Trong xu hướng tự do hoá thương mại ngày nay, chiến lược phát triển của toàn ngành Thuỷ Sản Việt Nam không chỉ tập trung vào xuất khẩu đi các thị trường quen thuộc, mà còn tranh thủ các khai thác các thị trường mới, tạo thêm nhiều bạn hàng lớn đặc biệt ở các nước phát triển. Một trong những thị trường cóảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó là thị trường Mỹ. Mỹ là một thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ với sức mua lớn, đa dạng vềthu nhập, chủng loại và nhu cầu hàng hoá, trong đó thuỷ sản là một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Được xác định là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam, trong những năm qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ không ngừng tăng nhanh tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó hiệp định phát triển thương mại Việt Nam-Hoa Kỳđãđược ký kết lại càng gắn chặt mối quan hệ thương mại giữa hai nước tạo cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ một cách mạnh mẽ hơn.Tuy nhiên cũng chính hiệp định thương mại song thương Việt Nam – Hoa Kỳđãđặt ra thách thức không nhỏđối với các nhà doanh nghiệp Việt Nam.Mặt khác mặc dù Mỹđang dẫn đầu thị trường xuất khẩu trong ngành thuỷ sản Việt Nam, nhưng thị phần thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ còn khá khiêm tốn. Do đó vấn đềđặt ra không chỉ cho Nhà Nước ta, mà còn cho cả các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để tận dụng được cơ hội, đối đầu trước thách thức và có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản cho tương xứng với khả năng của Việt Nam và quy mô của thị trường Mỹ. Chính vì vậy em đã tiến hành đề tài với mục tiêu phân tích thực trạng của tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, từđóđềxuất những kiến nghị thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3443 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích thực trạng của tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞĐẦU
Trong xu hướng tự do hoá thương mại ngày nay, chiến lược phát triển của toàn ngành Thuỷ Sản Việt Nam không chỉ tập trung vào xuất khẩu đi các thị trường quen thuộc, mà còn tranh thủ các khai thác các thị trường mới, tạo thêm nhiều bạn hàng lớn đặc biệt ở các nước phát triển. Một trong những thị trường cóảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó là thị trường Mỹ. Mỹ là một thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ với sức mua lớn, đa dạng vềthu nhập, chủng loại và nhu cầu hàng hoá, trong đó thuỷ sản là một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Được xác định là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam, trong những năm qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ không ngừng tăng nhanh tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó hiệp định phát triển thương mại Việt Nam-Hoa Kỳđãđược ký kết lại càng gắn chặt mối quan hệ thương mại giữa hai nước tạo cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ một cách mạnh mẽ hơn.Tuy nhiên cũng chính hiệp định thương mại song thương Việt Nam – Hoa Kỳđãđặt ra thách thức không nhỏđối với các nhà doanh nghiệp Việt Nam.Mặt khác mặc dù Mỹđang dẫn đầu thị trường xuất khẩu trong ngành thuỷ sản Việt Nam, nhưng thị phần thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ còn khá khiêm tốn. Do đó vấn đềđặt ra không chỉ cho Nhà Nước ta, mà còn cho cả các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để tận dụng được cơ hội, đối đầu trước thách thức và có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản cho tương xứng với khả năng của Việt Nam và quy mô của thị trường Mỹ. Chính vì vậy em đã tiến hành đề tài với mục tiêu phân tích thực trạng của tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, từđóđềxuất những kiến nghị thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
CHƯƠNG I:
THỰCTRẠNGXUẤTKHẨUTHUỶSẢN VIỆT NAM
1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua:
Mỹ là thị trường luôn luôn sôi động vàđặc biệt hấp dẫn thu hút tới 130 nước xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Thực tế cho thấy thuỷ sản cũng đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Từ ngay sau khi lệnh cấm vận của Mỹđối với Việt Nam được bãi bỏ thì xuất khẩu hàng hoá nói chung và thuỷ sản nói riêng vào Mỹđược tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1986 hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ mới chỉ là 8 triệu USD, năm 1987 tăng lên so với năm trước và gấp 4,5 lần, năm 1999 xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ tăng gấp 18 lần so với năm 1986. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ là 320 triệu USD, gấp 40 lần so với năm 1986 và gấp 4 lần so với năm 1998, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ là 70. 931 ngàn tấn thuỷ sản các loại trị giá 489 triệu USD, tăng lên so với năm 2000 là 1,8 tỷ USD và số lượng 538. 833 tấn thuỷ sản đã xuất khẩu trong năm thì xuất khẩu vào thị trường là rất đáng kể.Với những thành tựu đãđạt được năm 2001 thì thị trường Mỹđược đánh giá là thị trường dẫn đầu của ngành thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù Mỹ là thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn cao nhưng không khắt khe như thị trường EU. Giá bán thuỷ sản sang Mỹlại cao hơn so với thị trường khác do đó hàng thuỷ sản vào Mỹ ngày càng mở rộng.
Thuỷ sản là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, ngay trong năm 2000 với khối lượng sản phẩm và doanh số xuất khẩu là 1,475 triệu USD đã trở thành ngành kinh tếđứng thử 3 về xuất khẩu sau dầu thô và dệt.
Mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải kểđến cá bá sa,cá tra, và phile đạt giá trị xuất khẩu năm 2000 là 60 triệu USD, đứng đầu trong các nước cung cấp các loại sản phẩm cá này cho thị trường Mỹ. Năm 2001 xuất hiện chiến dịch chống lại việc nhập khẩu cá tra và cá bá sa của Việt Nam vào thị trường với những lập luận công khai bôi nhọ sản phẩm cá Việt Nam, thậm chí còn nói rằng cá da trơn Việt Nam nuôi ở sông Mêkông có thể chứa cả dư lượng chất độc mầu da cam mà quân đội Mỹđã rãi xuống trong thời gian chiến tranh. Hơn thế nữa họ còn phát động chiến dịch “Người Mỹăn cá Mỹ” và sáng tác ra nhãn hiệu “cá catfish nuôi của Mỹ”. Theo phân tích của cơ quan nghiên cứu kinh tế (ERS)thì việc tăng nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam không phải là nguyên nhân làm giảm giá bán và lượng tiêu dùng sản phẩm cá nheo nội địa của Mỹ,mà giá giảm chỉ là một hiện tượng kinh tế. Còn nếu xết về góc độan toàn của cá Basa và cá tra Việt Nam thì môi trường nước nuôi là sông Mêkông không bịô nhiểm như nước sông Miissipi của Mỹ. Về nhãn mác các DN xuất khẩu thuỷ sản đa sốđều nghiêm túc thực hiện các qui định của FDA và của chính phủ Việt Nam về việc sử dụng các tên thương mại cho cá Basa và cá tra cũng như tất cả các sản phẩm khác. Bất chấp những khó khăn trở ngại, các DN Việt Nam đã cố gắng không ngừng. Trong tháng 1/2002 sau khi xảy ra cuộc tranh chấp thương mại Việt-Mỹ về cá da trơn(catfish) lô hàng 100 tấn cá Basa đầu tiên mang tên Việt Nam đãđược xuất sang Mỹ. Từđầu 2/2002 giá xuất khẩu cá Basa và cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ liên tục tăng, giá xuất khẩu trung bình đạt 3. 120USD/tấn FOB cảng Việt Nam, L/C tăng 300USD/tấn so với đầu tháng1/2002.
Cùng với cá tra,cá Basa, tôm cũng được coi là sản phẩm chủ lực của Việt Nam XK sang Mỹ. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thì tôm chiếm gần 2/3 trị giá hàng xuất khẩu năm 1994 mặt hàng tôm sang Mỹ với tổng giá trị là 5,121 triệu USD chiếm một tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ là 88,26%. Năm 1995 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 1994, năm 1996 tăng gấp đôi so với 1995 và những năm tiếp sau nữa sản phẩm tăng lên liên tục. Đến năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang Mỹ là 200 triệu USD tăng lên gấp 2 lần so với năm 1999. Đến nay Việt Nam đãđứng hàng thứ 8 trong tổng số 50 nước cung cấp tôm cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên vào ngày 1/1/2004, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đãđệđơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC)của nước này để kiện 6 nước gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và Brazil trong đó có bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, làm tổn hại đến hoạt động của ngành sản xuất của nước này. Mặt hàng khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh và đóng hộp.Mức thuế yêu cầu áp đặt từ 30% đến 267% riêng cho từng nước.Mức thuế cho Việt Nam dao động từ 30% đến 99%. Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2003, giá tôm giảm bình quân 3,4%, riêng tại Mỹ giảm 9,5%. Năm 2002 giá tôm của ở Hoa Kỳđã giảm 50% và hiện đang giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tôm được đánh bắt từ biển Hoa Kỳ chỉ chiếm 20% thị phần vàđang có nguy cơ giảm mạnh trong thời gian tới. Sản lượng khai thác tôm của các chủ tàu ở Mỹđang bị sụt giảm do thời tiết, nguồn tài nguyên cạn kiệt…Trong khi ngành sản xuất tôm trong nước Mỹđang gặp nhiều khó khăn, khối lượng tôm nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng mạnh. Thị trường tôm Hoa Kỳ phân chia theo tỉ lệ 88% nhập khẩu, 12% làđánh bắt trong nước. Trong đó tôm đông lạnh nhập khẩu vào thị trường Mỹ hầu hết là tôm nuôi có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với nguồn tôm đánh bắt tự nhiên của Mỹ, mà nguồn này ngày càng cạn kiệt,chi phí càng cao. Mặt khác trong thời gian qua, các nước châu á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin đều trúng mùa tôm, các nước này lại giảm chi phí từ khâu sản xuất đến chế biến XK. Vì vậy tôm NK vào thị trường Mỹ từ các nước Châu Á thường rẻ hơn tôm sản xuất tại Mỹ từ 10-20%. Hiện nay, giá tôm ở Mỹ xuống thấp ngang với giá của những năm 70, khiến nhiều nhà chế biến rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn các bạn hàng cũ, trong khi tôm NK giá rất rẻ. Cùng với những khó khăn kinh tế của bản thân nước Mỹđã góp phần làm cho bộ phận kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản của Mỹ không cạnh tranh được với hàng hoá từ các quốc gia đang phát triển. Một số nhà sản xuất tôm Mỹ kêu gọi, nếu chậm trễ trong việc tiến hành kiện chống bán phá giá, thì mùa thu hoạch tôm năm sau sẽ không có sự cải thiện nào và họ buộc phải phá sản. Có những lý do chính khiến cho các nhà sản xuất tôm Mỹ muốn tiến hành vụ kiện chống bán phá giá tôm,đó là:
Thứ nhất: DN của Mỹ muốn dùng đến chiêu bài khởi kiện chống bán phá giáđể bảo hộ mậu dịch, ngăn chặn hàng NK từ các nước và tranh thủ tài trợ từ phía Chính phủ Mỹ. Vụ kiện này đã diễn ra vào thời điểm có lợi nhất cho người đi kiện: trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2004 vào tháng 11.
Thứ hai: Chính quyền Bush có chương trình hỗ trợ giải quyết tranh chấp về bán phá giá nhằm lấy lòng cử tri và giới công nghiệp, nên vụ kiện có nhiều khả năng sẽđược sựủng hộ từ phía chính quyền Mỹ.
Thứ ba: Các luật sư Mỹ lợi dụng vấn đề bán phá giáđể trục lợi các nhà sản xuất tôm Mỹ và Châu Á.
Về phía Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan cũng đã hoạch định nhiều chương trình hợp tác với các nhà NK và phân phối tôm của Mỹđểđưa ra những chứng cứ thuyết phục là tôm của mình không bán phá gía, nhằm bảo vệ cho người tiêu dùng trên đất Mỹ. Tất cả khẳng định, đây chỉ là sự ngụy biện của người Mỹ, bất chấp nguyên tắc tự do thương mại để bảo vệ lợi ích của mình. SSA đang đi ngược lại xu thế mở rộng tự do thương mại toàn cầu mà Mỹ là quốc gia đề xướng và yêu cầu các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển tham gia thực hiện.
Song với sự chỉđạo sâu sát của Bộ thuỷ sản, với sự hoạt động năng động, linh hoạt của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VN mà công tác xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong thời gian qua cũng thuđược những thành tựu đáng kể. Con số xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã vượt lên trên 1 tỷ USD từ năm 2000, nâng cao thị trường Mỹ lên vị trí số một của nghành thuỷ sản.
Sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ gắn liền với sự tiến bộ trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt sau hiệp định thương mại Việt –Mỹđược kí kết vào ngày 13/7/2000.Sự kiện đóđã mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho DN Việt Nam. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Mỹ rất nhanh, bình quân giai đoạn 1994-1999 là 90,98% nâng Việt Nam lên vị trí thứ 17 trong số các nước xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Mỹ. Cạnh tranh trên thị trường đã tạo ra một sức ép cho các DN Việt Nam phải tìm tòi, đổi mới công nghệ nuôi đánh bắt, sơ chế biến thuỷ sản, xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phấm sao cho phù hợp với nhu cầu của người dân Mỹ, từđóđóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành thuỷ sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
2. Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản cuả Việt Nam:
* Khó khăn đầu tiên: Thị trường XK thuỷ sản của Việt Nam chưa phải là thị trường NK trọng điểm, lớn của Thế giới, chủ yếu là thị trường Nhật Bản và các nước láng giềng Châu Á.
* Khó khăn thứ hai: Chủng loại thuỷ sản XK của Việt Nam chủ yếu là tôm, mực đông lạnh sơ chế (chiếm hơn 80% khối lượng), tỷ lệ sản phẩm có giá trị tăng cao thấp, chất lượng sản phẩm chưa phù hợp vơí yêu cầu chất lượng thuỷ sản của các nước nhập khẩu lớn. Vấn đềđảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn HACCP rất quan trọng, vìđây làđiều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam.
* Khó khăn thứ ba: Xâm nhập vào một thị trường tiềm năng như Mỹ, khó khăn mà Việt Nam gặp phải, phải kểđến đó là tính cạnh tranh trên thị trường này rất cao, hàng thuỷ sản Việt Nam phải gặp những đối thủ cạnh tranh lớn như: Thái Lan, Ấn Độ. Giá cả sản phẩm thuỷ sản XK của Việt Nam nhìn chung là thấp, chỉ bằng khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Indonesia nhưng vẫn không cạnh tranh nổi với hàng của các nước XK khác. Mạng lưới kênh phân phối để thực hiện XK trực tiếp vào thị trường tiêu thụ chính chưa tốt, chủ yêú xuất qua trung gian môi giới và trung tâm tái xuất như Singapo, Hông Kông. Xuất khẩu chủ yếu theođiều kiện FOB, chưa đủ khả năng bán hàng theo điều kiện CIF và các điều kiện có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn, nên không tận dụng được các cơ hội thị trường đểđẩy mạnh XK. Hơn nữa các DN Việt Nam là những người đến sau so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này, trong khi các nước khác đã có một chỗđứng khá vững chắc thì Việt Nam mới đang tìm cách thâm nhập, do đó càng có nhiều khó khăn hơn.
* Khó khăn thứ 4: Các DN Việt Nam chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, khả năng về vốn công nghệ còn thấp chưa phù hợp với nguồn nguyên liệu sẳn có của Việt Nam, các máy móc thiết bị còn lạc hậu với công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu là công nghệđông lạnh, tỷ lệ lao động thủ công lớn, yêu cầu về vệ sinh chưa đảm bảo. Trong khi đó các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường sinh thái lại là những rào cản kĩ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Mặc dù Nhà nước đã ban hành những tiêu chuẩn kĩ thuật nhưng hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết chưa được áp dụng vào thực tế. Về phía các DN, một phần do cơ sở hạ tầng, một phần do thói quen chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với tạo chữ tín nên công tác quản lý chất lượng chưa được quan tâm một cách thường xuyên, chủđộng. Mặt khác, về hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu kém, các DN Việt Nam chỉ mới tiếp cận được với các nhà nhập khẩu mà chưa tiếp cận với các nhà bán lẻ hay siêu thị, hàng bán chưa đến tay người tiêu dùng, do đó chưa nhận được thông tin phản hồi một cách trực tiếp để từ dó có các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng
* Khó khăn thứ 5: Chưa cóđược một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài, mặc dù có tiến hành một số hoạt động xúc tiến như việc tham gia các hội chợ thương mại và việc cử các đoàn cán bộđi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa thể coi là hoạt động xúc tiến XK thực sự. Hầu như các DN xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ chưa có DN nào mởđược văn phòng đại diện tại nước Mỹ, do vậy các DN Việt Nam ít có cơ hội giao thương với các nhà phân phối của Mỹ, nhất làđể tìm hiểu luật chơi của thị trường này. Hệ thống luật chơi của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ với các DN xuất khẩu Việt Nam.Nếu không nghiên cứu hiểu rõ thì họ sẽ phải gánh chịu nhiều thua thiệt nặng nề trong kinh doanh.
* Khó khăn cuối cùng: đó là nguồn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng cho hoạt động chế biến XK còn thiếu, không đồng bộ, đồng đều và kịp thời.
Trên đây là một số nguyên nhân làm cản trở việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Để khắc phục được những khó khăn này đòi hỏi phải có sự cố găng, có các giải pháp thích hợp từ phía Nhà nước cũng như các Doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG II:
MỘTSỐBIỆNPHÁPĐẨYMẠNHXUẤTKHẨU
THUỶSẢN VIỆT NAM
1. Dự báo khả năng phát triển thị trường thuỷ sản của Việt Nam
Trong khoảng 5 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản luôn duy trì được tốc độ tăng hơn 200 triệu USD/năm. Song bước vào năm 2004, XK thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.Trước hết, dự đoán năm nay sản lượng tôm thế giới có thể đạt mức tương đương hoặc cao hơn năm 2003. Ðiều đáng chú ý nhất là lượng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ với số lượng lớn, giá rất rẻ, chắc chắn sẽ làm giá tôm của năm nay rớt xuống, gây bất lợi cho nhiều nước cung cấp tôm sang thị trường này, trong đó có Việt Nam - nước có khoảng 50% giá trị XK thủy sản từ mặt hàng tôm. Kinh tế thế giới (đặc biệt là tại các thị trường lớn và tiềm năng) suy thoái do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc và dịch SARS. . . tiếp tục là những tác động xấu đối với XK thủy sản của Việt Nam. Thị trường XK lớn nhất là Hoa Kỳ (năm 2002 chiếm 31,96%), cũng có hàng loạt cản trở, đặc biệt là vụ kiện cá tra, cá ba sa (Catfish) và vừa qua là kiện tôm. Việc XK vào Mỹ tới đây được Bộ Thủy sản đánh giá là sẽ rất khó khăn, tuy nhiên do đây là thị trường lớn, nên các DN Việt Nam cần phảI tìm ra các giảI pháp thiết thực để giữ vững và phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là việc đảm bảo chất lượng và an toàn ngành hàng thuỷ sản theođiều kiện HACCP. Dựđoán tỷ trọng XK thuỷ sản sang EU và Mỹ năm 2005 có thểđạt mức 30-35% và năm 2010 là 35-40% kim ngạch XK thuỷ sản của cả nước. Bên cạnh đó, cần phải chúý tới các thị trường truyền thống của Việt Nam ởĐông Âu,Trung Âu, Bắc Phi và các thị trường khác,trong đó có thị trường Đông á vàĐông Nam á.
2. Mốt số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam:
2. 1 Giải pháp từ phía Nhà nước:
* Nhà nước cần có các chính sách tạo nguồn nguyên liệu: trong khi nguồn tài nguyên ven bờở nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất, chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng bằng cách đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản. Cần phải tập trung đầu tư hơn nữa để tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại để có khả năng đánh bắt xa bờ. Đồng thời nên cần phải có sự quản lý và trợ giúp Tài chính, kỹ thuật. . của Nhà nước và cộng đồng quốc tế. Nhà nước cần phải giữ vai trò chủđạo trong việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực vào việc sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lợị thuỷ hải sản của nước ta nhằm góp phần thực hiện tốt chiến lược hướng về XK.
* Nhà nước cần có các chính sách tạo nguồn vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, sớm ban hành chính sách phù hợp vàđồng bộđể khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ hảI sản XK. Vốn vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi chỉ dành cho các doanh nghiệp thực hiện chế biến thuỷ sản phục vụ cho XK một cách hiệu quả hoặc cho dân vay để xây dựng các công trình kỹ thuật nuôi, đóng mới tàu thuyền và phương tiện sản xuất. Mặt khác, cần hướng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào khu vực đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao…
* Nhà nước cần có các chính sách thị trường,cần thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, xác định cung cầu dài hạn, đánh giáđúng tiềm năng NK, tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam đồng thời xây dựng chiến lược cạnh tranh, giá cả và chất lượng. Mặt khác, Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam(VASEP) cần chủđộng phối hợp tốt hơn với các hiệp hội các nước XK đểđấu tranh chống lại việc áp đặt các hàng rào phi thuế quan của các nước NK. Công tác xúc tiến thương mại, đăng kí thương hiệu sản phẩm trên thị trường thế giới cũng cần được chú trọng hơn nữa.
* Chính phủ cần phối hợp với Hoa Kỳ tiếp xúc tổ chức các cuộc toạđàm, phổ biến chính sách luật lệ thương mại của Mỹđể các DN Việt Nam có thể nắm bắt được. Đồng thời Bộ thuỷ sản nên thành lập văn phòng đại diện thương mại thuỷ sản Việt Nam ở Mỹđể giúp các DN xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có thể giảm được thời gian, chi phí.
* Nhà nước cần có các biện pháp kịp thời và nghiêm ngặt đối với các DN, các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu áp dụng HACCP một cách hình thức, đối phó với thị trường nhập khẩu, với các cơ quan kiểm tra.
* Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các công ty Mỹ vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh thuỷ sản, để từđó các DN Việt Nam sẽđỡ khó khăn hơn trong việc làm thủ tục, giấy tờ xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, đồng thời nhờ liên doanh với các công ty Mỹ này mà danh giới DN Việt Nam sẽ tiếp thu thêm những kinh nghiệm, có thêm được những dây chuyền chế biến tiên tiến, hiện đại, hiểu thêm được nhu cầu của người Mỹ từđó mà hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ dễ dàng hơn.
2. 2. Giải pháp từ phía các Doanh Nghiệp:
* Các DN Việt Nam cần phải cải tiến chất lượng an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản XK theo tiêu chuẩn HACCP để tăng được thị phần ở thị trường Mỹ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Cần đầu tư nâng cao thiết bị máy móc ở ngay khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến.
* Tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho các nhà máy chế biến. Công tác thu mua phải thực hiện đúng mục đích, đảm bảo vệ sinh an toàn ngay từđầu và khâu tiếp theo. Các chủđại lýthu mua nguyên vật liệu thuỷ sản và DN chế biến nên tham gia các lớp tập huấn do trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thực phẩm tổ chức. Sản phẩm thuỷ sản sản xuất xuất khẩu sang Mỹ phải đảm bảo có chất lượng cao, vệ si