Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra với quy mô rộng lớn trên toàn thế giới. Khi khoa học đã và đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin thực sự trở thành nguồn lực quan trọng.
Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm tới nguồn lực thông tin và nhận thấy được vai trò của các cơ quan thông tin - Thư viện trong việc quản lý các nguồn lực thông tin đó là không thể thiếu Nghị quyết 16/NQTW của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới đã nêu rõ : “Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại hoá về khoa học và công nghệ kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài, nhất là các nước có trình độ phát triển cao”.
Hiểu được tầm quan trọng của thư viện trường Đại học Ngoại thương đối với toàn thể bạn đọc là cán bộ, nghiên cứu sinh và sinh viên trường. Em chọn đề tài: “Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội”.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9342 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học ngoại thương Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN
------
TIỂU LUÂN
NGHIÊN CỨU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra với quy mô rộng lớn trên toàn thế giới. Khi khoa học đã và đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin thực sự trở thành nguồn lực quan trọng.
Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm tới nguồn lực thông tin và nhận thấy được vai trò của các cơ quan thông tin - Thư viện trong việc quản lý các nguồn lực thông tin đó là không thể thiếu Nghị quyết 16/NQTW của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới đã nêu rõ : “Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại hoá về khoa học và công nghệ kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài, nhất là các nước có trình độ phát triển cao”.
Hiểu được tầm quan trọng của thư viện trường Đại học Ngoại thương đối với toàn thể bạn đọc là cán bộ, nghiên cứu sinh và sinh viên trường. Em chọn đề tài: “Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội”.
Bài niên luận này được chia làm 3 chương:
Chương I: Lịch sử hình thành và phát triển thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Chưương II: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị.
Vì sự hiểu biết của em còn hạn chế nên bài niên luận này không tránh khỏi những sai sót. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các anh chị trong thư viện trường Đại học Ngoại thương và nhiệt tình cung cấp số liệu cho em. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn thông tin - Thư viện giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này.
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Thư viện trường Đại học Ngoại thương được thành lập trên cở trường Ngoại giao - Ngoại thương tách đôi. Năm 1967 trường Ngoại thương nhận 1/2 số tài liệu chung đó để xây dựng nên thư viện riêng của mình. Vào năm đó, trong hàn cảnh phải sơ tán ở Hà Tây do chiến tranh, cán bộ thư viện cũ đã ở lại trường ngoại giao, số tài liệu, kho sách lộn xộn, thiếu thốn và khập khiễng cả về nội dung lẫn hình thức dẫn đến việc phục vụ cho nghiên cứu của giáo viên và học tập của sinh viên rất thụ động khó khăn và hạn chế.
Từ năm 1969 thư viện được bổ sung thêm người và từng bước xây dựng được chế độ công tác. Năm 1972 thư viện đựơc tiếp nhận thêm tài liệu từ khoa Ngoại thương và trường cán bộ Ngoại thương. Do đó kho sách đã phong phú hơn. Năm 1972 thư viện được tăng thêm cán bộ, cơ sở vật chất được cải tạo nên thư viện ngày càng ổn định. Thư viện đã đưa vào sử dụng bảng phân loại BBK có cải tiến hay cho bảng phân loại trung tiểu trươchính sách đây. Đây là bước cải tiến vượt bậc của thư viện nhằm triển khai đầy đủ những khâu nghiệp vụ cần thiết và những hình thức phục vụ thích hợp với quy mô của một trường đại học : phân loại, bổ sung, biên mục, đăng ký vào sổ xếp sách lên giá, tổ chức lại kho, biên soạn lại thư mục…
Từ 1974 đến 1985 do số lượng sinh viên tăng và từ đó cán bộ thư viện cũng được bổ sung. Điều này làm cho hoạt động của thư viện trong thời gian này rất sôi nổi.
Đứng về sự phát triển của xã hội những năm gần đây, nhu cầu cấp bách đặt ra cho thư viện Đại học Ngoại thương là cần thiết đổi mới phòng đọc nhằm phục vụ nhu cầu của độc giả ngày một tốt hơn. Trước yêu cầu đó, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa vào chương trình hành động của trường đại học Ngoại thương phải nâng cấp và hiện đại hoá thư viện. Tháng 7/8/1995 Ban giám hiệu nhà trường đã cải tạo và nâng cấp phòng đọc để kịp phục vụ năm học mới 1995 - 1996.
Hiện nay thư viện đã có một cơ sở vật chất hiện đại gồm 2 tầng với nhiều gia sách lớn.
- Tầng 1: Là kho sách chung của thư viện và phòng đọc tự chọn dành cho sinh viên.
- Tầng 2: Là phòng mượn, phòng đọc tổng hợp và phòng đọc của giáo viên và cao học.
Từng kho sách được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp giúp cho việc phục vụ độc giả một cách nhanh chóng nhất, thuận lợi nhất. Sách, báo, tạp chí hàng ngày, hàng tuần được bổ sung kịp thời để cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất.
Với tổng số tài liệu đa dạng, phong phú chủ yếu là sách nước ngoài : Anh - Trung - Nga - Nhật… là năm vạn bản, 5000 tên sách. Báo, tạp chí trên 105 loại, trong đó có 28 loại tạp chí nước ngoài nhưng cập nhật thường xuyên có 14 loại. Với tổng số cán bộ là 7 người, 12 máy tính phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý phục vụ sinh viên (11.000 sinh viên) giáo viên (hơn 200 giáo viên) cà học viên sau đại học.
Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển thư viện đại học Ngoại thương đã trải qua những thăng trầm và để có được cơ sở vật chất khang trang như ngày nay không thể không nhắc tới công lao của cán bộ thư viện trường.
II. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Với chức năng chính là thu thập, phân tích, xử lý, tổ chức xây dựng và quản lý vốn tài liệu nhằm phục vụ và cung cấp nguồn tài liệu cho sinh viên, cán bộ nghiên cứu sinh và giáo viên. Với trọng trách đó, thư viện trường đại học Ngoại thương đã xác định được các nhiệm vụ chính sau :
- Quản lý, lưu trữ và bảo vệ kho tài liệu của nhà trường nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên, công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên trường.
- Phục vụ độc giả tra cứu và sử dụng thông tin kinh tế, thương mại về những khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nước và quốc tế.
- Quản lý và sử dụng tài sản được giao, phân bố và tổ chức một cách phù hợp mang tính thiết thực.
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như: phân loại, mô tả ấn phẩm, làm thư mục, xây dựng hệ thống tra cứu tiên tiến thích hợp.
Tất cả những chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường đại học Ngoại thương đều được thông qua Ban giám hiệu trao đổi trong ban ngành.
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức của thư viện trường đại học Ngoại thương gồm phòng thư viện trưởng, 5 phòng ban cùng với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thư viện trưởng: Hiện thưviện trường đại học Ngoại thương mới chỉ có thư viện trưởng, trong thời gian tới sẽ bổ nhiệm thư viện phó. Thư viện trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về toàn bộ công tác tổ chức, lãnh đạo, kế hoạch và mọi phương hướng hoạt động của thư viện.
- Phòng nghiệp vụ bổ sung: thu thập, bổ sung, xử lý, phân tích, bảo quản tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu (truyền thống và hiện đại) để phục vụ bạn đọc.
- Phòng đọc: bao gồm phòng đọc tự chọn, phòng đọc tổng hợp và phòng đọc cho giáo viên và cao học : Có vai trò giới thiệu và phục vụ tài liệu cho bạn đọc bao gồm: sách, báo, tạp chí, luận văn…
- Phòng mượn: Cung cấp tài liệu tới tay bạn đọc theo yêu cầu, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, sinh viên học tập nghiên cứu, mượn sách giáo trình, sách tham khảo về nhà.
Thư viện trường Đại học Ngoại thương có tổng số cán bộ là 7 người:
- Thư viện trưởng được đào tạo chính quy và tại khoa thư viện trường đại học Tổng hợp (cũ) - nay là trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - có gần 30 năm kinh nghiệm.
- Ba nhân viên thư viện có trình độ Đại học - làm việc tại các phòng: Nghiệp vụ bổ sung, phòng mượn và phòng đọc tự chọn.
- Ba cán bộ chuyển từ ngành khác sang, trong đó có hai người đã được cử đi học các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ thưviện.
II. CƠ SỞ VẬTCHẤT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1. Cơ sở vật chất
Hiện nay, tổng diện tích mặt bằng thư viện đang sử dụng là 1.300m2.
- Phòng thư viện trưởng: 27m2.
- Phòng đọc tự chọn: 144 m2.
- Phòng mượn: 79 m2.
- Phòng đọc tổng hợp: 108 m2.
- Phòng đọc sau Đại học và cán bộ: 72 m2.
- Phòng nghiệp vụ: 27 m2.
- Kho: + Kho phòng mượng (tổng kho) trên tầng phụ : 108 m2.
+ Kho phòng đọc tự chọn: 108 m2.
+ Kho phòng đọc tổng hợp: 36 m2.
Trang thiết bị gồm 12máy tính, 2 máy in phục vụ công tác quản lý, nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc. Đã xây dựng được hệ thống cáp nối mạng nội bộ.
Với diện tích được sử dụng là 324 m2 nhưng các phòng đọc chỉ đáp ứng được khoảng 200 chỗ ngồi ( vấn đề bức xúc hiện nay là làm sao giải quyết được tình trạng thiếu mặt bằng diện tích đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao của 11.000 sinh viên.
Ngoài ra, thư viện còn có các cơ sở vật chất khác như tủ, quạt, bóng đèn, máy làm lạnh… tất cả đều mới được trang bị nên đều ở trong tình trạng tốt.
Bàn ghế đúng theo yêucầu của thư viện nên đã góp một phần quan trọng vào việc tăng cường chất lượng phục vụ, học tập, nghiên cứu của thầy và trò trong trường.
2. Kinh phí hoạt động
Trong thời gian qua, nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thể để tăng cường cho đầu tư hoạt động thông tin-Thư viện. Như chỉ thị 95/CT ngày 4/9/1991 cho phép chi 3% ngân sách nhà nước dành cho khoa học để đầu tư cho hoạt động thông tin khoa học. Theo quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của uỷban khoa học kỹ thuật nhà nước 9nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) thì quỹ hoạt động thư viện chiếm tí nhất 5% quỹ R&D (R = Researd ; D = Development).
Nguồn kinh phí hoạt động của thư viện, hàng năm do nàh trường Đại học Ngoại thương là cơ quan chủ quản của thư viện cung cấp.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
1. Nguồn lực thông tin của thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
Hiện nay thư viện trường Đại học Ngoại thương có tổng số tài liệu như sau:
- Có 5 vạn bản sách với 5 nghìn tên sách.
- Báo, tạp chí có trên 105 loại, trong đó : có 28 loại tạp chí nước ngoài, nhưng cập nhật thường xuyên có 14 loại .
Sách, báo, tạp chí được cập nhật thường xuyên, kịp thời nên đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin mới nhất, cập nhật nhất.
Ngoài ra còn có kho luận văn tốt nghiệp, luận án sau Đại học, báo cáo thực tập của sinh viên. Vì vậy thư viện có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của bạn đọc.
Nhưng do tính lỗi thời nhanh của thông tin và để đảm bảo được nhu cầu của bạn đọc thì các kho tài liệu cần thanh lọc, lựa chọn, loại bỏ tài liệu lỗi thời không còn phù hợp với tình hình hiện nay và bổ sung các tài liệu cập nhật.
- Phần mềm chuyên dụng : hiện nay thư viện trường Đại học Ngoại thương đang sử dụng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu ILiB của hãng CMC để thực hiện công tác nghiệp vụ.
2. Công tác xử lý tài liệu
Phòng nghiệp vụ của thư viện trường Đại học Ngoại thương thực hiện hai nhiệm vụ là: bổ sung trao đổi và xử lý nghiệp vụ.
3.2.1. Công tác bổ sung - trao đổi
Đây là công tác không thể thiếu và rất quan trọng đối với bất kỳ thư việnh nào, không chỉ riêng với thư viện Đại học Ngoại thương.
Công việc của công tác bổ sung trao đổi :
- Trước khi mua bất kỳ loại tài liệu nào đều phải tiến hành những báo cáo sau: Lập phiếu dự trù mua tài liệu, sau đó kiểm kê toàn bộ tài liệu xem tình trạng của tài liệu ra sao, đồng thời thăm dò nhu cầu tin của độc giả.
+ Xác định loại tài liệu cần bổ sung.
+ Tìm nguồn: thường là các nhà xuất bản, các cơ quan phát hành báo chí.
-Sau khi tài liệu đã được mua đưa về cần phải kiểm tra lại : tên sách, số lượng, tình trạng sách.
3.2.3. Công tác xử lý phân tích tài liệu
Mọi kỹ thuật lớn nhỏ trong thư viện đều do khâu này phụ trách và cũng chịu trách nhiệm kỹ thuật cũng như chất lượng của hệ thống tra cứu (truyền thống và hiện đại) như hộp phiếu tra cứu, hộp phic. Công tác phân loại tài liệu.
Do vậy công tác xử lý phântích tài liệu được chia làm các thao tác sau :
- Vào sổ đăng ký cá biệt
- Dán nhãn, đóng dấu vào trang tên sách và trang thứ 17 của cuốn sách.
- Làm phiếu tiền máy (theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD, đánh chỉ số phân loại, làm từ khoá, tóm tắt).
- Nhập các biểu ghi vào máy tính
- Kiểm tra lại biểu ghi và in phic
- Tổ chức mục lục tra cứu (mục lục phân loại và mục lục chữ cái).
- Giao sách mới xử lý cho các kho
- Quản lý, tu sửa, bảo quản cơ sở dữ liệu và hệ thống mục lục tra cứu truyền thống và hiện đại.
Hiện nay thư viện đang sử dụng bảng phân loại BBK của thư viện quốc giao phát hành và đã chỉnh lý. Việc ứng dụng tin học trong công tác xử lý kỹ thuật và đã được ứng dụng rất tốt.
Phòng nghiệp vụ của thư viện trường Đại học Ngoại thương được trang bị 3 máy tính, 2máy in. Phần mềm chuyên dụng được sử dụng là ILIB của hãng CMC.
Hoạt động của phòng nghiệp vụ quyết định toàn bộ chất lượng thông tin, kết quả cung cấp tin và hiệu quả phục vụ của thư viện.
3. Công tác phục vụ bạn đọc
Phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng để đánh giá hoạt động thông tin thư viện.
3.3.1. Phòng đọc tự chọn
Phòng đọc tự chọn của thư viện trường Đại học Ngoại thương có đầy đủ các loại bao gồm báo, tạp chí chuyên ngành cũng như các loại báo, tạp chí xã hội khác. Báo, tạp chí được sắp xếp trong các hộp bên ngoài có dán một trang bìa báo, tạp chí để độc giả dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, còn có vấn đề cần quan tâm đó là ý thức của độc giả khi chọn và trả lại báo, tạp chí, sau khi đọc xong độc giả không xếp lại theo vị trí ban đầu và hiện tượng cắt xén tài liệu vẫn conf xảy ra.
3.3.2. Phòng đọc tổng hợp
Phòng đọc tổng hợp chỉ cho mượn tài liệu để đọc tại chỗ. Tại đây có bàn ghế để ngồi học, không gian thoáng đãng. Sau khi xuất trình thẻ để vào phòng mượn đọc tài liệu, trả tài liệu thì mới được lấy lại thẻ. Thành phần tài liệu ở đây chủ yếu là luận văn tốt nghiệp, các luận án sau Đại học, sách tra cứu…
3.3.3. Phòng mượn
Phòng mượn là phòng phục vụ các độc giả mang tài liệu về nhà dọc. Tài liệu ở phòng mượn khá đa dạng về các lĩnh vực khoa học. Tuy vậy, chiếm phần lớn trong kho của phòng mượn là giáo trình và cách tham khảo.
Thủ tục mượn sách ở đây cũng khá đơn giản bao gồm các bước sau:
- Viết phiếu yêu cầu
- Xuất trình thẻ mượn.
Phiếu yêu cầu ở đây bao gồm: Tên tài liệu, tên sách, họ tên tác giả, ghi tên người mượn thuộc lớp nào, khoá nào, khoá bao nhiêu.
Để mượn được sách, độc giả phải trả đúng thời gian quy định rồi mới mượn được tiếp. Nêusai sẽ bị đình chỉ mượn trong một thời gian nhất định để cảnh cáo hoặc nếu bị hư hỏng mất mát phải đền bù. Đủ những điều kiện trên mới được mượn tài liệu.
Tại đây, sách được mượn theo khoa, mỗi khoa được qui định vào một ngày nhất định.
Mục lục tra cứu của phòng mượn có hai loại :
+ Mục lục chữ cái
+ Mục lục phân loại.
Thư viện chưa có máy tính để phục vụ tra cứu.
4.3. Các dịch vụ thông tin thư viện phục vụ bạn đọc của phòng thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
Các phòng phục vụ của thư viện đảm trách toàn bộ các dịch vụ các phòng phục vụ bạn đọc của thư viẹen bao gồm phong tổng hợp, phòng đọc tự chọn và phòng mượn, các dịch vụ thông tin đã được thư viện trường Đại học Ngoại thương tổ chức là dịch vụ cung cấp tài liệu gốc gồm 2 phương thức là :
+ Đọc tại chỗ
+ Mượn về nhà.
Dịch vụ mượn đọc tại chỗ được tổ chức dưới 2 hình thức : Hình thức phục vụ gián tiếp (tài liệu nằm trong kho kín) và hình thức trực tiếp (tài liệu nằm trong kho mở).
+ Hình thức phục vụ đọc tại chỗ (kho kín) thư viện trường Đại học Ngoại thương có 1 phòng với gần 100 chỗ ngồi.
+ Hình thức phục vụ bạn đọc tại chỗ (kho mở) thư viện Đại học Ngoại thương áp dụng cho kho báo, tạp chí, báo cáo thực tập.
Hình thức phục vụ bạn đọc cho mượn về nhà : Loại hình thức này là giáo trình và sách tham khảo. Hình thức phục vụ này chiếm lượt bạn đọc đông sau hình thức phục vụ bạn đọc tại chỗ (kho mở) và vòng quay tài liệu cũng nhiều nhất.
Ngoài ra, thưviện còn có hình thức phục vụ cung cấp bản sao tài liệu. Dịch vụ này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu bạn đọc về sao chụp tài liệu để chủ động trong quá trình nghiên cứu và học tập. Đặc biệt bảo quản tốt được tài liệu, tài liệu tránh được tình trạng bị cắt xén.
3.3.5. Mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực chia sẻ nguồn lực thông tin
Với điều kiện kinh tế như hiện nay, thư viện còn gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác và chia sẻ thông tin với các thư viện khác trong cả nước và để đạt được những thành công trong lĩnh vực chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan khác thì đòi hỏi thư viện phải có một đội ngũ cán bộ mạnh về mọi mặt.
Hiện tại, thư viện trường Đại học Ngoại thương đã được nối mạng Internet nhưng chủ yếu để cho cán bộ thư viện khai thác và sử dụng.
Đây là một điều kiện không thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập của học sinh - sinh viên trường.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội từ khi được thành lập đến nay gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau, tài liệu thiếu đồng bộ, khập khiếng về nội dung và hình thức, cán bộ thiếu nhưng luôn cố gắng đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và của cán bộ giáo viên nhà trường.
Tuy gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ. Song thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vẫn không ngừng đi lên cùng với hệ thống thưviện cả nước nói chung và thư viện các trường đại học nói riêng. Hiện tại cũng như tương lai, thư viện trường Đại học Ngoại thương đang phấn đấu trở thành thư viện điểm của các trường Đại học ở Việt Nam.
Để đạt được điều đó thư viện trường Đại học Ngoại thương cần phải tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ thư viện. Về cơ cấu vật chất, hạ tầng cơ sở phải xây dựng với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn, đặc biệt phải đúng với chất lượng học tập, nghiên cứu ngày càng tốt hơn để từng bước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ XXI.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Cơ sở vật chất của thư viện
Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh làm cho lượng thông tin tăng nhanh do đó thư viện cần có một chính sách bổ sung lượng sách mới nhất ở phòng đọc, phải có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng đọc của thư viện rộng hơn, nhiều chỗ ngồi hơn để đạt tiêu chuẩn “phòng đọc thư viện” góp phần nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu của bạn đọc và chất lượng đào tạo chung của nhà trường.
2.2. Công tác nghiệp vụ
Thư viện Đại học Ngoại thương Hà Nội nên tiến hành hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu sẵn có và tiếp tục xây dựng các cơ sở dữ liệu mới.
Thư viện cần phải nâng cao chất lượng về mặt nghiệp vụ của mình như : kĩ thuật thưviện, chất lượng hệ thống mục lục (truyền thống) của thư viện… Để làm sao khi bạn đọc đến với thưviện tìm tài liệu thì thư viện đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác và thuận lợi nhất.
2.3. Tin học
Hiện nay, tin học chưa được áp dụng rộng rãi ở thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Máy tính chỉ được sử dụng để quản lý và làm một số công tác nghiệp vụ chứ chưa được đưa vào để tìm tin, phục vụ độc giả. Vì vậy ban lãnh đạo thư viện cũng như Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương cần phải:
+ Có sự đầu tư về ngs, kêu gọi sự đầu tư, các khoản viện trợ trong nước cũng như ngoài nước để trang bị cho thư viện một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
+ Tạo mọi điều kiện cho từng cán bộ trẻ có năng lực được đi học cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.
+ Thư viện cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ để co chất lượng chuyên môn sâu rộng hơn về chuyên ngành thông tin thưviện.
2.3. Cơ cấu tổ chức
“Cán bộ thư viện là linh hồn của sự nghiệp thư viện”(1) . Từ đây ta thấy, cán bộ thư viện là yếu tố vô cùng quan tọng, nó quyết định mọi hoạt động của thư viện. Hoạt động của thư viện có được đẩy mạnh hay không, các mắt xích trong hoạt động thư viện có chạy đều hay không đều do cán bộ quyết định. Điều đó đã khẳng định được là nếu lãnh đạo thư viện có năng lực quản lý tốt, tập hựp được đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi chính là tiền đề để thư viện hoạt động tốt và thu hút độc giả đến thưviện ngày càng nhiêù.
Như ta đã thấy, hiện nay thông tin khoa học và công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, đòi hỏi cán bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… mới đáp ứng được yêu cầu công tác.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, thư viện trường Đại học Ngoại