Năm 1969 - Nhà máy cà phê Corone
Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê Coronel có công suất thiết kế 80 tấn cà phê hòa tan/năm, với toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy Cà phê Coronel tự hào là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn khu vực các nước Đông Dương
Năm 1975 - Nhà máy Cà phê Biên Hòa
Khi Việt Nam thống nhất, gia đình Coronel trở về Pháp. Họ bàn giao Nhà máy cho Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý. Tại thời điểm bàn giao, Nhà máy Cà phê Coronel vẫn chưa chạy thử thành công bởi dù rất đam mê công việc, nhưng vốn là kỹ sư nông nghiệp, ông Marcel Coronel chưa tìm được cách “thuần phục” được hệ thống dây chuyền phức tạp gồm rất nhiều máy móc, thiết bị chế biến cà phê hòa tan.
Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan
Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò trước sự vui mừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy. Trong suốt hai năm trước đó, tập thể các kỹ sư, công nhân đã ngày đêm cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu để có thể vận hành thành công nhà máy. Năm 1977 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà phê Biên Hòa và cũng là của ngành cà phê Việt Nam: lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.
48 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 8606 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
Tên tiếng Anh : VINACAFÉ BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : VINACAFÉ B.H
Vốn điều lệ : 265.791.350.000 đồng ( Hai trăm sáu mươi lăm tỷ bảy trăm chín mươi mốt triệu ba trăm năm mươi ngàn đồng)
Trụ sở chính : Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại :+84 -61- 3836554
Fax :+84 - 61- 3836108
Website : www.vinacafebienhoa.com
Email : vinacafe@vinacafebienhoa.com
Giấy CNĐKKD : Số 4703000186 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp l lần đầu ngày 29/12/2004 và thay đổi lần thứ 4 ngày 10/11/2010
Tên cổ phiếu : Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa
Mã cổ phiếu : VCF
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉBIÊN HÒA
Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1969 - Nhà máy cà phê Corone
Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê Coronel có công suất thiết kế 80 tấn cà phê hòa tan/năm, với toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy Cà phê Coronel tự hào là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong toàn khu vực các nước Đông Dương
Năm 1975 - Nhà máy Cà phê Biên Hòa
Khi Việt Nam thống nhất, gia đình Coronel trở về Pháp. Họ bàn giao Nhà máy cho Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà phê Coronel được đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực phẩm quản lý. Tại thời điểm bàn giao, Nhà máy Cà phê Coronel vẫn chưa chạy thử thành công bởi dù rất đam mê công việc, nhưng vốn là kỹ sư nông nghiệp, ông Marcel Coronel chưa tìm được cách “thuần phục” được hệ thống dây chuyền phức tạp gồm rất nhiều máy móc, thiết bị chế biến cà phê hòa tan.
Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan
Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò trước sự vui mừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy. Trong suốt hai năm trước đó, tập thể các kỹ sư, công nhân đã ngày đêm cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu để có thể vận hành thành công nhà máy. Năm 1977 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà phê Biên Hòa và cũng là của ngành cà phê Việt Nam: lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.
Năm 1978 – Cà phê Việt Nam xuất ngoại
Theo Nghị định thư Việt Nam ký kết với các nước trong hệ thống XHCN về hàng đổi hàng, từ 1978, Nhà máy Cà phê Biên Hòa bắt đầu xuất khẩu cà phê hòa tan đến các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.
Năm 1983 – Thương hiệu Vinacafé ra đời
Trong suốt những năm 1980, Nhà máy Cà phê Biên Hòa vừa nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, vừa sản xuất cà phê hòa tan xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nhà nước. Cùng với địa chỉ sản xuất được ghi trên từng bao bì sản phẩm, tên “Vinacafé” bắt đầu xuất hiện ở thị trường Đông Âu bắt đầu từ 1983, đánh dầu thời điểm ra đời của thương hiệu Vinacafé
Năm 1990 – Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam
Vào cuối những năm 1980, các đơn đặt hàng cà phê hòa tan Vinacafé ngày càng giảm, theo cùng với tốc độ diễn biến bất lợi của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Năm 1990, Vinacafé chính thức quay trở lại thị trường Việt Nam dù trước đó một số sản phẩm của Nhà máy Cà phê Biên Hòa đã được tiêu thụ ở thị trường này.
Năm 1993 – Ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1
Khi quay lại Việt Nam, các sản phẩm của Nhà máy cà phê Biên Hòa rất khó tìm được chỗ đứng, do trước đó thị trường cà phê Việt Nam đã được định hình bởi thói quen uống cà phê rang xay pha tạp (hệ lụy từ chính sách ngăn sông cấm chợ dẫn đến thiếu hụt cà phê nguyên liệu, người ta phải độn ngô và nhiều phụ gia khác vào cà phê). Cùng với những bước chập chững của Vinacafé, người Việt cũng lần đầu tiên đến với cà phê hòa tan. Cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé ra đời đã được thị trường đón nhận nhanh chóng. Giải pháp đưa đường và bột kem vào cà phê đóng sẵn từng gói nhỏ đã giúp người Việt Nam lần đầu tiên được thoả mãn thói quen uống cà phê với sữa mà không phải chờ cà phê nhỏ giọt qua phin. Cà phê hòa tan 3 trong 1 thành công nhanh đến mức thương hiệu Vinacafé ngay lập tức được Nhà máy Cà phê Biên Hòa đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới
Năm 1998 – Khởi công nhà máy thứ hai
Năm 1998 đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự lớn mạnh vượt bậc. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan thứ hai được khởi công xây dựng ngay trong khuôn viên của nhà máy cũ. Nhà máy này có công suất thiết kế 800 tấn cà phê hòa tan/năm, lớn gấp 10 lần nhà máy cũ. Chỉ sau đó 2 năm, nhà máy mới đã chính thức được đưa vào vận hành để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu
Năm 2004 – Công ty CP Vinacafé Biên Hòa
Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê Biên Hòa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Yêu quý đứa con tinh thần, cộng với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập (hầu hết là người của Nhà máy Cà phê Biên Hòa) đã đặt tên mới cho công ty là: Công ty Cổ phần VINACAFÉ BIÊN HÒA (Vinacafé BH). Đây cũng là thời điểm mở ra một chương mới cho lịch sử Công ty khi mà nó hoạch định lại chiến lược phát triển, viết lại sứ mệnh, tầm nhìn mới và xác định những giá trị cốt lõi của mình, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2010- Khởi công nhà máy thứ 3 tại Long Thành, Đồng Nai
Nhà máy thứ 3 có công suất 3.200 tấn cà phê hòa tan nguyên chất/năm, lớpn gấp 4 lần nhà máy thứ hai và gấp 40 lần nhà máy thứ nhất của Vinacafé Biên Hòa và công nghệ tiên tiến nhất thế giới tính đến năm 2010. Khi nhà máy đi vào hoạt động, mỗi giờ Việt Nam sẽ có thêm nửa tấn cà phê hòa tan đưa vào thị trường quốc tế. Điều này góp phần đẩy mạnh thương hiệu cà phê Việt nam ra thị trường Quốc tế.
Năm 2011- Niêm yết tại HoSE
Được sự chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khóa Nhà Nước và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM (HoSE) ngày 28/01/2011 Công Ty Cổ Phần Vinacafé Biên Hòa nhận quyết định niêm yết tại HoSE với mã chứng khóa VCF. Ngày 28/01/2011 cũng chính là ngày giao dịch chính thức cổ phiểu của VCF tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, kinh doanh,xuất, nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm
Những thành tựu đã đạt được:
Vinacafé Biên Hòa đã đạt được nhiều thành tựu, danh hiệu để khẳng định uy tín và vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh được người tiêu dùng tin cậy. Tiêu biểu là các danh hiệu và giải thưởng như:
Các danh hiệu do Nhà nước phong tặng gồm:
Huân chương Lao Động hạng Ba năm 1997. Huân Chương Lao động hạng Nhì năm 2001. Danh hiệu Anh Hùng Lao Động năm 2007
Danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn :
Hàng Việt Nam chất lượng cao 14 năm liền kể từ năm 1997. Top 5 các thương hiệu thuộc ngành hàng giải khát năm 2001. Sản phẩm Việt Nam tốt nhất năm 2010
Danh hiệu do các tổ chức chứng nhận:
Năm 2005: Thương hiệu mạnh Việt nam; Thương hiệu Nổi tiếng do VCCI-Nielsen điều tra.
Năm 2006: Giải thưởng Quả chuông vàng của Hiệp Hội Quảng cáo Việt Nam. Thương hiệu mạnh Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Giải thưởng quốc tế WIPO của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới thuộc Liên Hợp Quốc
Năm 2007: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Doanh nghiệp xuất khẩu Uy tín; Thương hiệu mạnh Việt Nam
Năm 2008: Được lựa chọn vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia lần 1; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Thương hiệu mạnh Việt Nam
Năm 2009: Thương Hiệu mạnh Việt Nam;; Doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả Công nghệ thông tin; Sao vàng Đất Việt; Thương hiệu Nổi tiếng do VCCI-Nielsen điều tra
Năm 2010: Được lựa chọn vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia lần 2; Thương hiệu mạnh Việt Nam; Sao vàng Đất Việt, Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia
Năm 2011: Hàng Việt nam Chất Lượng Cao; Top 10 Thương hiệu mạnh
Dòng sản phẩm và nhãn hiệu nổi tiếng:
Cà phê rang xay:
Gồm có: Cà phê xay Vinacafé Select, Vinacafé Super, Vinacafé Natural, Vinacafé Gold
Cà phê hòa tan:
Gồm có: Vinacafé hòa tan đen , Vinacafé hòa tan 3 trong 1, Vinacafé hòa tan 4 trong 1
Ngũ cốc dinh dưỡng:
Gồm có: Ngũ cốc dinh dưỡng Vinacafé, ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn
Hệ thống phân phối:
Hệ thống phân phối của Vinacafé Biên Hòa có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hàng trăm nhà phân phối, hàng trăm điểm bán lẻ. Vinacafé Biên Hòa đã đăng ký thương hiệu ở 70 quốc gia và xuất khẩu thường xuyên đến 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Châu Âu, Vinacafé Biên Hòa đã được công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nhiều năm, được các đối tác nước ngoài đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm.
Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty:
Đại Hội Đồng CĐ
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Phòng Kế Toán Tài Chính
Phòng Marketing
Phòng KCS
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phân Xưởng Cà Phê Sữa HTP
Phân Xưởng Cà Phê Hòa Tan
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Kinh Doanh
Phó Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
6.1 Sơ đồ tổ chức công ty:
Bộ máy lãnh đạo:
Hội đồng quản trị của công ty Vinacafé Biên Hòa gồm có 7 thành viên.
Ông Đỗ Văn Nam: Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Đỗ Văn Nam là cử nhân kinh tế, giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty cà phê Việt Nam từ tháng 6 năm 2005 và là đại diện phần vốn góp của nhà nước tại Vinacafé Biên Hòa. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa các nhiệm kỳ 2005-2009 và 2010-2014.
Ông Phạm Quang Vũ: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.
Ông Vũ là cử nhân kinh tế, có nhiều năm gắn bó với ngành cà phê và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê. Ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinacafé Biên Hòa từ tháng 06 năm 2010
Ông Lê Hùng Dũng: Phó Tổng Giám đốc Tài Chính kiêm Kế toán trưởng.
Ông Dũng là cử nhân kinh tế, cử nhân luật, ông có nhiều năm gắn bó với công ty, là nhân viên kế toán của Nhà máy cà phê Biên Hòa từ tháng 06 năm 1988. Ông giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng của công ty Vinacafé Biên Hòa từ tháng 06 năm 2010.
Ông Lê Quang Chính: Phó Tổng Giám đốc về Đầu tư- Xây dựng cơ bản
Ông Chính là cử nhân kinh tế, có nhiều năm gắn bó với công ty. Từ 06/1982 đến 04/1988 ông là Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ Nhà máy Cà phê Biên Hòa. Ông Chính trở thành Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa từ tháng 06 năm 2010.
Với bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều năm công tác trong công ty Vinacafé Biên Hòa cũng như có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê nên họ hiểu rõ những đặc điểm trong công ty cũng như trong lĩnh vực mà công ty đang sản xuất kinh doanh. Điều này đảm bảo cho bộ máy lãnh đạo hoạt động có hiệu quả để đưa công ty phát triển đúng hướng trong một thị trường mà sự cạnh tranh ngày một gay gắt và quyết liệt hơn.
PHẦN II: PHÂN TÍCH TỔNG QUANG VỀ NGÀNH CÀ PHÊ
Đặc điểm của ngành cà phê:
Nguồn nguyên liệu:
Ngành cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có đặc điểm là sản lượng cà phê được sản xuất ra có tính chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trên thế giới, Brazil là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất, tiếp theo đến Việt và Indonesia đứng thứ ba. Cà phê thu hoạch theo vụ mùa, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như đặc tính mùa vụ của cây cà phê. Theo nghiên cứu, cây cà phê có đặc tính thông thường sau một vụ được mùa thì sản lượng cà phê của vụ tiếp sau thường sẽ giảm sút. Theo nghiên cứu của Neumann Kaffee Gruppe (NKG) tổng sản lượng cà phê thế giới năm 2010-2011 đạt 8.55 triệu tấn cao hơn năm 2009-2010 khoảng 1.254 triệu tấn. Tuy nhiên, theo dự báo Brazil sẽ có một vụ thu hoạch được mùa trong khi điều kiện khí hậu ở Việt Nam sẽ gặp bất lợi nên sản lượng cà phê thu hoạch ở Việt Nam dự kiến sẽ không có đột phá.
Có hai loại cà phê là Arabica và Robusta, trong đó Arabica là loại cà phê có chất lượng cao phù hợp để sản xuất cà phê rang xay, còn Robusta là loại cà phê có chất lượng thấp hơn nên thường chỉ phù hợp để sản xuất cà phê hòa tan. Ở Brazil và Indonesia có điều kiện phù hợp cho việc sản xuất cả hai loại cà phê Arabica và Robusra nhưng với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thì Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào Robusta. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê:
Mỹ, Brazil, Đức là ba quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Ước tính 3 nước này tiêu thụ khoảng 37% sản lượng cà phê của thế giới.
Bảng 1: Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người năm 2007
Kg/người
Thế giới
1.3
Bắc Âu
10.0
Tây Âu
5.0
Brazil
5.3
Mỹ
4.2
Việt Nam
0.7
Indonesia
0.5
Nguồn: Viện Tài Nguyên Thế Giới
Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng khoảng 2%/năm trong giai đoạn 1997-2010. Mặc dù năm 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nhu cầu tiêu thụ cà phê năm 2009 chỉ tăng 0.9% nhưng sang đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ đã tăng trở lại 1.5%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ cà phê giữa các thị trường phát triển và đang phát triển có sự khác biệt. Trong khi các thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định thì những thị trường có nhu cầu tăng mạnh là những thị trường mới nổi như: Brazil, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines.
Triển vọng phát triển của ngành cà phê ở Việt Nam:
Những thuận lợi cho việc phát triển ngành cà phê ở Việt Nam:
Như đã phân tích, nhu cầu tiêu thụ cà phê cũng như tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong giai đoạn hiện nay tăng nhanh là một trong những thuận lợi cho việc phát triển cà phê của Việt Nam. Việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê đã tạo ra những chuyển biến đối với nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới. Quá trình đô thị hóa khiến những nước chuyên xuất khẩu cà phê như Brazil lại trở thành nước tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Việc cà phê được tiêu thụ nhiều hơn tại thị trường nội địa đã làm cho cà phê xuất khẩu của Brazil giảm đi đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Mỹ La Tinh và Đông Nam Á chiếm 88% nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng thêm trong năm 2010.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Với lợi thế giá cà phê Robusta rẻ hơn so với Arabica nên cà phê Robusta được ưa chuộng hơn ở những thị trường đang phát triển như Brazil, Indonesia… với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng trên 5%/năm. Ngoài ra, khi cà phê với sản phẩm cà phê hòa tan đang xâm nhập vào những thị trường có truyền thống uống trà như Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta sẽ tiếp tục gia tăng. Sản lượng cà phê tiêu thụ tại Trung Quốc trong 5 năm qua đã tăng nhanh với tốc độ trung bình là 6,9%/năm.
Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của 2 nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn là Brazil và Indonesia tăng nhanh nên các nước này phải tăng cường phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước khiến sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu sẽ bị sụt giảm. Điều này là một lợi thế không nhỏ đối với ngành cà phê của Việt Nam vì hiện tại nước ta đang xuất khẩu khoảng 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất.
Những khó khăn trong việc phát triển của ngành cà phê Việt Nam:
Một trong những khó khăn của ngành cà phê Việt Nam đó là chất lượng sản phẩm chưa cao. Việc cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta với chất lượng không cao chỉ chủ yếu dùng để sản xuất cà phê hòa tan làm cho sản phẩm cà phê Việt Nam không được đa dạng hóa. Công nghệ thu hoạch, phơi, rang, sấy cà phê còn được thực hiện một cách thủ công, chưa được trang bị những công nghệ hiện đại dẫn tới lượng tạp phẩm trong cà phê còn nhiều làm giảm chất lượng và không đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng trên thế giới như ISO 1047-2004… Ngoài ra, dù là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng cà phê của Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo dựng được cho mình những thương hiệu cà phê xứng tầm quốc tế, từ đó làm cho uy tín và danh tiếng của cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được dấu ấn trên thị trường tiêu thụ cà phê quốc tế đặc biệt là đối với những thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật.
Sự cạnh tranh trong ngành cà phê Việt Nam:
Dựa trên những phân tích về nhu cầu tiêu thụ cũng như tốc độ tiêu thụ cà phê ngày càng gia tăng nhanh chóng, ta có thể thấy ngành cà phê đã phát triển tốt trong thời gian qua cũng như hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng trong tương lai. Cũng chính triển vọng phát triển đầy hứa hẹn ấy đã làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu cà phê lớn đang thống trị thị trường cà phê Việt Nam hiện nay là: Vinacafé Biên Hòa, Nestle và Trung Nguyên ngày càng trở nên gay gắt. Sau đây là vài nét sơ lược về những đối thủ cạnh tranh chính của Vinacafé Biên Hòa
Cà phê Trung Nguyên:
Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhàn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê Việt quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hung mạnh với 6 công thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty lien doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công tu thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Nestle Việt Nam:
Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức. Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, Nestlé là công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ. Nestlé có 500 nhà máy và Nestlé đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1916. Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm như Guigoz, Lait Mont-Blanc, Maggi đã trở nên thân thuộc với các thế hệ người tiêu dùng Việt Nam. Nestlé trở lại Việt Nam vào năm 1990, và mở một văn phòng đại diện vào năm 1993. Vào năm 1995, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestlé S.A. Cũng vào năm 1995, Nestlé được cấp giấy phép thành lập Nhà máy Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hoà tan Nescafe, trà hoà tan Nestea và đóng gói thức uống Milo, Bột ngũ cốc dinh dưỡng Nestle,bột nêm và nước chấm Maggi, Bột kem Coffee-Mate
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINACAFÉ BIÊN HÒA
Định hướng phát triển:
Công ty Vinacafé Biên Hòa đã đưa ra các chiến lược phát triển 10 năm từ năm 2004 đến 2014 với các vấn đề chủ yếu sau:
Về sản xuất:
Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.
Phát huy tối đa thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm sản xuất lâu năm để đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan.
Tập trung vào hàng có nhãn hiệu
Công nghệ sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường
Về marketing:
Thương hiệu số 1 và có thị phần lớn nhất tại Việt Nam về cà phê hòa tan.
Xuất khẩu thành công các sản phẩm mang thương hiệu Vinacafé.
Kênh phân phối hiệu quả cả trong và ngoài nước
Hiểu rõ thị trường và người tiêu dùng bằng nghiên cứu có hệ thống.
Về quản trị và tổ chức:
Đạt tới trình độ quản trị tiên tiến theo các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời phù hợp với Luật doanh nghiệp
Thu hút tốt nguồn vốn từ bên ngoài
An toàn và hiệu quả trong đầu tư tài chính
Về nguồn nhân lực:
Có nguồn nhân lực đủ mạnh
Tạo động lực phấn đấu và phát triển cho nhân viên
Sứ mệnh của Vinacafé Biên Hòa: trở thành một công ty sở hữu các thương hiệu mạnh và đáp ứng thế giới người tiêu dùng bằng các saen phẩm thực phẩm và đồ uống có chất lượng cao và độc đáo trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của họ và tuân thủ các giá trị cốt lõi của công ty.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Về trung hạn, Vinacafé Biên