Quốc hội là cơ quan giám sát việc thực hiện các chính sách tiền tệ. Trong khi đó, NHNN hoạt động như cơ quan chính phủ trực tiếp ban hành và thực hiện các chính sách tiền tệ này. NHNN cũng thực hiện cho vay đối với các NHTM, đại diện sở hữu nhà nước trong các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD).
- Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính hoạt động trung gian giữa khách hàng gửi tiền và khách hàng mượn tiền.
- Tài sản của ngân hàng (Bank’s assets): thu nhập của NHTM được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này, hay còn gọi là “tài sản có sinh lãi” (earning assets), bao gồm các khoản tín dụng (tín dụng thương mại, tiêu dùng, nhà đất) và chứng khoán.
- Nợ của ngân hàng (Bank’s liability): các khoản nợ chủ yếu của ngân hàng bao gồm tiền gửi của khách hàng, các khoản nợ và vốn cổ đông.
- Hiện tại, chỉ có khoảng hơn 7% dân số việt nam tham gia vào dịch vụ tiền gửi, mở tài khoản ở ngân hàng. Ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, tiềm năng phát triển còn rất lớn.
- Hiện Việt Nam có hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó phần lớn là các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) vừa và nhỏ. Nhiều ngân hàng có vốn dưới 1,000 tỷ VNĐ.
- Mức độ tập trung của thị trường cao, một số ngân hàng lớn, chủ yếu là các NHTMQD, chiếm phần lớn thị phần. Tuy nhiên, doanh thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vốn đòi hỏi cao về quản trị rủi ro. Trong khi đó, doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng khác vẫn còn hạn chế.
- Mặc dù đã được cải thiện, nợ xấu vẫn là một vấn đề phổ biến trong các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là NHTMQD
17 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích ngành ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG
I. Đặc điểm và các dịch vụ cơ bản của ngân hàng.
1. Đặc điểm của ngành ngân hàng việt nam.
- Quốc hội là cơ quan giám sát việc thực hiện các chính sách tiền tệ. Trong khi đó, NHNN hoạt động như cơ quan chính phủ trực tiếp ban hành và thực hiện các chính sách tiền tệ này. NHNN cũng thực hiện cho vay đối với các NHTM, đại diện sở hữu nhà nước trong các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD).
- Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính hoạt động trung gian giữa khách hàng gửi tiền và khách hàng mượn tiền.
- Tài sản của ngân hàng (Bank’s assets): thu nhập của NHTM được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này, hay còn gọi là “tài sản có sinh lãi” (earning assets), bao gồm các khoản tín dụng (tín dụng thương mại, tiêu dùng, nhà đất) và chứng khoán.
- Nợ của ngân hàng (Bank’s liability): các khoản nợ chủ yếu của ngân hàng bao gồm tiền gửi của khách hàng, các khoản nợ và vốn cổ đông.
- Hiện tại, chỉ có khoảng hơn 7% dân số việt nam tham gia vào dịch vụ tiền gửi, mở tài khoản ở ngân hàng. Ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, tiềm năng phát triển còn rất lớn.
- Hiện Việt Nam có hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó phần lớn là các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) vừa và nhỏ. Nhiều ngân hàng có vốn dưới 1,000 tỷ VNĐ.
- Mức độ tập trung của thị trường cao, một số ngân hàng lớn, chủ yếu là các NHTMQD, chiếm phần lớn thị phần. Tuy nhiên, doanh thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vốn đòi hỏi cao về quản trị rủi ro. Trong khi đó, doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng khác vẫn còn hạn chế.
- Mặc dù đã được cải thiện, nợ xấu vẫn là một vấn đề phổ biến trong các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là NHTMQD.
2. Các dịch vụ cơ bản:
* Các dịch vụ ngân hàng truyền thống:
- Trao đổi tiền tệ:
- Chiết khấu thương phiếu:
- Cho vay thương mại:
- Nhận tiền gởi tiết kiệm:
- Bảo quản vật có giá:
- Tài trợ các hoạt động của chính phủ:
- Cung cấp các tài khoản giao dịch:
- Cung cấp dịch vụ uỷ thác:
* Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại:
- Tư vấn tài chính:
- Quản lý Ngân quỹ:
- Cho vay tiêu dùng:
- Cho thuê tài chính:
- Cho vay tài trợ dự án:
- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm:
- Môi giơi chứng khoán:
- Ngoài ra là các dịch vụ thẻ tín dụng hoặc các dịch vụ Ngân hàng quốc tế được Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình.
II. Thuận lợi và thách thức trong hoạt động ngân hàng.
1.Thuận lợi.
Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng vai trò của NHTM trong thanh toán ngày càng mạnh hơn.
NHTM VN từng bước mở rộng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nhu cầu cầu của nền kinh tế, đời sống.
NHTM VN đã thiết lập được đội ngũ chi nhánh đông đảo trong tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn và tín dụng đến những vùng tiềm năng.
Khung pháp lý đang được hình thành đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập tốt với quốc tế.
Việt nam đang trong quá trình hội nhập, đó là điều kiện thuận lợi để ngành ngân hàng phát triển từ quy mô vốn đến công nghệ, nghiệp vụ quản lý rủi ro…
2.Khó khăn.
Tăng trưởng tín dụng nóng: mức độ tăng trưởng tín dụng 3 quý đầu năm 2009 là 33.29% cao hơn năm 2008 (21-22%) và mức kiểm soát tăng trưởn tín dụng cả năm 2009(30%) .. Việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt đã nâng nợ xấu tại một số ngân hàng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay đầu tư với thị trường bất động sản.
Được bảo hộ: Hiện nay ngành ngân hàng đang được bảo hộ khá nhiều. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh đến từ các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng gia tăng. Do vậy, phải chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh khi bị giảm bảo hộ là việc cần thiết đối với các ngân hàng trong nước hiện nay.
Chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong nước còn yếu kém: Hiện tượng nhân viên làm việc đủng đỉnh trong khi khách hàng đang chờ đợi là hiện tượng còn khá phổ biến tại một số ngân hàng trong nước
Công nghệ lỗi thời: Mặc dù gần đây các ngân hàng trong nước đã đẩy mạnh việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả của những đầu tư không đồng đều.
Khả năng quản lý rủi ro còn yếu kém: Có thể nói, cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật của nhiều ngân hàng Việt.
Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro trong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu. Nhiều ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường.
III. Tình hình chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2008:
Năm tài chính 2008 là một năm thế giới trải qua nhiều biến động mạnh mẽ chưa từng có trong nhiều thập niên qua. Khởi nguồn là khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ cuối năm
2007 và lan rộng khắp toàn cầu kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt định chế tài chính khổng lồ và sự suy giảm kinh tế trên khắp các quốc gia trên thế giới.
Cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng bước vào năm 2008 với nhiều hậu quả nặng nề mà những nguyên nhân chính được dự báo trước đã bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết đó là chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư kém, tăng trưởng tín dụng cao, nhập siêu quá mức an toàn, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, lạm phát tăng cao.
Với tình hình đó, Chính phủ và NHNN Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp và chính sách tiền tệ, tín dụng để kiểm soát và hỗ trợ nền kinh tế nhưng đồng thời cũng gây ra những cú sốc nặng nề đến hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
1. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng giảm sút mạnh đầu năm 2008 và sau đó cải thiện ở những tháng cuối năm:
Bắt nguồn từ việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ từ cuối năm 2007 với mức tăng trưởng trung bình lên đến 54% đã dẫn đến CPI tăng 22.47% và giá hàng hóa đầu vào tăng cao, lạm phát trở thành mối lo ngại chung của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 8.25% đầu năm 2008 lên 14% vào giữa năm 2008 qua 4 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản để kìm hãm tăng trưởng dư nợ và lạm phát.
Các ngân hàng tăng trưởng tín dụng quá nóng trong năm 2007 đến đầu năm 2008 đều thiếu hụt nguồn vốn dẫn đến phải huy động với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng (bình quân trên 20%/năm, cá biệt có một số thời điểm lên tới 30% thậm chí hơn
40%/năm) và huy động khách hàng với lãi suất 18-20% để duy trì thanh khoản. Lãi suất huy động tiền gửi một số ngân hàng (Kiên Long, Đại Dương, Đông Nam Á, Nam Việt, Gia Định) có lúc tăng lên trên 19%. Lãi suất cho vay cũng theo đó tăng cao nhưng lại bị khống chế bởi trần lãi suất dẫn đến chênh lệch lãi giảm, thu nhập từ lãi của các ngân hàng cuối quý 2/2008 đã giảm mạnh mẽ so với 2007.
Cùng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ khác của Chính phủ như tăng dự trữ bắt buộc, yêu cầu các NH mua tín phiếu bắt buộc, đến tháng 10/2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được điều chỉnh giảm dần, tăng trưởng lạm phát được kiểm soát cùng với hệ quả tất yếu là kinh tế suy giảm, khả năng sinh lời các tổ chức tín dụng giảm sút thì NHNN bắt đầu giảm lãi suất cơ bản xuống còn 13% và đến cuối 2008 giảm còn 7.95%. Đồng thời, NHNN cũng tăng lãi suất dự trữ bắt buộc lên 5% (21/10/08), tăng lãi suất tín phiếu phát hành 2008 lên
13% (1/7/08) và cho phép NH cầm cố, chiết khấu hoặc thanh toán trước hạn các tín phiếu này, do đó, áp lực thanh khoản của các NH đã được giảm nhẹ.
2. Chất lượng tín dụng suy giảm do những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế trong nước nói riêng
Đầu năm 2008, áp lực từ sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu đã dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút mạnh mẽ cùng lúc đó lãi suất tăng cao đã khiến cho 70% doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng chi trả lãi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nợ xấu trong hệ thống tăng cao.
Tăng trưởng tín dụng chỉ tăng mạnh ở quý 1/2008 trung bình khoảng 18% và chỉ tăng nhẹ ở cuối năm với mức tăng trung bình 21% thấp hơn nhiều so với tăng trưởng năm 2007 (54%) do các ngân hàng e ngại về tình hình kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc 70% dư nợ cho vay được thế chấp bằng bất động sản (khoảng 500,000 tỷ đồng năm 2008) và 9.15% tổng dư nợ cho vay có liên quan bất động sản của hệ thống ngân hàng lại tiếp tục dẫn đến rủi ro khó thu hồi nợ của ngân hàng do thị trường bất động sản Việt Nam năm 2008 xuống dốc nghiêm trọng sau ảnh hưởng của những bong bóng thị trường năm 2007. (Nguồn: Vneconomy, ngày 06/10/08)
3. Kết quả kinh doanh cuối 2008 cho thấy đa số ngân hàng không thực hiện được mục tiêu lợi nhuận:
Ngân hàng ROE (%)
Lợi nhuận kế hoạch năm 2008
Lợi nhuận trước thuế thực tế
% thực hiện
(Đvt: tỷ đồng)
(Đvt: tỷ đồng)
Đông Á
14.31
800
690
86.25
Eximbank
5.41
1,300
988
76.00
Sacombank
12.31
1,500
1,100
73.33
VPbank
5.95
550
199
36.13
HDB
3.61
280
80
28.57
ABbank
1.21
500
70
14.00
Việt Á
2.19
290
22
7.72
Hai ngân hàng lớn trong khối TMCP là Sacombank và Eximbank phải điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận. Sau kết quả kinh doanh quý 2/08, Sacombank đã điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận từ 2,000 tỷ xuống còn 1,500 tỷ nhưng kết quả cuối năm chỉ đạt được 1,110 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Với Eximbank, mặc dù nhiều lần khẳng định sẽ duy trì mức lợi nhuận đặt ra cả năm 2008 là 1.500 tỷ đồng (năm 2007 đạt 700 tỷ đồng), nhưng sau 2 tháng với nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, trong ĐHCĐ ngày 21/3, Eximbank đã phải điều chỉnh xuống còn 1.300 tỷ đồng, nhưng kết quả cuối cùng chỉ đạt 988 tỷ đồng.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH trung bình ngành năm 2008 giảm mạnh còn 9.5% so với 14.56% năm 2007 cho thấy xu hướng sụt giảm lợi nhuận toàn ngành.
Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của các NH năm 2009 khoảng 33% tăng so với 25% năm 2008 do sự biến động mạnh của thị trường ngoại hối với tỷ giá USD so với VND tăng vọt lên 9%, giá vàng tăng kỷ lục cũng như biến động liên tục về lãi suất trên thị trường tiền tệ đã làm thu nhập ngoài lãi các ngân hàng nhỏ thua lỗ nhưng cũng lại góp phần lớn vào kết quả kinh doanh ngoài lãi của các ngân hàng có kinh nghiệm về kinh doanh tiền tệ và ngoại hối như ACB, Eximbank và một số ngân hàng lớn khác.
4. Quá trình tăng vốn của nhiều ngân hàng trong năm 2008 tương đối đạt kế hoạch đề ra:
Xét chi tiết kế hoạch tăng vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại, có thể nhận thấy rằng các ngân hàng đều tăng vốn có lộ trình nhất định và sử dụng cả hai phương thức tăng vốn là phát hành thêm cổ phiếu kết hợp với việc sử dụng nguồn thặng dư phát hành cổ phần của năm trước, giảm khối lượng cung hàng ra thị trường trong thời điểm này. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng thực hiện được mục tiêu tăng vốn.
Về mặt thành công trong việc tăng vốn lớn nhất phải kể đến Eximbank, với kế hoạch tăng vốn rất lớn: từ 2,800 tỷ lên 7,400 tỷ đồng, nhưng lộ trình được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tăng lên 4,425 tỷ đồng trong đó 386.7 tỷ đồng chia cổ tức bằng cổ phiếu, 1,106 tỷ đồng nhận vốn góp từ Tập đoàn Sumitomo và các quỹ đầu tư nước ngoài khác; giai đoạn sau dự tính là tháng 11/2008 sẽ tăng thêm 2,975 tỷ đồng lấy từ nguồn vốn thặng dư. Đến
31/12/08, Eximbank đã khá thành công với VCSH đạt 12,844 tỷ.
Ngoài ra, IPO Vietinbank sau nhiều lần trì hoãn cũng đã thực hiện khá thành công cuối năm 2008.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, việc đa số các NH có thể hoàn thành mục tiêu tăng vốn đã góp phần nâng cao tính an toàn cho hoạt động chung của hệ thống.
5. Việc cấp phép thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và một số ngân hàng TMCP mới trong nước đã gia tăng cạnh tranh ngành:
Thị trường đón nhận 2 thành viên mới chính thức đi vào hoạt động là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong. Tháng 12/08, Ngân hàng Nhà nước cấp thêm giấy phép mới cho ngân hàng Bảo Việt sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2009.
Đi cùng với những giấy phép trên, quyết định tạm ngừng cấp phép để sửa đổi quy chế thành lập và hoạt động của ngân hàng mới cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008; phía sau đó là dư âm của cuộc đua thành lập ngân hàng trong năm 2007 với sự đổ vỡ của một số đề án và những câu chuyện mua bán quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập.
Cũng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp giấy phép lập ngân hàng con 100% vốn ngoại đầu tiên cho HSBC, ANZ và Standard Chartered và sau đó là Shinhan Bank và Hongleong Bank, mở đầu một thời kỳ mới cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: được đối xử bình đẳng hơn và cạnh tranh hơn.
B. PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG
Để có thể đầu tư hiệu quả vào ngành ngân hàng, ta cần phải nắm bắt kĩ tình hình của các ngân hàng. Không chỉ ở những khía cạnh chung, ta phải đi đào sâu phân tích để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Tổng quan về các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Hiện nay, trên sàn HOSE có 4 đại diện ngành ngân hàng là STB, VCB, CTG và EIB, còn trên sàn HNX có 2 đại diện là ACB và SHB.
Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB):
Sàn giao dịch HNX.
Ngày giao dịch đầu tiên: 21/11/2006
Tổng tài sản: 169,512,664,000 nghìn đồng và vốn điều lệ: 7,814,394,76,0000 đồng
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Trần Xuân Giá
Là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất về tổng tài sản.
Tổng huy động vốn của ACB chiếm thị phần 4.39% trên tổng huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng, trên 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế. Mạng lưới giao dịch phủ khắp các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước với gần 200 đơn vị. tỉ lệ lãi biên (NIM) là 3.07 % . Hệ số beta là 1.06
Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (STB):
Sàn giao dịch HoSE
Ngày giao dịch đầu tiên: 12/07/2007
Tổng tài sản 98,242,559,000 nghìn đồng và vốn điều lệ: 6,650,580,090,000 đồng.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Đặng Văn Thành.
Thị phần huy động vốn của ngân hàng khoảng 3% trên tổng huy động vốn của cả ngân hàng. Có hơn 274 chi nhánh và phòng giao dịch. Tỉ lệ lãi biên là 2.06%. Chỉ số beta 1.07
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà nội (SHB):
Sàn giao dịch HNX
Ngày giao dịch đầu tiên: 20/04/2009
Tổng tài sản 21,050 tỉ đồng và vốn điều lệ là 2,000,000,000,000 đồng
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Đỗ Quang Hiển.
SHB hiện có trên 90 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Chỉ số beta là 1.17
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (EIB):
Sàn giao dịch HoSE
Ngày giao dịch đầu tiên: 27/10/2009
Vốn điều lệ:8,800,080,000,000 đồng và tổng tài sản là 54,826,508 triệu đồng.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Thành Long.
EIB là ngân hàng có vốn chủ sở hữu đứng thứ 1 trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam. Thị phần huy động vốn của ngân hàng là 2.34 % tổn huy động vốn của cả ngân hàng.
Ngân Hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam(VCB):
Sàn giao dịch HoSE
Ngày giao dịch đầu tiên: 30/06/2009
Vốn điều lệ 12,100 tỉ đồng. Tổng tài sản:225,092,616,000 nghìn đồng.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Hòa Bình.
Ngân hàng ngoại thương là ngân hàng quốc doanh đầu tiên cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngân hàng có 146 chi nhánh, 2 chi nhánh nước ngoài.VCB là ngân hàng đứng đầu về thanh toán quốc tế và kinh doanh tiền tệ với hơn 30 % thị phần.
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (CTG):
Sàn giao dịch HoSE
Ngày giao dịch đầu tiên:16/07/2009
Vốn Điều lệ 11,252,972,800,000 đồng. Tổn tài sản là 218,561,995,00 nghìn đồng.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Phạm Huy Hùng.
Đây là ngân hàng quốc doanh thứ 2 tiến hành cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán.Thị phần của ngân hàng sụt giảm h chỉ còn lại khoảng 8%. Ngân hàng có 150 sở giao dịch 800 chi nhánh và phòng giao dịch. Tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 20%. Chỉ só beta là 0.47
***Sau đây là bảng các chỉ số của các ngân hàng tính đến ngày 20/11 (Theo VNDirect, Bloomberg)
Mã CK
EPS
P/E
P/B
ROA
(%)
ROE
(%)
KLgdTB 10 phiên
SLCPđang LH
Hệ số thanh khoản
ACB
3.33
11.97
4.14
1.85
38.18
1,317,710
767,158,477
0.1717%
VCB
2.728
17.67
4.79
1.52
27.12
734,268
1,210,086,026
0.0606%
CTG
2.203
13.84
4.23
1.19
26.04
207,991
1,125,297,280
0.0185%
EIB
1.618
15.44
--
3.23
9.33
2,214,989
721,999,934
0.3068%
SHB
1.745
15.75
2.71
2.04
17.07
1,282,970
200,000,000
0.6414%
STB
2.172
12.52
2.33
1.78
22.93
2,834,922
665,058,009
0.4262%
Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đang rục rịch chuẩn bị nhắm lên sàn, tăng phần sôi động cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Lựa chọn ngân hàng:
Qua sự nghiên cứu, tôi thấy ngân hàng TMCP Thương Tín là 1 ngân hàng nhiều tiềm năng để phân tích và đầu tư
STB- Ngân hàng TMCP Thương Tín:
Một số bảng dữ liệu:
Cân đối kế toán (tr. VND) 2007 2008 2009F
8.458.614
3.224.539
7.047.583
9.346.607
35.008.871 (251.752)
1.254.261
1.696.288
2.653.558
68.438.569
52.161
4.488.354
46,128,820
7,659,063
1.014.462
1.337.085
5.115.831
796,706
984,340
7.758.624
68.438.569
3.335.063
3.878.785
4.656.456
13.320.781
35.378.147 (177.573)
1.495.608
1.019.813
1.665.795
64.572.875
750.177
4.508.977
44,231,944
5,197,380
1.003.293
1.531.445
4.448.814
452,645
1,234,529
7.349.659
64.572.875
Tiền mặt
Tiền gửi tại NHNN
Tiền gửi và cho vay TCTD khác
Đầu tư vào giấy tờ có giá Cho vay khách hàng DPRR tín dụng
Góp vốn đầu tư dài hạn
TSCĐ
TS có khác
Tổng tài sản
Nợ CP và NHNN
Tiền gửi và vay TCTD khác
Tiền gửi khách hàng Phát hành giấy tờ có giá Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư Tài sản nợ khác
VĐL
Quỹ dự trữ
Lợi nhuận chưa phân phối
VCSH
Tổng nguồn vốn
6.046.134
3.224.539
9.582.772
18.342.489
44.461.266 (358.409)
1.718.528
2.714.288
3.351.596
89.083.203
45.666
1.449.435
57,066,644
17,862,778
1.014.886
1.290.112
6.700.580
795,111
1,364,265
10.353.682
89.083.203
Thu nhập lãi thuần
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Lãi thuần từ KD ngoại hối &vàng Lãi thuần từ KD chứng khoán Thu nhập từ góp vốn, mua CP Lãi thuần từ hoạt động khác
Thu nhập ngoài lãi
Tổng thu nhập từ HĐKD
Chi phí hoạt động
Thu nhập trước DPRR
Chi dự phòng rủi ro
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Kết quả kinh doanh (tr.VND) 2007 2008 2009F
1.901.751
571,593
533,586
54,665
164,540 (17,960)
1.306.424
3.208.175
(1.413.895)
1.794.280
(130.642)
1.663.638
1.281.682
1.146.668
562,349
510,041 (1,397)
120,089
116,209
1.307.291
2.453.959
(1.269.935)
1.184.024
(74.097)
1.109.927
954.753
1.151.872
193,398
100,815
599,873
392,089
3,536
1.289.711
2.441.583
(741.225)
1.700.358
(118.387)
1.581.971
1.397.897
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (%) 2007 2008 2009F
30,17
33,45
26,89
39,31
10 - 12
< 2,5
58,86
73,81*
1,63
14,15
2,26
44,07
5,99
5,56
-1,26
8,82
12,16
0,60
64,62
74,57
1,44
12,64
2,14
51,75
160,62
156,05
145,94
146,64
11,07
0,24
71,21
133,14
3,13
27,36
2,86
30,36
Tăng trưởng Tổng tài sản Tỷ lệ tăng trưởng VCSH Tăng trưởng dư nợ ròng Tăng trưởng vốn HĐ dân cư CAR
Tỷ lệ nợ xấu
Dư nợ ròng/HĐ dân cư
DPRRTD/nợ xấu
ROAA ROAE
Chênh lệch lãi suất
Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập
S
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
Khả năng sinh lời
Cơ cấu thu nhập thay đổi đáng kể với thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất
Sự tăng trưởng mạnh của dư nợ tín dụng và đầu tư vào giấy tờ có giá là 2 hoạt động chính khiến tỷ trọng thu từ lãi của Sacombank tăng mạnh lên 60,5% trong tổng thu nhập. Còn lại là thu nhâp từ phí, kinh doanh ngoại tệ & vàng, kinh doanh chứng khoán v.v. Khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán hơn 208 tỷ VND trong 2Q09 đã giúp cho Sacombank bù lỗ từ hoạt động mua – bán chứng khoán trong 1Q09. Lũy kế 2 quý đầu năm, ngân hàng có lãi từ đầu tư chứng khoán là hơn 54,7 tỷ VND
Khả năng sinh lời được cải thiện nhưng chưa đạt bằng mức trung bình các năm trước
Tới 30/06, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt hơn 779 tỷ VND, tương đương 81,6% LNST 2008. ROA & ROAE của 4 quý gần nhất đạt 1,61% & 15,52% - cải thiện rõ rệt so với mức
1,44%