Cho đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng việc ký kết hiệp định thowng mại Việt - Mỹ ngày 13 - 7 - 2000 tại thủđô Washington được đánh gia là cóý nghĩa quan trọng đặc biệt, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường hội nhập của Việt Nam.
Với dân số chỉ khoảng 265 triệu dân, nhưng do thu nhập quốc dân cao nên My hiện là thị trường có sức mua lớn nhất trên thế giới. Hầu hết các loại hàng hoá của toàn bộ các quốc gia trên thế giới đều được xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Khả năng xuất nhập khẩu của Hoa Kỳđã lên trên 100 tỷ USD mỗi năm, chiếm 1/4 khả năng xuất khẩu của toàn cầu và chiếm khaỏng 18% tổng thương mại thế giới. Đây là một thị trường khổng lồ tuy luật lệ phức tạp và có nhiều loại luật khác nhau nhưng nhìn chung là thông thoáng và hấp dẫn 9từ một số m ặt hàng có hạn ngạch và quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường). Chỉ cần được người tiêu dùng chấp nhận là họ có thể sẽ nhận được những đơn đặt hàng lớn, lâu dài với mức lợi nhuận tương đối hấp dẫn.
Do đó việc đề ra Những biện pháp đểđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ là vô cùng quan trọng.
Với trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong cóđược sự góp ý của thầy côđể em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những biện pháp đểđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜIMỞĐẦU
Cho đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng việc ký kết hiệp định thowng mại Việt - Mỹ ngày 13 - 7 - 2000 tại thủđô Washington được đánh gia là cóý nghĩa quan trọng đặc biệt, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường hội nhập của Việt Nam.
Với dân số chỉ khoảng 265 triệu dân, nhưng do thu nhập quốc dân cao nên My hiện là thị trường có sức mua lớn nhất trên thế giới. Hầu hết các loại hàng hoá của toàn bộ các quốc gia trên thế giới đều được xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Khả năng xuất nhập khẩu của Hoa Kỳđã lên trên 100 tỷ USD mỗi năm, chiếm 1/4 khả năng xuất khẩu của toàn cầu và chiếm khaỏng 18% tổng thương mại thế giới. Đây là một thị trường khổng lồ tuy luật lệ phức tạp và có nhiều loại luật khác nhau nhưng nhìn chung là thông thoáng và hấp dẫn 9từ một số m ặt hàng có hạn ngạch và quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường). Chỉ cần được người tiêu dùng chấp nhận là họ có thể sẽ nhận được những đơn đặt hàng lớn, lâu dài với mức lợi nhuận tương đối hấp dẫn.
Do đó việc đề ra Những biện pháp đểđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ là vô cùng quan trọng.
Với trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong cóđược sự góp ý của thầy côđể em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘIDUNG
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu.
1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho các nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiẹn thanh toán theo của tắc ngang giá.
2. Vai trò của xuất khẩu.
- Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước.
- Thiết lập cơ cấu hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tạo nguồn thu ngoại tệ dẫn đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại.
- Tạo việc làm dẫn đến nâng cao đời sống người dân.
- Mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại của Việt Nam.
II. Thực trạng về hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù trong những năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp đã có những bước tiếp cận thị trường hợp lý hơn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm được cải tiến thường xuyên hơn. Song rõ ràng là kết quảđạt được còn quá nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên, đặc biệt là vào một thị trường lớn vàđầy tiềm năng như Mỹ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam không phát huy được tối đa năng lực của mình?
Đầu tiên, phải kểđến là sự chênh lệch rất lón ở trình độ phát triển kinh tế của hai nước, lại có những điểm rất khác nhau về thể chế chính trị - xác hội, về quan điểm, tập quán, sở thích, thị thiếu người tiêu dùng.... chính những nhân tố này không được tính đến đầy đủ sẽ g ây khó khăn trong khi giải quyết các mối liên hệ trong quá trình làm ăn với Mỹ.
Mỹ lại là một quốc gia phát triển mạnh nhất về công nghệ thông tin, do đó khi tham gia vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam phải làm việc với những đối tác có thể hiểu rõ về mình nhờ thông tin từ nhiều nguồn, nhất là trên mạng. Trong khi đó, việc không nắm bắt được những thông tin về thị trường, vềluật lệ, cung cách kinh doanh của người Mỹ vẫn là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính những điều này chẳng những có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh màđôi khi còn bị thiệt thòi bởi những lý do không đáng có.
Thứ hai, phải nhìn nhận rằng, tính cạnh về giá cả và chất lượng của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp, cộng thêm thời gian vận chuyển hàng hoá sang Mỹ dài ngày (thường là xuất khẩu gián tiếp qua nước thứ ba) chi phí lớn sẽ làm giảm thêm khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ hiện nay chủ yếu là lương thực, thực phảm, hàng tiêu dùng, mà Mỹ lại đòi hỏi chất lượng cao và rất khắt khe với đối vớc các mặt hàng này.
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ lạc hậu, chuyên môn người lao động chưa cao cộng thêm mẫu mã, kiểu dáng đơn điệu ít được chú trọng cải tiến thực sự nên chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của sốđông người dân Mỹ.
Thứ ba, điều này thuộc về một trong những nét khác biệt của thị trường Mỹ là quy môđơn hàng của họ thường rất lớn. Các nhà phân phối của Mỹ thường thiết lập hệ thống phân phối toàn cầu. Nghĩa là không chỉ bán ở Mỹ mà theo các kênh đi khắp thế giới. Đơn hàng của họ thường lớn, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ tìm hiểu thị trường không kýđược hợp đồng do không đáp ứng được yêu cầu này. Thí dụ, khi đối tác Mỹđặt hàng 2 triệu sơ mi tơ tằm, một doanh nghiệp Việt Nam đành lắc đầu và than thở với thương vụ rằng: một năm chúng tôi làm hết sức chỉđược 500 ngàn chiếc.
Thứ tư, phương thức giao dịch kinh doanh trên thị trường Mỹ rất đa dạng, hiện đại. Việc bán hàng tren Internet đãđược sử dụng. Công ty không có cửa hàng siêu thị, mà chỉ có một kho chứa hàng và một Website. Khách hàng muốn mua hoặc giao dịch gì cứ vào Website rồi gọi đến công ty, sẽ có người đem hàng ở kho đến giao tận nhà. Hiện nay rất nhiều cửa hàng, siêu thị của Mỹ chuyển đổi sang hình thức kinh doanh này kết hợp với hình thức bán hàng ở cửa hàng truyền thống.
Các doanh nghiệp Việt Nam, có lẽ phải mất một thời gian dài nữa mới có thể tham gia vào cách bán hàng kiểu mới này. Nhưng ngay từ bây giờ phải nhận thức được xu thếđể chuẩn bị sẵn sàng hoà nhập nếu không muốn bỏ lỡ nhiều hơn nữa những cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
Thứ năm, tư vấn là tập quán của các công ty Mỹ và thị trường Mỹ khi vào Việt Nam làm ăn, họ cũng sử dụng các công ty tư vấn ở Việt Nam giúp họ mua hàng hoá, chỉđịnh nhà sản xuất hàng hoá, chỉđịnh nhà sản xuất hàng hoá theo yêu cầu, tiếp canạ nguồn nguyên vật liệu hoặc cách thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ chào hàng nếu muốn chắc ăn cũng cần sử dụng tư vấn. Hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn đến hỏi thương vụ: Anh có muốn tiếp cận thị trường chè/thị trường may mặc không? Bỏ tiền ra tôi làm cho.
Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam rất ít có cơ hội sử dụng những dịch vụ tư vấn này, chủ yếu là do tiềm lực tài chính nhỏ bé. Vì vậy thường là “mò”hoặc thụđộng chờ các nàh nhập khẩu, phân phối đến đặt hàng. Họ rất ít có cơ hội tiếp cận được với những nhà nhập khẩu, phân phối trực tiếp. Điều này cũng là một trong những nguyênnhân chính dẫn đến việc giá cả của hàng hoá bịđội lên cao và mẫu mã không linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam không nắm rõ hệ thống các nhà nhập khẩu, phân phối chính thức đối với một số các mặt hàng lớn, có thế mạnh xuất khẩu, phân phối chính thức đối với một số các mặt hàng lớn, có thể mạnh xuất khẩu như dệt may, da giầy, hàng nông sản (cà phê, điều, lạc, gạo...), các mặt hàng thủy hải sản... Không (hoặc rất ít) nhận được những thông tin có tính chất hệ thống về một chủng loại mặt hàng cụ thể. Từđóo mà không cóđược phương thức tham nhập, tiếp cận tìm hiểu thị trường hợp lý.
Thứ bẩy, một điều rất quan trọng là muốn gia nhập thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam phải biết đối thủ cạnh tranh với họ là ai?. Phải bỏđi quan niệm cho rằng chỉ có doanh nghiệp lớn mới có thể thành công trên thương trường Mỹ.
Trên đây là một số nết lớn trong quá trình đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số vấn đề nổi coọm khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ. Phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn tổng thểđúng đắn hơn, rút kinh nghiệm được những sai lầm, thiếu sót để tiếp cận thị trường Mỹ có hiệu quả hơn. Đồng thời việc nhận thức một cách đúng đắn tình hình, xu thế mới sẽ giúp các doanh nghiệp chủđộng hơn trong việc đưa ra các mục tiêu chiến lược trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ.
1. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ
* Về giá nhà nước.
a. Về quy chế xuất nhập khẩu.
b. Về công tác thị trường nước ngoài.
c. Về thủ tục hành chính và hải quan
d. Về sự hỗ trợ của chính phủ và các chính sách thuế.
2. Về giá doanh nghiệp.
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn lớn song Mỹ vẫn được coi là thị trường hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Họ tin tưởng rằng với sức mạnh cả về kinh tế và chính trị tình hình nước Mỹ sẽđược cải thiện sáng suả hơn trong một thời gian không xa. Khi đó cơ hội kinh doanh mở ra là rất lớn và dĩ nhiên là lợi nhuận dự kiến thu được cũng không phải là nhỏ. Nhưng vấn đềđặt ra là làm thế nào để tham nhập vào thị trường Mỹ một cách có hiệu quả, tránh được rủi ro và gây được uy tín ngay từ những ngày đầu là câu hỏi mà trả lời nó không phải dễ dàng, liên quan đến cả hai phía: Nhà nước và doanh nghiệp.
3. Về phía Nhà nước .
a. Về quy chế xuất nhập khẩu: Tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Theo cơ chế mới thì tất cả các thường nhân đãđăng ký hoạt động, mua bná hàng hoá trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽđược phép nhận khẩu mọi loại hàng hoá, trừ những mặt hàng mà nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm kinh doanh.
b. Về công tác thị trường ngoài nước sẽ tập trung thực hiện những việc chủ yếu sau:
Tạo khung pháp lý thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước ngoài, tăng cường các biện pháp thâm nhập thị trường cho hàng xuất khẩu.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng ở nước ngoài mạng lưới đại lý, phân phối hàng, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày sản phẩm; áp dụng các phương thức mua bán linh hoạt như gửi bán, thanh toán chậm, đổi hàng phù hợp với từng mặt hàng, từng thị trường, cửđại diện tại thị trường nước ngoài hoặc lập công ty pháp nhân nước sở tại để chuyển nhập khẩu hàng Việt Nam, khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhập khẩu Việt Nam.
Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cố gắng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng một vài trung tâm thương mại, quảng cáo, tham gia triển lãm, hội trợ... đối với từng mặt hàng, từng thị trường.
Xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ các cơ quan thương vụ Việt Namở nước ngoài, BTM đến các Sở thương mại và các doanh nghiệp.
Ngoài việc cung cấp thông tin theo phương thức hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp, cần thực hiện thương mại hoá thông tin vàáp dụng các phương thức linh loạt nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể, kịp thời của các doanh nghiệp.
Sớm xây dựng và ban hành cơ chế về công tác thị trường ngoài nước, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các quan Nhà nước có liên quan ở trung ương cũng nhưđịa phương và trách nhiệm của doanh nghiệp; quy chế phối hợp giữa các cơ quan có tráhc nhiệm và doanh nghiệp trong công tác thị trường ngoài nước. Đồng thời, Nhà nước có chính sách cụ thể bảo đảm các điều kiện vật chất và tài chính để thực hiện trách nhiệm được giao trong công tác thị trường ngoài nước.
c. Vê các thủ tục hành chính và hải quan: Bỏ việc buộc phải kiểm dịch, xuất xứ hàng hoá (C/O), nếu Việt Nam không có nghĩa vụ thực hiện theo các thoả thuận song phương, đa phương mà Việt Nam ký kết; bỏ yêu cầu về chứng minh nguồn gốc hàng háo xuất khẩu hoặc nguồn gốc nguyên liệu sản xuất ra hàng xuất khẩu, nếu không liên quan đến việc hoàn thuế, cho phép xuất khẩu hàng hoá qua những nơi không phải là cửa khẩu quốc tế, quốc gia; không thu thuế, kể cả tạm tính đối với hàng hoá xuất khẩu bị trả lại để tái chế rồi lại xuất khẩu.
Tiếp tục áp dụng những biện pháp mới mà ngành hải quan đã thực hiện vàđem lại kết quả tốt trong thời gian qua.
4. Vê sự hỗ trợ của chính phủ và các chính sách thuế, tín dung liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Đề nghị chính phủ hỗ trợ trong việc đầu tư chế biến hàng xuất khẩu, đầu từ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và công tác thị trường ngoài nước công tác xúc tiến thương mại cho hoạt động xuất khẩu...
Đẩy mạnh quá trình cải cách thuế bước hai, trong đó có việc hoàn chỉnh thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc ngân hàng xuất nhập khẩu. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách thưởng xuất khẩu để khuyến khích doanh nghiệp.
Đẩy mạnh cải cáhc hành chính, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, tăng cường kỷ luật hành chính và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, công chức không thực hiện đúng luật pháp, chính sách trong hoạt động nhập khẩu.
5. Về phía doanh nghiệp
Cùng với sự cố gắng của Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục tư tưởng ỷ lại và ngay từ lúc này phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giảm giá thành, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của sản phẩm, xây dựng thêm nguồn hàng và chân hàng đểđảm bảo cung cấp ổn định cho thị trường, chú trọng đẩy mạnh công tác marketing, dịch vụ, giữ uy tín cho doanh nghiệp và cho sản phẩm Việt Nam... Toàn bộ những việc làm đó, nếu được thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao sức mạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường Việt Nam.
Phải bằng mọi cách tìm hiểu thị trường Mỹ, khai thác mọi thông tin có liên quan đến thị trường này từ các nguồn như tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại, mạng Internet, Việt kiều đang sinh sống làm ăn tại Mỹ, các thương gia, nhà doanh nghiệp Mỹđến làm ăn tại Mỹ, các thương gia, nhà doanh nghiệp Mỹđến làm ăn ở Việt Nam…
Các doanh nghiệp nên theo dõi, tranh thủ cơ hội để cử người của mình đi tham dự các cuộc hội thảo về quan hệ thương mại Việt - Mỹ, hiệp định thương mại Việt - Mỹ; ởđó nhiều chuyên gia kinh tế và cả những luật sư Mỹ nói chuyện về cách thức tiếp cận thị trường này, về những đặc tính của người Mỹ cần chúý khi đàm phán, thương lượng vàđặc biệt là những bước đi cụ thể khi thâm nhập vào thị trường Mỹ như: thủ tục nhập khẩu, cách lập háo đơn, giới thiệu các kênh phân phối, lập kế hoạch tiếp thị, giao tiếp vàđàm phán…
Kinh nghiệm của một số công ty đã làm ăn với Mỹ cho thấy thương mại điện tử là phương pháp tiếp cận thị trường Mỹ ngắn nhất, giúp doanh nghiệp làm ăn trực tiếp mà không phải qua nhiều tầng nấc trung gian. Muốn vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải cóđịa chỉ Email, Website để giới thiệu về doanh nghiệp của mình cũng như những mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ xuất vào Mỹ.
Bước thứ hai là học tập kinh nghiệm của các nước bạn.
Lịch sử thương mại vàkinh tế thế giới cho thấy Mỹ giúp Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác ở khu vực Đông NamÁ khôi phục lại sức mạnh công nghiệp trong quá trình tái thiết đất nước. Họđã phát triển và nâng cao được kỹ năng chế tạo, sản xuất hàng hoá như Nhật bản đã giành được uy tín sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao nhất trên thị trường thế giới với mọi mức giá.
Đối với người tiêu dùng Mỹ thì chất lượng, mẫu mã, giá cảđều có vai trò như nhau trong việc xác định giá trị hàng hoá. Vì vậy, song song với việc tiếp cận thị trường các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lựchd của mình để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường cụ thể là Mỹ. Một số việc cần làm như: đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt làđội ngũ cán bộ ngoại thương lành nghề; ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của các doanh nghiệp; sử dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong doanh nghiệp (ISO) nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm bằng cách sử dụng hệ thống HACCP (HACCP: Hazard Anlysis Critical Control Pont- Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu).
Sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú là cơ sởđể doanh nghiệp trụ lại được trên thị trường.
Bước thứ ba, để vào được thị trường lớn mạnh về tiêu thụ này các doanh nghiệp không những phải nắm rõ vê nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng vàđảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải thông thạo về hệ thống hạn ngạch và luật hpá vè thương mại của Mỹ.
Mỹ có một hệ thống luật pháp về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Để nắm được cung cấp làm ăn của người Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam phải tím hiểu, nghiên cứu các luật lệ của họở các liên bang và từng tiểu bang. Tại Mỹ, bộ luật thương mại (Uniform Commercial Code) được coi là xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại. Bên cạnh đó là hàng loạt các luật khác, trong đóđặc biệt đnág chúý là luật về trách nhiệm sản phẩm (Product Liability Law) theo đó, nhà sản xuất và người bán hàng chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoáđược bán trên thị trường Mỹ. Tại đất nước này quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu, có không ít trường hợp do khinh suất mà các nhà xuất khẩu đã phải trả giá quáđắt cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ các luật lệ kinh doanh của họ.
Trước khi cóđược hợp đồng xuất khẩu, một vấn đề khong thể thiếu đó làđàm phán ký kết hợp đồng. Dùđã chuẩn bị chu đáo mà trong khâu đàm phán mà ta bộc lộ sơ xuất thì rất có thể cơ hội kinh doanh sẽ thất bại. Vậy làm thế nào đểđàm phán thành công?. Không có cách nào tốt hơn là phải nắm rõ phong cách đàm phán của đối tác, hiểu được nhu cầu của họ là gìđể có phương án đáp ứng, thoả nãm thích hợp
Sau khi kýđược hợp đồng, để cho hàng hoá có thể vào được thị trường Mỹ một cách suôn sẻ, cần phải biết, nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ, mua bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Trên thực tế, công việc bán hàng tại Mỹ còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề liên quan tới văn hoá - xã hội của người Mỹ. Do đó không phải sản phẩm hàng hoá nào cũng bán được. Kinh nghiệm cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam nên quan tâm đến các mặt hàng dễ bán và khó bán ở thị trường này:
KẾTLUẬN
Với quy mô thị trường lớn, đa dạng, có tiềm lực khoa học công nghệ tiên tiến... Mỹ là thị trường tiềm năng của hầu hết các nhà xuất khẩu trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Hiệp định thương mại Việt Mỹđược ký kết là một tin vui, là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiệp định đã trở thành cơ sởđánh dấu một bước tiến mới giữa 2 quốc gia trên con đường bình thường hoá mọi quan hệ.
Trên con đường xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ có vô vàn khó khăn, tuy nhiên nhưđã phân tích ở trên; với một cơ cấu hàng xuất khẩu chiến lược, có tiềm năng, có sức mạnh cạnh tranh lớn cùng với những bước tiếp cận thị trường hợp lý dẫn đến có thể khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn cơ hội rất lớn để thành công trên thị trường Mỹ.
DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Một số biện pháp để doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Thương mại Việt Nam - số 1/2000
2. Thị trường Mỹ có nét khác biệt mà doanh nghiệp Việt Nam cần chúý
Thương mại Việt Nam - số 18/2000
3. Những đặc điểm của thị trường Mỹ
Thương mại Việt Nam - số 17/2000
4. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cơ hội và thách thức.
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương - số 9/200
5. Hàng Việt Nam vào Mỹ : Đường đi không chỉ có hoa hồng
Kinh tế Sài Gòn - số 32/2001
MỤCLỤC
Lời mởđầu 1
Nội dung 2
I. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 2
1. Khái niệm xuất khẩu 2
2. Vai trò của xuất khẩu 2
II. Thực trạng về hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam 2
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ 5
1. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ 5
2. Về giá doanh nghiệp 5
3. Về phía Nhà nước 6
4. Về sự hỗ trợ của chính phủ và các chính sách thuế, tín dụng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu 7
5. Về phía doanh nghiệp 8
Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 12