Tiểu luận Những nội dung chủ yếu trong truyền thống dựng n ước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc ta. Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, các giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật, tạo nên cốt lõi của nó. Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và được bảo lưu cho đến thời điểm hiện tại. Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và xã hội. Xét trong tương quan với thế giới và khu vực, đặc biệt là với các dân tộc phương Đông, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta có những nét chung với nhiều dân tộc khác vì các dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều phải giải quyết những vấn đề chung như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ổn định và phát triển đời sống xã hội. Mặt khác, sự giao lưu quốc tế diễn ra thường xuyên ở mức độ này hay mức độ khác, nhất là với các nước gần nhau đã ảnh hưởng đến nhau khá rõ rệt. Cái khác nhau ở đây là trật tự sắp xếp các giá trị đạo đức, mối tương quan giữa chúng và những sắc thái riêng hình thành trong điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc qua suốt chiều dài lịch sử phát triển của nó. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là do cộng đồng người Việt Nam tạo dựng trong lịch sử phát triển lâu dài trên giải đất Việt Nam với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên bản sắc độc đáo của nó

doc24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những nội dung chủ yếu trong truyền thống dựng n ước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh khu vùc I ______________________ NGUYỄN NGỌC MẠNH Häc viªn cao häc khãa 2009-2011 Chuyªn ngµnh: LÞCH Sö §¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TRUYỀN THỐNG DỰNG N ƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VIỆT NAM Hµ Néi, th¸ng 06 n¨m 2010 MỞ ĐẦU Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc ta. Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, các giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật, tạo nên cốt lõi của nó. Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và được bảo lưu cho đến thời điểm hiện tại. Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và xã hội. Xét trong tương quan với thế giới và khu vực, đặc biệt là với các dân tộc phương Đông, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta có những nét chung với nhiều dân tộc khác vì các dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều phải giải quyết những vấn đề chung như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ổn định và phát triển đời sống xã hội... Mặt khác, sự giao lưu quốc tế diễn ra thường xuyên ở mức độ này hay mức độ khác, nhất là với các nước gần nhau đã ảnh hưởng đến nhau khá rõ rệt. Cái khác nhau ở đây là trật tự sắp xếp các giá trị đạo đức, mối tương quan giữa chúng và những sắc thái riêng hình thành trong điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc qua suốt chiều dài lịch sử phát triển của nó. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là do cộng đồng người Việt Nam tạo dựng trong lịch sử phát triển lâu dài trên giải đất Việt Nam với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên bản sắc độc đáo của nó NỘI DUNG 1. Cơ sở hình thành các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam Truyền thống bao giờ cũng là sản phẩm của một cộng đồng tồn tại lâu đời trên một vùng đất nhất định. Truyền thống dựng nước gắn với giữ nước của Việt Nam là do cộng đồng người Việt tạo dựng trong lịch sử lâu đời trên dải đất Việt Nam với tất cả những điều kiện và đặc điểm của Tổ quốc Việt Nam. Vậy những đặc thù tạo nên truyền thống của Việt Nam là gì? Trước hết, Việt Nam là nước có vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á. Nằm ở góc cực Đông-Nam của đại lục Châu Á, nước ta vừa nhìn ra Thái Bình Dương với bờ biển dài trên 3200 km, vừa nối liền với lục địa bằng hệ thống giao thông thuỷ bộ và đường không, thuận lợi từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây. Là vùng khí hậu phù hợp với nghề nông nghiệp trồng lúa nước, quanh năm cây cỏ xanh tươi, lại nhiều khoảng sản, thuỷ hải sản, tạo ra tiềm năng cho sự phát triển của dân tộc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nằm trong khu vực có khí hậu nóng ẩm hà khắc, thường xuyên có bão lụt, hạn hán, núi non hiểm trở, dân cư phân bố không đồng đều trong các vùng, ở đồng bằng tập trung đông đúc, miền núi tương đối thưa thớt. Ở Việt Nam, hệ thống sông ngòi khá dày đặc, để có khắc phục tình trạng ngập lụt trong các mùa mưa bão, người dân phải tích cực xây dựng hệ thống đê điều, kênh mương. Nước ta trong lịch sử cổ đại và trung đại luôn luôn bi đè nặng bởi bóng đen của những đế chế hùng mạnh từ phương Bắc. Đối với đế chế đó, phương Nam luôn là miền đất lạ, giàu có, nhiều sản vật quý. Dải đất phương Nam nằm giữa vùng núi cao trùng điệp và một bên là đại dương mênh mông, luôn luôn là cái hành lang cần thiết cho tham vọng bành trướng với những đoàn quân khổng lồ rong ruổi vó ngựa từ Bắc xuống Nam Á. Trong thời cận đại và hiện đại, Việt Nam có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiều tài nguyên phong phú, là nơi bọn thực dân cũ và thực dân mới dòm ngó và xâm lược. Với điều kiện khách quan như vậy, để tồn tại được, các cư dân Việt Nam từ xưa đã phải sớm cố kết lại, chống chọi với thiên nhiên và ngoại xâm, đối phó với quá trình đống hoá hàng ngàn năm trong thời Bắc thuộc; vùng lên giành quyền tự chủ; xây dựng đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền, chống các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp của các thế lực hùng mạnh và tàn bạo của các đế chế phương Bắc và chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây, trên cơ sở đó đã tạo nên đặc thù trong truyền thống dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Hiểu hoàn cảnh đặc thù đó, chúng ta có thể khẳng định rằng lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Đây là quan điểm nhất quán của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh để dựng nước và giữa nước. Phải xây dựng đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta. Ngày nay, chúng ta đang đề cập đến hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó cũng chính là thể hiện mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước. Sự kết hợp bền vững giữa dựng nước và giữ nước, trong hoàn cảnh và điều kiện đặc thù Việt Nam tạo nên một truyền thống tốt đẹp xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay với biết bao kỳ tích anh hùng. 2. Một số quan điểm về các giá trị trong truyền thống của dân tộc Việt Nam Lâu nay, việc nghiên cứu để xác định các giá trị đạo đức truyền thống đã được nhiều người, nhất là các nhà khoa học quan tâm. GS Nguyễn Hồng Phong cho rằng, tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo; lạc quan. GS Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa GS Vũ Khiêu, chủ biên công trình "Đạo đức mới" cho rằng, trong những truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật lên nhất là truyền thống đạo đức và khẳng định truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con ngời, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc Kết quả nghiên cứu của Chơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nước: "Con ngời Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" cũng đã bước đầu khẳng định: Cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo đức, phẩm chất nhân cách con ngời Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, vì nghĩa, lòng thương người. Những giá trị đạo đức - tinh thần truyền thống dân tộc cũng được đề cập đến trong một số văn kiện của Đảng, Nhà nước và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, khẳng định: "Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động... Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một lần nữa khẳng định: "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống..." Từ những nhận định trên có thể rút ra một số nhận xét sau: Một là, trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật. Vì vậy, khi đề cập đến các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần truyền thống hầu hết các ý kiến đều nhấn mạnh đến giá trị đạo đức. Hai là, trong các giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa yêu nước được khẳng định là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng các giá trị khác. Ba là, một số phẩm chất đạo đức phổ biến của con ngời Việt Nam như tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, đức tính cần cù, tinh thần lạc quan... cũng thường được đề cập và coi đó là những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dựa vào tiêu chí xác định giá trị, giá trị đạo đức và từ quan điểm của Đảng ta cũng như của các nhà khoa học, có thể khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: - Chủ nghĩa yêu nước. - Lòng thương ngời sâu sắc. - Tinh thần đoàn kết cộng đồng. - Đức tính cần kiệm. - Lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan. Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là kết quả và là động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc mang đậm nét đặc thù của sự phát triển xã hội trong lịch sử Việt Nam. Đó còn là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tinh hoa của nhiều trào lưu tư tưởng, văn hóa lớn của thế giới để bồi đắp thêm cho những giá trị đạo đức - văn hóa vốn có của mình, nhất là khi có sự du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Nội dung của những giá trị trong truyền thống dân tộc Việt Nam Truyền thống yêu nước Trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, yêu nước là "tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị", là "động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta". Yêu nước ở Việt Nam trở thành một truyền thống rồi được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân. Yêu nước là tình cảm phổ biến của nhân dân các dân tộc trên thế giới. V.I. Lênin đã từng khẳng định: "Chủ nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập". Song, sự hình thành sớm hay muộn, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện của nó tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc Trong lịch sử phát triển của một số quốc gia, tinh thần dân tộc có lúc phát triển chệch hướng theo chủ nghĩa sôvanh nước lớn, đại dân tộc hoặc sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa của các xung đột sắc tộc và xung đột giữa một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Nhưng lịch sử cũng cho thấy sức mạnh to lớn của chủ nghĩa yêu nước một khi nó được phát triển theo xu hướng lành mạnh, tích cực mà chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta là một minh chứng đầy sức thuyết phục. Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xa đến nay. Lòng yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, là chăm lo xây dựng quê hương, đất nước, sẵn sàng chống đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với mỗi người, lòng yêu nước phát triển từ những tình cảm bình dị và gần gũi đối với những người ruột thịt, dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và cao hơn hết là tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Phải xây dựng đất nước lớn mạnh về mọi mặt thì mới có khả năng chiến thắng các thế lực thù địch bên ngoài và có giữ được Tổ quốc mới có điều kiện xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến những thành quả vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Yêu nước đối với nhân dân ta trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... để tạo sức mạnh bên trong bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Trải qua hơn một nghìn năm dưới chính sách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc, cha ông ta vẫn bám trụ kiên cường, giữ đất, giữ làng, gắn bó với mồ mả tổ tiên, giữ vững nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Mỗi làng xóm Việt Nam là một thành trì vững chắc chống chính sách đô hộ của ngoại bang, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tinh thần yêu nước, thương nòi của nhân dân ta, trong muôn vàn khó khăn, gian khổ vẫn không giảm sút mà âm ỉ cháy trong lòng người Việt và được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống, giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp có từ buổi đầu dựng nước để khi có thời cơ thì đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng đất nước. Khi công cuộc chống xâm lược, giải phóng đất nước đã hoàn thành, truyền thống yêu nước được thể hiện chủ yếu trong điều kiện tồn tại nhà nước phong kiến độc lập. Trong thời gian dài, nhất là từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhân dân cả nước ta thực sự bắt tay vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh. Công cuộc khai khẩn đất đai, xây dựng các công trình trị thủy để phát triển sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề... đã góp phần hình thành một nền kinh tế tự chủ, đáp ứng phần lớn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong nước và đặt cơ sở cho quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực. Trên cơ sở kinh tế đó, nhà nước phong kiến được củng cố và phát triển với đầy đủ các thiết chế chính trị, quân sự, văn hóa... ý thức dân tộc do đó cũng được tăng cường và củng cố thêm một bước. Trong sự nghiệp giữ nước, truyền thống yêu nước của nhân dân ta được thể hiện nổi bật. Nạn ngoại xâm là một nguy cơ gần như có tính chất thường trực trong lịch sử phát triển của dân tộc ta. Trong hầu hết các trường hợp, kẻ đi xâm lược là những nước có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn ta nhiều lần. Cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân ta diễn ra trong sự so sánh lực lượng chênh lệch có lợi về phía địch. Lúc này, mọi mâu thuẫn trong nội bộ của nhân dân đều phải nhường chỗ cho nhiệm vụ trọng yếu là bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện đó, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường là nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta. Không kể những thứ giặc có từ thời Hùng Vương được phản ánh trong những truyền thuyết dân gian, tính từ cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược của đế chế Tần vào cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên đến kháng chiến chống Mỹ, thời gian chống ngoại xâm cộng lại lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm hơn một nửa thời gian lịch sử với mời bốn cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chỉ riêng thế kỷ XIII, đời Trần, trong vòng 30 năm (1258-1288) nước Đại Việt phải đương đầu với ba cuộc xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên khét tiếng trên thế giới lúc bấy giờ. Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, dân tộc ta phải đương đầu với các cường quốc đế quốc chủ nghĩa như đế quốc Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ. Có thể nói, ít có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua những thử thách gay go, ác liệt như vậy. Chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc đã giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược dù chúng to lớn đến bao nhiêu và từ đâu đến. Chính qua các cuộc chiến đấu trường kỳ, đầy gian khổ hy sinh đó mà chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ rõ nét và được nâng lên ở tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Trong quan niệm phổ biến của nhân dân ta, lợi ích của Tổ quốc bao giờ cũng lớn hơn lợi ích của cá nhân, quyền lợi của gia đình, dòng họ, ngai vàng của vua chúa. Kẻ nào vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích dân tộc đều bị nhân dân trừng trị bằng nhiều cách và lịch sử đời đời lên án. Còn những người có công trong sự nghiệp dựng và giữ nước đều được nhân dân đặc biệt kính trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Nhiều đền thờ, miếu mạo đặt ở nơi trang trọng, trải dài khắp đất nước đã ghi lại bao chiến tích lẫy lừng của ông cha ta, thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân dân với những người đã xả thân vì dân, vì nước. Nó có sức mạnh giáo dục và cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của các thế hệ người Việt Nam từ xa đến nay. Chủ nghĩa yêu nước là "sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại" là "dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam". Nó là tiêu chí cơ bản và phổ biến để đánh giá tính đúng đắn trong đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền cũng như hành vi của từng cá nhân. Hình thành sớm, được thử thách và khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, được bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị cao quý và bền vững nhất của dân tộc ta. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với lòng thương yêu và quý trọng con ngưười, nhất là người lao động. Truyền thống nhân nghĩa, yêu thương con người Truyền thống nhân nghĩa, yêu thương con người của cha ông ta có nguồn gốc sâu xa từ sinh hoạt trong công xã nông thôn, chế độ ruộng công, làng cùng họ từ thời cộng đồng nguyên thủy và được củng cố, phát triển qua quá trình chung lưng khai phá giang sơn, giữ gìn đất nước. Tình thương yêu con người của người Việt Nam thấm đợm trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, được phát triển trong quan hệ giữa gia đình và làng xóm và mở rộng ra cả cộng đồng dân tộc. Lấy tình thương yêu làm cơ sở cho cách xử thế ở đời là triết lý sống của người Việt Nam - khen ngợi hết lời những tấm gương vì nghĩa cả và lên án mạnh mẽ những kẻ ác nhân, ác đức cũng từ đó mà ra. Người Việt Nam coi trọng tình nghĩa hơn lễ nghĩa. Trong gia đình, thương yêu là một tình cảm tự nhiên như cha mẹ thương yêu con cái và con cái khi đã trưởng thành phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi già yếu. Vợ chồng là những người chủ yếu xây dựng tổ ấm gia đình, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nên ăn ở với nhau phải như "bát nớc đầy", không hề nghĩ đến chuyện thiệt hơn. Anh em trong nhà phải "như thể chân tay", coi "anh thuận, em hòa, là nhà có phúc". Đối với người dưng thì phải biết giúp đỡ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn, bênh vực kẻ yếu với thái độ vô tư khi họ bị kẻ mạnh áp bức. Hàng ngàn năm dưới ách thống trị của phong kiến, cuộc sống của nhân dân lao động nước ta vô cùng cực khổ. Chính sách nô dịch, cướp bóc của bọn thống trị nước ngoài, sự bóc lột dưới nhiều hình thức của bọn địa chủ phong kiến trong nước cùng với bão lụt, hạn hán, mất mùa, các loại dịch bệnh... đã đè nặng lên cuộc sống của nhân dân lao động nước ta. Trước tình cảnh đó, họ cảm thấy thương mình và thương những người cùng cảnh ngộ như mình. Mỗi người đồng cảm với nỗi đau của người khác, sẵn sàng "nhường cơm sẻ áo" cho nhau với tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Tư tưởng "thương người như thể thương thân" ấy được nhân dân ta tôn trọng giữ gìn và chuyển giao qua các thế hệ, trở t
Tài liệu liên quan