Tiểu luận Liên kết hóa học và lực - Nguyễn Thị Nguyên

I.Các lực cơ bản: 1.Lực hấp dẫn : -Là lực hút giữa mọi vật chất với nhau, có độ lớn thấp nhất nhưng tầm tác dụng xa nhất, lực hấp dẫn cũng chính là tương tác giúp hình thành các ngôi sao, hành tinh hay thiên hà. -Công thức viết cho lực F giữa hai vật có khối lượng m1 và m2 cách nhau khoảng r là: F = Gm1m2/r2 trong đó G là hằng số tỉ lệ, hay hằng số hấp dẫn m1 và m2 là khối lượng của hai vật r là khoảng cách giữa hai vật

docx6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Liên kết hóa học và lực - Nguyễn Thị Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2: Nguyễn Thị Nguyên Nguyễn Thị Ngọc Anh Lê Thị Xuân Hương Trương Thị Thúy Hằng Liên kết hóa học và lực I.Các lực cơ bản: 1.Lực hấp dẫn : -Là lực hút giữa mọi vật chất với nhau, có độ lớn thấp nhất nhưng tầm tác dụng xa nhất, lực hấp dẫn cũng chính là tương tác giúp hình thành các ngôi sao, hành tinh hay thiên hà. -Công thức viết cho lực F giữa hai vật có khối lượng m1 và m2 cách nhau khoảng r là: F = Gm1m2/r2 trong đó G là hằng số tỉ lệ, hay hằng số hấp dẫn m1 và m2 là khối lượng của hai vật r là khoảng cách giữa hai vật 2.Lực điện từ: -Lực từ hay còn gọi lực điện từ là khái niệm được dùng để chỉ lực của từ trường tác dụng lên hạt mang điện tích chuyển động. -Lực điện từ gồm hai phần đó là lực điện do điện trường tạo ra và lực từ do từ trường tạo ra. Điều này được thể hiện rất rõ trong biểu thức toán học cổ điển về lực điện từ khi chúng ta đã biết tính chất của hạt mang điện và cường độ điện từ trường. F = q(E + vB) Trong đó: E là véc-tơ cường độ điện trường tại vị trí của hạt mang điện tích. q là điện tích của hạt. v là Véc-tơ vận tốc của hạt B là Véc-tơ cảm ứng từ tại vị trí của hạt 3.Lực hạt nhân: -Lực hạt nhân (hay là sự tương tác giữa nucleon với nucleon hoặc là phần dư của lực tương tác mạnh) là lực tương tác giữa hai hay nhiều nucleon. Nó là nguyên nhân gây ra sự gắn kết của các proton và các nơ tron ở trong hạt nhân nguyên tử. - Có hai loại "lực hạt nhân" mà ngày nay được coi là các tương tác miêu tả bởi các lý thuyết trường lượng tử trong vật lý hạt  Lực hạt nhân mạnh là lực chịu trách nhiệm cho cấu trúc tổ hợp của các nucleon và hạt nhân nguyên tử  Lực hạt nhân yếu gây ra sự phân rã của một số nucleon và hạt nhân thành các lepton và các hạt hadron khác. II.Các liên kết hóa học và lực tạo nên các liên kết đó. Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giữa các nguyên tố để tạo nên phân tử được hệ thống hóa thành các lý thuyết liên kết hóa học . Liên kết ion:  -Liên kết ion, hay liên kết điện tích, là một liên kết hóa học có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu. -Liên kết ion thường là liên kết giữa các nguyên tử nguyên tố phi kim với các nguyên tử nguyên tố kim loại. Các nguyên tử kim loại (có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng) có độ âm điện nhỏ, dễ mất electron tạo ra ion dương (cation). Các nguyên tử phi kim (có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng) có độ âm điện lớn, dễ nhận electron để tạo ra ion âm (anion). Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. 2.Liên kết cộng hóa trị:  -Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử bằng một hay nhiều cặp điện tử (electron) chung. Và sự cân bằng lực hút và lực đẩy giữa các nguyên tử trong khi chia sẻ các electron được gọi là liên kết cộng hóa trị. -Liên kết cộng hóa trị được chia làm hai loại: Liên kết hóa trị không phân cực và liên kết hóa trị phân cực. Liên kết hóa trị không phân cực Là liên kết giữa cộng hóa trị giữa nguyên tử của các nguyên tố có độ âm điện bằng nhau. Do đó, các cặp electron chung không bị nghiêng về bất cứ bên nào, liên kết không phân cực (Giống ví dụ nêu trên). Liên kết công hóa trị phân cực Là liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử của các nguyên tố có độ âm điện không bằng nhau. Do đó, các cặp electron chung bị nghiêng về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, liên kết bị phân cực. 3.Liên kết cộng hóa trị phối hợp: - Liên kết cộng hóa trị phối hợp (còn được biết đến như là liên kết cho nhận) là một dạng đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó các điện tử chia sẻ chỉ đến từ một nguyên tử duy nhất. Khi liên kết được tạo thành, độ bền của nó không khác gì so với liên kết cộng hóa trị. -Các liên kết cộng hóa trị phối hợp được tạo thành khi một bazơ Lewis (chất cung cấp điện tử) cung cấp một cặp điện tử cho axít Lewis (chất nhận điện tử) và hợp chất tạo thành sau đó được gọi là adduct. 4. Liên kết kim loại -Liên kết kim loại là liên kết hóa học hình thành từ lực hút tĩnh điện giữa các thể dẫn electron (dưới dạng đám mây electron của các electron phân chia) và các ion kim loại mang điện tích dương. Nó có thể được mô tả là sự chia sẻ các điện tử tự do giữa một cấu trúc của các ion tích điện dương (cation) -Liên kết kim loại đặc trưng cho nhiều đặc trưng vật lý của kim loại: tính dễ dát mỏng, dễ kéo dài, tính dẫn điện và dẫn nhiệt cũng như ánh kim.Một số tính chất khác của kim loại như tính cứng, nhiệt độ nóng chảy nhiệt, nhiệt độ sôi phụ thuộc vào mật độ electron trong bán kính nguyên tử kim loại. -Các kim loại khi liên kết sẽ tạo thành một mạng lưới tinh thể mà cụ thể là mạng kim loại (được đặc trưng bằng các ion dương nằm tại nút mạng và liên kết giữa chúng là liên kết kim loại). Mạng kim loại thông thường đối với hầu hết các kim loại là: lập phương tâm diện, lập phương tâm khối và lục phương. Trong đó, mạng lục phương và lập phương tâm diện có cấu trúc xếp chặt nhất. 5. Liên kết hiđrô:  -Liên kết hiđrô là liên kết hóa học khi có lực hút tĩnh điện giữa: H mang điện dương: là nguyên tử hidro liên kết với nguyên tố có độ âm điện mạnh như N, Cl, O, F Nguyên tố có độ âm điện mạnh, mang điện âm.