Từ đầu năm 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở nền kinh tế Thái Lan. Khi tín dụng được chỉ định thì cơ chế giám sát và các quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ. Hơn thế nữa, khi các ngân hàng cho vay theo chỉ định của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định ngâm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoảng vay đó không đòi được .
Chính vì vậy, mặc dù không hề có sự bảo lãnh chính thức của chính phủ, nhưng các tổ chức tài chính ở Thái Lan, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng lớn, luôn coi mình là “quá lớn nên không thể đánh bại”. Các tổ chức tài chính được bảo lãnh ngầm “có động cơ không chỉ thực hiện các hoạt động đầu tư rủi ro, mà còn theo đuổi tất cả các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng tấp nếu các dự án này được lợi lớn trong trường hợp thành công” (Krugmsn 1998)
4 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân gây ra khủng hoảng thái lan năm 1997, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG THÁI LAN NĂM 1997
Chính sách vĩ mô không phù hợp
Thị trường vốn đóng
Chính sách tiền tệ độc lập
Ổn định tỷ giá
Hội nhập tài chính
Tỷ giá cố định
Tỷ giá thả nổi
Tam giác bộ ba bất khả thi (Trần Đình Thơ, Nguyễn Ngọc Định 2011- Tài chính quốc tế, trang 266)
Thái Lan đã cố gắng thực hiện Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ độ lập. Mục tiêu của hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn, mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kì cặp mục tiêu nào cũng đạt được bởi một đỉnh nằm giữa và một quốc gia hoàn toàn không thể thực hiện đồng thời cả ba mục tiêu trên.
Tâm lý ỷ lại
Từ đầu năm 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở nền kinh tế Thái Lan. Khi tín dụng được chỉ định thì cơ chế giám sát và các quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ. Hơn thế nữa, khi các ngân hàng cho vay theo chỉ định của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định ngâm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoảng vay đó không đòi được .
Chính vì vậy, mặc dù không hề có sự bảo lãnh chính thức của chính phủ, nhưng các tổ chức tài chính ở Thái Lan, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng lớn, luôn coi mình là “quá lớn nên không thể đánh bại”. Các tổ chức tài chính được bảo lãnh ngầm “có động cơ không chỉ thực hiện các hoạt động đầu tư rủi ro, mà còn theo đuổi tất cả các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng tấp nếu các dự án này được lợi lớn trong trường hợp thành công” (Krugmsn 1998)
Dòng vốn nước ngoài
Từ năm 1990 đến 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn, chiếm tới 60% trong nửa đầu thập niên 90. (theo NHTG 1998)
Bảng: vốn tư nhân nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và philippines), 1991-1996 (tỷ USD)
(nguồn: NHTG, “word economic outlook”, 5/1998)
1991
1992
1993
1994
1995
1996
vốn tư nhân ròng
24,8
29,0
31,8
36,1
74,2
65,8
đầu tư trực tiếp ròng
6,2
7,3
7,6
36,1
74,2
65,8
đầu tư chứng khoán ròng
3,2
6,4
17,2
9,9
17,4
20,3
vay thương mại và đầu tư khác
15,4
15,3
7,0
17,4
49,2
37,1
viện trợ chính thức ròng
4,4
2,0
0,6
0,3
0,7
-0,4
Suất sinh lợi thấp ở các nền kinh tế phát triển và sự thần kỳ trong tăng trưởng của Đông Á là những động lực thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển từ nhật Bản, Hoa Kỳ và EU tới các nền kinh tế Đông Á. Dòng vốn tư nhân càng được thúc đẩy vào giữa thập niên 90 với chính sách tiền tệ mở rộng ở Hoa Kỳ, nới lỏng kiểm soát tài chính ở châu Âu và tình trạng bong bóng đồng tiền yên ở Nhật Bản đã làm cho khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Chếch lệch lãi suất giữa các nền kinh tế Đông Á và các trung tâm tiền tệ quốc tế luôn ở mức dương. Tỷ giá hối đoái cố định mà nhiều chính phủ Đông Á duy trì cũng là yếu tố khuyến khích dòng vốn nước ngoài do rủi ro tỷ giá đươc loại bỏ. Lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất nội địa trong khi tỷ giá được cố định rõ ràng là một khuyến khích cho các tổ chức kinh doanh và tài chính nội địa đi vay vốn nước ngoài.
Bong bóng tài sản.
Tâm lý ỷ lại khyến khích các tổ chức tài chính gia tăng đầu tư cho dù các dự án đó có suất sinh lời thấp. Nếu đầu tư được tập trung vào các tài sản có mức cung cố định thì giá tài sản sẽ gia tăng (VD: bất động sản). Một kỳ vọng theo kiểu xoay vòng phát sinh. Mọi người đổ xô vào bất động sản với kỳ vọng giá bất động sản sẽ tăng lên. Khi đầu tư tăng làm cho lượng cầu tăng thì giá bất động sản sẽ tăng lên. Bong bóng giá cả hình thành. Các ngân hàng khi cho vay để đầu tư vào bất động sản cũng sẵn sàng tiếp tục cho vay vì thấy “quá an toàn”.
Bong bóng giá cả phình một ngày một lớn thì sẽ đến lúc bị vỡ; tức là đến khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy có lẽ tình hình thực tế xả ra không đúng với kỳ vọng. Một quá trình ngược lại diễn ra. Mọi người cố gắng bán tháo tài sản của mình. Lượng cung trên thị trường tăng làm cho giá của tài sản đó giảm xuống. Các ngân hàng thấy giá trị của tài sản thuế chấp giảm xuống nên không cho vay nữa và đòi những khoản cho vay cũ về. Các nhà đầu tư, do phải hoàn trả nợ vay, nên càng phải đẩy mạnh việc bán tài sản. Giá tài sản vì vậy sụp đổ và thường giảm xuống dưới mức cân bằng đầu tiên.
Khủng hoảng kép
Sự sụt giá trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán làm các nhà đầu tư ngại về tính bền vững của hệ thống tài chính của Thái Lan. Thâm hụt tài khoản vãng lai cao tạo nên kỳ vọng về sự phá giá của đồng Baht. Đồng baht đã được bán ra đồng loạt. Những người vay ngoại tệ bắt đầu lo ngại và cũng mua đô la và để đảm bảo có đô la để trả nợ khi đáo hạn. Chính phủ Thái Lan ban đầu dùng dự trử ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng không có khả năng duy trì được lâu. Đồng baht được thả nổi vào đầu tháng 7 năm 1997 và nay lập tức mất giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó.
Đi liền với khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời gian chính phủ bảo vệ tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đối tượng kinh doanh vay vốn lâm vào tình thế khó khăn. Hàng loạt công ty tài chính của Thái Lan phá sản trước cả khi phá giá đồng baht. Và khi đồng baht bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản nợ nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá giá của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính nữa
Rút vốn ồ ạt
Trục trặc ở Thái Lan nảy sinh do nhà đầu tư mất niềm tin và khủng hoảng xẩy ra là một cuộc khủng hoảng mất tính thanh khoản. Một ngân hàng đang hoạt động tốt nhưng bị người gửi tiền đến rút tiền ồ ạt cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Mặc dù, giá trị tài sản có vẫn lớn hơn giá trị tài sản nợ (tức là xét về tiêu chuẩn tài chính thì ngân hàng vẫn đứng vững), nhưng ngay tại thời điểm bị rút tiền đồng loạt thì không có khả năng trả tiền cho tất cả những ai muốn rút tiền. Như vậy, ngân hàng rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán.
Thái Lan rơi vào tình trạng các nhà đầu tư không còn tin rằng dự trữ ngoại tệ đủ để trả nợ ngắn hạn. Cả các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước đề muốn chuyễn vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi các nước đang chiu khủng hoảng, trong khi đó năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD
Tài liệu tham khảo:
Trần Đình Thơ, Nguyễn Ngọc Định 2011- Tài chính quốc tế, trang 266