Tiểu luận Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm nợ nước ngoài  Theo khoản 8 điều 2 Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình).  Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng tái thiết quốc tế (BIS), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa nợ nước ngoài một cách bao quát hơn như sau: “Tổng vay nợ nước ngoài là khối lượng nghĩa vụ nợ vào một thời điểm nào đó đã được giải ngân và chưa hoàn trả, được ghi nhận bằng hợp đồng giữa người cư trú về việc hoàn trả các khoản gốc cùng với lãi hoặc không lãi, hoặc về việc hoàn trả các khoản lãi cùng với gốc hoặc không cùng với các khoản gốc” 1.2 Phân loại nợ nước ngoài Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả. 1.2.1 Phân loại theo chủ thể đi vay

docx41 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 7227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ---– & —--- BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tiểu luận: Giảng viên : PGS-TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo Lớp : CHT7CN2013 Học viên : Đỗ Nhật Thanh Phan Hoàng Hảo Lê Thị Lan Đỗ Huỳnh Ngọc Minh Lê Văn Minh NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TP. Hồ Chí Minh, 07/2014 MỤC LỤC LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Khái niệm nợ nước ngoài Theo khoản 8 điều 2 Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng tái thiết quốc tế (BIS), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa nợ nước ngoài một cách bao quát hơn như sau: “Tổng vay nợ nước ngoài là khối lượng nghĩa vụ nợ vào một thời điểm nào đó đã được giải ngân và chưa hoàn trả, được ghi nhận bằng hợp đồng giữa người cư trú về việc hoàn trả các khoản gốc cùng với lãi hoặc không lãi, hoặc về việc hoàn trả các khoản lãi cùng với gốc hoặc không cùng với các khoản gốc” Phân loại nợ nước ngoài Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả. Phân loại theo chủ thể đi vay Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó.   Nợ tư nhân Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng. Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả. Phân loại theo thời hạn vay Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. Vì thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia. Nợ dài hạn Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng. Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia. Phân loại theo loại hình vay Vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA Theo định nghĩa của OECD, hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không. Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ  phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể từ 10, 15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng có những mặt trái của nó. Tính ưu đãi của vay hỗ trợ  phát triển chính thức rất rõ rệt, bên cạnh đó, việc vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể. Vay thương mại Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác. Phân loại nợ theo chủ thể cho vay Nợ đa phương:  Chủ yếu đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc, WB, IMF, các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ. Nợ song phương:  Đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. Vai trò của nợ nước ngoài Nguồn vốn vay từ nước ngoài chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vai trò của nó được thể hiện qua các đặc điểm như sau: Đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư Vốn vay nước ngoài đóng vai trò là một nguồn bổ sung cho nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển luôn trong tình trạng thiếu vốn. Với việc đi vay nợ nước ngoài, quốc gia đó có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn. Góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý Thông qua việc vay vốn nước ngoài, mỗi quốc gia sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn vốn về nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài. Ổn định tiêu dùng trong nước Khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính hoặc thiên tai bất ngờ làm ảnh hưởng đến nền sản xuất, kinh tế của mỗi quốc gia thì bên cạnh các khoản viện trợ quốc tế thì vay nợ nước ngoài đóng vai trò là biện pháp góp phần ổn định tiêu dùng trong nước ngắn hạn, giúp nền kinh tế phục hồi. Bù đắp cán thanh toán cân Việc quản lí nợ nước ngoài trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt quan tâm. Việc quản lí không chỉ dừng lại ở việc sử dụng, giám sát các yếu tố nợ nước ngoài sao cho hợp lý mà còn phải đảm bảo tính ổn định của yếu tố nợ nước ngoài. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài Dựa trên quan trọng của vấn đề nợ nước ngoài trong việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, hệ thống đánh giá các chỉ số nợ nước ngoài đã được đưa ra nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với nền an ninh tài chính quốc gia. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài: Chỉ tiêu này được xác định bằng tỉ lệ Tổng nợ/ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; nhằm phản nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này gặp một số khó khăn: nguồn thu xuất khẩu là một nhân tố biến động qua các năm và một quốc gia có thể sử dụng nhiều biện pháp khác ngoài nguồn thu xuất khẩu để trả nợ nước ngoài. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (Nợ/GNI) Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng thu nhập quốc dân, phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài của một quốc gia. Tuy nhiên, các nước đnag phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỉ giá làm giảm tình trạng trầm trọng nợ khiến cho việc sử dụng chỉ tiêu này không đánh giá đúng mức tình trạng nợ. Tỉ lệ trả nợ (Tổng nợ phải trả hàng năm/ Kim ngạch thu xuất khẩu) Tiêu chí này phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đi vay. Tỉ lệ trả lãi (Tổng lãi phải trả hàng năm/ Kim ngạch thu xuất khẩu) Đây là chỉ tiêu hay được dùng nhất để đánh giá nợ vì không đề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỉ trọng nợ ngắn hạn, tỉ lệ nợ thương mại và tỉ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm: Nợ ngắn hạn/ Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong khoảng thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn. Nợ đa phương/ Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận. Do đó, việc tăng cường nợ đa phương trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt. THỰC TRẠNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM - NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam: Ngoài yếu tố tiết kiệm trong nước, các quốc gia đang phát triển – có thể cho là các quốc gia thiếu vốn - cần sự “giúp đỡ” từ yếu tố “ngoại sinh”, Chính phủ cần phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nợ của Chính phủ chủ yếu xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau đây: Nợ ODA (Nguồn vốn vay phát triển chính thức - phần cho vay ưu đãi trong khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA). Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương. Phát hành trái phiếu quốc tế (một hình thức vay nợ nước ngoài vừa mới được Chính phủ áp dụng). Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam Tình hình chung Ngày 8/11/2011, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu an toàn nợ công theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2020 (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương): Đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thực tế tình hình nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến nay như sau: Bảng 1: các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%) 56,3 54,9 55,7 Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%) 42,2 41,5 41,1 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) 3,4 3,5 3,5 Dư nợ Chính phủ so với GDP (%) 44,6 43,2 43,3 Dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách (%) 157,9 162 172 Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách (%) 17,6 15,6 14,6 Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách (%) 5,5 6,7 9,8 Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ (triệu USD) 2.000 3.500 3.500 Nguồn: Bản tin nợ công số 2 – Bộ Tài chính Tổng số dư nợ công nước ta trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 tương đương 56,3% GDP, 54,9% GDP và 55,7 %GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia tương đương với 42,2% GDP năm 2010, 41,5% GDP năm 2011 và 41,1% GDP năm 2012. Dư nợ chính phủ so với GDP là 44,6% GDP năm 2010, 43,2% GDP năm 2011 và 43,3% GDP năm 2012. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2010 là 17,6%, năm 2011 là 15,6% và năm 2012 là 14,6%. Cũng theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21/10/2013, cho biết: “Đến cuối năm 2013, dư nợ công ước khoảng 56,2% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 42,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 39,5% GDP”. Như vậy, với mức nợ công tương đương 56,2% GDP của năm 2013 cho thấy, mức nợ công hiện tại là phù hợp với tiêu chuẩn an toàn về nợ theo thông lệ quốc tế. Bảng 2: Vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2010-2012 (triệu USD, tỷ VND) 2010 2011 2012 USD VND USD VND USD VND Dư nợ (1) 28.008,30 530.253,02 32.032,50 666.372,68 34.872,20 726.317,61 Rút vốn trong kỳ (2) 4.677,89 85.959,33 3.835,25 78.588,66 4.446,32 92.605,78 Tổng trả nợ trong kỳ 1.125,59 20.843,37 1.288,83 26.185,79 1.418,86 29.549,62 Tổng trả nợ gốc trong kỳ 718,11 13.312,70 800,03 16.277,75 880,88 18.345,50 Tổng trả lãi và phí trong kỳ 407,48 7.530,67 488,80 9.908,04 537,98 11.204,12 Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch. Nguồn: Bản tin nợ công số 2 – Bộ Tài chính Bảng 3: Vay và trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh năm 2010-2012 (triệu USD, tỷ VND) 2010 2011 2012 USD VND USD VND USD VND Dư nợ (1) 4.732,97 89.604,65 5.611,41 116.734,15 7.229,82 150.582,72 Rút vốn trong kỳ (2) 1.044,89 19.536,45 1.257,31 25.892,40 2.283,95 47.569,32 Tổng trả nợ trong kỳ 527,50 9.765,36 616,55 12.533,13 876,41 18.251,79 Tổng trả nợ gốc trong kỳ 337,52 6.256,68 415,78 8.465,12 644,38 13.419,63 Tổng trả lãi và phí trong kỳ 189,98 3.508,68 200,77 4.068,01 232,03 4.832,16 (1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch Nguồn: Bản tin nợ công số 2 – Bộ Tài chính Theo thông lệ quốc tế, nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ tối đa chỉ bằng 25% thu ngân sách. Con số này trong năm 2012 là 14,6%, trong khi đó, năm 2013, con số này đã lên tới 26,7% thu ngân sách. Nếu như năm 2010, ngân sách phải trả nợ 1.323,65 triệu USD và gần 24.503 tỷ đồng (cả lãi và phí), thì đến năm 2012, phải trả 2.673,75 triệu USD và hơn 50.520 tỷ đồng (cả lãi và phí). Năm 2013, việc ngân sách phải huy động gần 300.000 tỷ đồng, tăng 100.000 tỷ đồng so với năm 2012 sẽ khiến áp lực trả nợ đè nặng lên chính sách tài khóa năm 2014 và các năm tiếp theo. Trước mắt, năm 2014 có khoảng 122.742 tỷ đồng trái phiếu chính phủ huy động các năm trước đến hạn phải thanh toán, trong khi ngân sách năm 2014 dự toán thấp hơn năm 2013, buộc ngân sách phải gia tăng vay nợ (phát hành trái phiếu chính phủ) không chỉ khiến nợ công gia tăng, mà còn gây áp lực lên thị trường tiền tệ và ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp. Quý I/2014, tình hình trả nợ cả gốc lẫn lãi vẫn tiếp tục căng thẳng, khi số tiền chi ra để trả nợ đã chiếm 12,8% tổng chi ngân sách nhà nước và chiếm 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước, với số tuyệt đối là 29.155 tỷ đồng. Áp lực trả nợ ngày càng căng thẳng hơn, do chi thường xuyên cho bộ máy hành chính đang tăng dần so với tổng chi, từ mức 50,4% năm 2005 lên 61,7% năm 2012, trong đó các khoản chi cho lương, phụ cấp và các khoản chi theo lương đã chiếm 50% tổng chi thường xuyên (tương đương 30% tổng chi ngân sách). Còn trong 3 tháng đầu năm 2014, ngân sách đã phải dành ra 145.468 tỷ đồng để chi thường xuyên, chiếm tới 62,66% tổng chi ngân sách (232.160 tỷ đồng). Ngày 27/3 vừa qua, đồng hồ nợ công thế giới của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP. Tính trên dân số 90,535 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 887,51 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người. Ngày 07/04/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 477/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ trong nước của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia. So với Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 4/5/2013, thì kế hoạch vay mới ban hành đã có một số thay đổi. Thứ nhất, chỉ tiêu vay nợ của Chính phủ được điều chỉnh tăng 52,4% so với kế hoạch trước đó và tăng 59,1% so với kế hoạch năm 2013. Trong đó, các khoản vay trong nước được điều chỉnh tăng 61,7%, trong khi vay nợ nước ngoài được điều chỉnh tăng thấp hơn, ở mức 24,9% so với kế hoạch trước đó. Đối với các khoản nợ trong nước, số tiền vay để bù đắp thâm hụt ngân sách tăng 32,2%.Vay để đầu tư đã được điều chỉnh tăng 122,2% để thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,8% trong năm nay. Kế hoạch này được hiện thực hóa bằng việc phát hành 170.000 tỷ đồng trái phiếu trong giai đoạn 2014 - 2016. Thứ hai, các khoản nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh đã được điều chỉnh giảm 21,7% so với kế hoạch trước đó. Thay vào đó, Chính phủ tăng tổng các khoản vay nợ thêm 52,4%, một phần để bù đắp cho việc giảm các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh do chi phí vay nợ của Chính phủ luôn thấp hơn so với các tổ chức khác, như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Thứ ba, đối với vay ròng nước ngoài, tổng hạn mức vay của quốc gia đã tăng thêm 11,2% so với kế hoạch trước đó. Trong khi giới hạn cho vay thương mại nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh vẫn giữ nguyên, thì giới hạn vay nước ngoài của Chính phủ và vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đã tăng 18% so với kế hoạch đưa ra trước đó. Bảng 4: Kế hoạch vay nước ngoài năm 2014 Nguồn: Quyết định 477/QĐ-TTg ngày 07/04/2014 Mặc dù các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động tín dụng, song Chính phủ dường như vẫn thiên về vay nước ngoài vì các khoản vay này có thể có lãi suất thấp hơn, hơn nữa, Chính phủ cũng không muốn tạo quá nhiều áp lực lên lãi suất đồng nội tệ (lãi suất VND có thể cao hơn nếu số lượng trái phiếu chính phủ phát hành tăng lên). Tuy nhiên, việc tăng thêm quá nhiều khoản vay vốn nước ngoài có thể tạo ra áp lực về việc mở rộng cung tiền, tăng lạm phát, lãi suất VND và tỷ giá hối đoái. Nếu vay bằng ngoại tệ để tài trợ cho các dự án có thu nhập bằng VND sẽ tạo ra rủi ro ngoại hối và những biến động trong báo cáo thu nhập. Để giảm áp lực trả nợ bằng ngoại tệ, Chính phủ đã và sẽ phải giữ tỷ giá không tăng quá nhiều, để có thể làm cho VND tăng giá thực so với USD (sau khi điều chỉnh lạm phát). Khi VND tăng giá thực, hàng nhập khẩu sẽ có giá rẻ hơn và khu vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm sức cạnh tranh hơn trên thị trường cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, nếu có bất kỳ sự suy giảm nào trong đánh giá định mức rủi ro tín dụng Chính phủ sẽ có thể dẫn đến việc bên cho vay yêu cầu trả nợ trước hạn, ngay cả khi các hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển tốt. Cùng với kế hoạch vay, Thủ tướng cũng quyết định kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2014 là 208.883 tỷ đồng, trong đó, trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng, trong đó, nghĩa vụ trả nợ của các chương trình, dự án được cấp phát từ ngân sách nhà nước là 26.427 tỷ đồng và chi trả nợ của các khoản vay về cho vay lại là 22.773 tỷ đồng. Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay không phải quá nhiều, nhưng vẫn cần theo dõi xu hướng để đảm bảo tình hình không xấu đi. Lãi suất vay nợ và điều kiện vay nợ của Việt Nam hiện nay Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lãi suất vay nợ của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Điều này có thể là hệ quả của việc Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cũng như việc uy tín nợ quốc gia bị ảnh hưởng do một số bất ổn của kinh tế vĩ mô và sự kiện Vinashin. Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có thời hạn dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA). Các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, không lãi và phí quản lý là 0,75%/năm; khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và có lãi suất từ 1% -1,5%/năm; các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.. Cùng với việc trở thành nước có mức thu nhập trung bình, nền kinh tế đang bộc lộ những rủi ro ngày càng rõ nét sẽ khiến Việt Nam khó có thể tiếp tục thu hút được những khoản nợ lãi suất thấp trong thời gian tới. Thực tế cũng cho thấy, lãi suất vay nợ của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên cả do Việt Nam đã bị giảm mức nhận ưu đãi vì gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, cũng như do ít nhiều giảm cả mức tín nhiệm quốc gia (theo một vài đánh giá cá biệt là từ BB+ xuống BB) vì những e ngại bất ổn của ki