Câu 1: Vai trò của thuế đối với ngân sách nhà nước (NSNN):
Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ, in tiền nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Thuế chính là công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội.Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước và là công cụ quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí về mục đích chung. Doanh thu từ thuế sẽ được sủ dụng để trang trải cho các hoạt đông đầu vào cần thiết để sản xuất các hang hóa và dịch vụ công của chính phủ.
Mặt khác:
Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Cũng như pháp luật nói chung, Pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất cuả sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập qũy ngân sách Nhà nước. Hầu hết ở các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách Nhà nước.
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng
16 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN MÔN THUẾ
Câu 1: Vai trò của thuế đối với ngân sách nhà nước (NSNN):
Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ, in tiền…nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Thuế chính là công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội.Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước và là công cụ quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí về mục đích chung. Doanh thu từ thuế sẽ được sủ dụng để trang trải cho các hoạt đông đầu vào cần thiết để sản xuất các hang hóa và dịch vụ công của chính phủ.
Mặt khác:
Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Cũng như pháp luật nói chung, Pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất cuả sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập qũy ngân sách Nhà nước. Hầu hết ở các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách Nhà nước.
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng.
Câu 3: So sánh cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn của kế toán với cách tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế thu nhập hiện hành.
Do sự áp dụng Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ban hành ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư số 134/2007/TT-BTC ban hành ngày 23/11/2007, nên việc xác định và hạch toán kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện nay đã có những điểm mới khác biệt so với trước đây. Trong quá trình quyết toán thuế TNDN một trong những công việc mà các doanh nghiệp phải làm đó là xác định phần chênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế nhằm xác định Chi phí thuế thu nhập hoãn lại hay Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại để xác định Chi phí thuế TNDN hiện hành và xác định kết quả của doanh nghiệp
Trước hết, so sánh các cách xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận kế toán
=
Doanh thu và thu nhập khác theo quy định của kế toán
-
Chi phí theo quy định của kế toán.
=>
Thuế TNDN phải nộp theo kế toán
=
Lợi nhuận kế toán
x
Thuế suất thuế TNDN hiện hành (t%)
Và:
Thu nhập chịu thuế TNDN
=
Doanh thu và thu nhập khác theo quy định của thuế
-
Chi phí theo quy định của thuế
Thuế TNDN phải nộp theo thuế
=
Thu nhập chịu thuế TNDN
X
Thuế suất thuế TNDN hiện hành (t%)
Tình huống này chỉ xảy ra khi có sự khác nhau giữa quy định của thuế và quy định của kế toán (Thái độ nhằm phá vỡ liên kết giữa kế toán và thuế)Nguyên nhân xảy ra sự chênh lệch là do cách xác định khác nhau như sau:
Chỉ tiêu
Theo quy định của kế toán
Theo quy định của Thuế
Doanh thu
Tổng giá trị các lợi ích kinh tế của Doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Thoả mãn 5 điều kiện theo chuẩn mực kế toán số 14
Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá và phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Doanh nghiệp đã phát hành hoá đơn hoặc dịch vụ cung cấp đã hoàn thành
Khấu hao
Theo thời gian sử dụng ứớc tính của Tài sản
Theo Quyết định số 206
Dự phòng phải thu khó đòi
Theo ban lãnh đạo Doanh nghiệp
Theo quy định của Bộ tài chính
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Chi phí hỗ trợ, ủng hộ
Ghi nhận vào chi phí
Chi phí không được khấu trừ
Lãi vay
Là chi phí
Lãi vay vượt mức quy định không đợc coi là chi phí
Dự phòng trợ cấp mất việc làm và thử việc
Là chi phí
Theo tỷ lệ quy định
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương
Phân bổ chi phí của công ty Mẹ ở nước ngòai
Là chi phí
Quy định cụ thể phương pháp tính
Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo quy định
Là chi phí
Không được coi là chi phí
Tiền phạt
Là chi phí
Không được coi là chi phí
Thu nhập sau thuế từ góp vốn Liên doanh, cổ phần
Doanh thu
Không được tính là doanh thu
…
Có hai loại chênh lệch giữa kế toán và thuế, đó là chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời
(1). Chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN phát sinh từ các khoản Doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi vào lợi nhuận kế toán nhưng không được tính vào thu nhập, chi phí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Hoặc ngược lại, các khoản Doanh thu, thu nhập khác, chi phí đựơc tính vào thu nhập chịu thuế TNDN nhưng không được tính vào lợi nhuận kế toán. Ví dụ:
- Lãi cổ tức, lãi từ trái phiếu doanh nghiệp nhận được là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế TNDN.
- Các khoản được tài trợ, biếu tặng phải nộp thuế trên giá trị các khoản tài trợ, biếu tặng này nhưng kế toán không được xem là phần lợi nhuận kế toán mà phải ghi tăng nguồn vốn.
- Nguyên vật liệu, nhân công vươt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định phần phân bổ còn lại là chi phí của kế toán để xác định lợi nhuận kế toán nhưng không phải là tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.
- Trường hợp mua Ôtô của cá nhân nhưng chưa sang tên công ty, toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động, khấu hao xe ôtô này tính vào Lợi nhuận kế toán nhưng không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.
- Chi phí quảng cáo, hoa hồng, tiếp thị vượt trên mức quy định là chi phí tình vào lợi nhuận kế toán nhưng không phải là chi phí tình vào thu nhập chịu thuế TNDN.
- Các khoản tiền Doanh nghiệp bị phạt là chi phí tính vào lợi nhuận kế toán nhưng không phải là chi phí tính vào thu nhập chịu thuế TNDN
(2). Chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm Doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Có hai loại chênh lệch tạm thời, đó là:
+ Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán.
Hiện nay nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Câu 4 : Thuế chống phá giá được áp dụng khi nào? Các biện pháp tự vệ về thuế là như thế nào? ở Việt Nam hiện nay có áp dụng hay không?
Thuế chống bán phá giá là loại thuế được các quốc gia đặt ra để bảo vệ lợi ích cùa cùa các chủ thể trong nội địa trước sự cạnh tranh với các chủ thể bên ngoài. Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay.
Đầu tiên ta nên hiểu một số vần đề:
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được XK với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước XK. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá XK của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được XK sang nước B với giá (Y) (Y<X) thì xảy ra hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm này XK từ A sang B.
Tại sao bán phá giá?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh... Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK. Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó,... Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây: Hàng NK bị bán phá giá; Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước NK bị thiệt hại đáng kể; Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK bán phá giá và thiệt hại nói trên.
Thuế chống bán phá giá?
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng NK bán phá giá gây ra. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thức "bảo hộ hợp pháp" đối với sản xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thoả thuận về các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO - Hiệp định ADA.
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
Cần phài hội tụ ba diều kiện
Có hành động bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu (gọi là biên độ phá giá).
Biên độ phá giá từ 2% trở lên.
Số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).
Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu.
Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất nêu trên.
Xác định hành vi bán phá giá:
Thông lệ quốc tế định nghĩa hành động bán phá giá là bán sang nước khác với giá thấp hơn thị trường trong nước.'Than phiền' chỉ là theo cảm tính, còn để khởi kiện thì phải tìm bằng chứng có tính thuyết phục, và điều này thường không đơn giản. Bằng chứng thứ hai của hành động bán phá giá là căn cứ vào giá bán cao nhất của sản phẩm sang một nước thứ ba, hay chi phí sản xuất của DN tại nước xuất khẩu cộng thêm chi phí bán hàng và lợi nhuận nhất định. Đây là trường hợp mà Mỹ đã áp dụng trong vụ kiên cá basa việt nam bị kiện phá giá tại thị trường mĩ . . Một bằng chứng khác để kiện bán phá giá là việc chính phủ trợ cấp cho DN sản xuất hàng xuất khẩu. Phía Mỹ cùng một số nước khác đã cố gắng tìm bằng chứng này trong các vụ kiện bán phá giá đối với VN nhưng đều thất bại.
Để xác định hành động bán phá giá, nguyên nhân và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước thi cần phải có cơ quan điều tra của cơ quan có chức năng. Và cơ quan điều tra chỉ tiến hành khi có sự yêu cầu của ngành sản xuất, và phài đảm bào có sự ủng hộ của các nhà sản xuất ra sản phẩm tương đương đạt trên 50%. Khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
Hiên nay thì không phài bất ký trường hợp bán phá giá nào cũng áp dụng thuế chống bán phá giá, chỉ có một số trường hợp thật sự gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất hàng hóa tương đương này.
Các biện pháp tự vệ về thuế :
Là các biện pháp mà các quốc gia nhập khẩu áp dung đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia mình nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại mà các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các hiến lược về giá cả để cạnh tranh với thị trường các hàng hóa tương đương trong nước
Áp dụng ở việt namViệt Nam
Hiện tại, các qui định và thủ tục về các biện pháp thương mại thông qua các biện pháp tự vệ chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về Tự vệ đối với nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày 25/5/2002 và Nghị định 150/2003/NĐ-CP ban hành những hướng dẫn chi tiết để thực hiện Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về Tự vệ đối với nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. Pháp lệnh 42 cho phép Việt Nam áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những tổn thất nghiêm trọng khi có sự gia tăng bất thương hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam “vượt trên những mức nhất định”.
Theo Nghị định của Chính Phủ số 150/2003/NĐ-CP ngày 08/12/2003
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; quy định về các biện pháp tự vệ; thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp này trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Điều 2. Các biện pháp tự vệ
Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
1. Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành;
2. Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
3. Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
4. Áp dụng thuế tuyệt đối;
5. Cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu;
6. Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu;
7. Các biện pháp khác.
Việt Nam sẽ chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11 năm nay. Bài viết này tập trung vào một vấn đề rất đáng quan tâm nhưng còn tương đối ít được đề cập tới, đó là vấn đề chống bán phá giá hàng hóa nước ngoài ở Việt Nam.
Cho đến nay, Việt Nam đã là đối tượng của các vụ kiện và áp đặt biện pháp trừng phạt chống phá giá nhưng Việt Nam dường như chưa hề tiến hành một vụ điều tra chống bán phá giá nào trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy vậy, rất có khả năng sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tích cực sử dụng biện pháp chống bán phá giá để bảo hộ thị trường trong nước đối với một hay một số dòng sản phẩm nào đó.
Có một vài nghiên cứu cho thấy một số chiều hướng chung về sử dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới.
Thứ nhất, việc sử dụng biện pháp này rất không đều ở các nước. Mười nước hay sử dụng biện pháp này nhất chiếm tới 90% tổng số vụ được báo cáo cho WTO từ 1995 - 2001. Mười nước này cũng phần lớn là những nước lớn về kinh tế và thương mại, tổng cộng chiếm tới 70% GDP và 50% thương mại toàn cầu.
Thứ hai, việc sử dụng biện pháp này không còn giới hạn ở các nước công nghiệp nữa. Hiện nay, sáu trong mười nước sử dụng biện pháp này nhiều nhất là các nước đang phát triển (Argentina, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nam Phi, và Thổ Nhĩ Kỳ).
Các nước đang phát triển khác cũng ngày càng sử dụng biện pháp này nhiều hơn, và mặc dù tỷ trọng của chúng vẫn còn nhỏ nhưng đã tăng rất nhanh (gấp đôi) trong cùng kỳ.
Thứ ba, đối với nhóm 10 nước sử dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá, những nhóm lợi ích trong nước bị thiệt hại do bị kiện bán phá giá ở nước ngoài thường lại nhỏ hơn những nhóm lợi ích được lợi từ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá để bảo hộ thị trường trong nước.
Điều này cho thấy một thực tế rằng bảo hộ chẳng qua chỉ phản ánh sự xung đột giữa những nhóm lợi ích xuất khẩu ở trong nước với những nhóm lợi ích cạnh tranh với hàng nhập khẩu cũng ở trong nước, chứ không phải là xung đột giữa các quốc gia.
Vì vậy, các nghiên cứu nghiêng về phía kết luận cho rằng biện pháp chống bán phá giá của các nước đang phát triển nói trên đã gây ra những tổn hại về phúc lợi cho bản thân nền kinh tế nội địa của họ, và những tổn hại này còn lớn hơn nếu so với trường hợp của các nước đã phát triển có áp dụng các biện pháp chống phá giá.
Hiện thời, các luật định về chống bán phá giá của Việt Nam đi theo mô hình chung như sau: chứng minh có sự tồn tại và ước tính mức độ bán phá giá và mức độ thiệt hại vật chất, cũng như chứng minh mối liên hệ giữa bán phá giá và thiệt hại.
Tuy vậy, luật định về chống bán phá giá của Việt Nam có ba đặc điểm lớn.
Thứ nhất, nhiều chi tiết để bỏ ngỏ chờ hướng dẫn bởi các thông tư, nghị định, và do đó là cơ sở tạo bất trắc.
Thứ hai, luật định của Việt Nam có tất cả những thiên lệch nghiêng về phía bảo hộ của những điều khoản chống bán phá giá của WTO.
Trong số này có việc sử dụng khái niệm một tỷ trọng lớn trong một ngành công nghiệp nào đó là mức ngưỡng để chấp nhận khiếu kiện đòi điều tra bán phá giá (một điều kiện mà những nhà sản xuất nội địa độc quyền, hay những tập đoàn có thể thỏa mãn dễ dàng hơn nhiều so với các ngành công nghiệp cạnh tranh); khả năng lạm dụng quyền lực bởi các cơ quan chức năng, đặc biệt khi chịu tác động mạnh và ngầm của các nhóm lợi ích liên quan; sử dụng các giá trị danh nghĩa định sẵn trong tính toán khi các mức giá so sánh không có từ các nước xuất khẩu, dẫn đến khả năng cố ý lạm dụng để tính toán sai về chi phí và lợi nhuận thích hợp...
Thứ ba, biện pháp chống phá giá của Việt Nam có xu hướng không chỉ là một công cụ để bảo vệ thị trường trong nước mà còn được coi là một công cụ để trả đũa các hành động chống bán phá giá của nước ngoài được cho là bất hợp lý, gây hại cho xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó, những biện pháp chống phá giá được áp dụng không nhất thiết phản ánh nhu cầu bảo vệ thị trường nội địa một cách chính đáng trước sự xâm nhập ồ ạt của hàng nhập khẩu dưới sự trợ giúp của các hành động bán phá giá từ nước ngoài, và, bởi vậy, là những biện pháp tỏ ra có hại về phúc lợi chung.
Vì vậy, nếu trong tương lai gần Việt Nam theo gương các nước đang phát triển, tích cực áp dụng các biện pháp chố