Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở các giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng Trung ương ra đời ở mỗi quốc gia có tính chất chung là một cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó nhiệm vụ đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ đó Ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn. Ngân hàng Trung ương ở các nước thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng Đối với từng quốc gia, trong mỗi giai đoạn cụ thể, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng những công cụ phù hợp với giai đoạn đó để thực thi chính sách tiền tệ. Với các nước có nền kinh tế phát triển, công cụ nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ quan trọng do có những ưu điểm ưu việt hơn so với các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác như: Nó là công cụ rất linh hoạt và chính xác, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do, Ngân hàng Trung ương dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình khi có quyết định không chính xác Hiện nay, nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng vào để điều hành chính sách tiền tệ, đây là một nghiệp vụ khá mới mẻ đối với nước ta. Bước đầu đưa vào hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được những kết quả khả quan, nghiệp vụ thị trường mở đang dần trở thành một công cụ rất quan trọng trong chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Là sinh viên khoa NH_TC việc nghiên cứu về công cụ nghiệp vụ thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, đó là lý do em chọn đề tài“ Nghiệp vụ thị trường mở. Các giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ” nhằm nghiên cứu tìm hiểu về nghiệp vụ thị trường mở về lý luận và việc áp dụng nó vào Việt Nam.

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở các giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngân hàng Trung ương ra đời ở mỗi quốc gia có tính chất chung là một cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó nhiệm vụ đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ đó Ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn. Ngân hàng Trung ương ở các nước thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng… Đối với từng quốc gia, trong mỗi giai đoạn cụ thể, Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng những công cụ phù hợp với giai đoạn đó để thực thi chính sách tiền tệ. Với các nước có nền kinh tế phát triển, công cụ nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ quan trọng do có những ưu điểm ưu việt hơn so với các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác như: Nó là công cụ rất linh hoạt và chính xác, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường tự do, Ngân hàng Trung ương dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình khi có quyết định không chính xác… Hiện nay, nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng vào để điều hành chính sách tiền tệ, đây là một nghiệp vụ khá mới mẻ đối với nước ta. Bước đầu đưa vào hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được những kết quả khả quan, nghiệp vụ thị trường mở đang dần trở thành một công cụ rất quan trọng trong chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Là sinh viên khoa NH_TC việc nghiên cứu về công cụ nghiệp vụ thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, đó là lý do em chọn đề tài“ Nghiệp vụ thị trường mở. Các giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ” nhằm nghiên cứu tìm hiểu về nghiệp vụ thị trường mở về lý luận và việc áp dụng nó vào Việt Nam. Chương 1: Những lí luận chung về nghiệp vụ thị trường mở 1. Khái niệm, vai trò nghiệp vụ thị trường mở 1.1. Khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở - Nghiệp vụ thị trường mở ( Open Market Operation – OMO) là nghiệp vụ NHTW thực hiện việc mua vào hoặc bán ra các giấy tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn nhằm thay đổi cơ số tiền tệ trên cơ sở đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn. Nghiệp vụ thị trường mở ra đời từ những năm đầu thế kỉ XX ở Mỹ và một số nước châu Âu .Hiện nay, công cụ này được hầu hết các nước sử dụng như một công cụ chủ yếu để điêù hành Chính sách tiền tệ 1.2. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở Việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở có những vai trò quan trọng: - Tạo sự sôi động cho thị trường tài chính,phát triển thị trường tiền tệ,đồng bộ thị trường chứng khoán .Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, mở ra một kênh dẫn truyền vốn mới cho các tổ chức tín dụng.Với sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá trở nên sôi động hơn. - Thực hiện Nghiệp vụ thị trường mở giúp Ngân hàng trung ương chủ động trong điêù hành chính sách tiền tệ thông qua mức cung tiền tệ.Khi Ngân hàng Trung ương mua,bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ. Đó là nguồn gốc chính gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ . - Nghiệp vụ thị trường mở dược sử dụng để điều chỉnh lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Khi Ngân hàng trung ương mua chứng khoán,làm tăng cơ số tiền tệ, qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng,làm tăng lượng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương bán chứng khoán, làm thu hẹp cơ số tiền tệ,làm giảm lượng tiền cung ứng, qua đó làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. 2. cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 2.1. Các loại nghiệp vụ thị trường mở Có 2 loại nghiệp vụ thị trường mở: - Nghiệp vụ thị trường mở năng động nhằm thay đổi mức dự trữ và cơ số tiền tệ - Nghiệp vụ thị trường mở thụ động nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thường được thực hiện theo 2 cách chủ yếu: các giao dịch không hoàn lại và các giao dịch có hoàn lại 2.1.1. Giao dịch không hoàn lại - Là việc mà NHTW mua bán chứng khoán với người giao dịch (mua bán một lần) và chuyển hẳn quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ cho người giao dịch và ngược lại. 2.1.2. Giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn) - Là việc thực hiện mua, bán các giấy tờ có giá theo kỳ hạn. Khi đó NHTW phải ký hai hợp đồng: hợp đồng mua và hợp đồng bán có kỳ hạn hoặc hợp đồng bán và hợp đồng mua có kỳ hạn. - Nếu mua bán theo thoả thuận (hoặc theo hợp đồng mua lại): NHTW ký một hợp đồng mua bán chứng khoán với người giao dịch và người giao dịch sẽ đồng ý mua lại chứng khoán đó vào một ngày xác định trong tương lai. Đây là hợp đồng mua bán thời hạn ngắn. Do đó, lượng tiền xuất ra hầu như không ảnh hưởng lớn đến lượng tiền cung ứng. Có thể nói, mội cách gián tiếp hoạt động này làm cho chu chuyển hàng hoá trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn. - Nếu mua bán theo thoả thuận chuyển dịch tương đương hoặc mua bán lại dự trữ (còn gọi là theo hợp đồng mua lại đảo ngược): NHTW bán chứng khoán cho người giao dịch và người giao dịch đồng ý bán lại chứng khoán cho NHTW vào thời điểm xác định trong tương lai. Nói cách khác, đây là một hợp đồng vay tiền. Do đó lượng tiền xuất ra hầu như không ảnh hưởng lớn đến lượng tiền cung ứng. Có thể nói, một cách gián tiếp hoạt động này làm cho chu chuyển hàng hoá trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn. Các giao dịch có hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vì những lý do sau: Thứ nhất, đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng. Thứ hai, chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng mua đứt bán đoạn. Thứ ba, thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục. Thứ tư, làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của ngân hàng trung ương. 2.2. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 2.2.1. Giao dịch qua đấu thầu * Phương thức đấu thầu khối lượng. - Theo phương thức này,Ngân hàng trung ương niêm yết trước mức lãi suất .Các tổ chức tham gia đấu thầu chỉ việc đăng ký số tiền trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất niêm yết. Ngân hàng trung ương xét khối lượng trúng thầu dựa vào : Khối lượng giấy tờ có giá mà ngân hàng trung ương cần mua ( cần bán) và khối lượng dự trữ thầu của các tổ chức tham gia . * Phương thức đấu thầu lãi suất - Các tổ chức tự đăng kí khối lượng dự thầu ứng với mỗi mức lãi suất do chính họ chọn . Sau đó, ngân hàng trung ương xác định lãi suất trúng thầu , từ đó xác định khối lượng trúng thầu. 2.3. Hàng hóa trên thị trường mở Những loại hàng hoá chủ yếu bao gồm: * Tín phiếu kho bạc. - Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do Chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng . Đây là công cụ chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở của hầu hết ngân hàng trung ương các nước vì: 1/ Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao; 2/ Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vì thế có thể thoả mãn nhu cầu can thiệp của ngân hàng trung ương với liều lượng khác nhau * Chứng chỉ tiền gửi. - Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các định chế tài chính phi ngân hàng phát hành , xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với một mức lãi suất định trước .Thời hạn chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn ( cũng có trường hợp thời hạn lên tới 3-5 năm). * Thương phiếu - Thương phiếu là chứng chỉ co giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu có thể là ngân hàng hoặc các tổ chức phi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp .Vì vậy , việc ngân hàng trung ương mua bán thương phiếu sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ các ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tại ngân hàng thương mại. * Trái phiếu Chính phủ. - Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước .Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở bởi tính an toàn , khối lượng phát hành , tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả tín phiếu kho bạc trên thị trường tài chính . * Trái phiếu địa phương. -Tương tự như trái phiếu Chính phủ , nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đến trái phiếu. Thông thường người sở hữu trái phiếu của chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu. * Các hợp đồng mua lại. - Đây là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vật bảo đảm cho tài sản Có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán nợ. Phần lớn các hợp đồng mua lại là người kinh doanh thực hiện qua đêm . Người kinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho tình hình vốn của họ. Các hợp đồng mua lại cũng có thể hiểu là các nghiệp vụ trên thị trường mở. Như vậy hàng hoá trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hoá, điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới. - Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loại hàng hoá trên thị trường mở. 2.4. Những chủ thể tham gia trên thị trường mở Tham gia nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ thuận mua vừa bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại gíây tờ có giá ngắn hạn khác. Điều quan trọng hơn, trong chiến lược kinh doanh của mình,các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phải xác định một cách chính xác mua hoặc bán các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn vào lúc nào và bao nhiêu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước phải quyết định bơm vào lưu thông hay thu hút ra một lượng tiền tệ tương ứng. Rõ ràng nó liên quan đến khả năng, trình độ phân tích và dự báo vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng cũng như sự kiểm soát đối với loạt vốn này của Ngân hàng Trung ương. 3. Các nhân tố tác động đến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 3.1. Phạm vi thành viên tham gia - Thứ nhất, Ngân hàng trung ương muốn can thiệp trực tiếp vào lượng tiền cung ứng bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi , về lý thuyết , thành viên tham gia mua bán trong trường hợp này được mở rộng không những chỉ gổm tổ chức tín dụng mà còn cả các tổ chức khác , thậm chí có thể cả các cá nhân , miễn là họ có tiền mặt và tiền gửi. - Thứ hai , nếu cơ sở pháp lý cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động theo hướng đa năng như hệ thống tổ chức tín dụng của Việt nam hiện nay, thì phạm vi thành viên tham gia mở rộng đến tổ chức tín dụng là đủ. - Thứ ba , khả năng chuyển tải của hệ thống thanh toán. Những cá nhân không có séc hoặc tiền trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng trung ương thì không thể tham gia mua bán được trên nghiệp vụ thị trường mở, nếu tổ chức tín dụng không có mạng kết nối với Ngân hàng trung ương trong điều kiện giao dịch trên mạng thì cũng không thể trở thành thành viên . 3.2. Phạm vi hàng hoá Về nguyên tắc, mọi tài sản có thể mua hoặc bán trên thị trường vì chúng đều là những tài sản thế chấp. Nhưng tài sản thế chấp trên nghiệp vụ thị trường mở phải là tài sản có khả năng thanh khoản cao, đảm bảo quản lý dễ dàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu điều hành nghiệp vụ này nhanh nhạy, chính xác và đạt được ý mong muốn , đó chính là các giấy tờ có giá. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định : Các công cụ được sử dụng để giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở hiện nay là các tín phiếu kho bạc nhà nước , tin phiêu ngân hàng nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 3.3. Giá và lãi suất - Giá và lãi suất bao gồm giá mua, giá bán trên nghiệp vụ thị trường mở, các căn cứ để xác định giá, quan hệ giữa giá và lãi suất, phương thức đấu thầu - Giá và lãi suất là hai đại lượng ngược chiều nhau. Khi mua giấy tờ có giá, người mua cần mua với loại có giá thấp, tức lãi suất cao, còn khi bán thì người bán muốn bán với giá cao, tức lãi suất thấp. - Giá của giấy tờ có giá hay lãi suất giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất trên thị trường nói chung.Vì vậy, lãi suất cũng là một mục tiêu mà Ngân hàng trung ương cần quan tâm khi quyết định phương thức đấu thầu trên nghiệp vụ thị trường mở . Đấu thầu lãi suất hay đấu thầu khối lượng trên nghiệp vụ thị trường mở tuỳ thuộc vào mục tiêu cuả Ngân hàng trung ương . Lãi suất chỉ đạo đối với đấu thầu khối lượng và lãi suất trúng thầu đối với đấu thầu lãi suất là cơ sở để tính giá của giấy tờ có giá. 3.4. Phương thức giao dịch Nội dung này thể hiện tính linh hoạt của cộng thị trường mở mà các công cụ tiền tệ khác không có được. Nghiệp vụ này cho phép mua hoặc bán với số lượng , thời gian giao dịch và một phương thức giao dịch tuỳ ý, phù hợp với yêu cầu của chính sách tiền tệ. - Khi dự báo cho thấy vốn khả dụng không thay đổi , biểu hiện sự trì trệ trong lưu thông tiền tệ. Trong trường hợp này, phương thức giao dịch sẽ là mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá , nhằm tạo ra một sự chuyển động tiền tệ ban đầu cần thiết. Ngoài ra , nghiệp vụ mua bán hẳn cho phép sửa sai bằng cách đảo ngược giao dịch: nếu phiên giao dịch trước mua quá nhiều , thì phiên giao dịch này có thể bán để giải quyết số chênh lệch đó và ngược lại. - Khi dự báo cho thấy vốn khả dụng thay đổi thất thương do nhiều nguyên nhân như: thời vụ , thiên tai hoặc dự đoán tình hình khó chính xác .... Để hạn chế các sai sót trong việc cung ứng tiền , phương thức giao dịch sẽ là phương thức mua , bán có kỳ hạn gọi là hợp đồng mua lại. 3.5. Trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương là người đề ra và vận hành chính sách tiền tệ. Để kiểm soát được lượng cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế , đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng trung ương không những chỉ sử dụng cộng cụ nghiệp vụ thị trường mở mà còn sử dụng tổng hợp các công cụ khác của chính sách tiền tệ như: công cụ tái cấp vốn , công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, công cụ lãi suất tín dụng , cộng cụ hạn mức tín dụng, công cụ tỷ giá hối đoái. Chính vì thế, trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo sự linh hoạt, hài hoà , chủ động trong việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. 3.6. Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán Việc kết nối theo một chương trình phần mềm hiện đại trong nội bộ Ngân hàng trung ương, giữa trưởng ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, các uỷ viên và người trực tiếp điều hành sàn giao dịch, giữa Ngân hàng trung ương với các ngân hàng thành viên , đảm bảo thực hiện các công đoạn giao dịch từ khi công nhận thành viên , đăng kí chữ ký điện tử , thông báo mời thầu , đăng ký giấy tờ có giá, tạo lập và ký hợp đồng mua lại , đến khâu thanh toán chuyển tiền và làm các loại thông báo, báo cáo.... đựoc thuận tiện. Có thể nói việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán và mạng lưới thông tin trong ngành ngân hàng không những giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện và phát triển nghiệp vụ thị trường mở thành công. 4. Những ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở - Nghiệp vụ thị trường mở phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của Ngân hàng trung ương, trong đó Ngân hàng trung ương hoàn toàn chủ động kiểm soát được khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, việc kiểm soát này là gián tiếp, không nhận thấy được.Ví dụ, trong nghiệp vụ chiết khấu, Ngân hàng trung ương có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích các Ngân hàng trung ương, chỉ thông báo lãi suất chiết khấu mà không kiểm soát trực tiếp khối lượng cho vay chiết khấu. - Nghiệp vụ thị trường mở vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ , dù ở mức nhỏ nào đi chăng nữa , nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt được bằng cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán. Ngược lại, nếu có yêu cầu thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ quy mô lớn, Ngân hàng trung ương cũng có đủ khả năng thực hiện được thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng các chứng khoán. - Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo chiều. Nếu Ngân hàng trung ương có mắc phải sai sót nào đó trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, thì có thể ngay lập tức sửa chữa sai sót đó. Ví dụ, khi Ngân hàng trung ương nhận thấy rằng, lãi suất trên thị trường tiền tệ (lãi suất ngắn hạn) hiện đang quá thấp do vừa qua Ngân hàng trung ương đã thực hiện mua quá nhiều trên thị trường mở, thì có thể ngay tức khắc sửa chữa nó bằng cách bán ngay các giấy tờ có giá cho các ngân hàng. - Nghiệp vụ thị trường mở có tính an toàn cao. Giao dịch trên thị trường mở hầu như không gặp rủi ro , xét trên góc độ của các Ngân hàng trung ương lẫn các Ngân hàng thương mại bởi vì, cơ sở bảo đảm cho các giao dịch thị trường mở đều là những giấy tờ có giá , có tính thanh khoản cao , không có rủi ro tài chính. - Nghiệp vụ thị trường mở có thể thực hiện một cách nhanh chóng, không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành chính. Khi Ngân hàng trung ương quyết định muốn thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, Ngân hàng trung ương chỉ cần đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dich chứng khoán (trên thị trường tiền tệ) và sau đó việc mua bán sẽ được thực hiện ngay. Tại các nước phát triển , do đòi hỏi của nền kinh tế và hoạt động sôi nổi của thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở được giao dịch hàng ngày. Đó là nơi để các Ngân hàng thương mại tìm kiếm nguồn vốn bổ sung cho việc thiếu hụt khả năng thanh toán , không có khả năng vay từ các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng thương mại có thể đem bán lại các giấy tờ có giá mà mình sở hữu hoặc vay có thế chấp các giấy tờ có giá đó đối với Ngân hàng trung ương . Thị trường mở cũng là nơi các Ngân hàng thương mại có thể đầu tư vốn tạm thời tồn đọng của mình . Khi Ngân hàng thương mại tạm thời có khoản vốn ngắn hạn chưa cho vay khách hàng được , Ngân hàng thương mại có thể mua các giấy tờ có giá do Ngân hàng trung ương bán ra . Đó là một hành động đầu tư với một khoản lợi nhuận chắc chắn . Thông qua các hoạt độn mua và bán ở thị trường mở , Ngân hàng trung ương điều hành việc cung ứng tiền và lãi suất ngắn hạn . Một điều dễ dàng nhận thấy là , giữa chính sách lãi suất và công cụ thị trường mở có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chương 2: thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở việt nam 1. sự ra đời Nghiệp vụ thị trường mở ở việt nam Sau một thời gian nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, ngày 12-7-2000, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Việc thực hiện nghiệp vụ này đáng dấu một sự chuyển biến quan trọng trong điêù hành chính sách tiền tệ của NHNN. Theo luật NHNN Việt Nam ra đời tháng 12-1997 định nghĩa về nghiệp vụ thị trường mở như sau: “Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mà NHNN thực hiện việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện c
Tài liệu liên quan