Năm 1873, nhà khoa học người Scotland James Cleck Maxwell tiên đoán sự tồn tại của sóng điện từ, phương tiện chuyền tải tín hiệu truyền hình. Cùng năm này, nhà khoa học người Anh Willoughby Smith và trợ lý Joseph May chứng minh rằng điện trở suất của nguyên tố Selen thay đổi khi được chiếu sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm "suất quang dẫn", nguyên lý hoạt động của ống vidicon truyền ảnh. 15 năm sau, năm 1888, nhà vật lý người Đức Wihelm Hallwachs tìm ra khả năng phóng thích điện tử của một số vật liệu. Hiện tượng này được gọi là "phóng tia điện tử", nguyên lý của ống orthicon truyền ảnh.
8 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận và thực tiễn báo truyền hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Báo chí và Truyền Thông
Tiểu luận
Lý luận và Thực tiễn báo Truyền hình
PHẦN I: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. 1. Truyền hình thế giới
Năm 1873, nhà khoa học người Scotland James Cleck Maxwell tiên đoán sự tồn tại của sóng điện từ, phương tiện chuyền tải tín hiệu truyền hình. Cùng năm này, nhà khoa học người Anh Willoughby Smith và trợ lý Joseph May chứng minh rằng điện trở suất của nguyên tố Selen thay đổi khi được chiếu sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm "suất quang dẫn", nguyên lý hoạt động của ống vidicon truyền ảnh. 15 năm sau, năm 1888, nhà vật lý người Đức Wihelm Hallwachs tìm ra khả năng phóng thích điện tử của một số vật liệu. Hiện tượng này được gọi là "phóng tia điện tử", nguyên lý của ống orthicon truyền ảnh.
1.1.1. Truyền hình ra đời như thế nào
Năm 1884, kỹ sư Paul Nipkow chế tạo thành công thiết bị thực nghiệm truyền hình đầu tiên, đĩa Nipkow. Ông đặt chiếc đĩa có đục lỗ theo hình xoáy ốc phía trước một bức tranh được chiếu sáng. Khi quay đĩa, lỗ thủng đầu tiên quét qua điểm cao nhất của bức tranh, lỗ thứ hai quét thấp hơn lỗ đầu tiên một chút, lỗ thứ 3 lại thấp hơn chút nữa,… và cứ như vậy cho tới tâm bức tranh. Để thu được hình ảnh, Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi vòng quay, tất cả các điểm của bức tranh lần lượt hiện lên. Những chiếc đĩa tương tự quay ở điểm nhận. Khi tốc độ quay đạt 15 vòng/'giây, ánh sáng đi qua hệ thống đĩa tái tạo được hình ảnh tĩnh của bức tranh.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới
1887: Heinrich Hertz (người Đức) chứng minh những tính chất của sóng điện từ.
1890-1895: Edouart Branly (người Pháp), Oliver Lodge (người Anh) và Alexandre Popov (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến.
1895: Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiên cứu về vô tuyến điện.
Tháng 3/1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên ra đời ở Anh và Pháp, dài 46 Km
1923: Vladimir Zworykin (người Nga) phát minh ra ống iconoscop, cho phép biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
1929: Chương trình phát hình đâu tiên của BBC được thực hiện từ kết quả nghiên cứu của John Baird về quét cơ học.
Tháng 4/1931: Chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa trên những nghiên cứu của René Barthélemy.
1934: Vladimir Zworykin hoàn chỉnh nghiên cứu về iconoscop và bắt đầu ứng dụng vào việc xây dựng và phát sóng truyền hình.
1935: Pháp đặt máy phát trên tháp Eiffel
1936: Thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn.
1939: Truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày
1941: Mỹ chấp nhận 525 dòng quét với bộ phân giải của mình
1948: Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, kết quả nghiên cứu của Henri de France.
1954: Đài RTF phát những buổi tryền hình đầu tiên bằng điều biến tần số.
1956: Hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên băng từ)
Tháng 10/1960 truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey
1964: Vệ tinh đĩa tĩnh đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early Bird.
1965: Diễn ra cuộc chiến về các chuẩn truyền hình màu SECAM (Pháp) và PAL (Đức) tại Châu Âu
Tháng 10/1967: Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô
1969: Cuộc đổ bộ lên bề mặt trăng của tàu Apollo 11 được chuyền hình trực tiếp qua Mondovision.
1970: Hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia các sóng truyền hình centimet cho các nước và giới thiệu loại băng hình video dùng cho công chúng.
1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực
1.2. Sự ra đời của truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam hay Đài truyền hình Trung ương Việt Nam là đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, phát sóng trong cả nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế, chủ yếu làm công tác tuyên truyền đối ngoại của Chính phủ Việt Nam và phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài. Tên viết tắt của Đài là VTV, lấy từ tiếng Anh Vietnam Television, và tên này biểu hiện trong logo 3 màu cơ bản của đài.
Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được phát sóng. Chương trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện.
Trước đó, ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Lê Thanh Nghi ký quyết định số 01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành lập "Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam ". Đây là một xưởng phim nhựa 16 ly, có nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước ngoài nhờ đài truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa phát trên sóng của họ để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến quay phim ở Việt Nam. Năm 1971, Chính Phủ đã quyết định chuyển xưởng phim vô tuyến truyền hình tử tổng cục thông tin sang Đài tiếng nói Việt Nam, tăng cường cho truyền hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh nghiệm thực tế và có một số vốn tư liệu quý.
Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam. Ngày 7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58 Quán Sứ. Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc trên micro và 45 phút ca nhạc. Sau một thời gian làm thử, tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), nhân dân Thủ đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên.
Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30' rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian đánh phá ác liệt vào Hà Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của quân và dân Thủ đô.
Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của đài THVN lại được tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công chúng như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên của chương trình này là tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976) văn hoá xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976), thể dục thể thao (26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976). Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày.
PHẦN II
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG TRUYỀN HÌNH
Trước hết, truyền hình cũng như báo chí nói chung đều phải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng lúc nhất, đảm bảo tính cập nhật, tính thời sự của thông tin.
Nhanh chóng và hợp thời là hai yếu tố làm nên giá trị thông tin báo chí. Nếu thông tinh nhanh và đảm bảo tính hợp thời sẽ đem lại khả năng tạo ra hiệu quả tác động của thông tin từ đó mà tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Truyền hình có những lợi thế đặc biệt trong việc đưa tin nhanh chóng và hợp thời. Không giống như báo in, thông tin được phóng viên thu thập về cho dù có “nóng hổi” đến đâu đi chăng nữa thì có thể sẽ vẫn phải dành cho số báo ngày hôm sau, phải qua khâu in ấn rồi mới phát hành. Chính vì vậy mà cho dù trên báo in có chạy hàng tít “hot news” thì nó đã không còn “nóng”. Truyền hình hoàn toàn ngược lại, ngay lập tức nó có thể đưa đến cho công chúng những hình ảnh mới nhất, nóng nhất vừa quay từ hiện trường về và phát ngay lên sóng truyền hình nếu như đó là thông tin được toàn thể công chúng quan tâm.
Những hình ảnh mới, chưa qua bàn dựng cắt gọt sẽ đưa đến cho công chúng những thông tin trung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào theo kịp. Nếu báo in sử dụng từ ngữ, ảnh là phương tiện chính để truyền tải thông tin, với phát thanh là âm thanh thì truyền hình có khả năng truyền tải thông bằng cả âm thanh và hình ảnh ngay tại hiện trường.
Yếu tố tác động chủ yếu đến công chúng là yếu tố nghe nhìn. Do vậy truyền hình tác động đến công chúng thông qua ngôn ngữ ở cấp độ xem. Điều này có thể nói lên độ trung thực rất cao của thông tin trên truyền hình.
Tuy vậy, thông tin trên truyền hình không thể xem lại và cho công chúng có thời gian suy nghĩ như báo in để họ hiểu sâu thông tin nên những hình ảnh trên truyền hình phải đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc cho công chúng. Điều này đòi hỏi người phóng viên phải hết sức nhanh nhạy, nắm bắt thông tin và chọn được những góc quay hợp lý nhất sao cho những âm thanh và hình ảnh trên truyền hình sẽ ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Không những thông tin nhanh nhạy, phong phú đa dạng mà thông tin trên truyền hình phải đảm bảo tính trung thực, độ chính xác cao. Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng là bảo đảm tính khách quan và chân thật. Hoạt động của truyền hình cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Do vậy, thông tin trên truyền hình phải trung thực. Không những thế thông tin đưa ra phải nhằm những mục đích nhất định. Điều này cũng đáp ứng một trong những yêu cầu của thông tin báo chí như Hồ Chủ tịch đã từng đề ra trong những nguyên tắc làm báo, đó là: viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào…
Một yêu cầu khác mà thông tin trên báo chí phải hết sức lưu ý đó là thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hoá và đạo lý của dân tộc, thông tin phù hợp với sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Thông tin trên truyền hình cũng phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng.
Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội.
Thông tin trên truyền hình có tác động rất lớn đến nhận thức của người xem, từ đó quyết định hành vi của họ. Vì thế, thông tin phải hết sức khách quan, trung thực, thẳng thắn để đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước. Báo chí nước ta hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nên mọi thông tin đều phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như nhu cầu tuyên truyền. Truyền hình luôn bám sát đời sống thực tiễn, tập trung phản ánh những điển hình trong xã hội, đồng thời phê phán những cái tiêu cực trong xã hội.
MỤC LỤC
PHẦN I
LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1
1. 1. Truyền hình thế giới 1
1.1.1. Truyền hình ra đời như thế nào 1
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới 1
1.2. Sự ra đời của truyền hình Việt Nam 2
PHẦN II 5
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG TRUYỀN HÌNH 5