấy những ưu điểm của cơ chế tỷ giá này:
Một là, tỷ giá ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày là tỷ giá giao dịch bình quân trên TTNTLNH, điều này phản ánh tỷ giá được hình thành một cách khách quan hơn, phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Hai là, tỷ giá mà ngân hàng Nhà nước công bố gần gũi với giá thị trường tự do. Như vậy, khoảng cách giữa giá thị trường tự do và giá của các ngân hàng Thương Mại là nhỏ.
Ba là, Bản thân tỷ giá tự nó đã được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu, hay chính nhu cầu của doanh nghiệp là cơ sở xác định tỷ giá và tại đó cung cầu ngoại tệ được thoả mãn, không gây ra “cơn sốt” ngoại tệ.
Bốn là, cơ chế điều chỉnh tỷ giá mới xuất phát từ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên khi công bố tỷ giá không phải chịu sức ép tâm lý, gây hoang mang như việc áp đặt tỷ giá trước kia.
Năm là, cơ chế điều chỉnh tỷ giá mới mềm dẻo và linh hoạt hơn, vì thế nó phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần vào sự hoà nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, về lâu dài nếu không tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp bổ trợ cho cách điều hành tỷ giá hối đoái mới, có thể sẽ phát sinh một số vấn đề khó khăn là:
Thứ nhất, tâm lý đón chờ phá giá VNĐ vẫn thường trực, gắn liền với cách tính toán và công bố tỷ giá giao dịch bình quân của NHNN, khiến tỷ giá thực tế của TTNTLNH luôn ở xu hướng tăng thêm với mức được phép là 0,1% tạo thành cấp số luỹ tiến liên tục mũ n của hệ số 1,001.
Thứ hai, để khắc phục tình trạng này NHNN phải sử dụng quỹ ngoại tệ để can thiệp nhằm kiềm chế tỷ giá giao dịch thực tế của TTNTLNH, trong khi khả năng dự trữ ngoại tệ rất mỏng.
Thứ ba, do TTNTLNH chưa phát triển hoàn hảo, liều lượng dự trữ ngoại tệ bỏ ra can thiệp còn ít do đó kiểm soát dao động tỷ giá chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, cơ chế điều hành tỷ giá mới vẫn còn độ cứng nhắc cao.
Thứ tư, việc bỏ hẳn ấn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ đưa đến khó khăn nhất định trong dự báo một số cân đối lớn của nền kinh tế như: cán cân thanh toán vãng lai, tổng cung, tổng cầu tiền tệ của nền kinh tế, thu chi ngân sách...
Thực tế trên đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ cấp bách quan trọng là phải tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá đồng thời phát huy những mặt tích cực của cơ chế này. Sau đây là một số giải pháp nhằm xúc tiến chế độ tỷ giá ở Việt Nam ta:
Các giải pháp xúc tiến và đưa chế độ tỷ giá ở việt nam hoạt động có hiệu quả.
1-/ Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần điều chỉnh thị trường hối đoái, can thiệp điều hành tỷ giá. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn nó có những ý nghĩa khác nhau nhất định. Trước đây, tỷ giá hối đoái là do NHNN ấn định và công bố, nó mang nặng tính kế hoạch, hành chính hơn là một công cụ điều tiết vĩ mô. Tỷ giá được xác định theo ý muốn chủ quan của NHNN nên nó tác động tới cung cầu nhiều hơn là cung cầu tác động đến nó. Cho dù cung cầu ngoại tệ thay đổi nhưng tỷ giá vẫn được giữ nguyên (nếu NHNN thấy việc đó là cần thiết). Vì thế mà mặc dù có những lúc dự trữ ngoại tệ của ta rất mỏng nhưng tỷ giá danh nghĩa vẫn không hề bị biến động. Nói cách khác, quỹ dự trữ ngoại tệ hầu như không cần phải huy động tới.
Với chế độ tỷ giá linh hoạt có điều tiết ở nước ta hiện nay thì mọi vấn đề không phải như vậy. Cơ chế tỷ giá mới đòi hỏi khi cung, cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ thay đổi thì tỷ giá trên thị trường cũng phải thay đổi theo. Nếu ngân hàng Nhà nước muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì buộc phải can thiệp. Tuy nhiên, sự can thiệp ở đây không phải là mệnh lệnh hành chính, ấn định trực tiếp vào tỷ giá mà nó được tiến hành trên cơ sở ngân hàng Nhà nước bán hoặc mua ngoại tệ, sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, NHNN chỉ việc tung VNĐ ra mua ngoại tệ, làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN. Khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ thì NHNN phải tung ngoại tệ ra bán để giữ tỷ giá. Yêu cầu đặt ra là NHNN phải có dự trữ đủ mạnh để sẵn sàng đối phó với âm mưu kích động, yếu tố đầu cơ. Nếu dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh để can thiệp trong những lúc cần thiết thì: Một là, quay lại điểm xuất phát - dùng biện pháp hành chính ấn định tỷ giá - Hai là, thả nổi hoàn toàn tỷ giá hối đoái.
2-/ Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá.
Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ khá chặt chẽ NHNN có thể can thiệp điều hành tỷ giá thông qua chính sách lãi suất. Khi đồng tiền trong nước bị mất giá, NHNN có thể nâng lãi suất. Lãi suất tăng làm cho lợi tức dự tính về đồng nội tệ cao hơn. Vốn, ngoại tệ nước ngoài sẽ tràn vào nước, giảm sự căng thẳng của khan hiếm ngoại tệ, đồng nội tệ khó có khả năng giảm giá. Tuy nhiên không nên cô lập chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất mà chúng phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Để bảo vệ sự giảm giá của đồng nội tệ, NHNN tăng lãi suất lên quá cao sẽ làm cho đầu tư suy giảm, cái giá phải trả sẽ là tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao. Thực tế đã chứng minh những nước chủ trương tăng quá cao lãi suất trong lúc đồng tiền mất giá mạnh (như Thái Lan, Hàn Quốc) đã gặp khó khăn nhiều hơn so với những nước chủ trương phối hợp chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất (như Trung Quốc, Malaysia). Việ