Tiểu luận Mặt hàng Cà phê

Niên vụ cà phê mới cơ bản đã thu hoạch xong. Chất lượng cà phê của niên vụ này tốt hơn nhiều so với chất lượng của niên vụ trước. Tỷ lệ hạt chất lượng loại 1 cao, tỷ lệ hạt đen vỡ rất thấp do vụ thu hoạch năm nay thời tiết nắng và khô ráo. Tuy nhiên, sản lượng giảm so với dự báo trước khi vào vụ thu hoạch do tỷ lệ quả có một hạt nhiều. Ngoài ra, hiện tượng vàng lá rụng quả tăng lên đáng kể ở Lâm Đồng. Theo báo cáo của sở Nông nghiệp Lâm Đồng, diện tích bị ảnh hưởng có thể lên đến 30.000 ha. Lượng cây cà phê già lên đến trên 20 % nên năng suất giảm so với trước kia. Những yếu tố trên đã làm cho sản lượng cà phê Việt Nam có thể giảm tới 30 % so với niên vụ trước. Chính vì vậy, kế hoạch năm 2010, lượng cà phê xuất khẩu ước đạt 1.100 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1.710 triệu USD, giảm 7,09% về lượng và giảm 1,19% về kim ngạch so với năm 2009.

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mặt hàng Cà phê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mặt hàng Cà phê I.Tình hình trong nước: 1. Diện tích và sản lượng: Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam, năm 2010 nước ta vẫn giữ diện tích trồng khoảng 537 hecta, nhưng sản lượng dự kiến giảm 30%. Sản lượng sản xuất của Việt Nam năm 2009 đạt 1.080.000 tấn; giảm 2,7% so với năm 2008. 2. Tình hình sản xuất: Niên vụ cà phê mới cơ bản đã thu hoạch xong. Chất lượng cà phê của niên vụ này tốt hơn nhiều so với chất lượng của niên vụ trước. Tỷ lệ hạt chất lượng loại 1 cao, tỷ lệ hạt đen vỡ rất thấp do vụ thu hoạch năm nay thời tiết nắng và khô ráo. Tuy nhiên, sản lượng giảm so với dự báo trước khi vào vụ thu hoạch do tỷ lệ quả có một hạt nhiều. Ngoài ra, hiện tượng vàng lá rụng quả tăng lên đáng kể ở Lâm Đồng. Theo báo cáo của sở Nông nghiệp Lâm Đồng, diện tích bị ảnh hưởng có thể lên đến 30.000 ha. Lượng cây cà phê già lên đến trên 20 % nên năng suất giảm so với trước kia. Những yếu tố trên đã làm cho sản lượng cà phê Việt Nam có thể giảm tới 30 % so với niên vụ trước. Chính vì vậy, kế hoạch năm 2010, lượng cà phê xuất khẩu ước đạt 1.100 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1.710 triệu USD, giảm 7,09% về lượng và giảm 1,19% về kim ngạch so với năm 2009. 3. Diễn biến giá cả trong nước: Thị trường cà phê trong nước biến động trong xu hướng giảm, Nguyên nhân khiến giá cà phê trong nước giảm là do giá cà phê thế giới giảm mạnh. Giá cà phê thế giới đã giảm khá mạnh do nhu cầu mua ít trong khi nhiều nhà đầu cơ đang cố giữ đồng USD thay vì mua hàng. Giá cà phê tại Đắk Lắk ngày 2/2 đã giảm xuống chỉ còn 23.500 đồng/kg, giảm xấp xỉ 4% so với đầu tháng. Tham khảo giá cà phê nhân tại thị trường Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Đồng… Địa điểm 1/1 15/1 16/1 19/1 20/1 21/1 22/1 25/1 26/1 27/1 28/1 29/1 30/1 2/2 ĐakLak 24.420 24.400 24.200 24.100 24.000 23.700 23.500 23.800 23.900 23.800 23.800 23.700 23.600 23.600 Lâm Đồng 24.420 24.400 24.200 24.100 24.000 23.700 23.500 23.800 23.900 23.800 23.700 23.600 23.500 23.500 Gia Lai 24.420 24.400 24.200 24.100 24.000 23.700 23.500 23.800 23.900 23.800 23.800 23.600 23.500 23.500 ĐakNông 24.420 24.400 24.200 24.100 24.000 23.700 23.500 23.800 23.900 23.800 23.800 23.600 23.500 23.500 4. Tình hình xuất khẩu: Theo số liệu thống kê ước tính, trong tháng 1/2009, lượng xuất khẩu cà phê của nước ta đạt gần 140 nghìn tấn với kim ngạch đạt 200 triệu USD, tăng 7,28% về lượng và tăng 13,79% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 1 đạt 1.429 USD/tấn, giảm 7,02% so với cùng kỳ năm 2009. Theo đó, tính chung lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu niên vụ 2009/10 (tính từ tháng 10/09 đến 01/2010) đạt 421.600 tấn (7,03 triệu bao), tăng 10,3 % so với cùng kỳ niên vụ trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan trong tháng 12 xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 155,5 nghìn tấn với kim ngạch đạt 202,6 triệu USD, tăng 80,81% về lượng và tăng 49,6% về trị giá so với tháng trước. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 12 đạt 1.303 USD/tấn, giảm 17,3% so với tháng trước. Trong năm 2009 lượng cà phê của nước ta xuất khẩu đạt xấp xỉ 1.184 nghìn tấn với kim ngạch 1.730,6 triệu USD, tăng 24,06% về lượng nhưng vẫn giảm 11,25% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong năm 2009 tháng đạt 1.462,3 USD/tấn, giảm 28,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê giảm là do các nhà buôn lớn trên thế giới đang đầu cơ, cố ép giá xuống thấp. 4.1 Thị trường xuất khẩu: Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, tăng 0,2% so với năm 2008; Bỉ: 132 nghìn tấn, tăng 49,5%; Hoa Kỳ: 128 nghìn tấn, tăng 20,4%; Italia: 96,2 nghìn tấn, tăng 11,3%;… Lượng và giá cà phê xuất khẩu trung bình từ năm 2008 đến nay Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009 ( tỷ trọng tính theo lượng xuất khẩu) Tham khảo thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 12 và 12 tháng năm 2009 (Lượng: tấn; Trị giá: USD) Thị trường T12/09 So với T11/09 (%) So với T12/08 (%) 12T/09 So với 12 T/08 (%) Lượng ( Tấn) Trị giá ( USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng ( Tấn) Trị giá ( USD) Lượng Trị giá Đức 20.253 30.083.824 91,7 96,9 1,1 -10,9 136.248 201.768.433 0,2 -26,3 Hoa Kỳ 15.179 24.554.261 2,3 4,0 -11,9 -15,3 128.050 196.674.152 20,4 -6,7 Bỉ 6.328 8.223.956 177,1 141,1 -82,6 -86,4 132.283 190.495.369 49,5 13,4 Italia 5.849 8.058.980 63,9 66,7 -71,4 -76,1 96.190 142.365.709 11,3 -16,8 Tây Ban Nha 9.105 12.296.250 90,8 90,4 -11,2 -25,8 81.617 118.020.895 10,7 -20,5 Nhật Bản 2.784 4.524.092 28,6 41,6 -42,7 -47,1 57.450 90.312.416 -2,9 -29,1 Hà Lan 1.560 2.282.120 330,9 363,4 -44,0 -53,3 32.608 46.795.583 102,8 45,4 Hàn Quốc 2.373 3.237.098 -20,6 -22,5 -20,1 -35,7 31.684 46.399.869 -24,9 -44,0 Anh 4.101 5.431.565 138,7 141,2 -33,6 -45,0 30.918 44.162.090 -12,1 -36,3 Thụy sỹ 10.448 13.906.829 352,1 337,2 123,9 84,1 28.478 41.017.518 -3,0 -24,6 Pháp 2.524 3.416.289 423,7 396,3 -38,0 -48,9 25.886 37.827.448 6,3 -20,3 PhiLipPin 1.596 1.892.067 -51,6 -55,9 37,3 0,9 21.547 29.851.371 76,0 12,9 Malaixia 1.225 1.715.176 -24,4 -28,1 -42,8 -49,7 19.245 28.571.952 4,8 -24,5 Trung Quốc 2.388 3.045.046 18,7 6,9 -10,3 -32,7 17.396 24.885.623 5,7 -21,0 Ân độ 2.318 2.930.893 14,4 14,0 45,5 11,9 16.438 22.505.252 192,9 112,2 Nga 2.528 3.227.930 35,1 45,4 -18,8 -38,5 15.561 22.003.706 -23,8 -44,6 Xingapore 597 773.901 30,6 5,8 -85,6 -88,5 13.467 19.768.665 -42,3 -57,6 Inđônêxia 3.999 5.363.941 -14,1 -13,0 10,423,7 6,163,9 12.431 17.190.384 590,2 376,6 Ôxtrâylia 1.374 1.921.190 6,2 -1,0 -3,4 -22,3 11.281 16.424.338 27,2 -7,3 Ba Lan 1.075 1.400.596 12,9 9,7 -17,5 -31,8 10.965 15.535.621 -10,1 -36,0 Nam Phi 1.435 1.893.230 70,8 99,6 120,4 54,6 8.976 12.843.856 27,5 -4,7 Mêhicô 1.281 1.684.833 29,4 25,8 * * 9.266 12.724.469 0,0 0,0 Ai Cập 1.294 1.771.934 -3,0 3,5 * * 6.924 9.744.739 0,0 0,0 Bồ Đào Nha 838 1.206.387 118,8 105,5 -0,9 -19,5 6.190 9.465.311 -2,6 -29,2 Canađa 575 712.577 172,5 150,9 656,6 630,6 3.292 4.595.972 22,4 -18,7 Hy Lạp 383 543.442 162,3 145,8 57,0 33,9 3.125 4.589.863 15,7 -5,8 Thái Lan * * -100,0 -100,0 -100,0 -100,0 3.002 4.445.461 -77,6 -85,1 Đan Mạch 168 229.804 63,1 69,4 -22,6 -34,9 1.426 2.051.332 -28,5 -48,7 Top doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch trong tháng 12/09 Doanh nghiệp Kim ngạch (USD) Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex 22.974.923 Công Ty cổ phần Đầu Tư và Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Tây Nguyên 15.308.683 Cty TNHH Trường Ngân 7.609.830 Công ty TNHH Một thành viên Xuất Nhập Khẩu 2/9 ĐakLak 7.332.936 Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà 7.231.819 Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần XNK INTIMEX Tại Mỹ Phước 5.979.806 Công ty TNHH OLAM Việt Nam 5.818.774 Cty Cổ Phần Cà Phê Petec 5.385.333 Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần XNK INTIMEX Tại Bình Dương 4.918.409 Công Ty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC Việt Nam 4.700.663 Công ty TNHH NEUMANN GRUPPE Việt Nam 4.572.238 Cty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nông Sản Bắc Hà 4.504.434 Cty Cổ phần Cà phê An Giang 4.181.668 Công ty TNHH Mercafe Việt Nam 3.580.711 Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam 3.519.176 Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu ĐăkLăk 3.346.855 Công ty LDCB cà phê xuất khẩu Man - Buôn Ma Thuột 3.175.803 Công ty TNHH Armajaro Việt Nam 2.992.739 Cty Cổ Phần XNK Sản Xuất Gia Công Và Bao Bì 2.842.193 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế 2.646.128 Công Ty TNHH Thái Hòa - Lâm Đồng 2.444.724 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Anh Minh 2.338.073 Chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX tại Tây Ninh 2.154.861 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu cà phê Đức Nguyên 1.542.821 Chi Nhánh Tổng Cty Thương Mại Hà Nội Tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Hapro) 1.477.470 Công ty TNHH Thương mại Nam Nguyệt 1.471.652 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Đà Lạt 1.467.912 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 1.428.636 Chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex tại Buôn Ma Thuột 1.350.264 Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Cà phê Intimex Nha Trang 1.221.307 CN Công ty TNHH Cà Phê Vĩnh An Tại Đồng Nai 1.182.492 DNTN Cà phê Minh Tiến 1.157.760 Công Ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Công Chính 1.114.933 Công ty TNHH Hưng Thịnh Phát 1.029.038 Công ty TNHH Minh Huy 1.019.869 II. Thế giới: Diễn biến giá thế giới: Giá cà phê thế giới biến động liên tục, Tại Luân Đôn, giá cà phê Robusta giao dịch cuối cùng của tháng 1/2010 dừng ở mức 1.295 USD/tấn; giảm 1,23% so với tháng trước, trước giảm 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ít trong khi nhiều nhà đầu cơ đang cố giữ đồng USD thay vì mua hàng. Trên thị trường New York, nguồn cung hạn hẹp và các yếu tố kỹ thuật cùng với sự suy yếu của đồng USD. Giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3 chốt phiên 30/1 ở 131,7 USD/lb, giảm 3,6% so với tháng trước, nhưng đã tăng tới 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, giá cà phê robusta sẽ tăng 20% trong năm 2010, một phần là nhờ người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng loại cà phê này và do thiếu cà phê arabica. Giá cà phê arabica cũng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010 do sản lượng của các quốc gia sản xuất hàng đầu như Braxin, Colombia và Trung Mỹ sụt giảm. Nhiều chuyên gia dự báo giá cà phê sẽ tăng mạnh nhất so với các mặt hàng khác trong năm 2010. Dự báo giá cà phê trong thời gian tới sẽ tăng. Tổng cung và tổng mức tiêu thụ: Sản lượng cà phê thế giới dự đoán sẽ giảm gần 3,4% trong niên vụ 2009/10 do sản lượng giảm ở Brazil và sản lượng ở Colombia; Trung Mỹ chưa khôi phục nhiều. Trong khi đó, chi phí lao động và giá phân bón tăng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguồn cung cấp cà phê. Ngược lại, mức tiêu thụ cà phê toàn cầu năm 2009-1010 dự kiến sẽ tăng lên132 triệu bao, từ mức 130 triệu bao năm 2008-2009. Sản lượng giảm trong khi tiêu thụ tăng buộc lượng dự trữ cà phê thế giới năm nay sẽ giảm. Năm 2009, sản lượng cà phê của nước này là 39,47 triệu bao. Dự báo, sản lượng năm 2010 sẽ giảm từ 20-40% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo triển vọng cung cầu thị trường: Trong nước: Đắk Lắk : Sản xuất cà phê sạch tiêu thụ giá cao trên thị trường thế giới: Đắk Lắk đã đưa diện tích sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn UTZ Kapeh tăng trên 7.000 ha và sản phẩm cà phê nhân được tiêu thụ giá cao trên thị trường thế giới. Toàn bộ diện tích cà phê sạch tập trung nhiều nhất ở 7 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê như: Công ty cà phê Ea Pốk, Buôn Hồ, Thắng Lợi, Phước An. Hiện nay, phần lớn sản phẩm cà phê nhân của Công ty cà phê Thắng Lợi đã được Hãng Mitsubishi (Nhật Bản) bao tiêu, với giá cao hơn giá xuất khẩu trên thị trường từ 150 đến 200 USD. Công ty cà phê Phước An hàng năm cũng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ 4.000 tấn cà phê nhân đạt tiêu chí UTZ Kapeh. Công ty Cổ phần cà phê An Giang cũng đã liên kết với trên 1.200 hộ đồng bào các dân tộc huyện Krông Năng sản xuất trên 1.800 ha cà phê theo tiêu chuẩn cà phê sạch UTZ Kapeh. Niên vụ 2009- 2010, các hộ gia đình đồng bào các dân tộc đã thu hoạch được trên 6.000 tấn cà phê nhân đạt tiêu chuẩn cà phê sạch.... Thế giới: Cung: Trên thị trường, các nhà đầu tư và các quỹ hàng hoá dự đoán sản lượng cà phê của Braxin sẽ giảm trong niên vụ 2010 do chu kỳ giảm sản lượng ở cây cà phê arabica. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê năm 2010 của nước này có thể là 39 triệu bao, thấp hơn mức 39,5 triệu bao của năm 2009 và thấp hơn 20% so với dự báo trước đó. Theo các nhà sản xuất, mưa lớn có thể ảnh hưởng tới 20 - 40% sản lượng cà phê Braxin. Trước đó, dự báo của Bộ Nông nghiệp ở trong khoảng từ 45,9 triệu bao cho đến 48,7 triệu bao. * Sản lượng cà phê Burundi niên vụ 2010/11 sẽ tăng 361% lên mức 30.000 tấn do lượng mưa nhiều và việc sử dụng phân bón nhiều hơn. Còn sản lượng của niên vụ 2009/10 đã giảm xuống dưới mức dự đoán do các phương pháp quản lý kem cũng như việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu ít hơn. * Uỷ ban Cà phê Ấn Độ cho biết, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng đầu năm 2010 đã tăng 28% nhờ nhu cầu cao. Số liệu cho thấy, quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 3 ở khu vực châu Á đã xuất khẩu 10.668 tấn cà phê trong tháng 1 năm nay, so với 8.353 tấn cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cà phê arabica trong tháng vừa qua đạt 5.416 tấn, còn xuất khẩu cà phê robusta đạt 3.937 tấn. Arabica là loại cà phê được sử dụng làm các loại cà phê đặc biệt và có giá cao, còn robusta - chiếm 70% sản lượng của Ấn Độ - được dùng để pha trộn với arabica cho ra loại cà phê có giá rẻ hơn, hoặc để chế biến cà phê hoà tan. Trong tháng 1/2010, Ấn Độ xuất khẩu 1.302 tấn cà phê hoà tan, thấp hơn so với 1.706 tấn cùng tháng năm 2009. Sản lượng cà phê của Ấn Độ chiếm 4,5% tổng sản lượng cà phê toàn cầu nhưng xuất khẩu tới 70 – 80% khối lượng cà phê sản xuất ra. * Theo dự báo của Ủy ban Phát triển Cà phê Rwanda, sản lượng cà phê của nước này niên vụ 2010/11 sẽ tăng 12,5% nhờ thời tiết thuận lợi. Rwanda đặt mục tiêu sẽ đạt sản lượng 40.000 tấn cà phê trong niên vụ 2011/12. * Xuất khẩu cà phê của Peru, một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ tăng 25% về giá trị trong năm 2010 nhờ sản lượng tăng, đạt 650 triệu USD. Giá cà phê xuất khẩu được dự đoán sẽ ở mức trung bình 2.900 USD/tấn, bằng mức của năm ngoái. Hiện Peru đang là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 6 trên thế giới, xuất khẩu gần như toàn bộ lượng cà phê sản xuất ra và đứng đầu về xuất khẩu cà phê hữu cơ. * Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho rằng giá cà phê Colombia có thể sẽ lên cao hơn nữa do sản lượng của nước này đang ở mức thấp nhất trong vòng 35 năm qua. Trong niên vụ 2008/09, sản lượng cà phê của Colombia đạt 8,7 triệu bao loại 60 kg, thấp hơn nhiều so với 12 triệu bao dự báo trước đó. Năm ngoái, lượng mưa cao hơn bình thường cùng với lượng phân bón cho cây sụt giảm đã khiến sản lượng cà phê của Colombia sụt giảm và xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974. Colombia cũng đã mất vị trí sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới về tay Indonesia và hiện đang giữ vị trí số 4. Bộ Nông nghiệp Mexico cho biết xuất khẩu cà phê nước này trong tháng 12/2009 đạt 144.597 bao 60 kg, tăng 14 % so với mức 127.136 bao của cùng kỳ năm trước. Tổng lượng cà phê xuất khẩu của nước này trong 3 tháng đầu niên vụ 2009/2010 đạt 405.491 bao, tăng 19 % so với mức 341.159 bao của cùng kỳ niên vụ trước. Cầu: Cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu nhiều mặt hàng sụt giảm mạnh, song theo đánh giá của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), thị trường cà phê năm qua không chịu bất cứ ảnh hưởng nào lên nhu cầu, thậm chí nhu cầu còn cao hơn. Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm. Nó đã tăng từ 104,6 triệu bao năm 2000 lên 128 triệu bao trong năm 2008 và dự kiến sẽ đạt 132 triệu bao trong năm 2010. Trong đó, tiêu thụ tại các nước sản xuất cà phê chiếm 26%, các thị trường mới nổi chiếm 16% và tiêu thụ ở những nước phát triển khác chiếm 59%. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, nhu cầu cà phê từ các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và châu Âu đã tăng 0,9% lên 68,6 triệu bao, trong khi đó tiêu thụ tại các nước sản xuất tăng 3,8% lên 35,9 triệu bao. Nhu cầu đặc biệt tăng nhanh tại các nền kinh tế đang nổi, tới 5,5%. Nhu cầu cà phê được dự đoán sẽ cao hơn nữa trong năm 2010 khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Ngoài các thị trường cà phê truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật, Ý, Pháp, Canada, Anh, thì Bỉ, Áo, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc cũng được đánh giá là những thị trường đầy tiềm năng về nhập khẩu cà phê trong năm nay. Năm 2009, tiêu thụ cà phê tại Braxin đạt tốc độ tăng trưởng 4%, cao hơn mong đợi, và nước này đang đặt mục tiêu sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ cà phê số 1 thế giới vào năm 2012. Theo dự đoán của Hiệp hội Cà phê Braxin, Abic, tiêu thụ cà phê ở nước này sẽ tăng 5% trong năm 2010 do những người uống cà phê ở quốc gia tiêu thụ cà phê thứ 2 thế giới đang thử nghiệm các phương cách thưởng thức cà phê mới hơn .Abic cho biết, năm 2009 tiêu thụ cà phê ở Braxin đã tăng 4%, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Số liệu thống kê cho thấy, tiêu thụ cà phê nhân tại Braxin đã lên con số 18,4 triệu bao loại 60 kg trong năm vừa qua và con số này dự kiến sẽ là 19,3 triệu bao trong năm 2010, chiếm 1/6 trong tổng sản lượng cà phê toàn cầu mỗi năm. Hiện Mỹ là nước tiêu thụ cà phê số 1 thế giới nhưng Braxin đang đặt mục tiêu vượt Mỹ vào năm 2012 để dành vị trí đầu bảng. IV. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu: Niên vụ cà phê mới cơ bản đã thu hoạch xong. Chất lượng cà phê của niên vụ này tốt hơn nhiều so với chất lượng của niên vụ trước. Tuy nhiên, sản lượng giảm so với dự báo trước khi vào vụ thu hoạch do tỷ lệ quả có một hạt nhiều. Để ngành cà phê phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần đề ra mục tiêu giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 537 hecta, sản lượng 1.000.000 tấn/năm. Theo đó, yêu cầu các địa phương hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của cà phê sạch theo tiêu chuẩn UTZ Kapeh, để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, ngoài việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm giữ vững các thị trường truyền thống, mở thêm thị trường mới và tập trung khai thác triệt để lợi thế của thị trường trong nước. Đồng thời, ngành cà phê của nước ta phải có chiến lược và chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường hồ tiêu thế giới, chủ động đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành những giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh, góp phần thúc đẩy sản xuất và phải chủ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ở trong nước và ngoài nước. Đối với, xuất khẩu phải có sự điều hành thống nhất, doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt vào đầu vụ. Với sản lượng chỉ đứng sau Brazil nhưng hiện nay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn không làm chủ được giá cả mà phần lớn là do các nhà nhập khẩu làm giá, khiến giá cà phê giảm mạnh. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần thống nhất không bán hàng theo phương thức trừ lùi (giao xa), mà tập trung bán out right (giao ngay) để tránh rủi ro; khi chốt giá xong mới giao hàng; đề phòng những nhà nhập khẩu làm ăn không uy tín ... Theo đó, hạn chế bán lúc này, Chính phủ cần cho phép thu mua tạm trữ khoảng 200.000 tấn, nhằm đẩy giá lên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ vốn với lãi xuất ưu đãi đối với mặt hàng cà phê để doanh nghiệp thu mua tồn trữ để giữ giá, giảm thiệt hại cho nông dân cũng như tránh bị khách nước ngoài ép giá.
Tài liệu liên quan