Tiểu luận Những điều kiện phát triển của du lịch Việt Nam hiện nay

Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Nhìn trên bản đồ, Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc nam giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Cămpuchia, phía đông, nam và tây nam là biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4.510km. Trên đất liền, từ điểm cực bắc đến điểm cực nam (theo đường chim bay) dài 1.650km, từ điềm cực đông sang cực tây nơi rộng nhất 600km (Bắc Bộ), 400km (Nam Bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

pdf39 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những điều kiện phát triển của du lịch Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC Tiểu luận: Những điều kiện phát triển của Du Lịch Việt Nam hiện nay Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Lớp: Du lịch bằng kép 2 Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 2011 2 Phụ Lục Trang I GIỚI THIỆU VIỆT NAM …………………………………………………2 II NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG…………………………………………17 2.1Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội……………………………..17 2.2Điều kiện kinh tế…………………………………………………………..20 2.3Chính sách phát triển du lịch………………………………………………23 III CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH DU LỊCH……………23 3.1Thời gian rỗi………………………………………………………………..23 3.2 Khả năng tài chính của du khách tiềm năng……………………………….24 3.3 Nhận thức…………………………………………………………………..26 IV KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NHU CẦU DU LỊCH…………………………26 4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên……………………………………..…………………………………….26 4.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn……………………..………………………………………………………30 4.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt……………………………………………………………………………..31 4.4 Sự sẵn sàng đón tiếp du khách…………………………………………...33 V XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM…………………….34 3 Lời giới thiệu Là một đất nước giàu tiềm năng du lịch, Việt Nam chúng ta có điều kiện trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Để đạt được mục tiêu đó có rất nhiều việc phải làm nhưng trước hết mỗi công dân của nước Việt Nam đặc biệt là những người làm trong ngành du lịch phải hiểu rõ được những điều kiện để phát triển Du Lịch Việt Nam. Đó cũng là lý do tôi viết đề tài tiểu luận này. I: GIỚI THIỆU VIỆT NAM 4 5 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1 Vị trí địa lý Tọa độ: Kinh tuyến: 102o 08’ đến 109o28’ đông Vĩ tuyến: 8o02 đến 23o23’ bắc Diện tích: 331.211,6 km2 Lãnh hải: rộng 12 hải lý , tính từ đường cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế: rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở. Dân số 86,93 triệu người( theo tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010) Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Nhìn trên bản đồ, Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc nam giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Cămpuchia, phía đông, nam và tây nam là biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4.510km. Trên đất liền, từ điểm cực bắc đến điểm cực nam (theo đường chim bay) dài 1.650km, từ điềm cực đông sang cực tây nơi rộng nhất 600km (Bắc Bộ), 400km (Nam Bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). 1.2 Địa hình Phần đất liền: 6 Núi: vị trí địa lý cùng với lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã tạo cho Việt Nam một hoàn cảnh tự nhiên khá độc đáo. Ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao địa hình dưới 1.000m (so với mực nước biển) chiếm tới 85%. Núi cao trên 2.000m chỉ chiếm khoảng 1%. Căn cứ vào lịch sử phát triển của lãnh thổ thì các núi của Việt Nam đều là những núi già được trẻ lại. Trong số những đỉnh núi cao của Việt Nam có đỉnh Phanxipăng (Lào Cai) cao nhất với độ cao 3.143m. Miền Bắc và đông bắc Bắc bộ (tả ngạn sông Hồng) có các nếp núi uốn dạng hình cánh cung bao quanh khối núi vòm sông Chảy, mở rộng về phía tây bắc, quay mặt lồi về phía đông, một đầu chụm lại ở Tam Đảo. Các cánh cung đó là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, và Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,… Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ (từ hữu ngạn sông Hồng chạy đến núi Động Ngài-Bạch mã, Thừa Thiên Huế) có những nét khác biệt khá rõ nét so với địa hình miền Bắc và đông bắc Bắc bộ. Đây là vùng núi non trùng điệp, hùng vĩ, có nhiều núi cao, vực sâu, sườn dốc, lắm thác, nhiều ghềnh. Núi non toàn khu vực này không phải là một khối duy nhất mà là nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau.. Xen giữa các dãy núi có nhiều cao nguyên đá vôi rất đồ sộ, điển hình là dãy cao nguyên đá vôi chạy dọc theo thung lũng sông Đà, từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, dài chừng 400km, rộng từ 10 đến 25km, cao từ 600 đến 1000m. Hướng nghiêng chung địa hình toàn miền là tây bắc-đông nam. Các đỉnh núi cao thường phân bố ở trên biên giới tây bắc và thấp dần ra biển. Riêng mạch núi Trường Sơn có thể coi như một cánh cung lớn, mặt lồi quay về phía biển Đông và có hai sườn không cân đối, sườn phía đông dốc xuống biển còn sườn phía tây thoải dần tới thung lũng sông Mê Kông. 7 Các mạch núi miền này thường chạy đâm ngang ra sát biển, không còn chỗ cho các đồng bằng chây thổ lớn phát triển nên đồng bằng và thềm lục địa ở đây đều hẹp. Bờ biền khúc khủy, gập ghềnh, núi cao trên 2.000m đứng cạnh các hố biển cũng sâu 2.000m. Miền này ít có các vùng đồi núi thấp, trung du rõ nét như ở miền Bắc và đông Bắc bộ. Địa hình toàn khu vực tạo ra thế hiểm trở, khó thông thương với các khu vực lân cận, nhưng mối giao lưu giữa miền ngược và miền xuôi lại tương đối dễ dàng và thuận lợi. Vùng Nam Trung bộ và Nam bộ (từ núi Động Ngài và Bạch Mã trở vào phía nam). Phía tây nam Trung bộ là môt vùng sơn nguyên đồ sộ, trong đó nổi lên là các cao nguyên đất đỏ bazan có dạng xếp tầng, chênh nhau tới 500m, bên cạnh đó là các mạch núi bao quanh phía bắc và phía nam sơn nguyên. Phía đông của Nam Trung bộ có các mạch núi nam Trường Sơn đâm ngang, chia cắt địa hình thành những ô nhỏ. Phần còn lại nằm ở phía nam là vùng đồng bằng rộng lớn. Đất: đất nông nghiệp chiếm 22,2%; đất lâm nghiệp chiếm 29,12% diện tích đất tự nhiên. Trên lãnh thổ Việt Nam, đất thuộc nhiều thành phần, nhưng chiếm diện tích hơn cả là hai nhóm đất: Feralit ở các miền đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Đất Feralit hình thành trên đá vôi (phân bố chủ yếu ở miền Bắc) và trên đá bazan (phân bố chủ yếu ở miền Nam). Đất phù sa là loại đất được bồi tụ của các con sông. Tùy theo vị trí địa lý, loại đất này có thể được bồi hằng năm và không được bồi hằng năm. Dù là loại đất nào thì tính năng của mỗi loại vẫn có thể thích ứng cho những loại cây trồng khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong danh mục cây trồng ở Việt Nam. Rừng: Rừng của Việt Nam là rừng rậm điển hình của rừng nhiệt đới. Trong các loài cây rừng đa phần rụng lá vào mùa khô. Nhưng tùy theo vị trí và độ ẩm khác nhau mà có rừng rậm đến rừng thưa, xa van và đồng cỏ. Bên cạnh các kiểu rừng nhiệt đới còn có các kiểu rừng cận nhiệt đới trên núi trung bình 8 hay núi cao. Ven biển và miền Tây Nam bộ còn có loại rừng ngập mặn chủ yếu là các loài sú, vẹt, trang, đước… Do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề. Tính đến năm 2009, độ che phủ của rừng Việt Nam đạt 39,1 % (tăng 1,1% so với năm 2006). Đất trống đồi trọc vẫn chiếm tỉ lệ lớn, chất lượng rừng tiếp tục bị suy giảm: gỗ quý ngày càng hiếm, một số loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ. Sông: Việt Nam có 2.860 con sông có chiều dài từ 10km trở lên. Dọc theo bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông. Sông của Việt Nam thường là sông nhỏ, ngắn và dốc. Các sông lớn như Mê Kông, sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ Việt Nam. Hướng chảy của hầu hết các con sông chủ yếu là tây bắc- đông nam. Tuy nhiên cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung của núi như sông Cầu, công Thương, sông Lục Nam. Nhìn chung sông ngòi Việt Nam có tổng lượng nước chảy lớn và mang theo lượng phù sa cao bồi đắp lên hai đồng bằng lớn nhất là đồng bằng châu thổ sông Hồng (do sông Hồng bồi đắp) và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (do sông Mê Kông bồi đắp). Đồng bằng: hai đồng bằng lớn nằm ở Bắc bộ: đồng bằng châu thổ sông Hồng, và Nam bộ: đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đồng bằng Bắc bộ diện tích khoảng 15.00kmk2 được bồi tụ bởi phù sa của nhiều con sông nhưng chủ yếu là do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. 9 Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông Cửu Long (sông Mê Kông) bồi đắp, diện tích trên 40.000km2. Địa hình thấp và bằng phẳng. Hiện nay đồng bằng Nam bộ vẫn tiếp tục phát triển mạnh về phía tây nam (mũi Cà Mau), hàng năm lấn ra biển tới 60-80m. Địa hình ở đây thấp nên nước biển có năm xâm nhập tới 1/3 diện tích. Nối hai đồng bằng lớn là một dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chạy suốt từ Bắc vào Nam, được ví như cây đòn gánh gánh hai vựa lúa của Việt Nam ở bắc và Nam bộ. Vùng biển: ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố văn bản khẳng định vùng lãnh hải rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở. Biển của Việt Nam nằm ở phía đông, nam và tây nam phần đất liền của Việt Nam, có diện tích 10 gấp nhiều lần so với diện tích phần đất liền và nằm trong biển Đông-một biển lớn và kín thuộc Thái Bình Dương. Biển của Việt Nam là biển nóng quanh năm. Nhiệt độ nước biển trên mặt bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ của không khí. Chế độ thủy triều trong vùng biển Việt Nam rất phức tạp. Những đoạn bờ biển như Móng Cái-Quảng Bình, Đà Nẵng-Mũi Kê Gà (mũi Ba Kiềm), mũi Cà Mau-Hà Tiên đều có chế độ nhật triều (mỗi ngày đem chỉ một lần nước lên và một lần nước xuống). Các đoạn bờ biển còn lại thuộc chế độ bán nhật triều (một ngày đêm có hai lần nước lên, hai lần nước xuống). Trong vùng biển có hai dòng hải lưu lớn, một dòng hải lưu hướng đông bắc-tây nam phát triển mạnh trong mùa đông và một dòng hải lưu hướng tây nam-đông bắc, hoạt đọng trong mùa hè. Cả hai dòng hải lưu đó hợp thành một vòng tròn thống nhất. Ngoài ra, trong vịnh Bắc bộ còn có hai dòng hải lưu nhỏ, hướng thay đổi theo hướng gió mùa. Vùng biển Việt Nam có khoảng 4 nghìn hòn đảo, trong đó riêng vịnh Bắc bộ đã có 3 nghìn đảo lớn nhỏ. Gần bờ biển Trung bộ có hàng trăm đảo lớn như Hòn Mê, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Phú Quý…Xa hơn là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách Vũng Tàu gần 100 hải lý có 16 đảo lớn nhỏ thuộc địa phận huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Ngoài khơi biển Kiên Giang có đảo Phú Quốc là hòn đảo có diện tích lớn nhất trogn số các đảo ở Việt Nam, xa hơn là quần đảo Thổ Chu. Khí hậu Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC đến 27oC. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500-2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm2. 11 Nhìn chung Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Theo đó, khí hậu của các tỉnh ở phía Bắc (từ đòe Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa khá rõ nét: xuân- hạ - thu –đông. Việt Nam chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình của nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam, nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Khí hậu Việt Nam cũng tạo ra những bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6- 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán…thường xuyên đe dọa. Tài nguyên Tài nguyên rừng Rừng Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu…tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong…về động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ…còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ… Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam thấp, năm 2009 chiếm 39,1% diện tích tự nhiên. Nhiều loài thực động vật đang bị khai thác ngoài sự kiểm soát nên có xu hướng ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên thủy hải sản 12 Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ, và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá…trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, và 653 loài rong biển…Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực…Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc… Biển Việt Nam cũng là một tiềm năng lớn trong việc khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Khoáng sản Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỷ tấn), dầu khí (ước lượng trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng). Khí đốt khoảng 50-70 tỷ m3); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200- 300 nghìn tấn); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì…); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrite…). Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ, đầm, kênh rạch, biển…chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông đường thủy, thủy điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống… Các nguồn nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước. Tài nguyên du lịch Việt Nam có hơn 40 nghìn di sản văn hóa vật thể là bất động sản (đình chùa, đền miếu, thành quách, lăng mộ…). Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm 13 khoảng 70% di tích của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận di sản thế giới, đó là di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, hai lần được công nhận năm 1994 và 2000), di sản thiên nhiên Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), quần thể di sản văn hóa Thừa Thiên Huế, di sản văn hóa phố cổ Hội An, di sản văn hóa Mỹ Sơn (Quảng Nam); hai di sản văn hóa phi vật thể là Nhã nhạc, nhạc cung đình Việt Nam (Thừa Thiên Huế) và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Cả nước có 117 bảo tang, trong đó Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý 6, các bộ ngành và đoàn thể khác ở trung ương quản lý 32 và địa phương quản lý 79. Việt Nam có nhiều thắng cảnh nổi tiếng Tính đến năm 2009, Việt Nam được UNESCO công nhận 8 “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, đó là: 1, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau(2009) 14 2, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009) 3, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An( 2007) 4, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang(2006) 15 5, Cát Bà (thành phố Hải Phòng-2004) 6, Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (thuộc địa bàn hai huyện Tiền Hải-Thái Bình và huyện Giao Thủy-Nam Định-2004) 16 7, Vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai-2001) 8, Cần Giờ / Rừng Sác (thành phố Hồ Chí Minh-2000) 17 Việt Nam là một trong hơn mười quốc gia trên thế giới có vịnh “ Đẹp nhất thế giới”, đó là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Vịnh Nha Trang Vịnh Hạ Long Hiện nay, Việt Nam có đến 31 vườn quốc gia; 400 nguồn nước nóng, nhiệt độ từ 40oC đến 105oC. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi phát triển ngành du lịch. Những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đã và đang thu hút nhiều triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập quốc dân. II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG 1.1 Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội 18 Không khí chính trị hòa bình bảo đảm cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học-kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những vùng đất có không khí chính trị hòa bình vì ở nơi đây họ cảm thấy yên ổn, tính mạng họ được coi trọng. Do vậy, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội của một nước hay một địa điểm du lịch là một trong những nhân tố giúp du lịch phát triển. So sánh với tình hình chính trị trong khu vực và toàn cầu hiện nay, Việt Nam là nước có nền an ninh chính trị-xã hội an toàn và ổn định. Theo khảo sát toàn cầu về mức độ yên bình, Việt Nam đứng thứ 39 trên tổng số 144 nước, được đánh giá cao về sự thân thiện với người nước ngoài và nguy cơ xảy ra khủng bố thấp. Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index), do Viện Hòa bình Kinh tế tại Australia phối hợp với Đơn vị tình báo kinh tế thực hiện - xếp hạng 144 quốc gia về mức độ yên bình - theo định nghĩa là không có bạo lực. Chỉ số được đưa ra dựa trên 23 chỉ tiêu bao gồm ổn định chính trị, nguy cơ khủng bố, tỷ lệ giết người, khả năng xảy ra biểu tình bạo lực, tôn trọng nhân quyền, nội chiến, nhập khẩu vũ khí và liên quan tới chiến tranh nước ngoài. Một ví dụ hết sức thuyết phục minh chứng cho mức độ yên bình và ổn định của Việt Nam đó là đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Trước và trong sự kiện này đã có rất nhiều nguồn tin dự báo về khủng bố, bạo loạn…nhưng thực tế cho thấy đại lễ đã diễn ra hết sức suôn sẻ. Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch của Việt Nam. Việt Nam là nước ít gặp thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần…nhưng lũ lụt vẫn xảy ra ở khu vực miền Trung từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12. Điều này ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Vì trong khoảng thời gian xảy ra lũ lụt thì không thế tổ chức tour du lịch tại các điểm trên. 19 Về bệnh dịch, Việt Nam đã thành công trong việc khống chế sự lan truyền của các bệnh dịch nguy hiểm đã bùng phát trên toàn thế giới trong những năm gần đây như: dịch SARS năm 2003, dịch cúm AH5N1 năm 2009. Điều này khiến du khách yên tâm hơn khi du lịch ở Việt Nam. 2.2 Điều kiện kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề chi sự ra đời và phát triểnn của ngành kinh tế du lịch. Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc cả du lịch vào thành quả các ngành kinh tế khác. Những nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng đạt các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. 20 Ngành nông nghiệp và công nghiệp Việt Nam khá phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như công nghiệp chế biến đường, thịt, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu, bia, thuốc lá… Những năm qua, ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh, nếu như trước những năm 1990 chỉ có 1- 2 nhà sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam tăng lên 72 doanh nghiệp. Ngành sữa Việt Nam còn có tiềm năng về nguyên liệu sữa cho sản xuất. Theo thống kê từ Hiệp hội thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng dần từ 500 triệu lít (năm 2010) lên 805 triệu lít (năm 2015). Hiện nay ngành sữa Việt Nam đáp ứng 22% nguyên liệu, dự kiến đến năm 2020, nguồn nguyên liệu sữa tươi đáp ứng từ 38- 40% cho sản xuất. Việt Nam không còn xuất khẩu sữa sang các nước Châu Phi. Theo ước tính thì đến năm 2020, sản lượng đường của Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước và có thể dư thừa để xuất khẩu. Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch Việt Nam như: công nghiệp dệt may, công nghiệp thủy tinh, công nghiệp s
Tài liệu liên quan