Miền Nam được giải phóng, đất nước được hoàn toàn độc lập và thống nhất, đó là thuận lợi cơ bản cho việc hàn gắn các vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và đó cũng là thời cơ lớn chưa từng có để tranh thủ những điều kiện bên ngoài tốt nhất cho việc xây dựng đó.
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1975-1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện báo chí tuyên truyền
Khoa lịch sử Đảng
---------------------
Tiểu luận
Đề tài:
Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1975-1985
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Xuân Minh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Nam
Lớp :
Năm 2006
Phần I
Tình hình đất nước sau năm 1973
Miền Nam được giải phóng, đất nước được hoàn toàn độc lập và thống nhất, đó là thuận lợi cơ bản cho việc hàn gắn các vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và đó cũng là thời cơ lớn chưa từng có để tranh thủ những điều kiện bên ngoài tốt nhất cho việc xây dựng đó.
Nhưng ngay sau khi đã giải phóng miền Nam, chính phủ Pôl Pôt đã cho quân tiến đánh nhiều nơi ở miền Nam, đổ bộ lên đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, báo hiệu chính sách thù địch của họ đối với nước ta. Tình hình biên giới Việt-Trung ngày càng thêm căng thẳng, báo hiệu một bước phát triển xấu của quan hệ Việt-Trung. Trong lúc đó tình hình miền Nam chưa được ổn định.
Tình hình nói trên đòi hỏi toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu làm hai nhiệm vụ chiến lược.
Một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội:
Hai là sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng đồng chí Lê Duẩn đã nói: “Phải xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt những kết quả thiết thực làm cho đất nước ta mạnh lên về mọi mặt và trong mọi hoàn cảnh thì mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại, có tăng cường phòng thủ đất nước, làm thất bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch và bảo đảm cho đất nước luôn luôn được bảo vệ vững chắc thì mới có điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.
Tháng 6/1975, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã vạch nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, nêu bật những nhiệm vụ trước mắt và khẳng định sự bức xúc phải thống nhất đất nước càng sớm càng tốt. Tháng 7/1976, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra những công tác trước mắt ở miền Nam. Nhưng phải đợi đến Đại hội lần thứ IV họp ngày 14 tháng 12 năm 1976 mới quyết định Phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1976-1980. Đây là kế hoạch năm năm đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất.
Kế hoạch 1976-1980 nhằm hai mục tiêu cơ bản:
- Xây dựng một bước cơ sở vất chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công nông nghiệp.
- Cải thiện một bước đời sống vất chất và văn hoá của nhân dân lao động.
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 1976-1980 là:
- Tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng thông thường, cả thiện một bước đời sống vất chất và văn hoá của nhân dân lao động, tích lũy cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
- Phát huy năng lực sẵn có và xây dựng thêm nhiều cơ sở về công nghiệp nặng; tích cực mở mang giao thông vận tải, tăng nhanh năng lực xây dựng cơ bản, đẩy mạnh công tác kế hoạch – kỹ thuật.
- Sử dụng hết lực lượng lao động xã hội (22 triệu lao động).
- Hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, xã hội, tiến hành cải cách giáo dục, thanh toán hậu quả của chiến tranh và ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới.
- Thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế.
Với phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu nói trên, ta dự kiến hàng năm tổng sản phẩm xã hội tăng 14%-15%, thu nhập quốc dân tăng 13%-14%, nông nghiệp tăng 8%-10%, công nghiệp tăng 16-18%, mức đầu tư cơ bản trên 30 tỷ đồng. Một mục tiêu có ý nghĩa chiến lược của kế hoạch 5 năm này là phấn đấu xuất khẩu được 2,5 tỷ đến 8 tỷ rúp-đô la thì còn thiếu từ 5 đến 5,5 tỷ rúp-đôla. Từ cuối 1975 ta đã tranh thủ được 4,275 tỷ rúp-đô la trong đó:
Cho không
Cho vay
Cộng
Khu vực XHCN
847 triệu
1,631 tỷ
2,478 tỷ
Khu vực DTCN
55 triệu
631 triệu
686 triệu
Ta còn cần 5,5 tỷ rúp-đôla hàng lẻ cho các cơ sở kinh tế và cho tiêu dùng.
(Báo cáo Hội nghị ngoại igao lần thứ 13 tháng 10/1976).
Đây là nhiệm vụ rất nặng nề cho công tác ngoại giao.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 24 đã nêu nhiệm vụ cơ bản về đối ngoại của Việt Nam là:
“Tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vất chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố quốc phòng và an ninh; phát huy tác dụng của Đảng và nước ta trong công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ của chủ nghĩa xã hội; tăng cường đoàn kết với Lào và Campuchia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước ở Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của cách mạng và hoà bình ở Đông Nam á; xây dựng quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và cá nước trong thế giới thứ ba, cùng các nước khác trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”.
Văn kiện Đại hội IV cũng có nội dung tương tự.
Đây cũng là đường lối đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
Trong việc thực hiện đường lối trên, thuận lợi của nước ta là cơ bản. Sau khi đánh thắng Mỹ, nước đứng đầu phe tư bản, có tiếng là hùng mạnh, và thật sự là hùng mạnh, thế chiến thắng nổi lên rạng rỡ trên vũ đài quốc tế, vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được nâng cao. Có thể khẳng định chưa bao giờ nước Việt Nam có hình ảnh đẹp như thế trong lòng nhân dân thế giới.
Nước ta có vị trí địa lý chính trị quan trọng ở khu vực Biển Đông và Đông Nam á, lại có tiềm lực kinh tế to lớn. Do đó, có sức hấp dẫn đối với các loại tội ác.
Với việc hợp nhất hai bộ Ngoại giao của hai miền, chúng ta phát huy ưu thế ngoại giao Việt Nam trước đây, đồng thời giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc của miền Bắc, và ngọn cờ hoà bình trung lập của miền Nam, kế thừa các quan hệ Nhà nước vốn có của hai Nhà nước Việt Nam, làm cho quan hệ hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước càng được củng cố và mở rộng.
Dù không có quan hệ đoàn kết của những năm 50 và tiếp tục bị chia rẽ, phe xã hội chủ nghĩa vẫn còn là chỗ dựa cho nước ta, ít nhất trong những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam. Chẳng hạn Trung Quốc năm 1973 hứa sẽ tiếp tục viện trợ trong năm năm tới với mức kim ngạch bằng năm 1973. Dù có mức độ và còn có ý đồ lôi kéo ta đi với Liên Xô mạnh hơn, Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ cho ta.
Nhưng những khó khăn, trở ngại không phải là nhỏ.
Phe xã hội chủ nghĩa tiếp tục bị chia rẽ, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn gay gắt, khiến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn bị phân hoá nghiêm trọng.
Dưới một bề ngoài ổn định thực tế các nước xã hội chủ nghĩa đang đi vào một cuộc khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt mà cái giá phải trả khi chung cuộc là sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu những năm 1989-1989, sự mất quyền lãnh đạo của các đảng cộng sản cầm quyền. Các nước xã hội chủ nghĩa giúp cho ta đều có ẩn ý muốn lôi kéo ta ngả theo đường lối đối ngoại của họ. Phía này muốn ta ủng hộ hoà hoãn với Mỹ, hoà hoãn ở Châu Âu ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam á. Phía kia muốn ta chống Liên Xô, chống hoà hoãn Xô-Mỹ phá hoà hoãn ở Châu Âu, lôi kéo các nước không liên kết đồng thời thúc đẩy hoà hoãn Trung Mỹ. Tình hình đó gây khó khăn cho ta trong việc giữ vững đường lối độc lập và tự chủ.
Sau khi chiến tranh chấm dứt ở miền Nam, sự giúp đỡ của các nước đối với ta chuyển sang hình thức hợp tác, có đi có lại, có vay có trả, đó là một khó khăn mới, vì ta chỉ có thể tranh thủ được sự giúp đỡ và hợp tác của bạn nếu bạn thấy có lợi ích thực tế trong việc hợp tác kinh tế với ta và ta cũng giữ được tín nhiệm với bạn trong quan hệ buôn bán hợp tác đó.
Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ chia cắt tiến lên thống nhất, từ miền Nam thuộc địa kiểu mới tiến đến đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội, trong tình hình các lực lượng thù địch đang mưu toan chống nước ta, việc tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước là nhiệm vụ hết sức nặng nề của ngoại giao.
Trước khi thống nhất hai miền, ta đã kịp thời đấu tranh trong việc cả hai miề đều là quan sát viên của Liên hợp quốc và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc từ tháng 9/1977. Miền Nam tham gia một số tổ chức quốc tế như ESCAP, OMS, FAO v.v… và nối lại quan hệ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Châu á. Sau khi các nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, ta đã tích cực giải thích cho anh em bầu bạn và các nước khác hiểu cơ sở lịch sử, pháp lý của việc thống nhất nước nước Việt Nam về mặt Nhà nước và quyết tâm của nước Việt Nam làm đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng các quốc gia. Uy tín nước Việt Nam thống nhất và chiến thắng không khỏi gây phản ứng tiêu cực trong hàng ngũ các lực lượng thù địch.
Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Vă Đồng đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác nhằm tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước bạn trong giai đoạn mới và đặt cơ sở lâu dài cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 6/1978, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nhất trí kết nạp Cộnghoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 3/11/1978 Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô được ký kết với những điều khoản về phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc trao đổi ý kiến và áp dục những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hoà bình và an ninh cho hai nước. Đây là một sự kiện rất quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tăng thêm sức mạnh cho ta trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Việc nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng thắng lợi, buộc Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, đánh sụp đổ các chế độ tay sai của họ là một nhân tố rất quan trọng ở Đông Nam á. Trong bối cảnh đó, tình hình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia càng thêm chặt chẽ. Ngày 18/7/1977 Việt Nam và Lào ký lại Viêng Chăn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước. Đồng thời Việt Nam cũng ký hiệp định viện trợ cho Lào vay ba năm 1978-1980, việc phân vạch và cắm mốc đường biên giới trên thực địa trong một thời gian ngắn đã kết thúc thắng lợi, việc giải quyết vấn đề biên giới Việt-Lào được hai bên đánh giá là tốt đẹp, đúng pháp luật quốc tế. Đối với Campuchia, ta tận tình giúp nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu để giải phóng thủ đô Phnôm Pênh nhưng tập đoàn Pôl Pốt tiếp tục chính sách chống Việt Nam, phá hoại quan hệ đoàn kết chiến đấu đã gắn bó nhân dân hai nước. Đây là một tình hình cực kỳ nghiêm trọng sẽ tiếp tục nhấn chìm Campuchia trong khói lửa. Sau khi chế độ diệt chủng Pôl Pốt bị lật đổ, các lực lượng yêu nước Campuchia thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia. Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hoà Nhân dân Campuchia thi hành chính sách hoà bình và hữu nghị với nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hai bên cùng có lợi. Tại Phnôm Pênh hai nước đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày 18 tháng 2 năm 1979, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước này 30/12/1985.
Đông Nam á là một khu vực chiến lược hết sức quan trọng lại bao gồm cả ba nước Đông Dương. Đây là khu vực có phong trào cách mạng mạnh mẽ nhưng cũng là nơi giành giật quyền lợi và ảnh hưởng giữa các nước lớn. Một số nước Đông Nam á dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau khi ta giải phóng miền Nam mà Mỹ đành khoanh tay đứng nhìn, cacns ASEAN lo sợ thuyết Domino của Mỹ sẽ ứng nghiệm. Tháng giêng năm 1976, Hội nghị ngoại giao lần thứ 12 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nêu nhiệm vụ “phấn đấu cho một Đông Nam á độc lập, hoà bình, trung lập không có quân đội và căn cứ của đế quốc, đonà kết hợp tác với các nước dân tộc chủ nghĩa trước hết là các nước không liên kết, tích cực trên lập trường đế quốc thực dân”. Dù nó chứng tỏ ta chưa hiểu rõ tình hình các nước Đông Nam á và còn mang nặng tư tưởng hai phe thời chiến tranh lạnh, chủ trương đó đã nói lên rõ ràng chính sách hoà bình và lòng mong muốn hợp tác của nước ta đối với các nước Đông Nam á nói chung và các nước ASEAN nói riêng. Ngày 5/7/1976, ngay sau khi nước ta đã thống nhất về mặt Nhà nước với lòng mong muốn chân thành hội nhập với khu vực, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã nêu chính sách 4 quan điểm của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với các nước Đông Nam á.
Tôn trọngđộc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại trong hoà bình.
Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào nước kia và các nước khác trong khu vực.
Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Phát triển sự hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện của mỗi nước, vì lợi ích của độc lập, hoà bình, trung lập thật sự ở Đông Nam á, góp phần vào sự nghiệp hoà bình trên thế giới.
Chính sách 4 điểm phù hợp với những nguyên tắc của Hiệp ước Bali do đó được các nước ASEAN hoan nghênh và trên cơ sở đó ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Philippin ngày 12/7/1976, với Thái Lan ngày 6/8/1976. Với Inđônêsia ta đã có quan hệ ngoại giao từ năm 1964, với Malaysia và Singgapore từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973.
Bước khởi đầu tốt đẹp này của quan hệ Việt Nam ASEAN trùng hợp với lúc Mỹ chủ trương bình thường hoá không điều kiện quan hệ với Việt Nam có thể là nhân tố tích cực để ổn định tình hình ở Đông Dương. Tiếc rằng tình hình đã xấu đi với những hậu quả nặng nề.
Đối với các nước đang phát triển nói chung và đặc biệt là các nước không liên kết ta cố gắng phát huy vai trò của Việt Nam trên vũ đài quốc tế, góp phần làm cho phong trào không liên kết củng cố và tiếp tục đi đúng hướng chống đế quốc và thực dân, hạn chế tác động của mâu thuẫn Xô - Trung đối với phong trào, phát triển hợp tác kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước không liên kết để phục vụ kế hoạch năm năm 1976-1980.
Những năm 70 thế giới tư bản bị khủng hoảng về kinh tế trầm trọng và kéo dài, các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau gay gắt, tranh giành nguyên liệu và thị trường. Ta đã lợi dụng tình hình thuận lợi đó mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển để tranh thủ vốn và kỹ thuật: Pháp, Nhật Bản…
Ta vẫn coi đế quốc Mỹ là kẻ thù cơ bản, lâu dài và nguy hiểm nhất, vẫn đề phòng Mỹ có kế hoạch hậu chiến. Ta kiên quyết đặt điều kiện về bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ là Mỹ phải th hành thoả thuận về đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh. Năm 1975-1976 Mỹ nói không th bồi thường chiến tranh cho Việt Nam vì Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Paris. Nhưng đầu năm 1977 sau khi vào nhà trắng, tổng thống Jimmy Carter coi bình thường hoá quan hệ với Việt Nam là một “biểu tượng” nhằm chấm dứt sự chia rẽ bên trong và phục hồi uy tién của Mỹ ở bên ngoài. Tháng 3/1977 phái đoàn Woodcock sang Hà Nội để thăm dò khả năng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và cho rằng Việt Nam sẵn sàng bình thường hoá quan hệ không điều kiện với sự hiểu biết rằng sau khi quan hệ đã bình thường hoá thì Mỹ sẽ viện trợ. Tháng 5 rồi tháng 12/1977, hai biên tiến hành đàm phán về vấn đề bình thường hoá quan hệ nhưng không đạt được thoả thuận nào. Tuy vậy, Mỹ đồng ý không cản trợ Việt Nam ra nhập Liên hợp quốc. Nhưng từ giữa năm 1977 chính quyền Carter đã chuyển sang xây dựng quan hệ chiến lược với Trung Quốc để đối phó với Liên Xô. Cuối năm 1977 quốc hội Mỹ thông qua luật cấm viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ Việt-Mỹ ngày cang thêm trở ngại.
Phần II
Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985
I. Vấn đề Campuchia.
Phản ứng của Việt Nam để trả lời cuộc chiến tranh biên giới và cuộc đại tiến công vào Tây Ninh cuối năm 1978 của tập đoàn Pôl Pốt đã làm rung chuyển toàn bán đảo Đông Dương và tác động kéo dài đến tình hình Đông Nam á và thế giới.
Nhờ sự giúp đỡ nhân đạo của Việt Nam, nhân dân Campuchia thoát khỏi được nạn diệt chủng và bắt đầy xây dựng lại đất nước đã bị chế độ Pôl Pốt tàn phá ngoài sự tưởng tượng. Trái lại Việt Nam đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội cực kỳ nghiêm trọng sẽ đến đỉnh cao những năm 1986-1988 lại gánh thêm vấn đề Campuchia. Nước Lào, vừa mới giành được chính quyền, cũng đang đứng trước những khó khăn về an ninh, kinh tế, xã hội.
Khi cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Khơ me đỏ bắt đầu, có nhà báo phương Tây gọi đó là cuộc “chiến tranh uỷ nhiệm” ngụ ý nói đây là cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Trung Quốc qua tay người Việt Nam và người Khơ me đỏ. Điều đó chỉ đúng một nửa vì Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô thật nhưng luôn luôn, kể cả trong hai cuộc kháng chiến trước, theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Lúc đầu đó là cuộc chiến tranh giữa hai bên. Khi Trung Quốc đánh Việt Nam tháng 2/1979 đó là cuộc chến tranh liên quan ba nước. Nhưng khi trình bầy Việt Nam là “tiểu bá” và Liên Xô là “đại bá” cuộc chiến tranh liền liên quan đến bốn nước. Từ “chiến tranh uỷ nhiệm” xuất xứ từ đó.
Nếu như các nước lớn phản ứng mỗi nước một cách tuỳ theo lợi ích chính trị, kinh tế, quân sự của mình với tình hình mới ở Campuchia thì các nước Đông Nam á chủ yếu là các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) phản ứng vì họ là láng giềng gần gũi với Đông Dương.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, do tác động tuyên truyền thuyến Domino của Mỹ, các nước ASEAN còn nghi ngờ chính sách hữu nghị của Việt Nam nhưng từ tháng 7/1976 nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã công bố chính sách 4 điểm đối với các nước Đông Nam á mà tinh thần là hữu nghị, hợp tác, cùng tồn tại hoà bình trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và 10 nguyên tắc Bangdung, tiếp đó Thứ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã liên tiếp đi thăm hữu nghị các nước Đông Nam á, quan hệ ngoại giao giữa các nước ASEAN và Việt Nam đã được kiến lập. Nhưng từ sau sự kiện 7/1/1990 sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Campuchia đã làm cho các nước Đông Nam á lo ngại. Trước hết Thái Lan, láng giềng trực tiếp của Campuchia, thì lo sợ Việt Nam đánh vào đất họ nhất là khi thực tế họ đang tiếp tay cho tàn quân Pôl Pốt, điều đó có thể hiểu được, các nước khác lo ngại chiến tranh có thể mở rộng, phá hoại môi trường hoà bình, đe doạ an ninh của họ.
Trong ASEAN, phản ứng mạnh mẽ nhất là Thái Lan. Chính quyền Kriangsak dành mọi dễ dàng cho lực lượng Pôl Pốt. Các nước ASEAN khác yêu cầu Hội đồng bảo an lên án Việt Nam xâm lược Campuchia, vận động Đại hội đồng Liên hợp quốc, phong trào không liên kết họp tại Habana, cả Hội nghị cấp cao Phong trào không liên kết họp tại New Deli năm 1983 để giữ ghế cho Khơ me đỏ. Họ không đáp ứng đề nghị của ba ngoại trưởng các nước Việt Nam, Lào, Cộng hoà nhân dân Campuchia đưa ra tháng 1 năm 1980 về việc ký Hiệp định song phương và không xâm lược nhau giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN và bàn việc xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, độc lập, tự do, trung lập, ổn định và phồn vinh. Tuy vậy vẫn có khoảng cách về nhận định tình hình giữa Djakarta, KuaLumpur và Bangkok. Tháng 3/1980, Tổng thống Suharto và Thủ tướng Malayxia Husein Onn gặp nhau tại Kuantan (Malayxia) và tuyên bố cần coi trọng những lo lắng của Việt Nam về an ninh của mình. Nguyên tắc đó nhằm đưa Đông Nam á thành khu vực hoà bình và cho rằng cần có giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và giải