Tiểu luận Một số vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay của ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng lên và hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng qua đó ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro rất lớn đó là việc không thể thu hồi lại nguồn vốn cho vay từ khách hàng. Để giảm thiểu các rủi ro, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, tạo sự tin tưởng giữa người cho vay và người đi vay, vấn đề bảo đảm tiền vay là giải pháp cho các ngân hàng. Vậy bảo đảm tiền vay là gì? Các đặc điểm và hình thức của bảo đảm tiền vay như thế nào? Trong khuôn khổ môn học Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, bài tiểu luận sẽ đi vào tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Với đặc điểm của ngành học nên nội dung của tiểu luận sẽ không đề cập đến những công việc quy trình cụ thể mà các ngân hàng sẽ tiến hành trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay mà sẽ đi sâu vào những quy định của Pháp luật liên quan đến vấn đề này, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng. Bài tiểu luận gồm có các phần: 1. Khái quát về bảo đảm tiền vay 2. Một số biện pháp bảo đảm tiền vay 3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 4. Xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sai xót và hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của giảng viên!

docx17 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay của ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục 1 Lời mở đầu 2 Khái quát về bảo đảm tiền vay 3 Tín dụng ngân hàng và vai trò của bảo đảm tiền vay 3 Các biện pháp áp dụng trong bảo đảm tiền vay 4 Điều kiện của tài sản dùng để bảo đảm 4 Một số biện pháp bảo đảm tiền vay trong tín dụng ngân hàng 6 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố 6 2.1.1. Khái niệm về cầm cố 6 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ cầm cố 6 2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp 7 2.2.1. Khái niệm về thế chấp 7 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp 8 2.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh 9 2.3.1. Khái niệm về bảo lãnh 10 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh 11 2.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 12 2.4.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 12 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên 13 3. Hợp đồng bảy đảm tiền vay 14 3.1. Khái niệm về hợp đồng bảo đảm tiền vay 14 3.2. Thẩm định tài sản dùng bảo đảm 14 3.3. Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay 14 4. Xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra 15 5. Kết luận 16 Danh mục tài kiệu tham khảo 17 Lời mở đầu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng lên và hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng qua đó ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro rất lớn đó là việc không thể thu hồi lại nguồn vốn cho vay từ khách hàng. Để giảm thiểu các rủi ro, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, tạo sự tin tưởng giữa người cho vay và người đi vay, vấn đề bảo đảm tiền vay là giải pháp cho các ngân hàng. Vậy bảo đảm tiền vay là gì? Các đặc điểm và hình thức của bảo đảm tiền vay như thế nào? Trong khuôn khổ môn học Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, bài tiểu luận sẽ đi vào tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Với đặc điểm của ngành học nên nội dung của tiểu luận sẽ không đề cập đến những công việc quy trình cụ thể mà các ngân hàng sẽ tiến hành trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay mà sẽ đi sâu vào những quy định của Pháp luật liên quan đến vấn đề này, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng. Bài tiểu luận gồm có các phần: Khái quát về bảo đảm tiền vay Một số biện pháp bảo đảm tiền vay Hợp đồng bảo đảm tiền vay Xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ xảy ra Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sai xót và hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của giảng viên! 1. Khái quát về bảo đảm tiền vay 1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của bảo đảm tiền vay Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và đối với ngân hàng thì tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và đây là nghiệp vụ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu chí phân loại khác nhau như dựa vào mục đích của tín dụng thì có cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay mua bán bất động sản, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu; dựa vào thời hạn tín dụng thì có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn; dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng thì có cho vay không có bảo đảm và cho vay có bảo đảm; dựa vào phương thức cho vay có cho vay theo món vay, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi… Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thu được lợi nhuận từ những khoản chi phí mà khách hàng phải trả nếu muốn vay tiền tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong việc thu hồi lại nguồn vốn của mình. Mặc dù trước khi cho vay các ngân hàng đều phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình tín dụng của mình với những công việc bắt buộc phải làm như thu thập thông tin về các mặt tài chính cũng như phi tài chính của bên đi vay, phân tích và thẩm định các thông tin để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên các biện pháp trên vẫn chưa thể nào loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tín dụng. Chính vì vậy bảo đảm tiền vay được sử dụng như là một trong những biện pháp nhằm tăng cường khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Mục đích của bảo đảm tiền vay là: Nh»m n©ng cao tr¸ch nhiÖm thùc hiÖn cam kÕt tr¶ nî cña Bªn vay; Nh»m phßng ngõa rñi ro khi ph­¬ng ¸n tr¶ nî dù kiÕn cña Bªn vay kh«ng thùc hiÖn ®­îc, hoÆc x¶y ra c¸c rñi ro kh«ng l­êng tr­íc; Nh»m phßng ngõa gian lËn. Bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam trước đây được quy định trong rất nhiều văn bản và chính vì cùng lúc có nhiều văn bản điều chỉnh đã gây ra khó khăn cho các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng trong việc áp dụng các quy định. Cùng với Bộ luật dân sự 2005 ra đời, việc Chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007 đã giúp cho các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có bảo đảm tiền vay trở nên tập trung, thống nhất, khắc phục được những hạn chế trước đây do cùng một lúc có nhiều văn bản quy định về cùng một vấn đề, giúp ngân hàng và khách hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện giao dịch. 1.2. Các biện pháp áp dụng trong bảo đảm tiền vay Theo bộ luật dân sự 2005 và nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Đây là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong mọi giao dịch về dân sự nối chung, nhưng trong hoạt động ngân hàng, các biện pháp bảo đảm tiền vay mà ngân hàng áp dụng đó là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, tín chấp, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ còn lại là không không phù hợp. Như vậy ngân hàng có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau trong bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp nào đối với mỗi khoản vay lại phụ thuộc vào các yếu tố như việc đánh giá rủi ro đối với khoản vay và đánh giá tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của khách hàng... Tất cả các biện pháp bảo đảm đều có ý nghĩa nếu nó dẫn đến hệ quả là khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. 1.3. Điều kiện của tài sản dùng để bảo đảm Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hình thức bảo đảm giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro mất hoàn toàn vốn, đồng thời đem lại cho ngân hàng quyền ưu tiên khi phát mại tài sản so với các chủ nợ khác của khách hàng nếu khách hàng vay không có khả năng trả được các khoản nợ đã vay chính vì vậy tài sản dùng để bảo đảm phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch mà có khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm. Trên thực tế để đảm bảo tiền vay có hiệu quả thì phải đáp ứng được các điều kiện như: Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: bảo đảm tiền vay không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng khi người đi vay vi phạm nghĩa vụ mà còn có ý nghĩa hối thúc người đi vay phải trợ nợ. Nhưng nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì người đi vay dễ có động cơ không trả nợ vay. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể các lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lãi và các lọai phí không thuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ. Do đó việc yêu cầu giá trị của bảo đảm phải thích hợp là cần thiết để khách hàng có trách nhiệm hơn trong nghĩa vụ trả nợ. Tài sản đảm bảo phải có sẵn giá trị và thị trường tiêu thụ. Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Tài sản có độ thanh khoản cao sẽ mất ít chi phí khi xử lý hơn và có thể thu hồi được vốn nhanh hơn, do đó dễ dàng được ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo. Ngược lại mức độ thanh khỏan thấp tức tài sản khó bán, khả năng thu hồi vốn thấp sẽ khó được ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo vay vốn. Tài sản có mức độ thanh khoản trung bình có thể được ngân hàng chấp nhận nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. Tài sản bảo đảm phải có đầy đủ cơ sơ pháp lý để ngân hàng có quyền xử lý tài sản dùng để bảo đảm có nghĩa là tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bão lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sở pháp lý để ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sản khi người đi vay không thanh toán đúng hạn. Theo các quy định trước đây, tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh được dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện: thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh; được phép giao dịch; không có tranh chấp và phải mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm. Thực tế, để xác định được tài sản dùng bảo đảm có đáp ứng được các điều kiện trên hay không là rất khó. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ban hành đã không quy định việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm và tài sản không có tranh chấp là điều kiện bắt buộc của tài sản bảo đảm mà tài sản được dùng để cầm cố, thế chấp để bảo đảm tiền vay chỉ cần là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba và được phép giao dịch. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, các bên vẫn có thể thỏa thuận áp dụng các điều kiện trên trong giao dịch bảo đảm, miễn sao điều kiện đó có tính khả thi, thực hiện được trên thực tế và bảo đảm an toàn vốn vay cho ngân hàng, không làm ảnh hưởng đến cơ hội sản xuất, kinh doanh của khách hàng. 2. Một số biện pháp bảo đảm tiền vay trong tín dụng của ngân hàng 2.1. Bảo đảm bằng tài sản cầm cố 2.1.1. Khái niệm về cầm cố Theo điều 326 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: “cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cầm cố tài sản được hiểu là việc khách hàng (bên vay vốn) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho tổ chức tín dụng (bên cho vay) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong cầm cố thì bên cầm cố phải thực hiện việc giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố, chính vì đặc điểm này mà tài sản dùng để cầm chỉ là động sản. Động sản dùng để cầm cố có thể là tài sản có đăng kí hoặc không có đăng kí quyền sở hữu, các loại tài sản như máy móc, xe cộ, hàng hóa, vàng bạc và các tài sản hữu hình khác; Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ; Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu; Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụ trái và các quyền phát sinh từ các tài sản khác; Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố Các quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố trong quan hệ cầm cố tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (từ điều 330 đến điều 333) và trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP (từ điều 16 đến điều 19), cụ thể như sau: Về phía khách hàng: Quyền của khách hàng vay vốn: Yêu cầu ngân hàng (bên nhận cầm cố) đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; Được bán tài sản cầm cố nếu được ngân hàng đồng ý; Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận với ngân hàng; Yêu cầu ngân hàng trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Nghĩa vụ của khách hàng vay vốn: Giao tài sản cầm cố cho ngân hàng theo đúng thỏa thuận; Báo cho ngân hàng về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố nếu có, trong trường hợp không thông báo thì ngân hàng có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố; Thanh toán cho ngân hàng biết chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Về phía ngân hàng: Quyền của ngân hàng: Được yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu các bên có thỏa thuận;Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ; Ngân hàng được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho khách hàng vay. Nghĩa vụ của ngân hàng: Bảo quản giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố; Không được bán, trao đổi tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; Không được khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý; Trả lại tài sản cầm cố cho khách hàng vay khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. 2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp 2.2.1. Khái niệm về thế chấp Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay là một biện pháp bảo đảm tiền vay mà các ngân hàng thường áp dụng. Theo quy định của điều 342, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Thế chấp tài sản là viêc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Tài sản dùng thế chấp thông thường là bất động sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp do khách hàng vay giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay chỉ đươc áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng mà cụ thể đó là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng giữa họ với ngân hàng. Vì vậy, có thể nói bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay là hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính. 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp Nội dung của quan hệ thế chấp để bảo đảm tiền vay được quy định trong các điều từ điều 348 đến điều 351 Bộ luật dân sự 2005 và từ điều 20 đến điều 28 trong Nghị đinh 163/2006/NĐ-CP,cụ thể như sau: Về phía khách hàng (bên thế chấp): a.Trường hợp tài sản thế chấp do khách hàng nắm giữ: Nghĩa vụ của khách hàng : Giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho ngân hàng; Bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp; Áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh sự gây thiệt hại, làm giảm giá trị tài sản bảo đảm; Thông báo cho ngân hàng về quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp nếu có. Trong trường hợp không thông báo, thì ngân hàng có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp; Không được bán, trao đổi tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc được bên nhận thế chấp đồng ý. Nếu không có thỏa thuận khác, bên thế chấp có quyền : Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận; Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; Được bán, thay thế tài sản thế chấp nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh; Được bán trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu được TCTD đồng ý; Được cho thuê, mượn tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê mượn biết về việc tài sản cho thuê, mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho TCTD biết; Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. b.Trường hợp người thứ ba là bên giữ tài sản thế chấp: Bên thứ ba có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính mình, nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì phải bồi thường. Đồng thời người thứ ba giữ tài sản thế chấp được hưởng chi phí giữ tài sản thế chấp; được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp và một số quyền khác như trường hợp khách hàng vay giữ tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Về phía ngân hàng: Quyền của ngân hàng nhận thế chấp : Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng khai thác tài sản thế chấp; Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; Yêu cầu bên thế chấp (khách hàng vay) hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai; Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định và được ưu tiên thanh toán; nếu tài sản thế chấp đang được bên thế chấp cho bên thứ ba thuê, mượn thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó; Nghĩa vụ của ngân hàng : Trong trừờng hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp (khách hàng vay) giấy tờ về tài sản thế chấp; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký trong các trường hợp nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt theo quy định. 2.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh Trong nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản bảo đảm nên họ khó có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Lúc này nhờ có biện pháp bảo lãnh sẽ tạo cơ hội tín dụng cho người có nhu cầu vay vốn. Nếu bên khách hàng có nhu cầu vay vốn tìm được cho mình người bảo lãnh có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh và nếu đựợc ngân hàng chấp nhận thì sẽ được vay vốn và về phía ngân hàng an toàn tín dụng vẫn bảo đảm khi cho vay. 2.3.1. Khái niệm về bảo lãnh Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” (Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005). Bảo lãnh thực chất cũng là một loại hợp đồng cụ thể mà đối tượng trước hết của nó là sự cam kết bằng uy tín để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là khi nhận bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng rất quan tâm đến nhân thân người bảo lãnh cũng như khả năng tài sản của người bảo lãnh, vì trong trường hợp nghĩa vụ tài sản không được người được bảo lãnh thực hiện, thực hiện không đúng, người bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay bằng tài sản của mình. Bảo lãnh có thể chia thành hai loại chính: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ; Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.
Tài liệu liên quan