Đến thời điểm này, tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng đối đầu, hòa nhập vào sân chơi lớn khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngành Dược Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển của mình do môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng , minh bạch và thuận lợi hơn. Chúng ta cũng sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, có nhiều điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới từ các nước có ngành Dược phẩm mạnh. Tuy nhiên, khi vào WTO chúng ta cũng sẽ có rất nhiều thách thức hơn vì từ ngày 01.01.2009 theo cam kết các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh chính thức tại Việt Nam, được phép kinh doanh trực tiếp đối với dược phẩm trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến dược phẩm . Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp dược trong nước vì hiện tại chúng ta yếu về hiểu biết môi trường pháp lý trong kinh doanh quốc tế, về thị trường thế giới, do công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý của chúng ta còn kém và chưa đồng bộ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh còn yếu kém nên dễ dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần, thị trường; nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu.
Tận dụng được cơ hội, nhận rõ và từng bước khắc phục được những khó khăn, thách thức đang là yêu cầu cấp thiết của ngành Dược Việt Nam nói riêng khi nước ta gia nhập WTO.
Tiểu luận này xin nêu ra một vài cơ hội và thách thức mà ngành Dược Việt Nam đang gặp phải, sau khi chúng ta gia nhập WTO.
Tiểu luận gồm 4 phần:
Phần 1 : Tổng quan về WTO.
Phần 2 : Thực trạng ngành Dược Việt Nam.
Phần 3 : Cơ hội và thách thức khi của ngành Dược khi gia nhập WTO.
Phần 4 : Kết luận và một vài ý kiên đề xuất.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một vài cơ hội và thách thức mà ngành Dược Việt Nam đang gặp phải, sau khi chúng ta gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đến thời điểm này, tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng đối đầu, hòa nhập vào sân chơi lớn khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngành Dược Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển của mình do môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng , minh bạch và thuận lợi hơn. Chúng ta cũng sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, có nhiều điều kiện để tiếp cận với công nghệ mới từ các nước có ngành Dược phẩm mạnh. Tuy nhiên, khi vào WTO chúng ta cũng sẽ có rất nhiều thách thức hơn vì từ ngày 01.01.2009 theo cam kết các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh chính thức tại Việt Nam, được phép kinh doanh trực tiếp đối với dược phẩm trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến dược phẩm …. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp dược trong nước vì hiện tại chúng ta yếu về hiểu biết môi trường pháp lý trong kinh doanh quốc tế, về thị trường thế giới, do công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý của chúng ta còn kém và chưa đồng bộ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh còn yếu kém nên dễ dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần, thị trường; nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu.
Tận dụng được cơ hội, nhận rõ và từng bước khắc phục được những khó khăn, thách thức đang là yêu cầu cấp thiết của ngành Dược Việt Nam nói riêng khi nước ta gia nhập WTO.
Tiểu luận này xin nêu ra một vài cơ hội và thách thức mà ngành Dược Việt Nam đang gặp phải, sau khi chúng ta gia nhập WTO.
Tiểu luận gồm 4 phần:
Phần 1 : Tổng quan về WTO.
Phần 2 : Thực trạng ngành Dược Việt Nam.
Phần 3 : Cơ hội và thách thức khi của ngành Dược khi gia nhập WTO.
Phần 4 : Kết luận và một vài ý kiên đề xuất.
Phần I
TỔNG QUAN VỀ WTO
1. WTO là gì?
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
WTO là một tổ chức kinh tế đa phương, được thành lập với mục tiêu:
* Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
* Thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các nước.
Các chức năng chính của WTO:
* Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế.
* Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại
* Giải quyết các tranh chấp thương mại
* Giám sát các chính sách thương mại
* Trợ giúp về kĩ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển
* Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Số thành viên hiện có : trên 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thị phần trên phạm vi toàn cầu:
· Chiếm 80% tổng thương mại hàng hóa
· Chiếm 90% tổng thương mại dịch vụ
2. Mười lợi ích của việc gia nhập WTO
2.1 Hệ thống cơ chế giúp tăng cường quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các nước.
2.2 Các tranh chấp được giải quyết trên tinh thần hợp tác và trên nền pháp lý.
2.3 Các quy định nhằm đơn giản hóa tất cả các vấn đề liên quan đến cuộc sống.
2.4 Tự do hóa thương mại làm giảm các chi phí cho người dân.
2.5 Làm tăng khả năng lựa chọn hàng hoá có chất lượng.
2.6 Xúc tiến khả năng thương mại giúp tăng thu nhập cho người dân.
2.7 Xúc tiến khả năng thương mại giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khối.
2.8 Các nguyên tắc cơ bản giúp tăng cường việc thực thi các mục tiêu an sinh xã hội.
2.9 Các chính phủ sẽ thoát khỏi tình trạng bị vận động hành lang (lobby chính trị).
2.10 Khuyến khích việc điều hành chính phủ hiệu quả.
Hiện tại đã có 10 thành viên Asean gia nhập WTO bao gồm : Brunei, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand, Cambodia, Việt Nam, Lào ( quan sát viên).
3. WTO và 4 nguyên tắc cơ bản
· Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favoured Nation – MFN)
· Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment – NT)
· Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market Access – MA)
· Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition – FC)
3.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favored Nation - MFN)
Nếu một nước dành cho một nước thành viên sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác. Nguyên tắc này không có tính chất áp dụng tuyệt đối (nghĩa là có ngoại lệ và miễn trừ).
3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT)
Hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài phải được đối xử bình đẳng so với hàng hoá cùng loại trong nước (không có sự ưu đãi khác biệt giữa 2 yếu tố trong nước và nước ngoài).
Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụngđối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân.
3.3 Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market Access - MA)
Hay còn gọi là nguyên tắc “tiếp cận thị trường” thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
Khi tất cả các bên tham gia chấp nhận mở cửa thị trường thì điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
3.4 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair competition - FC)
“Tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”.
(Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều được hưởng các chính sách, cơ chế bình đẳng và công bằng trên một nền quy phạm pháp luật không phân biệt đối xử).
4. Các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực Dược phẩm
4.1. Thuế:
Dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0-5% so với mức thuế 0-10% như trước đây. Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt nam chính thức trở thành thành viên WTO.Thuế trung bình đối với mỹ phẩm sẽ giảm từ 44% xuống còn 17,9% vào thời điểm Việt nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết.
4.2. Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu):
Kể từ 1/1/2009: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;Chi nhánh của DN nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm.
Họat động Nhập khẩu ủy thác & Ủy thác nhập khẩu 0,7% - 1,5% -không còn như hiên nay.
4.3. Quyền phân phối trực tiếp
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt nam.
Các thuốc do DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối (kể từ 1/1/2009).
PHẦN 2
THỰC TRẠNG NGHÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1. Đánh giá chung
Trong những năm qua, ngành Dược Việt Nam cũng đã có rất nhiều sự phát triển vượt trội, với sự gia đời của nhiều nhà máy GMP, hệ thống phân phối GDP đang dần được hoàn thiện, mới đây Bộ Y Tế cũng đã ban hành quyết định ,đến năm 2009 tất cả các nhà thuốc phải đạt GPP…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn. Dưới đây minh họa một số chỉ tiêu của ngành Dược VN
Tiền thuốc bình quân trên đầu người :
Nguồn Cục quản lí Dược Việt Nam
Kết quả sản xuất kinh doanh XNK thuốc từ năm 2001- 2005 :
Năm
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ( 1000 USD )
Thuốc sản xuất trong nước
Trị giá
Tỉ lệ trên tổng giá trị (%)
Tăng trưởng
(%)
2001
472.356
170.39
36,10
100,00
2002
525.807
200.29
38,10
117,55
2003
608.699
241.87
39,74
120,76
2004
707.535
305.95
43,24
126,48
2005
817.396
395.16
48,34
129,16
2. Mức độ phát triển
Có thể trong 8 năm trở lại đây , ngành Dược đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp Dược đã xuất hiện nhiều nhà máy sản xuất Dược phẩm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
2.1. Tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh qua các năm
Phần trăm tăng trưởng (%)
Năm 2004: tăng 26% so với năm 2003.
Năm 2005: tăng 29% so với năm 2004.
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy tốc độ phát triển của thuốc sản xuất trong nước không ngừng tăng trưởng với % tăng trưởng rất cao so với năm trước. Tuy nhiên dễ nhận thấy là xuất phát điểm của chúng ta còn thấp so với thế giới, nên mặc dù % tăng trưởng rất cao nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn còn rất thấp so với các nước có Công nghiệp dược phát triển.
2.2. Giá trị thuốc sản xuất trong nước:
2003 2004 2005
% Thuốc sản xuất trong nước
- Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu sử dụng.
- Giá tri thuốc sản xuất trong nước năm 2005 chiếm 48,34% tổng giá trị tiền thuốc (Năm 2005 là 817 Triệu USD tương đương với khoảng 13072 Tỷ VND).
- Đảm bảo đựợc khoảng 652/1563 hoạt chất (41,71%).
2.3. Giá trị sản xuất của các nhà máy GMP
Cho đến nay Việt Nam có 174 cơ sở sản xuất thuốc tân dược trong đó có 59 cơ sở đạt GMP.Giá trị sản xuất thuốc của các nhà máy đạt GMP chiếm khoảng 86% tổng giá trị sản xuất của 174 nhà máy của Việt Nam.
2.4. Mạng lưới cung ứng thuốc
- Hệ thống lưu thông, phân phối thuốc phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân: trung bình 1 điểm bán lẻ phục vụ khoảng 2.000 người dân. Mới đây Bộ Y Tế cũng đã ban hành quyết định, đến năm 2009 các nhà thuốc mới mở phải đạt tiêu chuẩn GPP.
- Các cơ sở hành nghề ngày một chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng phục vụ (đã có 8 cơ sở / tổng số 37 đơn vị đạt GSP).
2.5. Tình hình chất lượng thuốc
Thời gian qua cũng có nhiều trường hợp phát hiện thuốc giả cả thuốc sản xuất trong nước lẫn thuốc nhập khẩu. Nhưng nhìn chung chất lượng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu ngày càng được cải thiện
2.6. Công nghiệp dược Việt Nam hiện đang ở đâu?
WHO & UNCTAD phân loại công nghiệp Dược các nước theo 4 cấp độ :
Cấp 1 : Hoàn toàn nhập khảu
Cấp 2 : Sản xuất được một số thuốc Generic, đa số phải nhập khẩu.
Cấp 3 : Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic, xuất khẩu được
một số dược phẩm
Cấp 4 : Sản xuất được nguyên liệu và phát minh ra thuốc mới.
Theo đó Công nghiệp Dược VN được đánh giá ở cấp độ phát triển từ 2,5 – 3.
PHẦN 3
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO
1. Cơ hội
Khi gia nhập WTO chúng ta sẽ có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi ( Việt Nam + Các nước thành viên ). Tuy nhiên chúng ta cần nắm vững các luật lệ quốc tế. Có thể nói có 6 luật quan trọng nhất mà chúng ta cần phải quan tâm:
Luật dược
Luật doanh nghiệp
Luật đầu tư
Luật thương mại
Luật sở hữu trí tuệ
Luật cạnh tranh
Tiếp cận với nhiều thị trường dược phẩm to lớn, đa dạng với điều kiện kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Với ưu thế bản địa, các doanh nghiệp trong nước có nhiều thuận lợi khi tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp sản xuất tân dược có quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn với mức chi phí và chất lượng hợp lý, qua đó có thêm điều kiện phát triển hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả, có khả năng cạnh tranh.
Các chính sách của nhà nước :
Từ ngày 01.01.2007, theo cam kết các doanh nghiệp Dược nước ngoài sẽ được quyền mở chi nhánh tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết.
Cam kết không cho các Doanh nghiệp nước ngoài phân phối trực tiếp tại Việt Nam là cam kết vĩnh viễn.
Cam kết giảm thuế suốt đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực ( trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thông hàng hoá của các nước thành viên.
2. Thách thức
* Về phía Doanh nghiệp:
Thiếu thông tin về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế.
Năng lực quản lý (QT doanh nghiệp) còn hạn chế.
Trình độ công nghệ còn lạc hậu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém.
Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng.
Điều này dẫn tới các nguy cơ khó tránh khỏi :
- Bị mất thị phần, mất thị trường :
Cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ tốt.
Nguy cơ "thua" ngay trên "sân nhà”.
Cạnh tranh quyết liệt ở khu vực dịch vụ, trong đó có dịch vụ phân phối.
- Bị thu hẹp sản xuất, chuyển đổi sang lĩnh vực khác,
Thậm chí nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu (Trung Quốc: > 2000 doanh nghiệp phá sản, giải thể khi gia nhập WTO)
- Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” - Bị các DN nước ngoài thôn tính, mua lại, chèn ép, lấy mất nhân viên (Hiện tượng “Brain-Rain” chảy máu chất xám)
* Đối với lĩnh vực sản xuất thuốc:
- Các tiêu chuẩn mà các nhà máy sản xuất dược phẩm cần phải đạt được để hội nhập và mở rộng thị trường (Mỹ, EU, Châu Á Thái Bình Dương)
- Cạnh tranh với thuốc ngoại nhập về giá, chất lượng, dịch vụ hậu mại so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (cả SX, PP)
- Đòi hỏi đầu tư về vốn, công nghệ cao, nhân lực
* Hệ thống phân phối của ngành Dược
Trong khi đó, hệ thống phân phối của ngành dược cũng đang tồn tại quá nhiều yếu kém. Nhiều doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu trực tiếp dược phẩm nhưng chủ yếu là nhập khẩu ủy thác để hưởng phí ủy thác hay nhập các thuốc bán chạy kiếm lời mà không chú trọng đến mô hình bệnh tật,dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.
* Lĩnh vực xuất khẩu:
Là lợi thế của một số ngành hàng, tuy nhiên đối với thuốc sản xuất trong nước là vấn đề khó khăn khi gia nhập WTO:
Xuất mặt hàng gì? Xuất đi đâu? Sự chấp nhận của thị trường nước nhập khẩu? Tiêu chuẩn hóa (GAP/GACP/US-GMP/EU-GMP)
* Lĩnh vực nhập khẩu:
Cạnh tranh khốc liệt hơn khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài tại VN được quyền nhập khẩu trực tiếp
* Giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thành phẩm
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thuốc
Có 3 dòng thuế mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức giảm 5% với thời gian cam kết thực hiện từ 3-5 năm.
Do trước và sau khi gia nhập WTO thuế suất nguyên liệu chủ yếu là 0% nên không có ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp sản xuât phải nhập khẩu nguyên liệu, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng lớn tới một số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam.
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc thành phẩm
Có 47 dòng thuế có mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, là các dòng thuế hiện có mức thuế suất nhập khẩu 10% và 15%, thời gian cam kết thực hiện từ 2-5 năm (trung bình là 3 năm).
Mức giảm từ 2-7% (trung bình là 3%). Một số dòng thuế chính đó là:
Nhóm kháng sinh: 18 dòng/29 dòng thuế
Nhóm vitamin:04 dòng/9 dòng thuế
Việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số dòng thuế sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trongnước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.
* Về vấn đề sở hữu trí tuệ
Số lượng các hoạt chất được bảo hộ có thể sẽ tăng.
Các doanh nghiệp VN khi tìm kiếm nguồn thuốc nhập khẩu vào Việt Nam sẽ có thể gặp các vấn đề liên quan đến SHTT của sản phẩm nhập khẩu.
Tự do hóa làm gia tăng các nguy cơ tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp ( sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp) giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.
* Về phía cơ quan quản lý nhà nước
Sự bất cập về phía QLNN trong giai đoạn đầu gia nhập: về nhân lực, trình độ quản lý…
Ở một số địa phương, lãnh đạo chưa ý thức được một cách rõ rệt về mức độ cấp thiết của vấn đề gia nhập WTO liên quan đến kinh tế – xã hội trong địa bàn.
Các cơ quan quản lý chưa nắm bắt và hiểu rõ về sự cấp thiết của việc gia nhập WTO, các cơ hội và thách thức sẽ phải đối mặt khi gia nhập (chuyển đổi tư duy chậm, triển khai không đồng bộ…)
Khi chúng ta cam kết: Đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu (nguyên tắc đối xử quốc gia - NT). Điều đó cũng có nghĩa là:
- Các mức phí quy định phải thống nhất
- Các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật, thủ tục phải được áp dụng chung một cách bình đẳng.
Ví dụ:
Áp dụng chung mức phí đăng ký (300.000 đồng) đối với 01 hồ sơ đăng ký thuốc trong nước và nước ngoài. Khó khăn trước mắt đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Chi phí thu được không đủ bù đắp cho các chi phí thẩm định.
Hiện chưa có cơ chế thu phí đối với các thay đổi, bổ sung trong quá trình lưu hành sản phẩm.
Cam kết: Đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (nguyên tắc đối xử quốc gia - NT)…
Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện phải được áp dụng một cách bình đẳng và phải công bố. Việc bảo hộ phải được thực hiện đúng theo quy định của WTO
Ví dụ: Bãi bỏ danh mục hoạt chất các doanh nghiệp nước ngoài không được đăng ký vào Việt Nam.
Khó khăn trước mắt đối với doanh nghiệp trong nước đối với những mặt hàng thuộc danh mục trên.
………
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Hiện tại, năng lực của ngành dược Việt Nam đang ở cấp độ 2,5-3 theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tức là có khả năng sản xuất một số thuốc gốc (Generic) và xuất khẩu một số dược phẩm. Các doanh nghiệp Dược hiện nay vẫn chủ yếu đầu tư sản xuất các loại thuốc thông thường, đơn giản, chưa chú ý đầu tư sản xuất các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị hay các dạng bào chế đặc biệt. Thống kê của Cục Quản lý dược cho thấy hiện nay, thuốc sản xuất trong nước bảo đảm được 48,3% giá trị thị trường thuốc (khoảng 652/1.563 hoạt chất), vì vậy sức cạnh tranh rất thấp.
Gia nhập WTO chúng ta có thêm nhiều cơ hội đem lại lợi ích cho ngành Dược nước ta như môi trường cạnh tranh công bằng, thông thoáng, minh bạch là môi trường tốt làm cho chúng ta năng động hơn. Nền công nghiệp Dược nước ta sẽ có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại. Vì thế phải tranh thủ tận dụng được cơ hội, nhanh chóng hiện đại hóa nền công nghiệp Dược.
Tuy nhiên lợi ích đem lại thì ít mà nghĩa vụ của ngành Dược thì quá nặng nề. Đó là hàng loạt các thách thức về Doanh nghiệp, về sản xuất và phân phối, về xuất nhập khẩu, về pháp luật quốc tế , về sở hữu trí tuệ, về quản lý nhà nước… Đòi hỏi ngành dược phải nỗ lực vượt qua, nếu không muốn “thua trên sân nhà”.
2. Một số giải pháp
Mục tiêu chung vẫn là tận dụng được cơ hội và khắc phục những khó khăn thách thức. Tuy nhiên 2 việc này luôn phải được triển khai đồng bộ. Vì nó có liên quan và hỗ trợ cho nhau
2.1. Đối với quản lý nhà nước:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mô hình chung của khu vực và thế giới
- Thay đổi tư duy quản lý : Khắc phục triệt để tư tưởng tập trung bao cấp trong quản lý, tư tưởng cát cứ, địa phương cục bộ
- Thiết lập môi trường pháp lý :
Pháp chế hóa toàn bộ các cơ chế, chính sách, quy định, quy trình làm việc v.v…
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở tuân thủ luật lệ/thông lệ quốc tế/hiệp định v.v…
“Đi tắt đón đầu” trong việc xác lập nền pháp lý cho doanh nghiệp (trong nước/nước ngoài), phát triển theo cơ chế của nền cơ chế thị trường. Tránh cho DN nước ta bị phạt vì không nắm rõ pháp luật quốc tế
- Công khai minh bạch trong quản lý :
Tiêu chuẩn hóa - Pháp chế hóa - Công khai hóa
2.2. Đối với Doanh Nghiệp :
- Thay đổi tư duy đầu tư: Khắc phục quan điểm đầu tư mang tính chất tạm bợ, “ăn xổi”.
Khắc phục việc đầu tư không có nghiên cứu thị trường, đầu tư không theo quy hoạch định hướng : gây trùng lặp, lãng phí, kém hiệu quả.
Xây dựng các bước đầu tư ngắn để “nuôi dưỡng”cho kế hoạch đầu tư lâu dài.
- Đẩy mạnh việc liên kết giữa các DN : Xác lập các cơ chế liên kết để cạnh tranh với các tập đoàn đa Quốc gia về: nguồn vốn, thị trường, thị phần, công nghệ thông tin, cơ cấu sản phẩm, giá cả…
- Tuân thủ pháp luật :
+ Tuân thủ điều lệ đã cam kết
+ Tuân thủ luật pháp , thông lệ quốc tế.