Tiểu luận Marketing du lịch

Trong khuynh hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty hoạt động kinh doanh du lịch, Các công ty muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải có sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ và có nhiều chương trình thu hút du khách. Để làm tốt điều đó các công ty phải có một chiến lược kinh doanh khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nắm bắt được những đòi hỏi mong muốn của khách hàng và có những chiến lược linh hoạt phù hợp với từng thời điểm. Ngày càng có nhiều khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu resort mọc lên. Du khách dễ dàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình. Để cạnh tranh hiệu quả với các khu du lịch khác Suối Tiên đã có chiến lược kinh doanh rất linh hoạt. mặc dù đã ra đời hơn 15 năm nhưng Suối Tiên vẫn giữ được hình ảnh trong du khách. Du khách không chỉ đến Suối Tiên một lần mà còn đến rất nhiều do Suối Tiên luôn tự làm mới mình, biết tạo ra những sản phẩm gây ấn tượng với khách. Ngoài ra suối tiên còn tổ chức các lễ hội, các sự kiện quanh năm. Đến với Suối Tiên du khách được khám phá một quần thể tổng hợp về tự nhiên về lịch sử văn hoá dân tộc. Thị trường khách du lịch của Suối Tiên ngày càng được mở rông. Suối Tiên ngày càng vươn mình xa hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà với thị trường du lịch đông nam á. Trong tương lai Suối Tiên sẽ có nhiều khu mới được hình thành và biến Suối Tiên thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4979 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Marketing du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU. ….&…. T rong khuynh hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty hoạt động kinh doanh du lịch, Các công ty muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải có sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ và có nhiều chương trình thu hút du khách. Để làm tốt điều đó các công ty phải có một chiến lược kinh doanh khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nắm bắt được những đòi hỏi mong muốn của khách hàng và có những chiến lược linh hoạt phù hợp với từng thời điểm. Ngày càng có nhiều khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu resort mọc lên. Du khách dễ dàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình. Để cạnh tranh hiệu quả với các khu du lịch khác Suối Tiên đã có chiến lược kinh doanh rất linh hoạt. mặc dù đã ra đời hơn 15 năm nhưng Suối Tiên vẫn giữ được hình ảnh trong du khách. Du khách không chỉ đến Suối Tiên một lần mà còn đến rất nhiều do Suối Tiên luôn tự làm mới mình, biết tạo ra những sản phẩm gây ấn tượng với khách. Ngoài ra suối tiên còn tổ chức các lễ hội, các sự kiện quanh năm. Đến với Suối Tiên du khách được khám phá một quần thể tổng hợp về tự nhiên về lịch sử văn hoá dân tộc. Thị trường khách du lịch của Suối Tiên ngày càng được mở rông. Suối Tiên ngày càng vươn mình xa hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà với thị trường du lịch đông nam á. Trong tương lai Suối Tiên sẽ có nhiều khu mới được hình thành và biến Suối Tiên thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Mục lục Lời mở đầu A/ Cơ sở lí luận......................................................................................................... I/ Định nghĩa marketing………………………………………………………..... II/ Tổng quan về marketing 4p............................................................................... II.1/ Sản phẩm.......................................................................................................... II.2/ Giá..................................................................................................................... II.3/ Thị trường........................................................................................................ II.4/ Tiếp thị hay tiếp xúc thị trường..................................................................... B/ Nội dung................................................................................................................ I/ Giới thiệu về công ty cổ phần du lịch văn hoá Suối Tiên................................... I.1/ Lịch sử hình thành............................................................................................ I.2/ Kết quả hoạt động kinh doanh......................................................................... II/ Giới thiệu về khu du lịch Suối Tiên................................................................... III/ Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu................................................. IV/ Chiến lược 4p của công ty cổ phần du lịch văn hoá Suối Tiên....................... IV.1/ Chiến lược giá................................................................................................. IV.2/ Chiến lược sản phẩm...................................................................................... IV.3/ Chiến lược phân phối...................................................................................... IV.4/ Các hoạt động yểm trợ.................................................................................... V/ Kết luận................................................................................................................ A/ CƠ SỞ LÍ LUẬN I/ ĐỊNH NGHĨA MARKETING, PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU: I.1/ ĐỊNH NGHĨA MARKETING: Marketing có hàng trăm định nghĩa khác nhau:. Định nghĩa từ Hiệp Hội MKT của Mỹ - American Marketing Association (AMA): MKT được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến trình bao gồm thiết lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải (delivering) các giá trị đến các khách hàng, và quản lý quan hệ khách hàng (managing customer relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên có liên quan đến nó. Định nghĩa xã hội: Cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của MKT trong xã hội - MKT là một quá trình xã hội hóa mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau.. (MM - Kotler) Định nghĩa theo kiểu quản lý: MKT thường được ví như "Nghệ thuật bán hàng", nhưng thường thì người ta sẽ khá ngạc nhiên khi biết rằng, yếu tố quan trọng nhất của MKT thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm! Bán ra được chỉ là phần ngọn của tảng băng. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: Bán hàng luôn được cho là cần thiết. Nhưng mục đích của MKT là làm cho việc bán ra trở nên không cần thiết. Mục đích của MKT là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, MKT nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng. Trao Đổi và Giao Dịch: Người ta có thể có được một sản phẩm từ bốn cách khác nhau. Tự bản thân họ có thể sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, như là đi săn, đánh bắt cá, hoặc thu lượm hoa quả. Người ta có thể dùng lực để có được sản phẩm, như là cắp hoặc cướp. Người ta cũng có thể xin, như những gì xảy ra đối với những người không nhà xin tiền, hoặc thức ăn. Và cuối cùng, người ta có thể đưa ra một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc tiền để trao đổi cho thứ mà họ mong muốn. Trao Đổi là khái niệm quan trọng nhất/cốt lõi của MKT, là tiến trình đạt được 1 sản phẩm từ một người nào đó thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi. Để khả năng trao đổi tồn tại, 5 điều kiện cơ bản phải được thỏa mãn: 1. Có ít nhất 2 bên thành phần tham gia. 2. Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia. 3. Mỗi bên đều có khả năng trao đổi và truyền tải. 4. Mỗi bên được tự do trong việc Chấp Thuận hay Từ Chối sự trao đổi. 5. Mỗi bên tin tưởng rằng có sự hợp lý và mong muốn khi thương lượng với bên kia Khi hai bên đồng ý thỏa thuận trao đổi, và nếu như họ có thể thương thuyết với nhau - cố đạt được những điều kiện thích hợp thỏa mãn đôi bên. Khi đôi bên đạt được ý nguyện, bước kế đến sẽ là thực hiện Giao Dịch. Một Giao Dịch là sự trao đổi giá trị giữa hai nhiều phía, nhưng trong giao dịch tiền bạc không nhất thiết phải là giá trị trao đổi. Một giao dịch vẫn có thể bao gồm trao đổi hàng hóa hay dịch vụ cho những hàng hóa hay dịch vụ khác. Một giao dịch bao gồm một số hướng: có ít nhất 2 vật có giá trị, đồng ý dựa trên điều khoản, thời gian ký kết, và một nơi để ký kết. Một hệ thống luật pháp hỗ trợ và gia cố thêm cho sự bằng lòng của hai bên. Nhà tiếp thị (MKTers)làm rộng hơn khái niệm của MKT để học về hành vi chuyển khoản cũng như hành vi giao dịch. Để làm cho chuyển khoản đạt thành công trọn vẹn, MKTers tiến hành điều tra từng mong muốn của đối tượng giao dịch. II/ TỔNG QUAN VỀ MARKETING 4P: Marketing là quá trình tìm hiểu, phát hiện tạo ra nhu cầu của khách hàng, đồng thời tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó nhằm đạt được mục đích của công ty hoặc tổ chức. Mô hình Marketing Hỗn hợp (marketing mix, mô hình 4P) được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. Trưởng bộ phận marketing thường sử dụng phương pháp này để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách “trộn lẫn” 4 (đôi khi 5 hoặc thậm chí đến 7) yếu tố theo cách tối ưu nhất. Điều quan trọng là cần hiểu là các nguyên tắc của Marketing Hỗn hợp là các biến số có thể kiểm soát được. Mô hình Marketing Hỗn hợp có thể được điều chỉnh định kỳ để đáp ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng mục tiêu hoặc đáp ứng tính năng động của thị trường. I.1. Sản phẩm (Product). Nền tảng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là sản phẩm hay sự đáp ứng. Các công ty đều nhằm tới mục đích làm cho sản phẩm hay sự đáp ứng của mình khác biệt và tốt hơn để có thể làm cho thị trường mục tiêu ưa thích sản phẩm và có thể trả giá cao nhất. Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên thị trường. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì hiếm khi có sản phẩm nào không tốt. Ngoài ra, khách hàng có thể trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ là sản phẩm không đạt chất lượng. Do đó, câu hỏi về sản phẩm là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của họ muốn? Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp. Chức năng, Chất lượng, Mẫu mã, Đóng gói, Nhãn hiêu, Phục vụ, Hỗ trợ và Bảo hành. Các chiến lược sản phẩm: - Chiến lược chủng loại: trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một loại sản phẩm duy nhất mà thường có nhiều chủng loại sản phẩm bởi vì chủng loại sản phẩm càng dài thì thường phân bổ rủi ro càng tốt. vì thế doanh nghiệp cần có một chiến lược cghu3ng loại sản phẩm bao gồm: chiến lược thiết lập chủng loại, chiến lược phát triển chủng loại, chiến lược hạn chế chủng loaị, chiến lược biến cải chủng loại. - Chiến lược thích ứng sản phẩm: trong quá trình tồn tại sản phâm trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán đáp ứng sự chờ đợi. để nâng cao chất lượng sản phẩm cần cải tiến công nghệ, tay nghề, nguyên vật liệu, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm. để giảm giá bán doanh nghiệp cần tiến hành phương pháp phân tích giá trị loại bỏ chi phí vô ích. - Chiến lược đổi mới sản phẩm: chiến lược này nhằm tạo ra sản phẩm mới để bán ra trên thị trường hiện có hoặc thị trường mới. đây là chiến lược khá mạo hiểm và mức độ thành công của đổi mới thường không cao, do đó nguy cơ rủi ro là rất lớn. - Chiến lược bắt chước sản phẩm: chiến lược này thực hiện khi oanh nghiệp không dám đổi mới sản phẩm vì sợ rủi ro nhưng không muốn sản phẩm mình bị già cỗi đi. Vì vậy nhiều doanh nghiệp tìm cách thay đổi các sản phẩm của mình bằng cách bắt chước các sản phẩm mới mà các hãng khác phát hành có hiệu quả. Sự bắt chước có thể mang tính đổi mới, bởi vì đây không phải là sao chép nguyên si các sản phẩm khác mà nó tập hợp toàn bộ những ưu điểm sẵn có trong mỗi sản phẩm cạnh tranh. Do đó sản phẩm bắt chước sẽ hội tụ những tất cả các ưu điểm của các sản phẩm cạnh tranh đó. Tuy nhiên chi61n lược này cần phải thực hiện tương đối nhanh chóng. - Chiến lược định vị sản phẩm: tạo cho sản phẩm mới một vị trí đặc biệt trong tri nhớ người mua và thị trường tương lai. Làm cho nó được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm cạnh tranh. Tương ứng với những chờ đợi quyết định nhất của thị trườn mục tiêu trong việc lựa chọn để tiêu thụ. I.2. Giá (Price). Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Giá cả khác với các yếu tố còn lại của tổ hợp tiếp thị ở chỗ nó tạo ra doanh thu, trong khi các yếu tố còn lại chỉ tạo ra chi phí. Do vậy, các công ty thường tìm mọi cách để nâng giá lên càng cao càng tốt, tới chừng nào mà mức độ khác biệt của sản phẩm cho phép làm điều đó. Đồng thời các công ty cũng nhận ra rằng họ phải xem xét tác động của giá cả đối với khối lượng. Công ty tìm kiếm mức đọ doanh thu nào mà khi trừ đi chi phí sẽ cho kết quả lợi nhuận lớn nhất. Mức giá nào mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẵn sàng trả? Ở đây là vấn đề chiến lược định giá – đừng để cho việc này tự nó diễn ra. Thậm chí nếu doanh nghiệp quyết định giảm giá (bán phá giá), doanh nghiệp cũng cần phải xem xét vấn đề này kỹ càng vì nó là một phần của chiến lược định giá. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,...Tuy nhiên, quan niệm về giá cũng có mặt không hợp lý: chẳng hạn mọi người thường quan điểm là cái gì đắt thì phải tốt. Do đó về mặt dài hạn thì cạnh tranh về giá đối với nhiều công ty không phải là một giải pháp hay. Các phương pháp định giá - Định giá dựa vào chi phí: hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. phương pháp này đơn giản nhất so với các phương pháp định giá khác nhưng không phải dễ và luôn luôn tốt. - Định giá theo thị trường: + Định giá xâm nhập thị trường: theo cách này, ngay từ ban đầu doanh nghiệp đã định giá sản phẩm mới của mình tương đối thấp nhằm thu hút một lượng khách mua lớn và được một thị phần lớn. Để thành công, cần có có các điều kiện như thị trường phải nhạy cảm về giá, các chi phí về sản xuất và phân phối sẽ giảm theo cùng với mức kinh nghiệm tích luỹ, giá thấp giải trừ được đối thủ cạnh tranh. + Định giá nhằm chắt lọc thị trường: chính sách này chủ trương xác định một mức giá cao nhất có thể có cho sản phẩm mới nhằm đạt được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm để bù đắp cho thị trường hạn chế.sau khi khai thác hết đoạn thị trường này giá bán có thể giảm dần để mở rộng đoạn thị trường khác. Để áp dụng chính sách này cần phải có điều kiện: một lượng khách hàng đũ để có mức cầu hiện hành cao, dung lượng thị trường nhỏ không đủ để thu hút cạnh tranh, giá cao gây ra ấn tượng. + Định giá theo thời giá: - Định giá dựa trên người mua: người ta thấy rằng khi người mua bỏ ra một giá trị là họ muốn đổi lấy một giá trị khác tức là những lợi ích từ việc sở hữu và sử dụng sản phẩm. các lợi ích đó bao gồm cả hữu hình và vô hình. Những giá trị này sẽ khác nhau với những người tiêu dùng không giống nhau. Nếu người tiêu dùng cảm thấy giá cao hơn gia trị của sản phẩm thì họ sẽ không mua. Cho nên người bán mà đề ra giá cao hơn mức giá được cảm nhận thì doanh số sẽ sụt giảm. - Định giá dựa vào tâm lí: giá chỉ bảo chất lượng và giá có số lẻ. Do đó nên giá cao thì chất lượng sản phẩm tốt khiến khách hàng an tâm tiêu dùng sản phẩm đó. - Định giá theo thời vụ: ứng với mỗi thời vụ có một mức giá khác nhau. Nó phù hợp với nhu cầu của từng thời điểm. Mùa thấp điểm định giá thấp để kích cầu I.3. Thị trường (Place). Người bán nào cũng phải cố gắng làm sao cho hàng hóa của mình có sẵn trên thị trường mục tiêu. Điều này muốn nói tới tính sẵn có của thị trường về đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng. Có hai cách lựa chọn là bán hàng trực tiếp cho khách hàng hoặc bán hàng thông qua những người trung gian Một số cuộc cách mạng về công nghệ đã làm thay đổi khái niệm thị trường, chẳng hạn như thị trường internet và điện thoại di động. Thị trường gồm một số diểm cần lưu ý: Địa điểm, Hậu cần, Kênh phân phối,Thị phần, Mức độ phục vụ khách hàng, Internet. Các trung gian trong kênh phân phối: - Nhà bán lẻ: Tập hợp và phân loại sản phẩm từ các nhà cung cấp khác đồng bộ, sắp xếp sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cung cấp thông tin cho người tiêu thụ thông qua các hoạt động như quảng cáo, trưng bày, nhân viên bán hàng. Dự trữ sản phẩm, ghi giá, chất xếp và những công việc chuẩn bị sẳn sàng cho sản phẩm ra đời. Tạo điều kiện thuận lợi và hoàn tất những giao dịch bằng các cung cấp sản phẩm đúng vị trí, thời gian và các chính sách tín dụng và nhũng dịch vụ khác cho khách hàng. - Nhà bán buôn: Cung cấp những thông tin nhằm hổ trợ cho nghiên cứu Marketing của các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức của người tiêu thụ. Giúp các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ phân phối sản phẩm đến địa phương mà họ chưa tạo được mối liên hệ với khách hàng. Hỗ trợ nhà sản xuất bằng cách đặt hàng trước và trả tiền hàng đúng thời hạn, đồng thời cũng hỗ trợ nhà bán lẽ bằng các trợ cấp tín dụng. Thu mua và phân loại sản phẩm ngằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn. Giúp đỡ các nhà bán lẻ trong việc huấn luyện nhân viên bán hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, xây dựng hệ thống kế toán và kiểm kho. Dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cấp hàng hóa đều đặn cho những nhà bán lẻ hay những nhà sản xuất khác. - Đại lý: Đại lý là những người thay mặt cho người bán hoặc người mưa để thực hiện các giao dịch với khác hàng. Đại lý thường là cá nhân hoặc các doanh nghiệp có vị trí kinh doanh thuận lợi, có năng lực bán hàng. Đại lý có thể đại diện cho một hoặc nhiều công ty khác nhau nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. Người môi giới: Là người không tham gia mua bán hàng hóa mà chỉ làm nhiệm vụ chắp nối người bán với người mua, không gánh chịu một sự rủi ro nào và được hưởng thù lao của bên sử dụng môi giới. Sử dụng người môi giới để liên kết giữa người mua và người bán, nó gúp cho quá trình mua bán diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. I.4. Tiếp thị hay tiếp xúc thị trường (Promotion). Chữ P thứ tư bao gồm tất cả các công cụ giao tiếp có thể chuyển thông điệp đến thị trường mục tiêu. Tiếp thị là cách thông báo cho những khách hàng mục tiêu về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này bao gồm tất cả các loại “vũ khí” trong “kho vũ khí” của marketing như quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ khách hàng, v.v. So với các chữ P khác, tiếp thị là chữ P quan trọng nhất cần tập trung vào. Chữ P này bao gồm một số công cụ: Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Truyền thông, Bán hàng trực tiếp, bán hàng cá nhân. Một kế hoạch MKT để đạt được thành công đòi hỏi sự kết hợp chiến lược và hiệu quả của 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion) - Sản phẩm, Phân Phối, Định Giá, và Khuyến Mãi. Quản lý MKT là một ngành ứng dụng của tiến trình này. Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, định giá đúng theo nhu cầu, thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất. II/ GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP: II.1/ Lịch sử hình thành: Ngược dòng thời gian trở về với một địa danh huyền thoại, một vùng đất xưa kia hoang hóa có con suối thiên nhiên chảy qua nay đã vươn mình trở thành miền “đất Tứ Linh”.Trong ký ức của những người đầu tiên đến khai khẩn đất lập lâm trại, vẫn còn lưu giữ hình ảnh một vùng đất hoang sơ giữa bộn bề đầm lầy, cây cỏ. Ông Đinh Văn Vui – Tổng Giám Đốc công ty nhớ lại: “Tôi còn nhớ mãi ngày ấy, vào năm 1987, khi tôi đến đây khai khẩn đất lập lâm trại, Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy, rừng rậm và đã từng là căn cứ địa cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ… Suối Tiên, cái tên nghe sao lạ quá! Tôi thử tìm hiểu  mới biết Suối Tiên bắt nguồn nối tiếp suối Lồ Ồ (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày nay) chảy ngầm trong lòng đất hàng chục km qua xa lộ Hà Nội và trồi lên mặt đất này, để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai. Lúc đó, Suối Tiên còn cả một khu rừng đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại. Tại đây còn có một miếu thờ bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Dân trong vùng kể lại : “Bảy cô gái rất linh thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, phụng thờ". Phải chăng bảy cô gái đã qui tiên trở nên linh thiêng thành tiên độ cho đời nên suối này có tên gọi là Suối Tiên và được lưu truyền đến ngày nay?. Từ khung cảnh thiên nhiên và truyền thuyết ấy, ý tưởng xây dựng nơi đây thành một khu du lịch tầm cỡ quốc gia nung nấu tôi suốt ngày đêm…".  "Lâm trại Suối Tiên" đã trở thành tiền đề cho một khu du lịch tầm cỡ trong tương lai. Quá trình sản xuất của lâm trại là quá trình tích lũy vốn liếng cũng như điều tra, nghiên cứu thăm dò để xây dựng khu du lịch. Diện tích ban đầu của lâm trại chỉ có 2 ha đất hoang hóa, chỉ là một trại nuôi trăn nhỏ. Các năm tiếp theo, lâm trại tổ chức chăn nuôi theo lối công nghiệp xuất khẩu, đồng thời nuôi cả các loài thú quý hiếm và trồng các loại cây ăn trái. Từ năm 1989 đến năm 1991, sản xuất gỗ xẻ xuất khẩu và sau đó sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Sản phẩm của lâm trại Suối Tiên được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Đặc biệt, lâm trại Suối Tiên còn được tổ chức
Tài liệu liên quan