Tiểu luận Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay

“Sách – đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này với thế hệ khác, đó là lời khuyên của những người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp hết giờ truyền lại cho người đến thay gác Sách lớn lên cùng với loài người, sách kết tinh tất cả học thuyết làm rung động con tim và khối óc, kết tinh mọi khát vọng làm rung động trái tim, sách ghi lại cuộc sống sôi nổi của loài người, được mệnh danh là lịch sử toàn thế giới. Những trang sách không phải là riêng quá khứ, sách còn là phương tiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi luân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều gian khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu. Sách còn là cương lĩnh của tương lai”. (Ghecxen) Đây là câu nói mà bản thân tôi rất ấn tượng. Nó chứa đựng đầy đủ nhất về sách. Ghecxen như mở ra trước mắt ta những vai trò quan trọng và lớn lao nhất về sách. Sách có giá trị cao quý nhất với mọi thời đại. Không có sách, xã hội loài người mãi là một xã hội man rợ. Sách được xã hội loài người yêu quý. Không ai chối bỏ những quyển sách. Có lẽ đây là niềm vui lớn nhất của ngành xuất bản – cha đẻ của những cuốn sách. Nhờ có xuất bản, các cuốn sách mới ra đời theo đúng nghĩa của nó. Xuất bản trưởng thành cùng với xã hội loài người và ngày càng có những thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên ngành xuất bản không thể tự thân vận động nếu không có người làm xuất bản – những biên tập viên. Người làm biên tập luôn là những người có vai trò quyết định cho vận mệnh của ngành xuất bản và những cuốn sách. Nếu bạn là một người ham mê đọc sách và có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt thì việc trở thành một nhà biên tập sách thực sự là phù hợp và là một giấc mơ trong tầm tay của bạn. Với những người yêu thích đọc sách thì đây là một công việc hoàn hảo. Việc được đọc những bản thảo viết tay của tác giả đầu tiên và khám phá ra những câu chuyện hay, những tác giả tài năng mới là niềm vui nhất của nghề. Bản thân tôi cũng là một sinh viên theo học chuyên ngành biên tập xuất bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi yêu thích chuyên ngành mình đã chọn và luôn nỗ lực cố gắng học hỏi để sau này sẽ có chuyên môn vững chắc, trở thành một biên tập giỏi, giúp cho những cuốn sách hay ra đời làm phong phú thêm văn hóa đọc của mọi người. Tôi luôn tự tìm hiểu để tìm ra một con đường hoàn thiện nhân cách thành một biên tập viên tốt. Vậy nên trong đề tài tiểu luận môn học “Cơ sở lý luận biên tập xuất bản”, tôi quyết định chọn đề tài “Mô hình nhân cách người cán bộ biên tập và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành xuất bản ở nước ta”. Với đề tài này tôi có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân cách một cán bộ xuất bản, hoàn thành tiểu luận này một cách xuất sắc thì tôi có thể tự tin là mình có thể xác định đúng được đạo đức nghề nghiệp cho tương lai để có hướng phấn đấu. Và một lý do nữa là hiện nay công tác biên tập xuất bản ở nước ta không chỉ có những mặt tốt mà còn rất nhiều tồn tại đáng quan tâm. Vậy đưa ra đề tài nhân cách cán bộ biên tập trong thời điểm hiện nay là điều rất cần thiết. Không chỉ chúng ta, những sinh viên mà cả những người đang đứng trong hàng ngũ cán bộ biên tập cũng nên xem xét về vấn đề này để hoàn thiện chính bản thân mình.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN TIỂU LUẬN Môn: CƠ SỞ LÝ LUẬN BIÊN TẬP XUẤT BẢN Đề tài: Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Hải Sinh viên : Nguyễn Thị Yên Lớp : Xuất bản K28 Hà Nội, 2010 MỤC LỤC I. Mở đầu II. Nội dung 1. Khái niệm xuất bản. 2. Khái niệm xuất bản phẩm. 3. Hoạt động biên tập xuất bản. 4. Biên tập viên nhà xuất bản. 5. Mô hình nhân cách của biên tập viên. 6. Xây dựng ý thức nghề nghiệp của biên tập viên. 7. Thực trạng về biên tập viên ở nước ta hiện nay. 8. Phương hướng giải quyết. III. Kết luận I. Mở đầu “Sách – đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này với thế hệ khác, đó là lời khuyên của những người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp hết giờ truyền lại cho người đến thay gác… Sách lớn lên cùng với loài người, sách kết tinh tất cả học thuyết làm rung động con tim và khối óc, kết tinh mọi khát vọng làm rung động trái tim, sách ghi lại cuộc sống sôi nổi của loài người, được mệnh danh là lịch sử toàn thế giới. Những trang sách không phải là riêng quá khứ, sách còn là phương tiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi luân lý và sức mạnh được tìm ra qua nhiều gian khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu. Sách còn là cương lĩnh của tương lai”. (Ghecxen) Đây là câu nói mà bản thân tôi rất ấn tượng. Nó chứa đựng đầy đủ nhất về sách. Ghecxen như mở ra trước mắt ta những vai trò quan trọng và lớn lao nhất về sách. Sách có giá trị cao quý nhất với mọi thời đại. Không có sách, xã hội loài người mãi là một xã hội man rợ. Sách được xã hội loài người yêu quý. Không ai chối bỏ những quyển sách. Có lẽ đây là niềm vui lớn nhất của ngành xuất bản – cha đẻ của những cuốn sách. Nhờ có xuất bản, các cuốn sách mới ra đời theo đúng nghĩa của nó. Xuất bản trưởng thành cùng với xã hội loài người và ngày càng có những thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên ngành xuất bản không thể tự thân vận động nếu không có người làm xuất bản – những biên tập viên. Người làm biên tập luôn là những người có vai trò quyết định cho vận mệnh của ngành xuất bản và những cuốn sách. Nếu bạn là một người ham mê đọc sách và có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt thì việc trở thành một nhà biên tập sách thực sự là phù hợp và là một giấc mơ trong tầm tay của bạn. Với những người yêu thích đọc sách thì đây là một công việc hoàn hảo. Việc được đọc những bản thảo viết tay của tác giả đầu tiên và khám phá ra những câu chuyện hay, những tác giả tài năng mới là niềm vui nhất của nghề. Bản thân tôi cũng là một sinh viên theo học chuyên ngành biên tập xuất bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi yêu thích chuyên ngành mình đã chọn và luôn nỗ lực cố gắng học hỏi để sau này sẽ có chuyên môn vững chắc, trở thành một biên tập giỏi, giúp cho những cuốn sách hay ra đời làm phong phú thêm văn hóa đọc của mọi người. Tôi luôn tự tìm hiểu để tìm ra một con đường hoàn thiện nhân cách thành một biên tập viên tốt. Vậy nên trong đề tài tiểu luận môn học “Cơ sở lý luận biên tập xuất bản”, tôi quyết định chọn đề tài “Mô hình nhân cách người cán bộ biên tập và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành xuất bản ở nước ta”. Với đề tài này tôi có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân cách một cán bộ xuất bản, hoàn thành tiểu luận này một cách xuất sắc thì tôi có thể tự tin là mình có thể xác định đúng được đạo đức nghề nghiệp cho tương lai để có hướng phấn đấu. Và một lý do nữa là hiện nay công tác biên tập xuất bản ở nước ta không chỉ có những mặt tốt mà còn rất nhiều tồn tại đáng quan tâm. Vậy đưa ra đề tài nhân cách cán bộ biên tập trong thời điểm hiện nay là điều rất cần thiết. Không chỉ chúng ta, những sinh viên mà cả những người đang đứng trong hàng ngũ cán bộ biên tập cũng nên xem xét về vấn đề này để hoàn thiện chính bản thân mình. Nội dung Khái niệm xuất bản Xuất bản là một hoạt động trung gian giữa tác giả và bạn đọc, gồm ba khâu: biên tập, in, phát hành. Xuất bản thực hiện một chức năng bao gồm ba mặt là: chức năng tri thứcđể tuyển chọn, tham gia hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa và phát triển tài năng sáng tạo văn hóa tinh thần; chức năng mỹ thuật và kỹ thuật để thiết kế, đồ họa bản in, vật chất hóa những tác phẩm tinh thần thành các xuất bản phẩm; chức năng thương mại để lưu hành, tiêu thụ, xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu. Xuất bản là một hoạt động truyền bá xã hội. Nó không sáng tác ra tác phẩm mới mà sử dụng các tác phẩm đã có (hoặc sẽ có) để truyền bá, phổ biến. Xuất bản là khâu nối tiếp, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến với quảng đại quần chúng trong xã hội. Xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một quá trình tiếp nối, đồng bộ, hoàn chỉnh gồm ba khâu: biên tập, in (nhân bản), và phát hành các xuất bản phẩm trong xã hội. Khái niệm xuất bản phẩm Liên quan đến khái niệm hoạt động xuất bản là khái niệm xuất bản phẩm. Xuất bản phẩm là một loại đựoc nhân bản và in quan trọng nhất trong xã hội trừ khi hoạt động xuất bản hình thành. Xuất bản phẩm khác với sản phẩm in nói chung vì nó chỉ là một trong những sản phẩm in. Xuất bản phẩm gắn liền với sự ra đời của hoạt động xuất bản. So với sách, xuất bản phẩm ra đời sau bởi lịch sử khẳng định rằng có thời kỳ tương đối dài, sách được sáng tác song chỉ là độc bản, chủ yếu dùng để ghi nhớ, lưu trữ. Nếu có nhân bản cũng chỉ được chép, nhân lên thêm một vài bản. Vấn đề là khi đó sách không được đem phát hành rộng rãi mà chỉ để dành vào dùng trong một số người đọc hạn hẹp. Do vậy, ở một cách ttiếp cận nhất định, xuất bản phẩm không phải bao giờ cũng gắn liền với sách. Sách cổ không phải là một xuất bản phẩm theo nghĩa thông thường. Khi xuất bản ra đời mà bản chất của nó là hoạt động truyền bá và sách khi đó được nhân bản để phát hành thì trở thành một sản phẩm quan trọng. Ngoài sách, xuất bản phẩm còn bao gồm văn hóa phẩm, báo chí, tranh ảnh, băng đĩa nhạc,… Luật Xuất bản 2004 định nghĩa: “Những tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu và phương tiện kỹ thuật khác nhau. Tài theo quy định của luật nàybao gồm các tài liệu tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn học tập thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếu hội thảo” . Hoạt động biên tập xuất bản Chắc chắn mỗi chúng ta dù không học về chuyên ngành biên tập đều đã từng nghe nói và có một số hiểu biết nhất định về công việc này. Chúng ta có thể phần nào hình dung được công việc biên tập xuất bản là gì và vai trò của nó trong đời sống xã hội. Biên tập là khâu công tác trung tâm, khâu quyết định số lượng, chất lượng của hoạt động xuất bản. Khâu biên tập cung cấp cho ta giá trị tinh thần làm nên giá trị sử dụng. Theo nghĩa rộng, biên tập là một hoạt động gồm việc tổ chức khai thác, lựa chọn các tác phẩm để in, để phát trong các chương trìnhphát thanh, truyền hình (để truyền thông); đồng thời góp phần tu chỉnh, sửa chữa, nâng cao chất lượng tác phẩm; kiểm tra những sai sót khi nhân bản; góp phần vào việc tu sửa tác phẩm. Với ý nghĩa này hoạt động biên tập xuất bản là khâu công tác quan trọng của mọi hoạt động truyền thông, của công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền. Theo nghĩa hẹp, biên tập xuất bản là khái niệm chỉ hoạt động biên tập các xuất bản phẩm trong nhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách. Đó là công việc khai thác, lựa chọn, tổ chức bản thảo thành tác phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của xã hội. Như vậy biên tập xuất bản không bao gồm các hoạt động biên tập báo chí, điện ảnh, các chương trình biểu diễn nghệ thuật,… mặc dù nội hàm các hoạt động này về cơ bản là giống nhau. Biên tập viên Biên tập viên là người hoạt động(công tác) trong các nhà xuất bản, chuyên làm việc với tác phẩm, tham gia quá trình sửa chữa, gia công, làm cho tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về giá trị tinh thần là sách. Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng chiếc cầu nối tác giả và độc giả, đưa đứa con tinh thần của họ và tác giả tới tay của người đọc, làm giàu cho vốn kiến thức và văn hóa của con người. Trách nhiệm của đội ngũ biên tập vô cùng quan trọng, quyết định toàn bộ sự thịnh suy của hệ thống ngành xuất bản. Nếu không có những biên tập viên thì không thể có những xuất bản phẩm chất lượng tung ra thị trường, mang tri thức văn hoá đến với nhân dân. 5. Mô hình nhân cách của biên tập viên Bất cứ một công việc gì cũng đòi hỏi rất khắt khe về mô hình nhân cách người làm công việc đó. Ví dụ: một chiến sĩ công an thì cần có các phẩm chất: Trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Luôn làm tròn trách nhiệm của người gìn giữ an ninh trật tự cho xã hội; một nhà báo thì phải trung thực với nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về thông tin mà mình đưa ra, tận tụy thực hiện những mục tiêu về truyền thông, giúp nhân dân nắm bắt những tin tức nóng hổi và xác thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày,… Nghề của chúng ta cũng không nằm ngoại lệ và có thể nói là có những yêu cầu khắt khe hơn vì đây là một nghề hết sức nhạy cảm, liên quan đến mọi mặt của xã hội cả về kinh tế và văn hoá, tinh thần. Biên tập viên không đồng nghĩa với việc một viên chức ăn lương nhà nước, quen thói đi làm ngày 8 tiếng, tác phong làm việc xong là đi về, sau thời gian làm việc ở nhà xuất bản là hết trách nhiệm với trang sách, để chúng lùi lại phía sau. Thử tưởng tượng nếu một cuốn sách về chính trị, khoa học hay tâm linh được biên tập một cách không kỹ càng, nhiều sai sót và tung ra thị trường tới tay người đọc thì nó sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tới mức nào? Rất có thể nó sẽ làm rối loạn xã hội, hay nghiêm trọng hơn là làm sai lệch cả sự phát triển của đất nước, hay rộng hơn có thể ảnh hưởng tới hoà bình khu vực quốc tế. Như vậy ta có thể thấy được biên tập không chỉ là một hoạt động bình thường mà rất quan trọng, hoàn thiện nhân cách biên tập viên là một việc cấp thiết. a. Người biên tập xuất bản hiện nay trước hết phải thích ứng được với những yêu cầu của thời đại. Loài người đang bước sang thế kỷ XXI, đó là thế kỷ của văn minh, trí tuệ. Lực lượng sản xuất khoa học công nghệ phát triển chưa từng có, có thể đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng, phong phú về vật chất của con người. Ngành công nghiệp trí tuệ, công nghệ thông tin mang tính chất quốc tế cao đang trở thành trung tâm phát triển của các quốc gia hiện đại. Trí tuệ con người trở thành nguồn lực lớn, vô tận trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Thời đại mới cũng đang đòi hỏi gắn liền với mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa trong sự phát triển bền vững. Mục đích nhân văn chi phối mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, mẫu người văn hóa trong thời hiện đại phải là con người có năng lực trí tuệ cao, toàn diện, được chuẩn bị cuộc sống trong một thế giới mang tính toàn cầu. Họ phải trở thành “một công dân của thế giới” trong cách nhìn, phạm vi hiểu biết và thông tin. Họ biết chắt lọc còn biết làm giàu cho nền văn hóa quê hương mình bằng những thành tựu quý giá của nhân loại. Thế giới quan, nhân sinh quan là hạt nhân của mọi mô hình nhân cách, là yếu tố cơ bản, đầu tiên trong cấu trúc nhân cách người biên tập, xuất bản. Trong thời đại hiện nay, thế giới quan khoa học và cách mạng nhất vẫn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Con người có trí tuệ là con người được soi sáng bởi thế giới quan đó. Nó tạo ra cho con người tự giác nhận thức và hành động theo quy luật khách quan, có niềm tin, có phương pháp tư duy và hành động đúng đắn. Trong thời sống văn hóa, xã hội, người biên tập là những người làm công tác tư tưởng văn hóa. Họ có chức năng truyền bá, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho toàn xã hội. Muốn vậy bản thân họ trước hết phải “sáng mắt, sáng lòng”. Họ phải nắm vững và vận dụng được lý luận Mác –Lênin trong công tác tư tưởng. Họ nắm vững lý luận đó thì mới có thể truyền bá một cách chính xác, phát triển nó trên cơ sở tiếp thu những thành tựu khoa học mới, và bảo vệ được nó trước sự tấn công của kẻ thù tư tưởng. Trong thời đại hiện nay, mặc dù con người đã đạt tới trình độ khoa học công nghệ rất cao, song sự phát triển xã hội vẫn còn sự phân chia và áp bức giai cấp và tất yếu còn đấu tranh giai cấp. Bản thân chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể tự điều chỉnh được các mâu thuẫn xã hội cơ bản trong sự phát triển không thể tự đổi mới để trở thành xã hội tương lai của nhân loại. Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái tư bản chủ nghĩa bằng cách mạng xã hội xóa bỏ mọi sự áp bức giai cấp, dân tộc. Mọi thủ đoạn xóa nhòa ranh giới giai cấp, thủ tiêu cách mạng đều là sự dối trá bịp bợm, phi khoa học nhằm phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bọn đế quốc, các học giả tư sản phản động hiện đang quy sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào thế giới quan mác xít, coi lý luận Mác-Lênin chỉ là ảo tưởng, phi khoa học. Bằng các thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, bọn đế quốc, các bọn giả tư sản phản động ra sức tấn công vào hệ tư tưởng Mác-Lênin, phê phán, phủ nhận tất cả thế giới quan duy vật biện chứng. Người biên tập xuất bản trong giai đoạn hiện nay phải kiên cường và chiến thắng trong cuộc đấu tranh tư tưởng đó. Muốn vậy, thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng của họ phải luôn luôn được phát triển và mài sắc. Công tác biên tập xuất bản là công tác tư tưởng chính trị, dĩ nhiên người biên tập phải có trình độ tự giác chính trị cao. Tuy nhiên, đặc điểm nghề nghiệp cũng đòi hỏi trình độ chính trị của người biên tập các yêu cầu đặc biệt. Họ phải nắm vững lý luận Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng trong mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý luận chung và sự biểu hiện sinh động, đặc thù của nó trong công việc, trong đời sống hàng ngày. Người biên tập phải biết xác định, phát hiện một cách chính xác những quan điểm chính trị trong các trang sách ở các dạng biểu hiện khác nhau, trong thể loại tác phẩm mà mình biên tập. Người biên tập là người biết bảo vệ một cách kiên quyết những lập trường, quan điểm đúng đắn, đồng thời biết đấu tranh để thuyết phục tác giả, hướng dẫn bạn đọc. Như vậy, đối với người tập xuất bản hiện nay, trình độ cao về chính trị, tư tưởng không những đòi hỏi họ phải đọc nhiều để nắm vững các di sản lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, mà còn phải am hiểu và có những kinh nghiệm thực tiễn cách mạng. Chính những mặt hiểu biết đó tạo thành sự nhạy cảm chính trị, bản lĩnh chính trị của người biên tập trong hoạt động xuất bản. Trong lĩnh vực sách thì sự nhạy cảm trước những diễn biến chính trị trong nước cũng như quốc tế và sự chuẩn xác trong khâu biên tập sách lúc nào cũng phải được đặt ra. Điều này các phương tiện thông tin đại chúng đã khá nhiều lần đề cập và lên tiếng cảnh báo. Một nghệ sĩ biên tạp phải có bản lĩnh chính trị tương đối vững vàng, chuyên sâu về một học thuật chuyên môn nào đó để có thể hiểu được, thẩm định được giá trị nội dung và hình thức của một bản thảo mà tác giả gửi gắm cho mình. b. Một ngôi sao bóng đá được mệnh danh là “nghệ sĩ sân cỏ” nhưng có cầu thủ chỉ dám nhận mình là “thợ” ghi bàn – một người thợ có năng khiếu đá bóng. Nghề biên tập càng phải có năng khiếu. Năng khiếu là tố chất, bẩm sinh, là cơ sở cho sự phát triển tài năng của một nghệ sĩ, biên tập viên. Quan niệm nghệ sĩ ở đây không phải là tác phong làm việc tài tử đọc duyệt bản thảo không kỹ, thậm chí không đọc, để lọt ra thị trường những ấn phẩm còn yếu kém về chất lượng. Người biên tập theo quan điểm truyền thống là những “bà đỡ” cho sự ra đời của tác phẩm văn hóa tinh thần. Hiện nay, thế giới cho rằng: coi biên tập viên là “bà đỡ” chưa nói hết đặc trưng nghề nghiệp của họ. Biên tập viên còn là người “chữa bệnh”, người “làm đẹp” cho bản thảo của tác giả. Biên tập viên là độc giả đầu tiên đọc bản thảo của tác giả. Họ phải thận trọng đọc từng câu, từng chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn đoán những hạn chế của bản thảo, để “ kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra những kiến nghị sửa chữa hợp lý và biết động viên tác giả sửa chữa. Diện mạo cuối cùng của một xuất bản phẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và người biên tập cùng tạo dựng. Trong xã hội, mỗi loại sách là thành quả của các hoạt động khác nhau, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Người biên tập muốn làm tốt chức trách của mình, phải am hiểu những tri thức chuyên môn khoa học đó. Yêu cầu của xã hội và đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi người biên tập phải là những nhà khoa học, có đủ khả năng thẩm định và góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm văn hoá khoa học. Tuy nhiên, yêu cầu về chuyên môn khoa học đối với nhân cách người biên tập có đặc thù khác với các nhà khoa học chuyên ngành. Trong hoạt động biên tập xuất bản, dù có đẩy chuyên môn cao đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể có trường hợp mỗi biên tập viên chỉ đi sâu vào một thể loại sách về một chuyên ngành chuyên môn hẹp.Trong biên tập sách chính trị, văn nghệ hay khoa học kỹ thuật, mô hình biên tập viên đều như vậy. Nhu cầu của xã hội về sách vô cùng phong phú, đa dạng và tăng lên không ngừng. Nếu mỗi biên tập viên chỉ đi sâu vào một thể loại cụ thể của một chuyên ngành hẹp nào đó thì mỗi nhà xuất bản phải có đội ngũ biên tập viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn người. Cuộc sống không cho phép điều đó. Song xã hội không cho phép xuất bản sách mà không qua tay người biên tập, không có sự gia công của biên tập viên. Ngoài những năng lực chuyên môn của bản thân, người biên tập còn có sự hỗ trợ đông đảo của các chuyên gia ngoài ngành xuất bản, những cộng tác viên thuộc các chuyên ngành khoa học ấy. Vì vậy, trình độ chuyên môn về một đề tài nào đó của người biên tập có thể không sâu bằng tác giả nhưng họ lại có tri thức khoa học tương đối rộng hơn, ngoài ra biên tập viên phải có những hiểu biết khác mà nhà khoa học chuyên ngành khác không có. Ví dụ để biên tập một cuốn sách văn chương, người biên tập không chỉ có kiến thức về văn chương mà còn phải hiểu rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ngoài vốn tri thức văn học, ngôn ngữ của họ phải có vốn sống phong phú. Đặc biệt là, công việc biên tập đòi hỏi biên tập viên phải có khả năng cảm thụ thực tế, bao quát, phát hiện nhạy bén những vấn đề cần phải sửa chữa, một năng khiếu thẩm mỹ không tốt không chỉ phụ thuộc vào cá tính, sở thích riêng của mình, mà phải có những khả năng cảm thụ tiêu biểu của một số đông người đọc. Biên tập viên không thể giỏi hơn hay giỏi bằng tất cả các tác giả mà mình biên tập, song chí ít họ cũng phải có trình độ hiểu được tác giả, hiểu được cả đời sống, tính cách riêng và phong cách sáng tạo của họ, hiểu được những gì mà họ nói trong tác phẩm của mình, và cả những thông tin tường minh và hàm ý. Do vậy, đòi hỏi về mặt tri thức chuyên môn đối với những người biên tập là một đòi hỏi phải nâng cao và bổ sung không ngừng trong quá trình hoạt động thực tế, không chỉ căn cứ vào cái vốn ban đầu, học một học vị là đủ. Tất cả các nhà văn, nhà khoa học, các tác giả nói chung đều phải họ mới làm được. Song không phải cứ học xong một khóa học đại học là có thể có thể viết được sách, làm được nhà văn. Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Trong thực tế, một người biên tập tương lai như chúng tôi đều không tự hài lòng với những gì chúng tôi đã học t
Tài liệu liên quan