Tiểu luận Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn “Say Nắng ” của Ivan Bunin

Bunin là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Nga thế kỷ XX. Giống như nhiều nhà văn Nga khác, ông mang trong mình tình yêu tha thiết với đất nước Nga, con người Nga, như ông đã nói: “Đất nước và con người bao giờ cũng khiến tôi rung động”. Bunin không để lại một di sản văn học đồ sộ. Nhưng đó lại là “cả một chương của sự phát triển văn học Nga trong thế kỷ chúng ta”. Có ý kiến cho rằng, sau Tsekhov, Bunin đã đem lại sự đổi mới cho thể loại truyện ngắn Nga. Mỗi truyện ngắn của ông vừa là một áng văn suôi lại vừa là một bài thơ, được viết bằng trí tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học và một nhà thơ. Tác phẩm của Bunin xoay quanh những đề tài: thiên nhiên, tình yêu, cái chết. Đó là những gì thường nhật của cuộc sống, đã quá thân quen trong sáng tạo của nhiều tác giả khác. Nhưng với một cách viết riêng, Bunin đã tự khẳng định giá trị của cây bút mình trong số đó, đề tài tình yêu dường như đã trở thành mối quan tâm của không ít tác giả.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn “Say Nắng ” của Ivan Bunin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ---------------  TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: VĂN HỌC PHÁP - ANH (TK XVIII-XIX) NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” CỦA IVAN BUNIN Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn “Say Nắng ” của Ivan Bunin Giảng viên : Đào Duy Hiệp Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huệ Lớp : K50-Văn CLC Hà Nội -2007 GIỚI THIỆU VỀ BUNIN VÀ TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” 1. Tác giả Bunin. Bunin là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Nga thế kỷ XX. Giống như nhiều nhà văn Nga khác, ông mang trong mình tình yêu tha thiết với đất nước Nga, con người Nga, như ông đã nói: “Đất nước và con người bao giờ cũng khiến tôi rung động”. Bunin không để lại một di sản văn học đồ sộ. Nhưng đó lại là “cả một chương của sự phát triển văn học Nga trong thế kỷ chúng ta”. Có ý kiến cho rằng, sau Tsekhov, Bunin đã đem lại sự đổi mới cho thể loại truyện ngắn Nga. Mỗi truyện ngắn của ông vừa là một áng văn suôi lại vừa là một bài thơ, được viết bằng trí tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học và một nhà thơ. Tác phẩm của Bunin xoay quanh những đề tài: thiên nhiên, tình yêu, cái chết. Đó là những gì thường nhật của cuộc sống, đã quá thân quen trong sáng tạo của nhiều tác giả khác. Nhưng với một cách viết riêng, Bunin đã tự khẳng định giá trị của cây bút mình trong số đó, đề tài tình yêu dường như đã trở thành mối quan tâm của không ít tác giả. 2. Truyện ngắn “Say nắng” “Say nắng” mà tác phẩm nằm trong mạch cảm xúc viết về đề tài tình yêu của Bunin. Nhan đề của truyện đã gợi cho ta sự tò mò, khiến ta phải đặt những câu hỏi: tại sao? Như thế nào?… Truyện tưởng chừng như đơn giản về cốt truyện nhưng thực ra lại vô cùng sâu sắc. Nó được tạo nên từ không khí thấm đẫm tình yêu trong từng trang viết. Bunin đã thực sự thành công khi đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật “Say nắng”, giúp người đọc giải đáp những câu hỏi đặt ra trước đó. “Say nắng” có thể coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn “Say nắng”. II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ DIỄN BIẾN TÂM LÝ NHÂN VẬT. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có thể nói để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật,phải sống cùng nhân vật của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp. Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới. Tất cả những điều đó đã được Bunin thể hiện thành công trong truyện ngắn “Say nắng”. III. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” CỦA BUNIN. 1. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Say nắng” “Say nắng” là một truyện ngắn mang tựa đề khá đặc biệt, kể về câu chuyện tình ngắn ngủi và hết sức tự nhiên giữa một chàng trung úy với một thiếu phụ. Câu chuyện tình chỉ diễn ra trong vòng một ngày: trưa ngày hôm trước đến sáng ngày hôm sau, khi người thiếu phụ ra đi, bỏ lại chàng với trái tim tan nát và tâm hồn trống rỗng. Cuộc gặp gỡ và sự khởi đầu của tình yêu như một cơn “Say nắng” - điều mà cả hai cùng cảm nhận được. Người phụ nữ không hiểu tại sao mình lại có thể đi theo chàng trai, không hiểu tại sao lại ở cùng chàng trang một đêm. Sự ra đi của nàng là sự trở lại với cuộc sống thường nhật. Nhưng để lại đằng sau là một trái tim đầy đau khổ. Chàng trung úy trẻ đã yêu người thiếu phụ ấy, yêu một cách si mê, say đắm. Và từ khi người thiếu phụ ra đi, diễn biến tâm lý của chàng trai vô cùng phức tạp, được Bunin miêu tả hết sức thành công. 2. Sự nhập thân của nhân vật kết hợp với ngôn ngữ miêu tả tinh tế. Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật của mình để có thể cảm nhận hết được những diễn biến tâm lý đang diễn ra trong chàng trung úy. Ông như sống cùng nhân vật, đặt mình vào vị trí của nhân vật, thấu hiểu những đổi thay, những trạng thái cảm xúc của chàng trai khi người phụ nữ mà chàng yêu đã ra đi mãi mãi, không bao giờ trở lại nữa. Truyện có sự đan xen, kết hợp rất tự nhiên giữa lời của người kể chuyện với lời của nhân vật. Ta khó có thể nhận ra đâu là lời của nhà văn, đâu là những suy nghĩ của nhân vật. Nhà văn đóng vai trò là người kể chuyện biết tuốt. Với điểm nhìn Zero, Bunin đã miêu tả một cách tinh tế từng trạng thái cảm xúc của chàng trung úy. Sau khi đưa nàng đi, trở về phòng, cảm xúc đầu tiên của chàng trang mới chỉ là thấy “có cái gì đó đã khác trước”. Chàng cảm thấy sự vắng bóng, sự thiếu thốn một cái gì đó. Diễn biến tâm lý tiếp tục được tăng dần theo cấp độ: “Trái tim chàng trung úy bỗng thắt lại”, rồi “đi đi lại lại” và “nước mắt đã trào lên mi”. Tất cả những suy nghĩ tiếp sau cứ xoáy vào xung quanh người thiếu phụ. Hết “ngỡ ngàng”, “ngạc nhiên” đến “đau lòng” rồi “hoảng sợ”, “tuyệt vọng”, rồi “nhớ tất cả những gì về nàng”. Chàng “đau khổ”, “trái tim chàng như vỡ vụn ra”, thậm chí “có thể chết ngay ngày mai cũng được”. Con tim chàng trai đã bị “trúng thương”. Chàng tuyệt vọng khi không còn cách nào để có thể gặp lại nàng. Chàng trai đau khổ tột cùng, “khuôn mặt ấy giờ đây đã mang vẻ bị kích động, điên dại đi”, trông “bất hạnh sâu sắc”. Và những giọt lệ lại trào ra, lăn trên má. Có phải chăng người đàn ông chỉ khóc khi họ cảm thấy nỗi đau quá tột cùng, đau đến tan nát trái tim? Họ khóc khi họ đã quá tuyệt vọng và bất lực trước số phận? Chỉ có trong thời gian ngắn ngủi mà chàng trung úy “cảm thấy mình già đi mất 10 tuổi”. Dường như nhà văn và nhân vật không hề có khỏang cách. Ông đã xóa nhòa đi ranh giới giữa mình và nhân vật bằng cách đồng cảm cùng nhân vật, hòa mình vào nhân vật, đặt mình vào vị trí của nhân vật. Chính vì vậy, ông đã diễn đạt một cách tinh tế và thành công những trạng thái tâm lý, những cung bậc của cảm xúc diễn ra trong lòng chàng trai. Tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ ngữ miêu tả tâm lý nhân vật theo cấp độ tăng dần, miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật. Dù chỉ là một cơn “Say nắng” nhưng nó đã khiến chàng trai vô cùng đau khổ, tuyệt, khiến chàng cảm thấy không thể sống thiếu người phụ nữ ấy. Sự ra đi của nàng đã để lại sự trống trải và thiếu hụt lớn lao đi chàng - trạng thái cảm xúc được nhà văn miêu tả hết sức thành công. 3. Thủ pháp đối lập trong miêu tả tâm lý Bunin không chỉ nhập thân vào nhân vật, cùng nhân vật sống với nỗi đau khổ, tuyệt vọng mà ông còn đặt nhân vật của mình trong sự đối lập của nhiều yếu tố để từ đó tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét. 3.1. Trước hết, ta thấy có sự đối lập giữ tình yêu, hi vọng, mong muốn ở chàng trung úy với một bên là hiện thực cuộc sống. Nhà văn đã tạo ra cuộc gặp gỡ, đã để tình yêu nảy sinh trong người thiếu phụ và chàng trung úy. Tình yêu ấy trở nên sâu đậm, mãnh liệt trong trái tim của chàng trung úy. Nhưng đối lập với tình yêu sâu đậm ấy lại là hiện thực về một người phụ nữ đã có gia đình. Nhà văn đã xây dựng sự đối lập giữa một bên là tình yêu cháy bòng của chàng trai với một bên là hiện thực trớ trêu về hoàn cảnh của người phụ nữ chàng yêu. Chính vì vậy, chàng “không sao có thể tự dưng mà đến cái thành phố đó, nơi có chồng nàng, có đứa con gái 3 tuổi của nàng, nói chung là toàn bộ gia đình của nàng và toàn bộ cuộc sống thường ngày của nàng”. Yêu mà không thể có được người mình yêu, yêu mà không thể được gặp, được nhìn thấy người mình yêu thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì. Sự mâu thuẫn ấy đã làm cho chàng trai vô cùng đau khổ và day dứt. Nhưng có lẽ tình yêu quá lớn, quá mãnh liệt, cơn “Say nắng” ấy làm chàng trai bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để quyết định đến với người mình yêu, quyết định dành cả cuộc đời cho người phụ nữ ấy “từ nay toàn bộ cuộc đời tôi là của em, là thuộc quyền em, vĩnh viễn, cho đến khi xuống mồ”. Khi sự quyết tâm của chàng trai lên đến cao trào, đỉnh điểm thì nhà văn lại tiếp tục xây dựng thêm một mâu thuẫn tiếp theo. Đó là mâu thuẫn giữa cái khát khao hy vọng kiếm tìm hạnh phúc của chàng trung úy với hiện thực về sự vô vọng bởi “tuy chàng biết thành phố nàng đang ở, biết là nàng có chồng và có đứa con gái 3 tuổi, nhưng lại chẳng biết tên biết họ nàng là gì cả”. Đó là cái trớ trêu của thực tại được tạo ra như để thách thức và tình yêu của chàng trai trẻ. Đến lúc này chàng thực sự cảm thấy tuyệt vọng và đau đớn “con tim đã bị trúng thương”. Nhà văn đã tạo ra những mâu thuẫn, những đối lập để tâm trạng cảm xúc của nhân vật thể hiện một cách sâu sắc nhất, tột cùng nhất. 3.2. Bunin còn rất tinh tế khi tạo nên sự mâu thuẫn giữa cảnh vật và tâm trạng con người. Khi người thiếu phụ ra đi, chàng trai trở về căn phòng mà hai người đã ở cùng nhau qua một đêm. Một mâu thuẫn diễn ra trong căn buồng đó là tất cả mọi thứ như vẫn còn in đậm bóng dáng của người phụ nữ: “mùi nước hoa Ănglê”, “chiếc khăn tay”, “chiếc chén uống dở”… với hiện thực là người phụ nữ đã không còn ở đó nữa. Tất cả mọi thứ, đều làm hiện lên hình ảnh của nàng. Đặc biệt là hình ảnh “chiếc giường”. Chàng càng cố gắng để không nhìn vào mọi vật trong gian phòng (“không còn đủ sức để nhìn vào chiếc giường ấy nữa”, “cố không nhìn vào chiếc giường ở đằng sau tấm bình phong”) thì mọi vật lại càng như phơi bày ra, làm hiện lên hình ảnh của nàng. Thật là điều nghịch lý, trớ trêu. Tất cả đều kéo chàng vào sự rằng xé, rày vò. Và chàng quyết định “kiếm cho được kế thoát thân”, chàng tìm đến với cuộc sống bên ngoài: là “chợ”, là “nhà thờ”… Một lần nữa Bunin lại tạo ra sự đối lập gay gắt giữa cảnh vật trong cuộc sống với tâm trạng của nhân vật. Tất cả cảnh vật “đều tốt đẹp cả, tất thảy đều hạnh phúc vô ngần và cực kỳ vui vẻ. Dù là trong cảnh oi nồng ấy, giữa tất cả mọi mùi vị chợ búa ấy, trong toàn bộ cái thành phố không quen biết này và trong cái khách sạn huyện lỵ cũ kĩ này vẫn có niềm vui kia. Thế nhưng trái tim chàng lại như vỡ vụn ra”. Cảnh vật dù có vui vẻ đến đâu cũng không thể xoa dịu trái tim đã “bị trúng thương”, không thể làm chàng trai khỏi tuyệt vọng. Chàng “có thể chết ngay ngày mai cũng được nếu như có một phép lạ khiến nàng quay trở lại, cùng nàng chung sống thêm một hôm nữa” bởi nàng quan trọng và “cần thiết hơn cả sự sống” của chàng. Cơn “Say nắng” khiến chàng trai đau khổ đến vậy, rằng xé đến vậy. Bằng thủ pháp đối lập, Bunin đã làm sống dậy cả một thế giới tâm lý vô cùng phong phú, phức tạp của nhân vật chàng trung úy trẻ. 4. Độc thoại nội tâm trong “Say nắng” Góp thêm vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Bunin đã để chàng trung úy sống với chính thế giới nội tâm của mình. Nhân vật của ông tự độc thoại với mình, tự đặt ra những câu hỏi cho mình và tự trả lời chúng. Khi chỉ còn một mình trong căn phòng chứa đầy kỉ niệm của đêm hôm trước, chàng trung úy trẻ tự hỏi: “Mình làm sao thế này nhỉ?Mà nàng có gì đặc biệt và thật ra thì cái gì đã xảy ra?”… “vắng nàng giờ đây ta làm thế nào để qua được cả một ngày trời ở cái nơi hiểu lánh này”. Những câu hỏi vang lên từ chính trái tim đáng rào rạt, si mê của chàng trai. Những câu hỏi chứa chất tâm trạng rối bời, rằng xé. “Chứng minh để làm gì nhỉ? Thuyết phục để làm gì nhỉ”, “mình làm thế nào bây giờ, làm sao thoát được cái duyên nợ bất thình lình và đột ngột này?”. Chàng trai đang rơi vào tình thế vô cùng bế tắc và tuyệt vọng: “Đi đâu bây giờ? Làm gì bây giờ”… Những câu hỏi cứ liên tiếp rồn rập vang lên, như xé nát trái tim chàng. Chàng hoàn toàn tuyệt vọng, hoàn toàn mất hết phương hướng, không biết đi đâu, về đâu, không biết nên làm gì. Tình yêu đã khiến chàng trở nên hoang mang và suy sụp. Chàng tự hỏi mình và cũng không tự tìm cho mình câu trả lời được. Chàng trung úy đã mất đi người mình yêu đã không thể làm gì để gặp lại người phụ nữ ấy. Nhà văn đã để nhân vật sống trong những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp, để nhân vật tự độc thoại nội tâm. Những rằng xé, ray rứt, những đau khổ tột cùng đã được thể hiện sâu sắc qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Tình yêu của chàng trại không chỉ là cơn “Say nắng” thông thường nữa mà là “Say nắng” đặc biệt. “Say nắng” khiến cho nhân vật không còn biết đến cuộc sống xung quanh, “Say nắng” khiến chàng trung úy không biết phải đi đâu, về đâu, phải làm gì và sống như thế nào? Đó phải chăng là kết quả của tiếng sét ái tình - một kết quả không có hậu. 5. Biện pháp lặp trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của truyện ngắn “Say nắng”. Nhà văn có thể nhập thân vào nhân vật đồng cảm cùng nhân vật có thể dùng ngôn ngữ tinh tế để diễn tả tâm lý, hay tạo nên những mâu thuẫn, đối lập để thể hiện tâm lý một sách sâu sắc, cũng có thể để nhân vật tự độc thoại nội tâm. Mặt khác, ông còn miêu tả tâm lý nhân vật thông qua cách nhấn mạnh bằng thủ pháp lặp. Trước hết là lặp hành động: “đi đi lại lại” trong căn phòng của chàng trung úy. Hoạt động đó được nhắc đến lần đầu sau khi chàng trung úy tiễn người phụ nữ ra đi và trở lại phòng. Nó tiếp tục được nhắc đến lần thứ hai sau khi chàng ngồi suy nghĩ miên man về nàng. Ngay trong hành động đã thể hiện tâm trạng rối bời, không yên của chàng trai. Tiếp đó là sự lặp lại của tâm trạng. Chàng trai lo lắng và băn khoăn không biết cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu thiếu nàng. Ba lần tâm trạng ấy được lặp lại một cách liên tục: “Và chàng cảm thấy đau lòng, cảm thấy toàn bộ cuộc sống sau đây của mình nếu không có nàng thì sẽ vô dụng biết bao nhiêu, đến nỗi chàng đâm ra hoảng sợ vì tuyệt vọng”, tiếp đó là: “vằng nàng, giờ đây ta làm thế nào để qua được cả một ngày trời ở cái nơi hẻo lánh này?”, đến lần thứ ba: “Và ta sẽ làm gì, sẽ làm sao để sống qua được cái ngày vô tận này, với những nối nhớ nhung ấy, với nỗi đau khổ không sao giải quyết được ấy, trong cái thành phố nhỏ nhoi mà Chúa đã lãng quên này ngay trên con sông Volga ngời sáng này là con tàu màu hồng ấy đã đem nàng đi theo !”. Tâm trạng được lặp đi lặp lại nhấn mạnh cho sự lo lắng, đau khổ đến tột cùng của chàng trung úy. Cuộc sống của chàng sẽ chẳng có ý nghĩa nếu thiếu nàng. Nàng đã trở thành linh hồn, thành sự sống của chàng. Chính vì vậy, mất nàng, chàng trở nên tuyệt vọng. Đỉnh điểm của tâm trạng tuyệt vọng thể hiện ở những giọt nước mắt. Hai lần, những giọt nước mắt ấy đã trào ra: sau khi chàng tiễn nàng đi, trở về phòng - “cảm thấy nước mắt đã trào lên mi” và khi chàng rơi vào trạng thái bất lực vì không còn cách nào để có thể gặp lại nàng “cảm thấy lệ trào ra và lăn trên má”. Những giọt nước mắt là biểu hiện cho sự tột cùng đau khổ và tuyệt vọng trước hiện thực phũ phàng. Chàng trung úy đã sống trong một diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp, phong phú được nhà văn thể hiện hết sức thành công trong tác phẩm. IV. KẾT LUẬN. 1. Về tác giả. Bunin là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nước Nga nửa đầu thế kỷ XX, được sánh ngang với Tsekhop và Tolstry trong hàng ngũ các nhà văn hiện thực Nga. Là một nhà văn hiện thực nhưng Bunin vẫn đi vào đề tài mang màu sắc lãng mạn - đề tình yêu được xuyên suốt trong nhiều sáng tạo của Bunin. Với một cách nhìn mới, Bunin đã mang đến một “hơi thở lạ” cho tình yêu khác với các nhà văn cổ điển. Tình yêu trong sáng tạo của Bunin mang tính chất tự nhiên, là thứ tình yêu giống như một cơn “Say nắng”. Nhưng nó cũng đủ làm cho nhân vật của ông phải trăn trở, ray rứt. Chính vì vậy, có thể nói “cốt truyện của Bunin nhiều khi không đặc sắc lắm, nhưng sức mạnh và sinh khí của chúng không bao giờ không làm ta ngạc nhiên…”. 2. Về nghệ thuật miêu tả tâm lý trong truyện ngắn “Say nắng”. Nhà văn đã thực sự thành công khi miêu tả tâm lý nhân vật chàng trung úy. Với những bút pháp miêu tả tâm lý đa dạng, Bunin đã làm sống dậy cả một thế giới tâm lý vô cùng phong phú và phức tạp. Nhà văn không tách riêng, không đứng ngoài nhân vật để miêu tả tâm lý ông như nhập thân vào nhân vật, đồng cảm cùng nhân vật, chia sẻ vàthấu hiểu nỗi đau đớn, tuyệt vọng, bất lực của chàng trung úy. Bằng ngôn ngữ tinh tế, ông đã miêu tả từng cung bậc cảm xúc, từng trạng thái của tâm lý. Ông đã để nhân vật của mình tự độc thoại nội tâm, tự đặt ra những câu hỏi và tự trả lời cho những câu hỏi ấy. Nhân vật của ông như trở nên sống động hơn. Thêm vào đó, nhà văn còn sử dụng thủ pháp đối lập và lặp trong nghệ thuật miêu tả tâm lý, góp phần hoàn thiện một cách sâu sắc tâm lý nhân vật. Chàng trung úy mang trong lòng một tình yêu đến si mê, cuồng nhiệt, đắm say với một người phụ nữ chỉ ở cạnh chàng trong vòng một ngày - một người mà chàng không biết tên họ. Một cơn “Say nắng” đã khiến chàng phải trải qua những trạng thái tâm lý vô cùng phức tạp: buồn, nhớ nhung, đau khổ, tuyệt vọng, bất lực,… Những cung bậc của cảm xúc cứ tăng dần theo cấp độ. Và đến đỉnh điểm dó là khi những giọt nước mắt lăn trên má chàng trai. Sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật của Bunin cũng chính là thành công của truyện ngắn “Say nắng”./. (Thân người ta khi thành cái xác chết giống như tường vách đổ, Thì ai ở đời mà chẳng hoảng hốt, buồn đau. Nhưng nếu đạt được việc làm cho tâm tư không, chẳng vần sác tướng Thì để tự nhiên cho sắc và không ẩn đi hoặc rõ lên tùy theo sự thúc đẩy chuyển đổi). Để giải thích cái bản thể giống nhau giữa Phật và Thánh, ông viết: Lý hạ trùng dương cúc, Chi đầu thục khí oanh (Trung dương đến cúc vàng dưới đậu, Xuân ấm về oanh báu đầu cành). Giải thích cho sự vô vọng khi tìm kiếm sự sinh tử ông viết: Manh quy xuyên thạch bích Ba miết thượng cao sơn. (Rù mù soi mãi vách non, Ba ba khập kiễng leo hòn núi cao). Nhiều câu thơ của ông cho đến nay khó mà lý giải hết ý nghĩa của nó, nhưng vẫn âm vang trong lòng người đọc nếu được tiếp xúc với nó như: “Giáp kính sâm sâm khúc Phong suy khúc tự hành”. (Ngõ con trúc tốt rườm rà, Gió lùa qua trúc đàn ca tự hành” “Gió hưởng tùy phong xuyên trúc đào, Sơn nham đới nguyệt quá tương lai (Xuyên trúc tiếng tù theo gió tới, Vượt tường núi đội bóng trăng sang)… Không lộ thiền sư (? - 1119) nổi tiếng với bài “Ngôn hoài” gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu và phật học: “Trạch long xà địa khá cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư. Hữu thời trực hướng cô phong đính, Trường khiếu nhất thanh nhàn thái hư”. Bài thơ thể hiện tinh thần “vô chấp giới” khi người tu hành đạt tới tự do hoàn toàn, khi được giải phóng bản thân để hòa nhập “vô phân biệt” với vũ trụ trong tinh thàn “vạn vật vô nhất thế”. Cùng thời này, ta cũng phải nhắc đến bài kệ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác đại sư: “Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nãn tiền quá, Lãi tòng đầu thượng lai, Mọi vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiên tạc dạ nhất chi mai”. Những câu thơ nói về sự biến động, chuyển dời không ngừng của thế giới hữu tình, của con người trong ấy. Trong thời Trần, thi sĩ thiền nổi tiếng đầu tiên là Tràn Thái Tông (1218 - 1277). Ông nổi tiếng với những bài thơ sám hối trong “Khóa hư lạc” và những khoa nghi sám hối cho mình và cho mọi người. Bên cạnh đó, ông còn để lại những “thiền ngữ thi ca” chan chứa cảm xúc với cõi đời đầy mộng ảo, phù du trong các “Niên trung kế”. Ngoài ra các tác giả nổi tiếng thời Trần còn cần phải kể đến: Trần Tung (1230 - 1291) với “Diệu khúc bản lai tu cử xướng”, “Phong cuồng cả”; Trần Nhân